Pages

Nhân Nào Qủa Nấy (What Goes Around Comes Around)

Mời xem câu chuyện Nhân Nào Quả Nấy qua youtube tuyệt vời.

Ở Với Ai?


Đây là cái chuyện, hai vợ chồng già, khi một người ra đi thì người còn lại nên ở với ai? Với con trai hay ở với con gái hay là ở một mình, hay là đi tìm một mình mới để cho có người bầu bạn? Những vấn nạn này, chẳng phải đợi đến khi một anh khoác áo chinh nhân lên đường cứu quốc, lúc đó mới đặt ra câu hỏi thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây, mà chúng đã được đặt ra từ khi các khỉ con đã có vợ có chồng, có gia đình riêng, ra ở riêng tất cả, trong nhà chỉ còn lại hai con khỉ già ngồi nhìn nhau hết ngày này qua ngày khác. Ngày xưa ở Việt Nam, chẳng làm gì có những chuyện này mà cần phải đặt thành vấn đề. Vì theo tập tục, cha mẹ già là ở với con trai lớn. Trẻ cậy cha già cậy con là lý trí đương nhiên. Chẳng có gì cần bàn cãi. Nhưng ngày nay, đây lại là cả một vấn đề lớn.

Tôi còn nhớ, những năm sau đây, nhóm bạn già chúng tôi đã có lập trường vững chắc, đã viết ra một bản nội qui cho hội, và tất cả đều nhất trí - kiểu Việt Cộng - 100% là khi các con cái ra riêng, thì hai vợ chồng già ở mí nhau là hạnh phúc nhất đời. Đó là một sự tự do tìm lại được sau những ngày tháng miên man lo làm bổn phận mà quên mất hạnh phúc riêng tư. Cứ cho như lúc này là một cuộc hôn nhân mới, một tự do son rỗi mới, một tuần trăng mật triền miên. Cần phải biết tận hưởng bằng cách cùng nhau tổ chức những tuần trăng mật thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ vân vân và vân vân cho tới khi nào sụm bà chè không đi được nữa thì sẽ tính. Khi nào một anh bỏ cuộc chơi, lên đường vinh quang thì anh kia sẽ tùy trường hợp, tùy hoàn cảnh mà lo liệu lấy thân. Nhưng tất cả đều đồng thanh, không nên ở với con, cho dù là con trai hay con gái, cho dù là con mình sinh ra toàn là những gương mẫu nhị thập tứ hiếu không à. Cũng không nên ở chung, mất tự do của mình mà lại ảnh hưởng tới hạnh phúc của con. Đấy là chưa kể, trường hợp mình vô phúc, chẳng may, vụng về, khê nát, đẻ ra toàn là hột vịt ung, hột gà thối, thì đừng bao giờ nghĩ chuyện ở chung cho nó thêm phiền não.

Trong đầu óc chúng tôi - những hội viên của hội lão này - cụ nào cũng có một vài ba cái kinh nghiệm của bà con, của bạn bè về những vụ ở chung với con cái. Chuyện nào cũng chẳng có happy ending gì hết, mà đều là bẽ bàng, dại dột. Bố hay mẹ góa, nghe lời ngon ngọt của con - trai hay gái - bán nhà, đem tiền về gửi con, rồi ở với con với cháu cho chúng nó có thì giờ trả hiếu. Nhưng chỉ chừng vài ba tháng trăng mật, khi chúng rút hết tiền trong két nhỏ cũng như công lớn, chúng bèn nhắc nhở, khách ở trong nhà giống y hệt như cá như tôm, chỉ đến ngày thứ ba là ươn, là thối sình lên rồi. Thế là ông bà già tức tưởi, khăn gói quả mướp ra đi với hai bàn tay trắng theo đúng nghĩa đen cũng như nghĩa trắng. Hỏi đến tiền chúng cứ tảng lờ như không hiểu bố mẹ nói gì. Cụ nào cũng tắc lưỡi nói, vẫn biết đây là chuyện hàng xóm, con mình chả đến nỗi thế, nhưng nó ở nhà mình thì mình là chủ những nó vẫn coi là nhà của nó, nhưng mình ở nhà nó là không được, vì nhà nó là nhà nó, không phải là nhà mình, nó là chủ mà mình là người ở nhờ.

Có cụ thành thật chia sẻ. Ở nhà nó thì khi mình còn sức khỏe, làm vú em, làm chị sen, chị bếp cho chúng được thì vui, nhưng mà trông cháu coi vậy mà không phải vậy, mệt cầm canh. Nhất là khi mỗi đứa một loại tuổi, đứa thì bú sữa, thay tã, đứa thì thoáng một cái là chạy mất tiêu mất hút, chẳng biết đâu mà tìm, đứa đi đá banh, đứa đi học võ. Ông hàng ngày đưa đi, đón về, lái xe còn nhiều hơn cả tài xế taxi. Cụ nào như cụ ấy, ai cũng nghĩ không nên và không thể ở được với con. Thế mà lâu lâu vẫn có cụ bị mắc lỡm, bị vào tròng. Đã bảo là miệng thì khôn, nhưng đôi khi hành động lại không khôn. Cho nên, lâu lâu vẫn có cụ bị con lừa, ngậm một mối căm hờn trong nhà dưỡng lão. Và đề tài câu chuyện của các cụ trong nhà dưỡng lão luôn luôn vẫn là những chuyện nhị thập tứ bất hiếu thời nay.

Nhưng mà, cụ cũng đừng coi những chuyện trên đây là thông lệ hay ngoại lệ, chỉ biết rằng lâu lâu lại có một chuyện như thế. Cụ nào không may thì gặp phải loại con Lý Tường, chứ không phải đứa con nào cũng là Lý Tường cả. Thôi thì cứ cho là, kiếp trước mình nợ nó, bây giờ nó trở vào làm con mình để nó đòi nợ. Chứ thực ra thì, con tôi đâu có thế, mà con cụ cũng đâu có vậy. Tuy nhiên, dù sao thì cũng chẳng nên lợi dụng lòng tử tế của nó. Cứ ở một mình là yên chuyện. Trừ khi nào không thể ở được một mình nữa thì hãy tính. Nếu trời bắt u mê chẳng còn biết ai vào với ai, thì ở đâu mà chả giống nhau, ở nhà nó hay ở nhà mình, mà cho dù có ở trong viện dưỡng lão, thối tha, bẩn thỉu thì cũng có biết gì nữa đâu mà chịu mí lị không chịu!

Tôi luôn luôn lấy làm mãn nguyện, luôn miệng cám ơn Trời, đã thương tôi cho tôi những đứa con - chả được như nhị thập tứ hiếu, nhưng cũng không đến nỗi thuộc loại nhị thập tứ bất hiếu – chúng là những đứa con có tình, biết điều, có giáo dục, nói tóm lại là có hiếu. Nhiều cụ nghe tôi khoe con, có vẻ lấy làm cay cú, hỏi mát tôi rằng, con cụ hiếu thảo thế, nhà cửa chúng lại đầy đủ tiện nghi, sao cụ không dọn về ở với một đứa, có phải vừa ấm cúng lại vừa đỡ tốn tiền thuê nhà không? Câu hỏi rất có lý, nhưng mà tôi cũng đã suy đi tính lại nát ra rồi cụ ạ. Tôi thấy cái lý luận con ở với bố mẹ thì bố mẹ vẫn là chủ, nó là con, còn bố mẹ ở chung với con thì nó là chủ mà mình là người ở nhờ. Đúng không thể chê vào đâu được. Ở với con không được vì con tôi đứa thì có gia đình cả 35 năm nay, thằng út cũng lấy vợ năm nay là 20 năm rồi. Đứa nào cũng có một nếp sống riêng tư của chúng, tôi cũng có những thói quen của tôi. Chẳng ai có thể bỏ nếp sống quen thuộc của mình mà hòa nhập vào một nếp sống khác. Cho nên, nếu tôi muốn thoải mái, cứ sống một mình là khỏe. Được cái Trời thương, tôi thường làm bạn với những người chết, đã quen rồi. Khi mẹ tôi mất, tôi thấy mẹ tôi vẫn còn sống và sinh hoạt trong nhà tôi cả đến 3, 4 năm sau mới không thấy cụ đi ra đi vào nữa. Ngày nay ông Xã Xệ, tôi để tro của ông ở nhà, cho nên tôi cảm thấy như ông vẫn còn đấy. Lạ một cái tôi không mơ thấy ông và cũng không nhìn thấy ông, nhưng tôi vẫn cảm thấy sự hiện diện của ông ở trong nhà, và nghe thấy tiếng ông gọi tôi.

Cũng nhờ tôi không sợ ma, cho nên tôi sống với hình ảnh của ông, cùng với hộp tro của ông cũng không thấy sợ, mà còn cảm thấy ấm cúng. Tôi không cảm thấy là tôi đang sống một mình, mà vẫn sống hai mình như thường.

Cho nên câu hỏi ở mí ai không áp dụng cho tôi!

Ba Ba Phai

Lượm trên net

Thursday, February 27, 2014

Tâm Bất Biến Giữa Dòng Đời Vạn Biến - BP

Không dễ gì bất biến khi dòng đời vạn biến. Nhưng cố gắng được chút nào hay chút nấy cho tâm thân an lạc. 
Cám ơn anh Bùi Phương

Ngôn Sử


Hắn đem gia đình sang du lịch Paris. Khi hắn vừa tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa thì miền Nam thay đổi chế độ, và mọi người trở thành thất nghiệp. Hắn may mắn thừa hưởng một miếng đất rất rộng ở ngay ngoại ô Saigon, hắn canh tác miếng đất đó, trồng rau quả, nuôi gà vịt, mở một quán cà phê nhỏ để sống qua ngày. Thì giờ rảnh rỗi hắn nghiên cứu về một môn học mà hắn gọi là môn "ngôn sử". 

Hắn nói ngôn sử tiếng Pháp là philologie, tôi chẳng hiểu gì cả. Hắn giải thích đó là môn học nghiên cứu lịch sử, cấu trúc và cách tạo thành của ngôn ngữ. Tôi vẫn mù tịt.
Năm 1980, hắn nhờ tôi tìm mối bán nhà và đất lấy mười lượng vàng vượt biên. Tôi tìm không ra, và hắn ở lại. Không ngờ như thế mà lại may. Gần đây nhà đất vùn vụt lên giá, hắn bán một phần khu đất và trở thành triệu phú đô la. Hắn bảo tôi :

- Bôn ba không qua thời vận. Mày xông xáo như thế mà cuối cùng lại chẳng ra gì so với tao. Cái nhà mày hơi bị nhỏ đấy. Tao là một sản phẩm của tệ đoan xã hội. Chúng nó ăn hối lộ và buôn lậu, nhiều tiền bẩn quá phải mua nhà đất để tẩy, nhờ thế mà tao giàu sụ. Tao bán hơn năm ngàn mét đất được vài ngàn cây, sau khi lịch sự mất vài trăm cây.

 Lịch sự ?

- À, đó là một tiếng mới - hắn cười to. Bây giờ người ta không nói là đút lót hay đưa hối lộ nữa, xưa rồi ! Bây giờ người ta nói là "lịch sự". Lịch sự trở thành một động từ. Làm cái gì cũng phải lịch sự mới xong; không biết lịch sự thì không sống được. Tao nhờ một thằng bạn lanh lẹ lịch sự giùm mới bán được miếng đất đấy. Thằng bạn nhờ đó được một trăm cây tiền lùi.
 Tiền lùi ?

- Đó cũng là một từ; mới nữa. "Lùi" có nghĩa là tiền mà kẻ được lịch sự bớt cho, còn gọi là tiền lại quả, cũng một tiếng thời thượng mới. Nó đi năm trăm cây nhưng lùi cho một trăm cây.

Hắn tặng vợ tôi một cái túi xách tay Louis Vuiton và nói đó là là một túi mố. Hắn giải thích "mố" cũng là tiếng mới xuất hiện, dùng thay cho "thời trang", hay "mốt" trước đây. Hắn cho tôi một sơ-mi lụa và nói đó là lụa thực chứ không phải lụa đểu. 

Tôi hỏi lụa đểu là gì thì hắn phá lên cười :

- Mày lỗi thời quá rồi.. Bây giờ trong nước người ta không nói là "giả" nữa mà nói là "đểu". Hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu.

Tôi, sực nhớ ra hắn là một nhà ngôn sử, bèn hỏi hắn:

- Thế mày nghĩ gì về những từ mới này ?

Hắn bỗng trở thành nghiêm trang, trầm mặc một lúc rồi nói :

- Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Mày thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là", être et avoir, to be and to have.

Người Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt là "ăn". 
Thắng bại thì gọi là ăn thua, thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào thua thì đói;
Sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn,
Vợ chồng ăn ở, ăn nằm với nhau,
Nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh, ăn khớp... Ngay cả lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia, Rủa nhau là đồ ăn mày, ăn nhặt, ăn cắp, ăn giật.
  
Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả. Chính quyền đểu, Nhà Nước đểu, nhà trường đểu... Cái gì cũng đểu cả nên đểu hiện diện một cách trấn áp qua ngôn ngữ.

Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp :

Nhân loi tiến trin qua các thi k đ đá, đ đng, đ st. Chúng ta còn có thi k đ đu. Nước mình đang thi k đ đu !

Vô Danh

Wednesday, February 26, 2014

Ai Đã Ăn Cắp Nỏ Thần Của An Dương Vương? Chuyện Phiếm


Trong gi Lch S, kim tra bài cũ, Thy giáo gi Tèo lên bng và hi:
- Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?

- Dạ thưa thầy, em không biết. Nhưng em thề là em không lấy.
Thầy bực quá nên đuổi Tèo về chỗ và hỏi cả lớp:
- Cả lớp, ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Không cánh tay nào giơ lên. Thầy gọi:
- Lớp trưởng nào. Ai đã ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Lớp trưởng rụt rè đứng dậy:
- Dạ thưa thầy, em xin cam đoan với thầy là lớp em không ai lấy đâu ạ.

Thầy giáo bèn yêu cầu Tèo mời phụ huynh đến gặp để bàn về việc học của Tèo. Nhưng, khi gặp phụ huynh, thầy chưa kịp lên tiếng thì phụ huynh đã nói:
- Thầy xem xét lại cho, chứ thằng Tèo nhà tôi ngoan ngoãn, hiền lành, chưa ăn trộm, ăn cắp cái gì của ai bao giờ cả. Mong thầy suy xét.

Buồn quá, thầy giáo đem chuyện này nói với hiệu trưởng. Nào ngờ thầy hiệu trưởng phán:
- Hư thật, mới học lớp 10, mà đã ăn trộm, ăn cắp rồi. Bé thì trộm cái nỏ thần, lớn lên, thế nào cũng tham ô, tham nhũng. Phải đuổi học ngay!!!

Phụ huynh của Tèo biết chuyện, bèn vác đơn kiện lên Sở. Mọi người trên Sở cười lăn, cười bò. Duy chỉ có Giám đốc là mặt tái đi:
- Hiệu trưởng như thế không được. Có mỗi cái nỏ thần mà cũng định đuổi học con nhà người ta. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực gì mà lại làm như thế! Bảo với ''anh'' Dương Vương làm báo cáo, nỏ thần hết bao nhiêu tiền thì trích ra mua, mà đền, có gì mà phải làm ầm ĩ lên!

Không biết kẻ nào mách lẻo, chuyện đến tai Bộ. Các chuyên viên trên Bộ cười ha hả. Nhưng bà Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính thì cau mày:
- Giám đốc như thế không được! Bạ cái gì cũng lấy ngân sách ra mà đền thì tiền đâu cho đủ! Phải bắt nhà học sinh đền. Nếu không, ''đồng chí'' Dương Vương phải tự đi mua cái mới. Có mỗi cái nỏ, mà cũng không giữ nổi, lại còn báo cáo cấp trên.

Sưu tầm

Tuesday, February 25, 2014

Những Con Đường Đạt Kỷ Lục Thế Giới

Đường lạnh nhất thế giới - Kolyma, Nga
Đường M56 ở Kolyma (Nga) chạy qua một trong những nơi lạnh giá nhất trên trái đất. Con đường dài 2.000 km xuất phát từ Nizhny Bestyakh ở phía tây xuống đến Magadan ở phía đông. Chặng giữa Khandyga và Magadan thường được mệnh danh là "Con đường xương cốt" bởi xương của những người tù từ nơi lao động khổ sai tử nạn trong lúc làm đường được chôn ngay bên lề đường. Thị trấn Oymyakon nằm trên con đường này có nhiệt độ trung hình vào tháng 1 là -46 độ C và có thể xuống mức thấp nhất là -67,7 độ C.
Đường sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên - A18 Catania–Syracuse, Ý 
 
Đoạn đường nối giữa hai thành phố Catania và Syracuse (Ý) là đường quốc lộ đầu tiên trên thế giới hoàn toàn sử dụng năng lượng mặt trời, từ tháng 1/2011. Con đường dài 30 km và có chi phí 81 triệu USD để xây dựng. Các tấm pin năng lượng mặt trời đặt trên chiều dài 2,8 km và có tổng chiều rộng 100 m. Lượng điện năng hấp thu đủ cung cấp cho mọi hệ thống của đường quốc lộ này gồm từ hệ thống ánh sáng và quạt thông gió trong đường hầm cũng như các bốt điện thoại khẩn cấp đặt dọc đường.

Đường cao nhất thế giới - Khardungla
 
Đường cao nhất thế giới là đường đèo Khardungla ở Kashmir nằm ở độ cao 5.602 m. Các loại xe có gắn động cơ mới chỉ hoạt động trên con đường ngày từ năm 1988.
 
Vòng xuyến lớn nhất - Persiaran Sultan Salahuddin Abdul Aziz Shah, Malaysia
 
Với đường kính khoảng 3,4 km, vòng xuyến này nằm ở Putrajaya, Malaysia với tên gọi siêu dài, tương xứng với tầm cỡ của bùng binh với 15 lối vào/ra, 3 trong số đó nằm phía trong đường vòng.

Đường nối dài nhất - quốc lộ 1, Úc
 
Quốc lộ 1 ở Úc là cả một hệ thống đường kết nối với tổng chiều dài 14.520 km, dài hơn tới 3.541 km so với đối thủ là quốc lộ Trans-Siberia. Hơn 1 triệu người chạy xe trên quốc lộ 1 mỗi ngày bởi hệ thống này chạy qua tất cả các bang.

Đường đóng băng dài nhất - từ Tibbitt đến Contwoyto Winter, Canada
 
Chặng từ Tibbitt tới Contwoyto Winter hoàn toàn được xây dựng từ băng đá và sử dụng lần đầu tiên năm 1982, phục vụ việc vận chuyển giữa các khu mỏ ở hai vùng lãnh thổ tự trị của Canada là Northwest Territories và Nunavut. Mở cửa từ tháng 1 đến tháng 3 mỗi năm, đường băng này được bảo dưỡng hàng năm. Chiều dài 568 km với 496 km chạy qua các mặt hồ đóng băng.
 
Đường một chiều dài nhất – cao tốc M2, Adelaide, Nam Úc
 
Đường cao tốc M2 chỉ cho phép xe chạy trên một chiều với tổng chiều dài 21 km. Chiều chạy về phía thành phố Adelaide vào buổi sáng, chuyển về hướng nam vào buổi chiều.
 
Đường hầm dài nhất - từ Aurland đến Lærdal, Na Uy
 
Con đường được khuyến cáo với những người mắc hội chứng sợ không gian kín với chiều dài 24,5 km. Đường hầm được đưa vào sử dụng từ tháng 11/2000 với tổng chi phí xây dựng 113,1 triệu USD.
 
Đường thấp nhất thế giới - Dead Sea, Do Thái
 
Nằm ở độ cao 393 m dưới mực nước biển, con đường chạy ven Biển Chết ở Do Thái xứng đáng danh hiệu này.
 
Con đường nguy hiểm nhất - North Yungas, Bolivia
 
Đường North Yungas chạy dài 69,2 km từ La Paz tới Coroico và có tới 300 trường hợp tử vong mỗi năm trong số những hành khách đi qua đây. Cơ bản mặt đường đất đá chỉ đủ một làn xe chạy, nhưng xe cộ chạy từ hai phía. Với độ cao tới hơn 3.000 m nhưng không hề có lan can bảo vệ, nơi đây thực sự là con đường tử thần đặc biệt vào mùa mưa.
 
Bùng binh phức tạp nhất – Swindon, Anh
 
Được mệnh danh là "Vòng xuyến thần kỳ", đường vòng ở Swindon có vẻ thân thuộc với người dân địa phương. Nhưng với khách phương xa, hệ thống gồm 5 vòng xuyến nhỏ bao quanh một đảo nằm giữa dường như khiến họ bế tắc trong việc tìm đường thoát. Lựa chọn duy nhất là cứ lao vào rồi hy vọng đến điều tốt nhất.
 
Con phố ngắn nhất - Ebenezer Place, Wick, Scotland
 
Chiều dài đúng 2,06 m và cơ bản vừa đúng phần mặt tiền của khách sạn Mackays. Con phố siêu ngắn có nguồn gốc từ năm 1883 khi người chủ khách sạn được hướng dẫn sơn một tên phố lên bề mặt nhỏ nhất của khách sạn. Tên gọi này chính thức được coi là tên phố từ năm 1887.
 
Con đường thẳng nhất – cao tốc Eyre, Úc
 
Cao tốc Eyre dài 1.699 km chủ yếu dành cho các phương tiện cỡ lớn và tài xế thường được cảnh báo phải dự trữ đủ nhiên liệu cho một chặng đường dài không có trạm xăng dầu. 
 
Đường quanh co nhất – Lombard, San Francisco, California, Mỹ
 
Không như nhiều người liên tưởng, con phố Lombard không dành cho các tay lái tay chơi thể hiện tài drift với những chiếc xe thể thao. Thực tế, phố Lombard giống một đoạn đường đèo trên dãy núi Alpes với 8 cua chữ chi với chiều dài chỉ 400 m cùng độ dốc 27 độ. Tốc độ giới hạn là 8 km/h.
 
Con đường cổ nhất - Via Appia, Ý
 
Những con đường cổ nhất được biết đến nằm tại Ai Cập và có vào khoảng năm 2.700 trước Công nguyên. Nhưng đường cổ nhất còn sử dụng đến ngày nay là Via Appia chạy giữa Rome và Brindisi và có từ năm 312 trước Công nguyên với đá lát và vô số ổ gà.
 
Đường dốc nhất - phố Baldwin ở Dunedin, New Zealand
 
Cứ mỗi 2,86 m theo chiều ngang thì mặt đường lại lên cao 1 m.
 
Con phố hẹp nhất – Spreuerhofstraße ở Reutlingen, Đức
 
Con phố được xây dựng vào năm 1727 với bề rộng chỉ từ 31 đến 50 cm.
 
Đường rộng nhất - Đại lộ 9 de Julio, Buenos Aires, Argentina
 
Chỉ riêng chiều rộng đường đã trên 100 m, đủ cho 9 làn đường mỗi chiều giao thông. Việc đi bộ sang đường chẳng khác gì màn khởi động trên đường chạy 100 m.
 
Đường cầu vượt dài nhất - Xa lộ Burapha Withi, Bangkok, Thái Lan
 
Còn có tên gọi khác là cao tốc Bang Na, đường cầu vượt chỉ chạy qua một con sông là Bang Pakong trên một phần rất nhỏ trên tổng chiều dài 54 km.

Cầu vượt biển dài nhất - cầu vịnh Giao Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
 
Chiều dài tới 41,5 km và kết nối Thanh Đảo và Hoàng Đảo. Chỉ 26,7 km trong số đó chạy trên mặt nước, vì thế cây cầu không chiếm được danh hiệu "Cầu nối vượt biển dài nhất thế giới".

 Đường cầu nối chạy trên mặt nước dài nhất thế giới - đường qua hồ Pontchartrain, Louisiana, Mỹ
 
Kỳ quan này gồm hai cây cầu chạy song song và vượt qua mặt nước hồ Pontchartrain với chiều dài 38,4 km.
 
Cầu treo dài nhất - Akashi Kaikyo, Nhật
 
Cầu Akashi Kaikyo nối liền thành phố Kobe trên hòn đảo chính Honshu tới Iwaya ở đảo Awaji. Cầu dài 1.991 m và giữ kỷ lục thế giới từ khi hoàn thiện năm 1998.
 
Đường hầm nối cầu treo dài nhất – Ải Trại, Hồ Nam, Trung Quốc
 
Cây cầu có một nhịp dài 1.146 m ở độ cao 350 m vượt qua thung lũng. Từ trên cầu nhìn xuống dưới sẽ là một thử thách không nhỏ cho những người mắc chứng sợ độ cao.
 
Đường thu phí đắt nhất - Nürburgring Nordschleife, Đức
 
Về cơ bản, đây cũng là con đường không hạn chế tốc độ và chỉ mở cửa đón công chúng khi các hãng xe không thử nghiệm các nguyên mẫu bí mật tại đây cũng như không có các cuộc đua môtô quốc tế. Đường đua dài 20,6 km có chi phí khoảng 36 USD mỗi vòng chạy.

Đường được hít khói xe thơm nhất thế giới......
.....đố các bạn biết đường này ở đâu ??