Pages

Monday, November 30, 2015

Lễ Thượng Kỳ và Lễ Hội Văn Hóa Của Người Việt Tại Úc - Bankstown - NSW

Mời quý thân hữu bốn phương xem Lễ Hội Văn Hóa  đánh dấu 40 năm định cư của người Việt ở Úc được tổ chức tại Paul Keating Park, Bankstown, tiểu bang New South Wales trong 2 ngày 28-29/11/2015 vừa qua.

Ảo Vọng - Thái Quang Đáng - Mai Đằng - Tâm Thư - PPS Phan Anh Siêu

Suốt một đời chạy theo ảo vọng
Đến bây giờ mới biết phù vân...!

Khủng Bố: Làm Gì? - Vũ Linh


...biên phòng Mỹ mới bắt được 8 anh Syria tính vượt biên vào Mỹ từ Laredo...

Vụ khủng bố ISIS tấn công Paris đã đặt thế giới, nhất là Tây Phương và Mỹ, trước nan đề vĩ đại, có tầm vóc lịch sử, mà chưa ai có câu trả lời rõ rệt: phải làm gì bây giờ?

Phải làm gì để ngăn chặn và tiêu diệt ISIS? Phải làm gì với cả triệu dân tỵ nạn Trung Đông?

Trước hết, ta nhìn lại vấn đề ISIS. Không bàn đến chuyện trách nhiệm, lỗi tại ai nữa vì quá nhàm mà cũng vô bổ vì chẳng kiếm được ba người đồng ý với nhau. Bênh vẫn bênh, chống vẫn chống. Chỉ bàn đến hiện tại và tương lai, bỏ qua chuyện quá khứ.

Hiện tại trước mắt, ai cũng thấy ISIS lớn mạnh gấp ngàn lần al Qaeda. Có căn cứ địa vững chắc, lớn hơn tiểu bang Ohio của Mỹ, trong đó có những mỏ dầu khổng lồ, mang lại cho ISIS cả triệu đô lợi tức mỗi ngày. Có ít nhất 30.000 tay súng, chẳng cần dựa vào ai hết. Đơn thân độc mã chống cả thế giới, từ Iraq, Syria, Iran, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, tới Mỹ, Nga,... mà vẫn có khả năng đánh thẳng vào thủ đô Pháp. Thật ra đánh bất cứ đâu, như cuộc tấn công vào khách sạn Radisson ở Mali bên Phi Châu đã chứng minh.

Câu chuyện nghe vô lý hết sức. Làm sao một nhóm cuồng tín, phần lớn ít học, có thể đương đầu với cả thế giới? Câu trả lời giản dị hơn bất cứ ai có thể tưởng tượng: tại vì thế giới nhìn chúng mà run lẩy bẩy, không ai dám đụng đến chúng. Vì biết chúng là địch thủ rất khó nhai, sẽ tốn kém rất nhiều về tiền bạc và nhân mạng để đánh chúng. Tốt hơn hết là tránh xa chúng, hay nếu có thể thì tìm cách vuốt ve, xoa dịu chúng. Đèn nhà ai nấy sáng, anh nào cũng ngó lơ chuyện Iraq, Syria, không dám mở mắt, sợ nhìn thấy chúng. Mấy ông bà cấp tiến thích xiá vào chuyện thiên hạ, đòi tự do, dân chủ, bàu bán, v.v…, nhưng gặp khủng bố thì như con nít thấy ngáo ộp.

Thật ra, cả thế giới cũng đang … đánh chúng chứ không phải là không. Nhưng đánh kiểu nhỏ giọt cầm chừng, lai rai, chân trong chân ngoài, vừa đánh vừa hứa rút … lãnh đạo bởi một ông tổng thống đã từng được giải Nobel Hòa Bình.

Ông đánh chúng bằng máy bay không người lái, một tuần, một tháng bắn tiả chết một “lãnh tụ”. Khoe ầm ĩ. Chúng tràn xuống chiếm cả nửa nước Iraq, gần tới thủ đô, ông mới bỏ bom ngăn chặn chúng lại. Trận chiến trong thế… huề cờ, không ai tiến không ai lùi nữa. Ông lớn tiếng khoe đã “kềm chế” –contained- được chúng rồi. Chỉ vậy là vui rồi.

Khi mấy nhóm võ trang đồng minh bị đe dọa tiêu diệt tại Syria, ông hùng hổ lấy quyết định cảnh cáo ISIS, hay Nga, hay Syria gì đó, bằng cách gửi một lực lượng khổng lồ, có tới… 50 anh “cố vấn” qua Syria. Đến độ ngay cả báo phe ta Washington Post cũng phải phàn nàn là “đánh nhỏ giọt quá yếu”.

Bị TT Putin chê là yếu xìu. Putin kể lại ISIS mỗi ngày bình thản khai thác mỏ dầu, thu hoặch mỗi tháng cả triệu đô tiền bán dầu lậu cho cả trăm công ty của cả chục nước. Đúng một ngày sau, Bộ Quốc Phòng vội vã ầm ĩ loan tin máy bay Mỹ đánh bom một đoàn hơn 100 xe chở dầu của ISIS. Tại sao phải đợi Putin chê bai mới có hành động? Ngay sau đó, Nga cho biết đã đánh bom tới... hơn 600 xe dầu!

Ngoại trưởng Kerry còn tuyên bố một câu lạnh người hơn nữa. Ông nói cuộc tấn công của khủng bố vào tòa báo Charlie Hebdo tại Paris tháng Giêng vừa qua “có cái lý của nó” –has its rationale-. Thế nghiã là gì? Ông chấp nhận –hay thông cảm- khủng bố đánh báo Charlie Hebdo vì báo này nhạo báng Đấng Tiên Tri?

Nhân chuyện này, nhắc lại chuyện cũ. Sau vụ Charlie Hebdo, hơn 40 nguyên thủ quốc gia tham gia cuộc đi bộ trên đại lộ Champs Elysées để tỏ tình đoàn kết chống khủng bố với Pháp. Khuôn mặt thiếu vắng nổi bật nhất: TT Obama. Có lẽ ông sợ sự hiện diện của ông sẽ làm mất lòng mấy anh khủng bố, khiến mấy anh ấy giận đánh Mỹ thì nguy to. Nhưng có lẽ không phải vậy. Mà lý do có thể là TT Obama chia sẻ suy tư của Kerry, khủng bố “có lý” khi đánh Charlie Hebdo?

TT Obama giải thích chuyện ISIS chiếm cả nửa Iraq mà không có một cố gắng nào từ Mỹ hay chính quyền Iraq để chiếm lại: chiếm những vùng đó lại sẽ đòi hỏi chúng ta phải quản lý những vùng đó, tức là chúng ta sẽ lãnh đủ mọi cái nhức răng mà chúng ta đã trải qua từ ngay sau khi đánh Iraq. Đây là lời giải thích hy hữu nhất lịch sử. Thử tưởng tượng tướng Eisenhower ngày xưa không chịu đánh Hitler vì sợ sẽ lãnh đủ cả một Âu Châu bầy nhầy. Hay Tướng McArthur không chịu đánh Bắc Hàn. Thế thì để tránh nhức răng, địch tiến tới đâu, ta nhường tới đó thôi. Xin lỗi quý độc giả ủng hộ TT Obama, kẻ viết này chưa bao giờ nghe được một lý luận hèn yếu như vậy từ một vị lãnh đạo cả.

Theo sách lược này, ISIS biết đâu sẽ thống trị toàn cầu? Như vậy chắc cũng tốt thôi. ISIS thống trị cả thế giới thì ít ra ta sẽ không còn thấy chiến tranh nữa. Hoà bình vĩnh cửu! Trong thiên đàng của Đấng Allah. Ông nào cũng ba bốn vợ, bà vợ nào cũng là nô lệ. Nghe quá hấp dẫn!

Muốn cưỡng lại, không chấp nhận cái thiên đàng đó thì phải làm gì? Làm sao ngăn cản sự bành trướng của ISIS?

Cho TQLC đổ bộ Syria? TT Obama hỏi “quý vị đòi tôi mang 50.000 lính vào Syria. Thế sau đó khủng bố đánh Yemen, tôi lại phải mang 50.000 lính vào Yemen sao? Rồi Libya? Phi Châu? Á Châu? Bao nhiêu mới đủ?”. Dĩ nhiên Mỹ không thể gửi quân đi khắp thế giới. Mà phải lựa chọn tùy theo nhu cầu an ninh và khả năng. Chúng tôi bầu ông làm tổng thống để ông có những lựa chọn và quyết định đó mà, phải không, thưa tổng thống?

Dù sao thì bây giờ, giải pháp mang lính qua đánh sẽ chẳng ai thèm nghe. Ít nhất cũng cần nửa triệu lính, đánh nhau ít nhất cả chục năm. Không có gì hấp dẫn. Cũng chẳng nước nào, kể cả Mỹ, có khả năng quân sự và hậu thuẫn chính trị để làm việc này.

Thế thì làm gì? Kẻ viết này đương nhiên không đủ tư cách để đưa ra kế hoạch mầu nhiệm nào hết. Đành xin mượn lời một chuyên gia thứ thiệt: bà K.T. McFarland, chuyên viên an ninh quốc gia của các chính quyền Nixon, Reagan và Ford. Bà nêu lên 10 điểm, kẻ viết này đăng lại, kèm theo ý kiến riêng liên quan tới điểm đó.

1. Thành lập một liên minh rộng lớn, bao gồm tất cả những nước bị khủng bố tác hại. Quá khó khi quyền lợi chống chọi nhau giữa Nga, Mỹ, Syria, Iran, Ả Rập Saudi, Sunnis, Shiites,.... Nếu may mắn có được liên minh này, tốt nhất nên nhường cho Nga vai trò lãnh đạo, vì chỉ có ông côn đồ Putin mới dám đánh thật.

2. Cắt nguồn tài trợ: đánh bom các mỏ dầu và kiểm soát các giao dịch ngân hàng, tức là kiểm soát tiền bán dầu hoả của ISIS. Đánh bom các mỏ dầu là biện pháp mà người lờ mờ như kẻ viết này cũng nhìn thấy từ cả năm trước, nhưng không hiểu sao chính quyền Obama không dám làm. TT Bush thiết lập một hệ thống kiểm soát ngân hàng thế giới hết sức chặt chẽ và hữu hiệu, ép buộc tất cả các ngân hàng trên thế giới phải hợp tác, cung cấp tin tức các giao dịch đáng nghi cho Mỹ. TT Obama chấm dứt kế sách này vì nhiều ngân hàng quốc tế than phiền. Hay là sợ làm phiền vài ông vua dầu hỏa?

3. Có thái độ cứng rắn hơn với những xứ Ả Rập vẫn còn nuôi dưỡng những thành phần Hồi giáo quá khích, dung túng cho mấy ông nhà giàu gửi tiền yểm trợ khủng bố. Quá khó với TT Obama khi ông chủ trương đi khắp thế giới Hồi giáo vuốt ve các ông vua dầu hỏa này. TT Obama gặp quốc vương Ả Rập cúi rạp nửa người xuống bắt tay ông.

4. Tung một chiến dịch nhằm chiếm cảm tình của dân Ả Rập và Hồi giáo, tố cáo tội ác dã man của các nhóm khủng bố. Chuyện này, Mỹ đã làm từ thời Bush đến thời Obama, nhưng vô hiệu. Sau vụ tấn công Paris, chỉ có vài nhóm Hồi giáo lẻ tẻ lên tiếng phản đối. Một số dân Hồi giáo bên Âu Châu xuống đường hoan hô ISIS! Tuyệt đại đa số dân Hồi giáo trên thế giới im lặng, dửng dưng.

5. Khuyến khích các vị lãnh đạo tôn giáo trong Hồi giáo lên tiếng kết án những tội ác của khủng bố. Chuyện này cũng đã làm từ lâu rồi, nhưng đa số những ông giáo sĩ vẫn im lặng vì biết dân Hồi giáo không thích nghe chỉ trích những người “tử vì đạo”. Trong khi đó, không thiếu gì mấy ông giáo sĩ khác suốt ngày ra rả khuyến khích chống văn minh, văn hóa và tôn giáo khác. Không ai dám đụng đến họ, nhân danh tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận.

6. Mở chiến tranh trên mạng, phá các trang mạng của các nhóm quá khích. Không dễ. Trước hết có vẻ như vi phạm quyền tự do ngôn luận, là điều phe cấp tiến sẽ nhao nhao phản đối ngay. Thứ nhì, phá trang mạng này, sẽ có trang mạng khác, không bao giờ chấm dứt được.

7. Võ trang các đồng minh. Cũng quá khó. Các “đồng minh” của Mỹ có phe Sunni, cũng có cả khối Shiite, đang trộn chấu đánh nhau lung tung. Võ trang cho ai? Võ trang mấy ông Ả Rập nhiều quá thì sẽ bị Do Thái lo ngại và phản đối. Chưa kể trong cả chục năm nay, Mỹ đã võ trang quá cỡ cho Iraq và Afghanistan rồi còn gì nữa. Vẫn chẳng ngăn được ISIS lớn mạnh và Taliban đang hồi sinh. Dù sao, điểm này cũng đánh xét cho kỹ. Có thể nên võ trang lực lượng Kurds vì đây là lực lượng duy nhất đang đánh nhau thực sự với ISIS. Nhưng muốn làm vậy sẽ phải thuyết phục hay “đấm mõm” Thổ để Thổ đồng ý, vì Thổ không muốn thấy lực lượng Kurds tại Iraq lớn mạnh, kéo theo phong trào đòi tự trị Kurd tại Thổ.

8. Dẹp bỏ mấy chuyện “phải đạo chính trị”, không dám nghi ngờ ai dựa trên hình dáng bề ngoài, mà Mỹ gọi là “profiling”. Chẳng hạn như tại các phi trường, bỏ chuyện xét bà già 80 tuổi chống gậy, mà lo xét anh thanh niên Ả Rập, râu ria xồm xoàm, vẻ mặt đằng đằng sát khí. Không thể nào đồng ý hơn, nhưng sẽ không bao giờ các chính trị gia dám thi hành. Phải đạo chính trị là cách lấy phiếu cử tri, không thể bỏ được.

9. Không nhận dân tỵ nạn nếu chưa kiểm tra được quá trình. Đây là điều chính quyền Obama đã hứa sẽ làm. Chỉ tiếc là đích thân ông James Comey, Giám Đốc FBI lại nhìn nhận không có cách nào kiểm tra kỹ mấy ông Syria được vì hồ sơ của mấy ông ấy không có trong cái xứ chiến tranh triền miên từ cả chục năm nay. Chưa kể mấy ông ISIS có len lỏi vào, chắc chắn sẽ xử dụng giấy tờ giả, chẳng có cách nào kiểm tra được.

10. Cần phải uyển chuyển trong chiến lược và chiến thuật, đáp ứng mau chóng với những thay đổi của khủng bố, và cần có sự lãnh đạo mạnh dạn của Mỹ. Điều này còn khó hơn nữa khi tổng thống Mỹ nhất quyết “lãnh đạo từ phiá sau” và chủ trương vùi đầu dưới cát, không đánh mạnh cũng không nhìn nhận có khủng bố Hồi giáo.

Nhìn qua những đề nghị này của một chuyên gia thứ thiệt, thú thật kẻ viết này chẳng thấy an tâm hơn, vì dường như chẳng có biện pháp nào hữu hiệu cả, hoặc là không thực tế, hoặc đã áp dụng rồi mà vô hiệu, hoặc không hợp với chủ trương của TT Obama.

Nếu quý độc giả hỏi tóm lại phải làm gì thì thú thật kẻ viết này không có câu trả lời. Nếu có chắc đã làm tổng thống rồi, không ngồi viết bài bàn ra cho Việt Báo nữa.

Vấn đề đúng ra là không thể để tình trạng hiện hữu xẩy ra. Chống khủng bố cũng như bảo trì đập nước. Lo bít cái lỗ lớn al Qaeda, đồng thời ngăn mấy cái lỗ nhỏ al Nusra, ISIS,... không cho lớn ra. TT Obama giết được Bin Laden, tự mãn quá mức, bận đi đấm ngực khắp nơi vì đang tranh cử tổng thống, khoe đã diệt được khủng bố, dấu nhẹm những tin xấu như Benghazi, chê ISIS là đội bóng rổ trung học. Mấy cái lỗ nhỏ mau chóng thành lỗ khổng lồ, kéo xập từng tảng đập nước, cuối cùng đập nước bị vỡ tan, nước tràn vào cả nửa nước Iraq và Syria. Bây giờ nhìn nhau, hỏi phải làm gì thì có lẽ quá muộn rồi?

Câu hỏi thứ hai: làm gì với khối dân tỵ nạn từ Trung Đông?

Khối bảo thủ đã chộp lấy cơ hội, đồng thanh chống lại việc nhận dân tỵ nạn Syria. Đã có 31 thống đốc đã lên tiếng đòi hỏi tạm ngưng –pause- nhận dân tỵ nạn Syria cho đến khi có biện pháp thanh lọc kỹ lưỡng. Có gì quá đáng trong yêu cầu này?

Một vài nhân vật Dân Chủ cũng đã hưởng ứng việc này. Như bà TNS Dianne Feinstein của Cali, và TNS Chuck Schummer của Nữu Ước, lãnh đạo khối Dân Chủ tại Thượng Viện trong nay mai, đều đã yêu cầu tạm hoãn kế hoạch nhận dân tỵ nạn Syria.

Hạ Viện đã thông qua luật ngưng nhận dân tỵ nạn Syria với số phiếu 289-137, với tất cả khối CH và 47 dân biểu DC chấp nhận, đủ vượt qua phủ quyết của TT Obama. Thượng Viện chưa biểu quyết. TT Obama hăm dọa vẫn sẽ phủ quyết. Thế nghiã là gì? TT Obama muốn cho dân Syria vào tự do không kiểm tra, thanh lọc gì hết sao? Vì sẽ có thêm vài chục ngàn phiếu? Hay vài chục tên khủng bố?

Tất cả các ứng viên tổng thống của CH cũng đều nhất loạt chống lại việc nhận dân tỵ nạn nếu không có biện pháp thanh lọc kỹ lưỡng.

Ở đây, ta thấy có một biến chuyển đáng ngại. Ông vua mỵ dân Trump đang lợi dụng biến cố ở Paris, tỏ thái độ hung hãn nhất, đòi thả bom ISIS cho đến vãi c... (bomb the sh… out of ISIS), trục xuất tất cả dân tỵ nạn Syria mà TT Obama đang và sẽ đón vào (ông không nói rõ bằng cách nào khi những người này đã được nhận vào một cách hợp pháp). Và những thăm dò mới nhất cho thấy hậu thuẫn của ông đã tăng vọt. Thành thật mà nói, kẻ viết này cũng đang suy nghĩ lại có nên tiếp tục chống ông Trump hay không.

Về phiá DC, bà Hillary tố xả láng, chê 10.000 của TT Obama là ít, đòi nhận 65.000 dân tỵ nạn Syria. Trong khi mắt liếc về khối cả triệu cử tri Mỹ gốc Ả rập hay Hồi giáo.

TT Obama đã tỏ vẻ hết sức tức giận và bực mình trong cuộc họp báo của ông tại Thổ Nhĩ Kỳ nhân dịp tham dự Hội Nghị thượng đỉnh G-20, ngay sau vụ ISIS tấn công Paris. Không phải ông nổi giận chống ISIS, mà nổi giận vì các ký giả phe ta quay qua chất vấn sách lược ển ển xìu xìu của ông, nổi giận vì thấy tổng thống Pháp dám ăn nói cứng cựa, tuyên chiến với ISIS khiến TT Obama bị coi như yếu bóng viá hơn ông Tây, và nổi giận vì phe CH đòi tạm ngưng nhận dân tỵ nạn Syria. Ông đả kích phe CH “hèn nhát, sợ mấy đứa trẻ mồ côi lên ba” vào Mỹ. Ở đây, phải nói ngay, TT Obama dùng lập luận này để đả kích đối lập CH, trong đó có rất nhiều người nghiêm chỉnh lo lắng cho nạn khủng bố đánh Mỹ, nghe không nghiêm chỉnh, không xứng đáng với nhận định của một tổng thống chút nào. Giống như phản ứng giận lẫy của tuổi học trò.

Ngay trên trang mạng Salon, là trang mạng cấp tiến cực đoan, một nhà báo đã viết bài chỉ trích TT Obama đã không hiểu rõ sự chống đối của khối bảo thủ, và khinh thường khối bảo thủ quá đáng. Theo Salon, lo ngại của khối bảo thủ là một lo ngại chính đáng của một số rất lớn dân Mỹ, thuộc đủ mọi khuynh hướng chính trị, một lo ngại có căn bản không thể coi thường, chứ không phải có tính phe đảng. Do đó, với tư cách tổng thống, TT Obama đáng ra phải lưu ý và đặt vấn đề đúng mức quan trọng của nó.

Trên cột báo này cách đây không lâu, đã có bài viết cổ võ cho việc Mỹ mở rộng lòng nhân đạo, đón nhận một số dân tỵ nạn Trung Đông, như đã từng đón nhận dân tỵ nạn Việt trước đây. Nhưng dĩ nhiên phải có biện pháp thanh lọc kỹ để tránh khủng bố cài người, chứ không phải như mở cửa chợ, ai muốn vào thì vào. Có thể rất khó kiểm tra lý lịch vì tình trạng chiến tranh triền miên tại Syria như Giám Đốc FBI đã nói, nhưng cũng có những phương thức giản dị hơn nếu ta chịu bỏ qua chuyện “phải đạo chính trị”. Thanh lọc dựa trên lý lịch không được thì thanh lọc dựa trên những tiêu chuẩn hiển nhiên khác: nguyên một gia đình, vợ chồng con cái, thì dễ dàng hơn, “đứa bé mồ côi ba tuổi” thì được, độc thân trẻ tuổi không kiểm chứng được quá khứ, xin miễn.

Trong khi hồ hởi tranh cãi về dân tỵ nạn Syria, thiên hạ quên mất mối nguy lớn nhất: biên giới Mỹ-Mễ. Chính quyền Honduras mới cho biết đã chặn bắt 5 anh Syria dùng thông hành giả từ Hy Lạp vào Honduras. Nhà chức trách Honduras đang điều tra xem mấy anh này có liên hệ gì đến khủng bố hay không. Không cần suy nghĩ lâu lắc cũng biết mấy anh này tuyệt nhiên không có ý định ở lại Honduras, mà sẽ kiếm đường chạy qua Mỹ thôi. Cảnh sát biên phòng Mỹ cũng mới bắt được 8 anh Syria tính vượt biên vào Mỹ từ Laredo. Ai biết được có bao nhiêu tên đã thành công, trốn vào được Mỹ?

Không ít dân Trung Đông, có thể có cả khủng bố, đang len lỏi vào Mỹ qua ngã này. TT Obama có nhìn về hướng này không? Chắc có nhìn, nhưng chỉ thấy cả triệu phiếu cho Dân Chủ mà không thấy ISIS len lỏi vào. (22-11-15)

Vũ Linh

Hầm Chứa Hạt Giống Chống Tận Thế Dưới Lớp Băng Bắc Cực

Một hầm ngầm hạt giống toàn cầu được xây dựng ở Bắc Cực để bảo vệ các loài thực vật trên thế giới tránh khỏi bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên, chiến tranh.


Theo CNN, hàng triệu hạt giống đang được lưu trữ trong một hầm ngầm, nằm sâu bên dưới lớp băng vĩnh cửu tại Svalbard, ở giữa Na Uy và Bắc Cực. Khu vực này nằm ngoài vùng ảnh hưởng của chiến tranh và nước biển dâng nên có thể bảo vệ hạt giống tránh khỏi những thảm họa môi trường. Ngoài ra, Svalbard có yếu tố địa chất ổn định, các chuyến bay diễn ra theo lịch trình thường xuyên, khiến nó tương đối dễ tiếp cận.
"Hầm ngầm được xây dựng vì sự sống còn của nhân loại. Nó giống như một nơi linh thiêng. Mỗi lần đến đây, tôi đều cảm thấy mình dường như đang đứng ở trong nhà thờ. Địa điểm này khiến chúng ta phải dừng lại và suy nghĩ", Michael Koch thuộc tổ chức Trust Crop, nói.


Trong khung cảnh ảm đạm, mờ tối của mùa thu Bắc Cực, cổng ra vào hầm ngầm giống như viên ngọc quý nhô ra khỏi tuyết và băng. Nó được xây dựng bằng bê tông góc cạnh. Ở cuối đường hầm là một cánh cửa kim loại có khối lượng lớn, sáng lấp lánh, đằng sau nó là chìa khóa để bảo vệ nhân loại trong một thế giới "hậu tận thế".


Hầm ngầm chứa 837.931 mẫu vật, ước tính khoảng 556 triệu hạt giống, được lưu trữ ở nhiệt độ không đổi -18°C nhằm bảo quản chúng khỏi hư hỏng. Lớp băng vĩnh cửu tạo thành một chiếc tủ lạnh tự nhiên. Ngay cả khi không có điện, nhiệt độ trong hầm sẽ dần ổn định ở mức -8°C, đủ thấp để duy trì chất lượng hạt giống suốt nhiều thập kỷ.
Người ta sẽ đóng gói cẩn thận các hạt giống vào một túi nhôm kín, dày ba lớp và khóa kín chúng vào thùng, trước khi vận chuyển đến hầm ngầm từ Nigeria, Ấn Độ, Mỹ, Peru và gần như mọi quốc gia khác trên Trái Đất.


Tại hầm ngầm, nhiều thùng trong tổng 2.291 thùng xếp chồng lên nhau làm từ nhựa màu xám hoặc đen. Chúng được gắn thẻ và đánh mã số để xác định ngân hàng gene nơi hạt giống gửi đến. Tuy nhiên, một vài thùng trên kệ kim loại nằm nổi bật ở giữa làm từ gỗ, với các nhãn màu, có nguồn gốc từ Triều Tiên.


Chức năng của hầm ngầm giống như khoản tiền an toàn gửi vào ngân hàng. Sau khi đặt vào bên trong, các thùng không thể bị mở ra cũng như loại bỏ bởi bất kỳ ai, ngoài cơ quan gửi hạt giống đến khi cần thiết.


Hồi đầu tháng này, hạt giống bên trong cái gọi là "Hầm ngầm tận thế" lần đầu tiên được mở cửa và rút bỏ một số hạt giống do hậu quả của cuộc chiến tranh Syria.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm quốc tế nghiên cứu nông nghiệp tại Vùng Khô hạn (Dry Areas) đã phải chạy trốn khỏi căn cứ tại Aleppo, Syria tới Lebanon. Họ yêu cầu lấy lại rất nhiều hạt giống đã gửi trước đó để gieo trồng, tiếp tục những nghiên cứu quan trọng mà họ tiến hành trong nhiều thập kỷ qua.


Chủng loại hạt giống gửi đến lưu trữ ở hầm ngầm rất đa dạng, chủ yếu là cây lương thực, chẳng hạn như: ngô, lúa mì, lúa mạch, xà lách, khoai tây.
Nếu một loài bị tuyệt chủng trong tự nhiên do hạn hán, chiến tranh, lũ lụt thì đặc điểm di truyền trong hạt giống sẽ trở nên rất quan trọng. Bởi vì chúng ta có thể khôi phục lại loài này, ví dụ điển hình là loài lúa bản địa ở Australia có khả năng chống chịu sâu bệnh.

Theo vnexpress

Cho Những Ngày Vui - Nguyễn Thị Thêm


Hương gọi cho tôi, nói giọng thật vui:
- Cô nè! báo tin đặc biệt
- Hả! Tin gì?
- Đặng Minh chuẩn bị xuống LA chạy marathon.
- Rồi có gì đặc biệt?
- Loan Huỳnh và Minh sẽ xuống nhà em. Cô xuống em đi. Loan Huỳnh nói em nhớ kéo cho được cô.

Tôi cười. Trong lòng thật vui, nhưng làm sao đi được mới là vấn đề lớn của tôi.
Tôi cũng nhận được Email của Loan, hẹn hò gặp mặt, vì hơn 3 năm rồi hai chị em xa cách. Loan là em gái của người bạn thân của tôi, gia đình em ở Alabama. Chồng em là một người rất thích chạy marathon. Trên nước Mỹ có lẽ Đặng Minh đã chạy hết khắp các tiểu bang.  Mỗi lần như vậy Loan đều theo ủng hộ chồng. Lần này một dịp em về thăm Little Saigon và thăm chúng tôi.
Mấy ngày liên tiếp, Hương đều gọi phone và cho biết có nhiều bất ngờ thú vị trong chuyến đi chơi này:
- Cô cứ nói Linh chở cô xuống, còn đi về tụi em sẽ lo.
Thế là chiều thứ sáu con gái chở vợ chồng tôi đi và hẹn chủ nhật sẽ chở về.
Đón chúng tôi trước cửa nhà, cháu Trí xách valy hai vợ chồng tôi lên phòng. Chi và Hương mời gia đình tôi ở lại dùng cơm, bữa cơm Bắc kỳ đặc biệt. Thịt ba chỉ thái mỏng, ăn với tôm chua, rau sống, cải chua và nước mắm thật ngon.
Tôi nhớ cái hương vị này lúc ở trọ nhà người bạn đi học Sư Phạm. Món ăn đơn giản nhưng sao ngon vô cùng. Nó có hương vị Bắc kỳ đặc biệt ở miếng thịt thái mỏng rất khéo, dĩa dưa chua và tô nước cải chua có vài lá hành ở trong. Nước mắm ngon nguyên chất cắt vài lát ớt thả vào. Tôi đã làm như vậy ở nhà, nhưng sao không bao giờ ngon như lúc đó. Dường như cái không khí gia đình, lối mời giáp vòng kiểu cách, chén cơm đơm một ít khéo léo và cung cách rất Bắc Kỳ của gia đình bạn tôi đã khiến bữa ăn đó nó in đậm vào ký ức..
Buổi tối hai cô trò ngồi kể cho nhau bao nhiêu chuyện. Chuyện gia đình, con cái, bạn bè và mọi sự buồn vui. Tôi cám ơn học trò, cám ơn những tình cảm thương yêu các em đã dành cho cô giáo. Đến tuổi này rồi, các em đều đã thành đạt, gia đình sung túc, kiến thức và trình độ nhiều hơn tôi rất nhiều. Nhưng các em vẫn khiêm nhường gọi tôi là cô, dù tôi nhiều lần bảo gọi tôi là chị.
Cho nên theo tôi, khi ta đã chọn nghề giáo là chọn cuộc sống thanh bạch, không đua chen. Nói một cách khác là yên phận. Cái nghề "Bán cháo phổi" mà nhiều người chê bai lại là một nghề thật đẹp. Qua bao nhiêu năm, dù tóc đã bạc, dù có bao nhiêu con cháu thì người thầy dạy học vẫn là thầy, vẫn được học trò kính trọng, thương yêu. Không có cái nghề nào được hậu đãi như vậy. Không có cái tình nào vững bền như vậy. Tôi đối với các thầy cô của tôi, cũng như học trò đối với tôi cũng vậy mà thôi.
Buổi sáng Hương đã dậy sớm làm điểm tâm cho hai vợ chồng tôi. Em nấu cho ông xã tôi một nồi soup thật bỗ dưỡng.  Thức ăn cho khách đường xa là một nồi bún riêu thật ngon, thêm một nồi mì xá xíu đặc biệt. Hai thầy trò tôi làm thêm bánh bao để cho khách khi về ăn trên máy bay và tôi đem về nhà để dành ăn sáng.
Tôi và Hương đã làm 125 cái bánh bao vừa chay vừa mặn, vì Hương có máy đánh bột nên bánh nở thật ngon. Con trai Hương cũng xuống bếp phụ mẹ và tôi. Hai cô trò bắt bánh, Trí bỏ vào hấp, canh giờ và gói lại.
Hương nói với một nụ cười: "Hôm nay em sẽ cho cô một bất ngờ thú vị"
Từ San Diego hai vợ chồng thầy Minh cũng xuống họp mặt. Thầy MInh từng dạy Sử Địa trường Trung học Long Thành. Cô Hoa vợ thầy Minh thì dạy trường Phan Bội Châu ở Phan Thiết, sau chuyển về dạy ở trường cấp ba Long Khánh, Đồng Nai. Tối nay hai vợ chồng cùng ở lại nhà Hương với chúng tôi.  Cô Hoa dù không dạy trường LT nhưng học sinh nào cũng mến thương vì cô rất vui tính, hát hay và nhiều sáng kiến chọc phá.
Đặng Minh chạy xong sẵn dịp đi dạo một vòng thắng cảnh LA nên đến cũng muộn. Hơn 5 giờ Loan & Minh mới tới, các em vào nhà với một người bạn. Đó là Phi Châu một cựu học sinh THLT. Hiện em đang dạy tại trường Việt Ngữ tại Nam Cali. Em cũng là em gái người bạn thời Trung học với tôi. Nhà em và nhà dì Hai tôi sát vách nhau. Nên hồi nhỏ tôi và Kim Hoàng -chị Phi Châu- rất thân. Hai đứa tôi từng ở nhà Hoàng tập hát, múa và làm bài tập. Gặp lại Phi Châu tôi quá mừng. Có chừng gần 50 năm mới gặp lại em. Ngày đó em còn bé xíu, bây giờ em xinh đẹp và giống như một mệnh phụ.
Sau màn chào hỏi, Loan mới nói:
- Có hai người khách lạ, muốn tham gia chung. Hỏi Chi & Hương có sẵn sàng để nhận hay không? Họ đang ngồi ngoài xe để đợi.
Cả nhóm ra xem người lạ nào. Thì ra hai vợ chồng thầy Mai Văn Nhãn ở Texas đã mua vé máy bay về hội họp. Thầy Nhản cũng là cựu giáo sư của trường trung học Long Thành  Hai anh chị cười vang khi thấy cả nhóm ra đón. Vui quá là vui .
Được biết, khi nghe Minh Loan nói sẽ về Nam Cali, Anh Nhãn đã đặt vé máy bay và hẹn gặp nhau tại phi trường Los Angeles. Để gây bất ngờ cho chúng tôi, anh chị đã không cho biết trước. Đó là món quà tặng đặt biệt trong mùa lễ này của anh chị Nhãn và vợ chồng Chi & Hương. Chúng tôi vừa ăn uống vừa nói chuyện tiếu lâm, vui cười thoải mái.
Hai chai rượu của Chi đã cạn mà vẫn còn đề tài. Thầy trò bây giờ tóc cũng bạc như nhau, cuộc sống cũng bầm dập như nhau. Sau 1975, thầy giáo bị đá ra khỏi ngành dạy học chân chính, tản mác mọi nơi. Họp mặt hôm nay thật bất ngờ nhưng đượm tình yêu thương của những người một thời chung một mái trường. Kẻ đứng trên bục giảng, người ngồi ở bàn học chăm chỉ lắng nghe.
12:30 tối thứ bảy chúng tôi mới tan hàng ai vào phòng nấy. Buổi sáng chủ nhật Chi mời cả nhà đi ăn Tỉm Sấm nhưng chúng tôi thấy thức ăn ở nhà còn nhiều, buổi sáng ngồi uống cà phê tâm sự còn ý nghĩa hơn nên từ chối.
Chúng tôi có mời vợ chồng Ngọc Dung cùng đến. Nhưng tối qua ND bận việc nhà thờ. Sáng nay cũng phải lo việc Cộng Đoàn nên em hẹn gặp mặt tại nhà hai giờ chiều chủ nhật. Tôi gọi cho con gái hẹn rước mẹ vào lúc 5 giờ.
Cả nhóm kéo nhau đi biển Laguna Beach. Ông chồng tui chân yếu nên khi cả nhóm lội xuống sát biển, có nhiều ghềnh đá chụp hình, tôi dẫn ông chồng đi dài trên những  con đường rất đẹp ở đây. Khí hậu Cali lúc này rất tốt, gió từ biển thổi vào mát mẻ vô cùng. Chúng tôi đứng trên bờ nhìn xuống những đợt sóng nhấp nhô. những  con người đang trượt ván hay vẫy vùng dưới làn nước xanh biếc. Một đất nước hòa bình, giàu đẹp và tự do.
Ngọc Dung và anh Sinh đón chúng tôi trước cỗng nhà. Hôm nay anh Sinh tỏ ra khỏe mạnh rất nhiều. Giọng nói vang vang đầy sức sống. Anh vừa thoát khỏi bàn tay đầy móng vuốt của căn bệnh tai ác: Ung Thư phổi. Còn Ngọc Dung cũng vừa mỗ Thyroid xong khi khám phá ra hai bên đều có bướu ác tính. Đó là nguyên nhân chúng tôi cùng hẹn nhau đến thăm cặp vợ chồng này.
Anh Sinh kể chuyện rất có duyên và thành thật. Nghĩ lại chúng tôi rất hối hận vì dường như chúng tôi cũng là những người có lỗi trong căn bệnh của anh Sinh. Năm 2012 khi cùng nhau đi chơi trên chuyến Gruise Canival. Mỗi người đều quý mến nhận mua dùm anh Sinh một cây thuốc. Gần 10 cây thuốc đem về. Ngọc Dung cho biết sau khi hết 10 cây thuốc đó thì phát hiện anh Sinh ho nhiều và phổi có vấn đề.
Với một giọng kể chuyện rất có duyên và pha chút khôi hài, anh Sinh nói  Bà Bác Sĩ hỏi anh hút thuốc từ lúc nào? Anh đã trả lời thành thật "Hút từ lúc 13 tuổi đến bây giờ không ngưng nghỉ" Thế là bà ra lệnh phải ngưng hút thuốc ngay lập tức. Bà sẽ giải phẩu cắt bỏ phần phổi bị ung thư . Giải quyết cấp thời không thể để nó phát tán. Ngưng, phải ngưng hút thuốc lập tức.
Những ngày đầu thật gian nan khi đoạn tuyệt với người tình khói trắng. Anh vừa cười vừa kể :
- Tôi đốt một điếu thuốc rồi treo nó lên. Tôi đi vòng vòng để hít khói. Ôi! nó đã làm sao.
Nhưng bà BS ra lệnh:
- Phải dứt khoát ngay, ngửi như vậy còn hơn là hút. Phải bỏ thuốc righ away.
Thế là đành chia tay vĩnh viễn khói thuốc yêu thương. Anh nằm trên xe đẩy đưa vào phòng giải phẩu. Hơn 6 tiếng đồng hồ sau tỉnh dậy, anh đã thoát khỏi vòng vây quái ác của căn bệnh thế kỷ này. Những vết mỗ trên ngực, bên hông trông rất dễ sợ. Nhưng cũng may nhờ sự tận tình của cô vợ Ngọc Dung xinh đẹp. Anh Sinh đã hoàn toàn bình phục.
Về Ngọc Dung. Em cười cho biết năm nay là năm tuổi nên mọi tai biến xảy đến dồn dập không cách sao chống đỡ.
Một năm mà tất cả thành viên trong nhà đều bị tai nạn xe cộ. Những trận đụng xe thật nghiêm trọng phải bỏ cả xe. Nhưng thật may không người nào bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Tưởng mọi xui xẻo qua đi vì của đi thay người. Nhưng rồi phát hiện anh Sinh bị ung thư phổi. Tin sét đánh làm cả nhà suy sụp tinh thần. Khi anh Sinh trong giai đoạn điều trị, Ngọc Dung do tai nạn xe, ở cổ và vai có vấn đề phải đi Bác Sĩ kiểm tra. Trong cái rủi có cái may, khi đi chụp hình MRI phát hiện có bướu cổ. Sau những đợt thử nghiệm, thì ra một bên là bướu có mầm ung thư, một bên bướu nước.
Thật là một tin chấn động cho Dung, gia đình và bạn bè. Mọi người gọi phone thăm hỏi và góp ý. Nhiều ý kiến trao đổi khuyên Ngọc Dung nên đi mỗ. Cũng có người khuyên nên uống thuốc ngoại khoa chờ theo dõi. Bác gái, mẹ Dung còn khuyên để sang năm rồi tính vì năm nay là năm tuổi đừng nên làm gì không tốt.
Nhưng ung thư mà, một ngày chần chờ thì thêm một ngày tế bào ung thư phát triển nhanh chóng. Sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, cuối cùng Ngọc Dung quyết định mỗ sớm, lấy ra hết cả hai bên. Một quyết định sáng suốt, vì khi mỗ ra mới phát hiện, cả cái bướu nước bên kia cũng đã có một tế bào ung thư khác.
Bây giờ, sau khi mỗ lấy hết phần Thyroid ra. Ngọc Dung đang tịnh dưỡng, chờ BS dùng tia phóng xạ diệt tận gốc những tế bào ung thư nếu còn.
Phải nói đây là niềm vui rất lớn cho gia đình Ngọc Dung. Hai vợ chồng đã cùng vượt qua những giai đoạn khó khăn, nguy hiểm nhất của đời người. Niềm vui lan tỏa ra ánh mắt, nụ cười và lan sang chúng tôi.
Tôi ngồi nghe những người trong cuộc tâm sự mà thật bùi ngùi. Nhìn xung quanh biết bao người thân ngã xuống vì hai chữ "Ung Thư" Căn bệnh quỷ quái đã giết những người trẻ tuổi tài giỏi và đầy sức sống. Đặng Minh cũng cho chúng tôi thấy một vết mỗ thật dài ở bên hông do giải phẩu cắt đi một phần trái thận vì có mầm ung thư. Chị Hoa cũng đã phải mỗ bướu giống như Ngọc Dung. Em tôi vừa qua đời cũng vì ung thư phổi. Một người chị họ đang trong những ngày cuối đời vì ung thư bao tử.
Nhìn xung quanh mình, ung thư như một tai họa của thế kỷ giăng ngang trên đầu mọi người. Không ai có thể biết mình có bị ung thư không?  Mình như thế nào. Bởi ung thư không hẹn trước, bất ngờ đến rồi phát tán nhanh chóng, di căn qua các bộ phận khác trong cơ thể.  May mắn phát hiện sớm để cắt bỏ thì  còn có khả năng sống sót. Nếu không  thì tỷ lệ tử vong rất là cao.
Chúng tôi lên xe ra về mang theo nụ cười hạnh phúc của cặp Sinh & Dung. Câu nói của anh Sinh đi theo tôi suốt cuộc hành trình:
 - Đừng bao giờ anh chị đi vào nhà thương hay phòng mỗ nghen. Dễ sợ lắm!!!
Vâng! không bao giờ và chẳng ai muốn hết. Nhưng đời người có ai thoát khỏi giai đoạn phải bước vào bệnh viện. Một con đường êm ái có xe đưa đi, có còi hú dẫn đường và có bao nhiêu người chăm sóc.
Tháng 11 hoa cúc vàng ở sân nhà tôi đã nở rực rỡ. Những đóa hoa cúc thủy chung và ấm áp báo hiệu mùa lễ hội đã về. Bạn bè tôi đã lên máy bay về với gia đình, nhưng niềm vui vẫn còn giữ lại trong tôi lâu dài.
Tháng 11 nắng Cali yếu ớt, những cơn gió mang cái lạnh nhẹ nhàng đến khiến tôi muốn rút trong phòng ôm cái máy tán gẩu với bạn bè.
Chào mọi người buổi tối. Chúc sức khỏe và bình an. Chúc những bất hạnh, tai ương đi xa và biến mất khỏi những người tôi yêu thương, quý mến.
Cám ơn các bạn đã đọc những tâm tình vụn vặt hôm nay.

Nguyễn thị Thêm. 
13/11/15

Đi Tìm Một Trái Ớt Ngọt - Trích từ “Đức Phật Bên trong” - Nguyễn Duy Nhiên

Một trong những câu truyện mà tôi thích nhất là câu truyện của ông Nasrudin, một tu sĩ Sufi. Một hôm, người ta thấy ông Nasrudin ra ngồi ở giữa chợ, nước mắt và nước mũi chảy ròng ròng, và trước mặt ông là một giỏ ớt thật to. Ông cứ đều đặn đưa tay vào giỏ lựa một trái ớt bỏ vào miệng nhai, rồi ông lại khóc than kêu lên thật to mà không kềm chế được.
    Những người đi ngang qua thấy vậy ghé lại hỏi, "Nasrudin, ông làm gì thế, ông có điên không vậy?"  Nước mắt mũi vẫn tuông chảy, ông nói giọng thều thào, "Tôi cứ muốn ăn những trái ớt này, vì hy vọng rồi sẽ tìm được một trái ớt ngọt."
Một khoảng cách không thể nối liền
Nasrudin là một người nhiều tuệ giác nhưng ông lại thường làm những hành động dại khờ để nhắc nhở người đời. Việc ông làm có mang hai ý nghĩa: một ý nghĩa rất rõ ràng ai cũng thấy, và một ẩn ý khác sâu sắc và tế nhị hơn.
    Ý nghĩa thứ nhất thì chúng ta ai cũng hiểu. Nó cũng chính là cái thông điệp căn bản của đạo Phật: lòng ham muốn của ta sẽ không bao giờ chịu học hỏi và thay đổi, nó sẽ không bao giờ khôn ra! Ngay cả những khi mà nó không mang lại được một ích lợi nào hết, ngoại trừ sự khổ đau, lòng ham muốn vẫn cứ lì lợm đeo đuổi cái mục đích riêng của nó. Thái độ đeo đuổi không biết mệt mỏi theo những mục đích ấy, khiến chúng ta có thể làm những việc rất là lạ lùng và điên rồ.
    Câu truyện của ông Nasrudin là một ví dụ rất cụ thể cho cuộc đời của chúng ta: như câm như điếc trước mọi tuyệt vọng, ta nhất định phải đi tìm cho được một trái ớt ngọt. Trong khi những người đi ngang qua nhìn ông với một con mắt kinh dị, tại sao ông không dừng lại có phải tốt hơn không? Chính lòng ham muốn là sợi dây trói buộc ta vào bánh xe của khổ đau. Mặc dù thấy rõ rằng chúng mang lại cho mình khổ đau, nhưng ta vẫn không tài nào thuyết phục mình buông bỏ để thoát ra được.  Cũng giống như nhà phân tâm học Freud thường hay nói, giữa sự ham muốn và sự thoả mãn có một khoảng cách không bao giờ có thể nối liền được - an unbridgeable gap.
Tại sao không dừng lại đi?
Nhưng thái độ lì lợm của ông Nasrudin là một ví dụ cho ta thấy rằng buông bỏ sự ham muốn trong cuộc đời là một việc dường như bất khả thi. Theo tôi thấy thì Nasrudin là một thiền sư nhiều tuệ giác, chứ không phải một người ngu khờ như ta nghĩ. Ông ta muốn dạy chúng ta rằng, lòng ham muốn sẽ không bao giờ để cho chúng ta yên.  Nó cứ mang lại cho ta hy vọng và sẽ không bao giờ bằng lòng với câu trả lời "không" của mình!
    Nếu nghiệm cho kỹ thì câu truyện ông Nasrudin còn có ẩn ý cho ta thấy được cả hai khía cạnh của vấn đề: sự tuyệt vọng của lòng ham muốn và lối thoát ra khỏi nó. Lòng ham muốn của ông không hề bị lay chuyển, mặc dầu nó đã mang lại cho ông nhiều khổ đau. Trong lời than van của ông, trong sự chấp nhận khổ đau với một hy vọng về một trái ớt ngọt, có ẩn chứa một tuệ giác về sự ham muốn.  Nasrudin không hề hối tiếc về sự ham muốn của mình, ông vẫn tiếp tục mà không chút do dự, mặc dù trước những khổ đau rõ rệt. Và ông cũng không hề chống cự hoặc trốn tránh nó.  Khổ đau và hy vọng, cả hai đều có mặt nơi đó. Mặc dù thấy rất rõ sự điên rồ của mình, Nasrudin vẫn cứ tiếp tục. Dường như ông muốn chỉ cho chúng ta thấy rằng, mặc dù than khóc và chảy tuông nước mắt, nhưng trong sự tìm kiếm ấy có mang lại cho mình một thú vui nào đó.
    Tôi thích câu truyện của ông Nasrudin vì nó nói lên một sự thật rất phủ phàng và cũng rất là quyến rủ của lòng ham muốn. Là một nhà tâm lý trị liệu và cũng là một bác sĩ phân tâm học, hằng ngày tôi phải đối diện với những bệnh nhân mà câu chuyện của họ cũng tương tự như ông Nasrudin vậy.  Họ cứ tiếp tục có những hành động và thái độ mà bất cứ ai có chút suy nghĩ đều biết là mình nên dừng lại ngay.  Những thất vọng và bức xúc của họ tuông trào ra trong phòng bệnh của tôi như nước mắt của ông Nasrudin. Lắm lúc tôi cũng muốn nói to lên như những người bạn của Nasrudin.  "Vậy tại sao không dừng lại đi?"  Tôi muốn nói với họ, "Tại sao không buông bỏ đi mà cứ đeo đuổi nó làm gì cho khổ?"
Buông xả là con đường hạnh phúc
Là một bác sĩ không phải chỉ chịu ảnh hưởng của môn phân tâm học Tây phương, mà còn hiểu được tuệ giác của đạo Phật, tôi có thể dễ dàng nhìn thấy được việc ấy.  Đức Phật dạy, con đường duy nhất để chấm dứt khổ đau là buông bỏ sự ham muốn của mình. Buông xả là con đường của hạnh phúc. "Tại sao ta lại đi tìm kiếm hạnh phúc nếu chính sự tìm kiếm ấy lại là cái nguyên nhân của khổ đau." Nhưng sau nhiều năm tiếp xúc với bệnh nhân của mình, tôi nhận thấy rằng, mặc dù sự ham muốn mang lại cho ta nhiều khổ đau, nhưng ta không nên và cũng không thể nào dễ dàng buông bỏ nó.
    Khi ta cố chối bỏ một phần nào của mình, nó sẽ vẫn còn dai dẳng có mặt như một cái bóng của ta. Cũng vậy, ta sẽ không thể nào tiêu diệt được lòng ham muốn bằng cách giả vờ rằng nó không hề có mặt. Vấn đề là ta phải đối diện, chấp nhận và chuyển hóa nó. Vì cũng như người Pháp có câu "Chassez le naturel, il revient au galop."  Xua đuổi sự tự nhiên đi, nó sẽ phi nước đại trở lại với ta.
Trích từ “Đức Phật bên trong”
Nguyễn Duy Nhiên

Có Một Kiểu Tình Yêu Như Thế...


Vài năm trước, mỗi ngày đi làm, Jim đều được ông Jake, một người hàng xóm đã cao tuổi đưa cho một tờ tiền mặt 5 đôla. Ông nhờ Jim ghé qua một quán cà phê trên đường để mua hộ ông một gói cà phê có giá 4 đôla.

Thói quen này của ông Jacke đã duy trì đến mấy năm nay rồi. Và để đáp trả lòng tốt của Jim, ông Jake sẽ nhận làm cỏ, tỉa cây trong vườn nhà anh ấy.
Sau một thời gian lâu, bà chủ quán cà phê cũng đã quen với Jim. Bà ngày nào cũng chuẩn bị một gói cà phê và một đồng đô la tiền lẻ để trả lại.
Đôi lúc, Jim cũng rất tò mò và hỏi ông Jake: “Cà phê có hạn sử dụng rất lâu, tại sao ông không mua một lần nhiều nhiều một chút?”
ông Jacke lắc đầu và cười nói: “Không, tôi thích như thế này hơn, mỗi ngày một gói cà phê mới tốt.”

Có một lần, Jim vội vã tới nhà bạn để tụ tập cùng bạn bè nên anh liền mua cà phê ở tạm một cửa hàng khác.Không ngờ, ông Jake khi nhận được cà phê dù còn chưa mở ra đã nói: “Đây không phải loại cà phê mà tôi muốn.”
Jim cảm thấy bất ngờ, anh liền thử mấy lần sau đều mua ở nơi khác, nhưng dù cà phê đã được đóng gói y như vậy, mà ông Jake chỉ liếc mắt qua đã phát hiện ra rồi.
Từ đó, Jim không còn thử ông nữa.
Mấy năm sau, sức khỏe của ông Jake đã không còn được tốt như trước đây. Nhưng hàng ngày ông vẫn đều nhờ Jim mua cho mình một gói cà phê. Mỗi lần khi đưa 5 đôla cho Jim, hai ánh mắt của ông lại chất chứa đầy sự chờ mong.

Cho đến một hôm, khi Jim lại sang nhà ông Jake mua cà phê giúp ông. Ông Jake sức khỏe suy yếu nằm trên giường bệnh đưa tay ra, rồi nhẹ nhàng cầm tờ một đôla và hỏi Jim: “Thời gian lâu như vậy, chẳng lẽ cậu không biết gì sao?”
Jim nhìn ông lão hàng xóm và lắc đầu.
Ông lão nói tiếp: “Tôi luôn luôn muốn mua cà phê ở cửa hàng đó, là vì người bán cà phê cho cậu là Elina.”

Giọng nói của ông Jake trầm xuống rất nhiều: “Bà ấy là người mà tôi yêu nhất. Năm đó, mẹ của bà ấy chê tôi là một kẻ nghèo nàn, nên đã chia rẽ chúng tôi…Tôi cũng chỉ có thể đau lòng mà rời đi. Nhiều năm sau này, vợ tôi bị bệnh qua đời, các con cũng đã trưởng thành có gia đình. Tôi đã quay trở lại nơi đó tìm hiểu và biết bà ấy bán cà phê ở cửa hàng đó. Bà ấy cũng đã sớm mất chồng. Cả hai người chúng tôi đều không quên ước định của tình yêu đầu năm xưa. Nhưng tôi không muốn quấy rầy đến cuộc sống bình yên của bà ấy, nên lặng lẽ sống ở đây. Cũng từ đó, tôi nhờ cậu mua cà phê hộ tôi.”

Jim đứng im lặng nhìn ông lão hàng xóm rồi bất chợt hỏi với vẻ khó hiểu: “Chẳng lẽ, ông chưa từng đến thăm bà ấy sao?”
Ông Jake lắc đầu.
“Năm đó, lúc chúng tôi yêu nhau thường không có cách để gặp mặt nên đã đặt ra một ám hiệu. Đó là lấy tờ một đô la gấp thành một hình tam giác, để trong một bì thư, rồi nhờ người gửi thư đưa đến đối phương, ngụ ý nói rằng mình vẫn bình an. Cho nên, mỗi lần nhờ cậu mua cà phê, tôi đều gấp tờ tiền thành một hình tam giác. Còn Elina, mỗi lần trả lại tôi tờ một đô la, bà ấy cũng đều gấp thành một hình tam giác. Cứ như thế, dù chúng tôi không gặp lại nhau nhưng đều biết người kia vẫn bình an, khỏe mạnh…Bây giờ, tôi sắp phải đi gặp thượng đế rồi, nhưng nếu Elina không nhận được tin tức của tôi, bà ấy hẳn sẽ rất lo lắng. Dưới giường của tôi có một chiếc hòm, bên trong đều là những tờ tiền tôi đã gấp thành hình tam giác rồi. Xin cậu hãy giúp tôi tiếp tục mua cà phê …Tôi xin nhờ cậu…”


Ông Jake nói xong, liền nhắm mắt lại và ra đi.
Không ngờ, trong đám tang của ông Jake, Jim đã mang đến một chiếc hòm khác. Trong chiếc hòm ấy, toàn là những gói cà phê đã được đóng sẵn và còn có rất nhiều những tờ tiền một đôla được gấp sẵn thành hình tam giác.

Vào nửa năm trước, bà Elina đã bị bệnh nặng mà qua đời. Trước khi rời đi, bà đã giao chiếc hòm này cho Jim để nhờ Jim thay thế mình chuyển lời nhắn bình an đến ông Jake….
Đây hẳn là một tình yêu đích thực!
Có thể quý trọng tất cả những người bên cạnh mình, thì đó chính là một loại hạnh phúc!

Theo Cmoney.tw
Mai Trà biên dịch

Chủ Đề Bánh Tráng - GS. Huỳnh Chiếu Đẳng


Kính thưa quí bạn, 

Lâu nay thình thoàng thấy một cái video bỏ vào Youtube hay Facebook nói rằng món ăn nầy có pha plastic, món ăn kia có pha chất lạ.

Vài tuần nay chúng ta thấy cái video đốt bánh tráng, thấy nó cháy dễ và mạnh, dem để bánh tráng dưới vòi nước không rả thì nói rằng bánh tráng đó làm bằng plastic. Chuyện nầy không thể quả quyết được. Chỉ khi nào đem phân chất mới biết được là thành phần gồm có chất gì

Bột khô hay thực phẩm  khô đều cháy. Ngay cả chất hữu cơ còn nhiều nước như cây rừng tươi còn cháy bùng bùng khi sét đánh nói chi là thực phẩm  không chứa nhiều nước như bánh tráng hay hủ tiếu khô, bún khô, mì khô. Nhắc lại huyền thoại trăm năm trước: con người đang sống tự nhiên bốc cháy thành trong trong nháy mắt cũng được bà con ta mang ra trình làng với nhiều hình ảnh chứng minh. Chắc là ảnh "minh họa:. 

Nhớ có lần một hãng Tàu làm hột plastic (plastic bead) một vài vị lấy cái video đó nói là Ba Tàu làm gạo giả. Thật ra thì plastic mắc ngang hay mắc hơn tinh bột. Làm gạo giả bằng plastic chắc không lợi.


Nhưng chuyện mang tinh bột khoai (hay bột không giá trị) bột dõm ra nhào với chất dính (chẳng biết là chất quỉ quái gì) xong ép thành viên giống hột gạo, xong trọn với một ít gạo thiệt đem bán thì có, có bị lính bắt. Chuyện làm thứ hai là Ba Tàu dùng gạo thường mang trộn với gạo thơm Thái Lan rời bán ra giá cao như là gạo thơm.(cũng bị lính bắt).

Hôm nay tôi đem các loại bánh tráng, mì, bún, spaghetti nhập cảng từ nước Ý, cũng như bao plastic đang có trong nhà ra đốt và quay video để các bạn xem chơi.

Dưới đây là cái video của vị nào đó dốt bánh tráng, các bạn coi thử, sau đó coi cái video tôi mới làm kế dưới, và cuối cùng đọc ý kiến và thử nghiệm của một số bằng hữu khác.
HCD (26-Nov-2015)

Đốt thử bánh tráng, mì, bún khô, spaghetti



Đốt bánh tráng, hủ tiếu khô, bún khô, mì khô, spaghetti (nhập cảng từ Ý) coi cháy ra sao.
Đây là cái video của một vị bỏ vào Facebook và nói là bánh tráng có thể pha plastic.
From: H Pham [mailto:hoa 4@yahoo.com
Sent: Saturday, November 21, 2015 10:43 PM
Subject: MờI bà con ăn bánh tráng đặc sản Việt Nam
Như vậy làm sao  không khỏi bị UNG THƯ ????
Mời bà con ăn bánh tráng "đặc sản Việt Nam".
 
https://www.facebook.com/100009107487671/videos/1527495717563996/
 
===========
Sau khi các bạn coi xong hai cái video thì mời đọc ý kiến của ba vị dưới đây. hai vị là dược sĩ

Thưa quí bạn
Dưới đây là ý kiến của nhiều bằng hữu về chuyện bánh tráng.


(Theo qui ước xưa nay chữ tím là của hcd tôi viết vào, còn chữ xanh két hay chữ đen nghiêng là trích email của người khác. Không thấy màu chữ hay hình xin các bạn đọc attachment, không có attachment thì delete luôn, đừng đọc)  
From: Ph D [mailto:phd o@yahoo.com]
Sent: Wednesday, November 25, 2015 9:08 PM
To: HCD Gmail
Subject: Banh trang

Thưa anh,
Nhân thấy bà con ta xôn xao về vụ cái video bánh tráng làm bằng cao su, tôi bèn làm một cuộc phỏng vấn mấy bà bạn vốn là dân "tay ngọc bên bếp hồng", các bà cho biết là "Bánh tráng muốn cho dẻo để gói bì cuốn, bò bía, nem chua, nem cuốn ... vân vân, thì phải dùng loại bánh tráng có pha bột năng (tapioca). Nhưng loại bánh tráng này lại không gói chả giò được vì sau khi chiên, vỏ chả giò bị dẻo, khi nhai nó dính răng".

Sẵn nhà có gói bột tapioca, tôi bèn hòa với nước, cho thêm chút bột gạo, chút dầu ăn, bắc chảo non stick lên bếp chờ nóng, tôi rót hỗn hợp bột vào chảo như tráng trứng để làm bún thang, chờ se 2 mặt, tôi đem ra xấy một lúc cho khô rồi cuốn giống như hình trong video, xòe diêm, cũng cầm dốc ngược, nó cháy xèo xèo mà không thấy mùi hôi hám gì anh Đẳng ạ. Cháy mạnh lắm, gần hết tôi lấy đũa gắp chờ cho cháy hết, cháy cả đũa luôn, tàn ra trông giống như trong video mẫu, tôi dùng ngón tay bóp thì nó vỡ vụn anh Đẳng ạ...

Tôi ra chợ quan sát khu bánh tráng thì thấy hầu hết các loại bánh tráng dẻo đều có ghi nơi thành phần là "bột gạo và bột tapioca". Vậy tôi xin thưa với anh.
Kính,
Ph D

HCD: Cám ơn chị đã bỏ công ra làm thử . Như vậy thì bánh tráng dai nhờ bột tapioca. Bánh tráng ngày xưa chắc chưa tiến bộ nên làm bằng bột gạo, do vậy nó không dẽo và dai, nhúng nước thì rả ra.

Hồi tôi còn nhỏ xíu ở nhà quê, trưa xin được một cắt bạc chạy lại tiệm tạp phô mua được một hai miếng bánh tráng, chạy về nhà lấy cái ly bỏ bánh tráng vô, chế them nước vào, chút sau bánh tráng mềm và bể vụn ra, xong bỏ vào tí đường, "ăn ngon hơn là vàng". Bánh tráng hiện giờ bỏ vô ly nước ngâm cũng còn nguyên, không rách và rả ra từ mảnh.

From:  @yahoogroups.com [mailto:  @yahoogroups.com]
Sent: Sunday, November 22, 2015 7:29 AM
To:  Subject: Re: [  Bánh tráng Bông Hồng VN
 

Xem đoạn Video, thấy độ dẽo và dai của bánh tráng thì người ta
liên tưởng đến cao su hay plastic, rồi nghĩ ngay là có lẽ nhà sản xuất trộn cao su hay plastic vào bột để làm ra loại bánh tráng nầy.
Tôi thì không nghĩ như thế vì plastic hay cao su và bột gạo có cấu tạo hoàn toàn khác nhau về phương diện hóa học thì làm sao trộn lẫn với nhau được.
Bạn có nhớ rằng nếu muốn trộn dầu vào trong nước thì phải cần có 1 chất trung gian giữa dầu và nước : đó là Tween 80, nó tan cả trong dầu lẫn trong nước, vì trong công thức của nó  một đầu là góc OH (tan trong nước) và đầu kia là góc tan trong dầu.
Muốn hòa lẫn bột với plastic hay cao su cũng phải có 1 chất khác ( tương tự như Tween 80 đối với nước và dầu).Tôi nghĩ điều nầy chỉ có các phòng thí nghiệm thật tối tân, bỏ công nghiên cứu thật lâu dài mới làm được. 

         Khả năng của 1 lò bánh tráng thô sơ không làm được.
Vả lại cao su nếu nhúng vào nước thì nó vẫn là cao su, phải nhúng nó vào dầu săng hay dầu nhớt thì nó mới mềm nhảo ra. Bánh tráng nhúng vào nước mềm dẽo ra thì tôi đoán không phải là cao su.
Nếu không phải bánh tráng cao su, plastic thì nó là cái gì ? bí mật nghề nghiệp của nhà sản xuất.
Suy đoán của tôi : Bánh tráng Hoa hồng là bánh trang bột loc tức là có pha gluten, họ pha gluten vào bột hoặc là họ áp dụng cách làm bột lọc theo lối cổ truyền như đã ra hủ tiếu bột loc, bánh canh bột loc............và bây giờ là bánh tráng bộ lọc.

           Cách làm :- Xay gạo ra bột
- Cho vào bao bồng bột để cho chảy ráo nước.
- Ngâm lại bao bột đã ráo nước vào trong nước và nhào trộn. Xong lại để bao bột cho ráo nước
- Lập lại như thế càng nhiều lần thì hủ tiếu, bánh can bột lọc càng trong và càng dẽo.
         Lý do : mỗi lần nhào trộn và để ráo nước thì 1 số tinh bột ( amidon ) bị loại theo nước còn lại là gluten. Làm nhiều lần thì tỉ lệ gluten sẽ nhiều lên và tinh bột sẽ ít lại.
Chính cái gluten nầy làm cho dẽo và dai và ăn vào sẽ vô hại.
Cách nầy rất phù họp với trình độ và sự hiểu biết của 1 lò bánh tráng thô sơ ( vì họ đã từng làm bánh canh bột loc hay hủ tiếu bột lọc )
Đây chỉ là suy đoán mà thôi, trúng trật thì không biết !!!!
PH

Ghi chú : Việc đốt thấy quánh lại như cao su hay plastic, không biết có phải do gluten không ?

HCD: Thưa ý kiến của anh Ph cũng giống như ý kiến trên. Xin lỗi anh PH vì bài anh viết cần cho bà con ta tôi lấy post vào Quán Ven Đường mà chưa hỏi ý anh. Tôi xóa tất cả những gì có tính cách cá nhân hay truy ra được người viết. 
                                       
From: @yahoogroups.com [mailto: @yahoogroups.com]
Sent: Sunday, November 22, 2015 8:01 PM
To: yahoogroups
Subject: Fw: Bánh tráng [3 Attachments]

Tôi là đầu bếp hạng bét, kiêm phụ thợ vịn (biết zồi khổ lắm nói mãi!) 
Chỉ góp ý kiến từ"quán bà Ph"
-Bánh tráng" xưa" , hơn chục năm nay, làm bằng bột gạo ,muối và nước. muốn cho dai, cuốn đở bể thì phải thêm muối.
Càng mặn càng dai. Nhưng mặn quá thì bị chê vì phe ta ở đây bắt đầu cử muối như dân Mỹ "thức thời".hay "health nuts"
Thay vì bỏ muối, họ thêm bột năng (arrow root, tapioca).
Ở Việt Nam, bột năng làm bằng tinh bột của khoai lùn (amidon,không phải mì căng gluten),vị lạt nhách vì không có chút muối nào hết. Nếu làm bằng gluten thì nó sẻ đục mò như bánh phồng.
Đọc ingredients coi, vài hảng có liệt kê, phần lớn không.
Để ý coi : bánh tráng"củ" gồm bột gạo, muối, hơi đục, có hơi trở màu ngà.Vị măn mẳn.bánh tráng "mới" gồm bột gạo ,tapioca hay arrow root, không có muối, màu trắng hơn, trong hơn. Vị lạt nhách.
-Microwave không ăn thua . cả hai vì không có nước.
- Nướng lên thì thứ nào như thứ nấy, dòn tan.
-Đốt lên thì thứ nào như thứ nấy. Cháy ra than, kể cả hủ tiếu dai, bánh phở khô, bánh phở tươi đem phơi khô, làm tại đây Không nghe mùi cao su hay plastic cháy
Tụi tôi không mắc mớ gì tới mấy hảng làm bánh tráng, không binh vực thằng cha căn chú kiết nào hết.
Nay kính
Tà lọt quán bà P



Tôi bỏ đi một tấm ảnh tương tợ

HCD: Thưa các bạn anh Tr cũng đã thử một vài thứ đưa tới kết luận là không nghi ngờ bánh tráng có pha plastic, cũng y như ý kiến của hai vị trên. Xin lỗi anh Tr vì bài anh viết cần cho bà con ta tôi lấy post vào Quán Ven Đường mà chưa hỏi ý anh. Tôi xóa tất cả những gì có tính cách cá nhân hay truy ra được người viết.

Hùynh Chiếu Đẳng