Tuesday, October 6, 2015

11 Điều Bạn Phải Làm Để Không Phá Hỏng Đứa Con Của Mình



Tôi biết bạn cảm thấy thế nào. Tôi biết bạn đang có vô số những nghi ngờ trong đầu, nhưng hãy đặt ra những câu hỏi liệu những gì bạn đang làm cho con của mình sẽ gây tổn hại cho chúng theo một cách nào đó mà bạn không nhận ra.


Có rất nhiều thông tin về việc giáo dục con cái trên thị trường nhưng thành thật mà nói, chúng đều không thể áp dụng với bạn. Chắc chắn phải có đâu đó những thông tin hữu ích mà bạn có thể áp dụng để giải thích cho những rắc rối đang diễn ra trong mối quan hệ giữa bạn và những đứa con của mình.
Có một số hiểu lầm cơ bản mà các bậc cha mẹ thường có và một khi bạn hiểu những thông tin bạn sẽ hiểu con cái hơn. Và điều đó sẽ giúp mối quan hệ tốt hơn.

1. Hãy nhận ra con bạn là ai.
Bạn đã nghe nói câu nói này? ‘Bạn chỉ là một con ma đang mang một mớ thịt che đậy một bộ xương được làm từ cát bụi. Bạn còn sợ điều gì nữa? ​​’
Tôi không biết ai đã nói điều này. Đó là một bí ẩn lớn nhưng nó đã được lan truyền nhanh chóng trên Internet và nó đã lay động rất nhiều con người bởi vì câu nói này rất đúng.

Ở đâu đó, có một ý tưởng rằng tất cả chúng ta đều là những con vật, sinh ra từ thịt và xương và cơ bản chỉ là một chiếc túi đựng thịt đang lăn tới lui để thực hiện những công việc mà một túi thịt phải làm. Đó là một cách nhìn mới nhưng dẫn đến hoang mang về giá trị và tương quan loài người.

Lời giải thích này đơn giản không chính đáng. Vì nếu có, phương pháp chúng ta áp dụng đã có thể giúp ta hiểu và giải quyết những vấn đề với con của mình một cách đúng đắn, nhưng chúng đã không như vậy. Phương pháp chỉ áp dụng được khi những thông tin cơ bản phải đúng.

Ngay từ ban đầu, con bạn đã là một người vừa thức dậy trong một trạng thái vô thức, một thân hình nhỏ bé không biết bất cứ điều gì về cơ thể của chúng và cách vận hành những cơ quan trong cơ thể. Những ngày hay những tuần đầu tiên, chúng dành thời gian để tìm hiểu xem chúng đang ở đâu, điều gì đang diễn ra, cơ thể của chúng là gì và làm cách nào để sử dụng chúng.

Những tuần tiếp theo sẽ được dùng để phân biệt những cơ nào giúp chúng ngẩng đầu lên, di chuyển ngón tay và phải sử dụng cơ nào để lật người và làm hàng triệu những động tác khác trên cơ thể của chúng theo cách mà chúng muốn

Những đứa bé cũng không có cách giao tiếp nào ngoài việc khóc, vì vậy chúng không thể giao tiếp hiệu quả với bạn hay bất kỳ người nào được. Và đó là điều rất khó chịu đối với một đứa trẻ.
Khi lớn lên, những đứa trẻ phải học những định luật vật lý vũ trụ như là định luật hấp dẫn. Chúng không có một khái niệm gì về việc tại sao khi chúng buông sợi dây ra thì chiếc bong bóng lại bay đi. Những đứa trẻ vẫn cố gắng giải thích những hiện tượng đó bởi vì tuần trước, nó thả một trái táo và trái táo đã rớt xuống, tất cả những gì nó làm là nhặt trái táo.
Tại sao bong bóng thì bay nhưng trái táo lại không như vậy?

Tất cả những gì chúng làm trong vũ trụ vật lý là áp dụng những định luật đó nhưng chúng dường như trái ngược nhau mỗi khi chúng quan sát. Hơn nữa, một khi chúng quen với kích thước cơ thể của chúng, chúng lại lớn lên và phải làm quen với một kích thước cơ thể khác. Điều đó cứ tiếp diễn cho đến khi chúng trưởng thành.

Điều quan trọng nhất là, trong một độ tuổi nhất định, cơ thể của chúng bắt đầu tiết ra những hoóc-môn ảnh hưởng đến tình cảm, cảm xúc của chúng. Bỗng nhiên một đứa trẻ cảm thấy không thể kiểm soát được cảm xúc của mình và nghĩ rằng mình đang phát điên lên. Đó sẽ là khoảng thời gian bối rối nhất của chúng.

Những đứa trẻ không phải là những sinh vật nhỏ bé. Chúng có thể nhận thức nhiều hơn những gì khoa học đang dạy chúng. Những tính toán của chúng để có thể làm quen với cơ thể, cầm một con dao hay một cái nĩa và phát âm ngôn ngữ thật đáng kinh ngạc. Chúng đã làm xoay xở hết thảy những điều đó bằng một cách nào đó để có thể tiếp tục đứng lên và đi tiếp.

2. Hãy hiểu rằng con bạn đang bị bùng nổ bởi quá nhiều thông tin mỗi ngày.
Từ việc học hỏi những gì diễn ra xung quanh, cách giao tiếp một ngôn ngữ, đến việc hiểu cách mọi người giao tiếp, con bạn đang bị quá nhiều những thông tin hỗn tạp dồn dập vào chúng mỗi ngày đến nỗi nhiều khi chúng bị quá tải.

Khi tôi ở độ tuổi thiếu niên, tôi sống ở Bỉ và tôi đã đăng ký vào một ngôi tường tiếng Pháp, nơi mà họ không hề sử dụng tiếng Anh. Mỗi ngày, tôi cố gắng để bắt kịp các bạn và mỗi tối tôi đều đi ngủ với một tâm trí đang ngụp lặn trong một biển từ ngữ tiếng Pháp và những môn học trong trường mà tôi đang phải học bằng một ngôn ngữ khác.

Thêm vào đó, nền văn hóa cũng thay đổi. Tôi phải điều chỉnh chính mình mỗi khi tôi làm một điều gì đó trái với văn hóa nơi đó. Đó là một trong những điều khó nhất trong đời tôi. Tôi đã cảm thấy mình sụp đổ nhưng tôi chỉ giữ điều đó cho mình tôi biết.

Những đứa trẻ sẽ không làm như thế. Thỉnh thoảng chúng sẽ cảm thấy sự sụp đổ khi đang ở trong một tiệm hoa quả. Hãy hiểu những khó khăn đó đến từ đâu và hãy kiên nhẫn, thể hiện tình yêu thương với con của bạn là đủ.

3. Hãy tạo ra sự đồng thuận với con của bạn.
Một thỏa thuận với con của bạn bằng cách trò chuyện sẽ là một công cụ rất tốt giúp bạn xây dựng một mối quan hệ tốt và kéo dài cả cuộc đời với con mình.

Điều này đòi hỏi bạn phải lắng nghe con mình khi chúng đang nói với bạn những điều quan trọng với chúng. Cho dù bạn có cảm thấy chuyện đó có quan trọng hay không. Nếu bạn làm cho chúng cảm thấy những gì chúng nói rất ngu ngốc, không quan trọng hay không đáng quan tâm, đó sẽ là nơi bắt đầu sự bất đồng và làm cho con bạn bực tức.

Hãy để những đứa con trai nói với bạn về trò chơi điện tử hay những người bạn của chúng. Hãy để những đứa con gái nói với bạn về những câu chuyện chúng thích. Nếu bạn làm như vậy và thể hiện một sự thích thú với những gì chúng đang nói, bạn đang tạo ra một sợi dây tình cảm với con của mình.

4. Đừng nói với con bạn theo cách mà bạn sẽ không nói với một người lớn.
Những đứa trẻ là những người lớn đang được huấn luyện. Chúng có rất ít những thực tập trong cuộc sống, học những gì chúng cần phải làm. Cho dù những chuyên gia có nói với bạn những gì đi nữa, những đứa trẻ không sinh ra xấu hay ngu ngốc. Chúng đã rất cố gắng mỗi ngày để làm bạn tự hào.

Nếu bạn góp ý một cách tích cực về những gì chúng làm, bạn sẽ thấy chúng sẽ cố gắng làm điều đó nhiều hơn nữa. Những đứa trẻ và thậm chí ngay cả người lớn đều sẽ làm những gì mà họ cảm thấy được khen ngợi. Nếu bạn bỏ qua những hành vi xấu và khen ngợi những việc làm tốt, chúng sẽ có những việc làm tốt nhiều hơn.

Nếu người lớn được giao tiếp theo cách mà nhiều đứa trẻ vẫn đang nhận được, họ chắc chắn sẽ thực sự giận dữ! Những đứa trẻ không thích bị đối xử tệ hơn so với người lớn, và nếu bạn muốn xây dựng một mối quan hệ tốt với con của mình, đừng lăng mạ hay chê bai chúng.
Hãy nghe những gì bạn nói và để ý xem những những từ ngữ của có làm bạn buồn nếu người khác nói với bạn như vậy hay không. Nếu có, hãy chọn những từ khác.

5. Đừng làm những chuyện lặt vặt với con của bạn khi chúng đang mệt hoặc đói.
Nếu bạn làm như thế, bạn đang tự chuốc lấy sự đổ vỡ trong mối quan hệ.
Bạn có nhớ lần cuối khi bạn đang trong của hàng rau quả, trong trạng thái mệt và đói? Bạn có mệt mỏi không? Nếu bạn có cơ hội vơ lấy một cái gì có thể ăn được ngay trên kệ, bạn có làm không? Thành thật mà nói, tôi đã từng làm như vậy khá nhiều lần.

Điều đó làm cho tôi nhận ra rằng, hãy ăn no bụng trước khi bạn đi đâu đó! Đừng đi lòng vòng trong trạng thái mệt và đói. Bạn cần giữ tinh thần của mình để vực dậy tinh thần con của bạn. Hãy chăm sóc bạn thật tốt để có đủ năng lượng và kiên nhẫn để truyền cho con của bạn.

6. Hãy dạy con bạn tình thương bằng cách trở thành một người như thế.
Tình thương đôi khi đơn giản là sẵn sàng thông cảm cho một người nào đó khi họ đang phải trải qua những đau khổ. Nếu con bạn đang bực tức, hẳn là phải có một lý do. Có thể là mệt, đói, bị lạc hay có một chuyện bực mình nào đó trên đường. Đối với chúng, đó là những chuyện rất tồi tệ.

Chúng cần một người bênh vực và đồng ý rằng tất cả những chuyện đã xảy ra với chúng thật điên rồ. Chỉ bằng sự đồng ý này có thể giúp chúng cảm thấy tốt hơn. Đừng chỉ ra rằng chúng đang sai hay nói với chúng rằng con phải làm việc đó một cách khác, chỉ cần đồng ý rằng điều đó thật điên rồ. Tất cả việc bạn cần làm là như thế.
Những đứa trẻ được đối xử trong sự thương yêu và nhẫn nại có xu hướng có nhiều tình thương hơn những đứa trẻ bị la mắng, lôi kéo và chê bai.

7. Hãy dạy con bạn thương yêu loài vật và những sinh linh khác.
Hãy cho con của bạn biết những con vật cũng có suy nghĩ và cảm xúc và cần được thương yêu và chăm sóc. Con cần phải xem chúng như những con người và có bổn phận chăm sóc cho cuộc sống của chúng.

Hãy cho con bạn thấy rằng giúp đỡ người khác và nói những điều tốt đẹp về những người xung quanh bạn khi con bạn có mặt ở đó. Hãy nói với chúng biết rằng đa số mọi người đều tốt và đều nói những điều tốt đẹp về người khác giúp con bạn học được điều đó. Chúng sẽ được lớn lên trong suy nghĩ chúng cũng là một trong những người tốt.

Nếu bạn nói những điều xấu về người hàng xóm, bạn đang cho con bạn một tư tưởng rằng chúng thì khác và những người kia là những người thua kém. Tư tưởng đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời con bạn và sẽ là nguyên nhân gây nên những sự khó hiểu trong tư tưởng của chúng khi giao tiếp với người khác.

8. Đừng đổ trách nhiệm lên đứa con của bạn.
Tôi từng biết một người phụ nữ ăn uống không khoa học và cô ta luôn than phiền đứa con gái của mình về việc biếng ăn của cô bé. Hãy hiểu vấn đề của bạn là của bạn và đừng đổ trách nhiệm đó lên đứa con của mình.
Hãy cân bằng cuộc sống mỗi khi bạn gặp căng thẳng để có thể không bùng nổ trong cơn giận dữ khi ở bên cạnh con của mình. Hãy chăm sóc bạn thật tốt để bạn có thể chăm sóc con mình thật hạnh phúc mà không phải chịu một áp lực nào.

9. Đừng bao giờ nói hoặc hành động làm cho con bạn nghĩ chúng thật ngu ngốc.
Khi một đứa trẻ nghe rằng nó thật ngốc hết lần này đến lần khác, lặp đi lặp lại từ một người cha hay mẹ của mình, sớm hay muộn chúng cũng phải thừa nhận. Khi chuyện đó xảy ra, bạn đã phá hủy chính đứa con của mình. Không có gì có thể phá hủy một đứa trẻ bằng chính suy nghĩ của nó rằng nó là một đứa ngu dốt và không thể học.

10. Hãy hiểu rằng khi con bạn sở hữu một điều gì đó, chúng được quyền chỉ dẫn hoặc kiểm soát chúng.
Nếu bạn cho con bạn một vật gì đó hoặc nếu chúng lãnh thưởng được, hãy hiểu rằng chúng được quyền dùng nó khi chúng thích. Tôi biết có rất nhiều khái niệm về ‘sự chia sẻ’ trong xã hội này, nhưng hãy xem lại tình huống này Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn vừa mới mua một chiếc xe hơi mới cáu và sếp của bạn bắt bạn phải ‘chia sẻ’ nó với đồng nghiệp của bạn? Hay sẽ như thế nào nếu bạn mới mua một đôi giày mà bạn rất thích và bạn bắt gặp chị của bạn đang mang chúng? Khi bạn từ chối, những người khác sẽ bảo bạn ích kỷ vì không biết chia sẻ? Bạn có bực tức không?

Những tư ưởng này xuất phát từ đâu? Nếu bạn có một thứ gì đó, đó là của bạn. Bạn có thể cho ai mượn nếu bạn thích nhưng đó là quyền của bạn. Tại sao chúng ta ép những đứa trẻ phải chia sẻ những thứ của chúng? Vì sao chúng ta lại nghĩ chuyện đó sẽ không vấn đề gì đối với những đứa trẻ nhưng chính chúng ta cũng bực tức nếu bị người khác ép làm như vậy?

11. Hãy bảo vệ con của mình.
Đừng bao giờ dùng những lời lẽ của người khác để chỉ trích con của bạn. Nguơi ta hay nói những điều để tự bảo vệ mình; sẽ dễ dàng để cằn nhằn một đứa trẻ hơn là giải quyết mớ lộn xộn đó.

Một ví dụ là khi con trai lên 4 tuổi của tôi đang đợi người giữ trẻ đến đón bên ngoài lớp học vì cô ta đến trễ, thư ký trường đến nói với tất cả những đứa trẻ phải lên xe buýt và không hề kiểm tra xem con tôi có nên lên xe hay không. Con trai tôi lên xe như người ta bảo nó làm. Cho đến khi bọn trẻ lên hết, bác tài xế nhìn thấy con tôi và bảo nó xuống xe. Không ai ở đó để chở nó về và nó bị bỏ ở trạm xe buýt trong một thị trấn hoang vắng cách trường hàng dặm cho đến khi có một bà mẹ khác trông thấy và chở nó trở lại trường.

Trong hơn nửa tiếng đó tôi không biết được nó đang ở đâu. Tôi chắc chắn rằng nó đã đi. Khi tôi gặn hỏi văn phòng và người giữ trẻ về lỗi lầm khiến tôi suýt mất cả con của mình, họ đã xúc phạm khiển trách một đứa bé 4 tuổi. Họ bảo tôi nó nên biết rằng nó không nên lên chiếc xe buýt đó.

Tôi cũng được biết rằng nhà trường lại để lạc mất một đứa trẻ khác vào tuần trước, không ai tỏ ra bực tức, và cuối cùng đứa trẻ được tìm thấy. Cuối cùng tôi được bảo rằng con trai tôi cần phải học ‘kỹ năng từ chối’.

Trong tất cả những người nên chịu trách nhiệm với việc này, chỉ có một người giữ trẻ gọi điện để xin lỗi tôi về việc đó. Số còn lại đều khiển trách con trai tôi. Có thể thấy đây là một sự ghê tởm nhưng thái độ hoàn toàn từ bỏ trách nhiệm cứ như một bệnh lây nhiễm ở tất cả những trường học công mà tôi đã tiếp xúc.

Con bạn là thứ quý giá nhất mà bạn có thể có. Nó là một người lớn trong một thân hình nhỏ bé và không phù hợp bị buộc phải sống trong một thế giới hoàn toàn mới lạ với nó. Nó không ngu ngốc. Nó cũng có suy nghĩ và cảm xúc ngay từ khi có mặt trên cuộc đời. Nó có thể nhớ mọi thứ và bị ảnh hưởng bởi những hành động tiêu cực từ khi vừa mới ra đời.

Và nó đặt hoàn toàn niềm tin và yêu thương vào bạn. Hãy ghi nhớ những điều đó khi bạn bên cạnh con của mình. Hiểu biết và thừa nhận con bạn thực sự là ai, là bước luôn bị bỏ qua khi cha mẹ đang cố gắng hiểu được con cái của mình và nuôi dạy chúng khỏe mạnh và hạnh phúc, và cho cả bạn.

Sưu tầm

No comments:

Post a Comment