Pages

Thursday, June 30, 2022

Nghề Làm Vợ


Lượm trên mạng

Vườn Bonsai Nhà Ông Bạn


Ông xã tôi có một ông bạn rất mê làm vườn, nhứt là trồng bonsai.  Từ khi về hưu ông bạn chọn thú chơi tao nhã này làm niềm vui lẽ sống hằng ngày, coi bonsai như tri âm tri kỷ. Lúc còn đi làm ông chỉ được có hai ngày nghỉ cuối tuần để nâng niu, cắt tỉa, tạo dáng cây kiểng, nhưng nghỉ hưu rồi ông dành tất cả thời gian ở ngoài vườn bất kể nắng mưa. Chung quanh nhà ông, ông không chừa một chỗ nào trống, chỗ nào cũng có hòn giả sơn róc rách nước với những tiểu cảnh, những chậu bonsai, tượng lớn tượng nhỏ, chùa tháp, tiên ông tiên bà cùng muông thú. 

Lúc đầu bà xã ông còn phụ giúp ông thay đất sang chậu, ngày nào cũng xoay vòng chăm sóc hết chậu này tới cây kia, riết rồi oải quá bà để mặc ông tự biên tự diễn, một mình làm không nổi thì thuê người ngoài tới phụ. 

Ông còn bắt dây đèn từ trước ra sau để đêm xuống ông mở đèn ngồi ngắm hoặc đi tới đi lui xem thành quả của mình. Thỉnh thoảng ông mời chúng tôi  tới ăn chiều để khoe công trình của ông, ông đặt bàn ngoài vườn, bưng đồ ăn trong nhà ra, vừa ăn vừa nghe nhạc và ngắm cây cảnh rất thú vị. 
Xin chia sẻ với quý bạn vài tấm ảnh vườn bonsai của ông bạn này. 


Lối vào



Mặt tiền nhà


Bonsai ficus (cây si)



Mặt sau nhà

Japanese maple




Rừng tùng

Rừng thông




Hoa pháo 

Hoa bát tiên






 Bông ổi rừng



Hoa Tử Vi




Cây thiên tuế và hoa bát tiên

Hoa Tử Vi (Myrtle)


Hình chụp bởi Gia Như Huỳnh

Tuyến Giáp Hoạt Động Như Thế Nào? How Does Thyroid Work? Emma Bryce


 

Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng, và lớn nhất trong cơ thể. Tuyến này nằm phía trước cổ, lượng khoảng 10-20 gram, hình dạng như con bướm, ngang hàng với các đốt xương sống C5 - T1, phía trước có lớp da và cơ thịt, phía sau giáp khí quản.Tuyến giáp có 2 thùy (thùy phải và thùy trái), mỗi thùy áp vào mặt trước bên của sụn giáp và phần trên khí quản, và 1 eo tuyến nối 2 thùy với nhau. Tuyến màu nâu đỏ được cấu tạo bên ngoài bởi 1 lớp bao xơ được tạo ra bởi lớp cân sau gắn tuyến vào sụn giáp, nên khi nuốt tuyến di động theo thanh quản. Giáp trạng tiết các hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), nhận ảnh hưởng diều hòa của hormone TSH từ tuyến yên trên não. T4/T3 có chức năng điều hòa nhiều chuyển hóa trong cơ thể.

Mời xem



Wednesday, June 29, 2022

Về Với Dòng Sông - Nguyên Nhung


Ngày Hà chào đời ở đó đã có dòng sông, ngay trước mặt, cách một con đường mà nơi mé sông người ta trồng đầy hoa phượng. Mỗi độ hè về nắng lên rực rỡ, hoa đỏ ối soi mình dưới dòng sông lung linh như một tấm lụa đào. Vào mùa thu, cơn mưa dầm miền Nam làm rớt xuống hàng hiên những bong bóng nước phập phồng, cuốn theo những chiếc lá nhỏ rớt xuống lòng sông, trôi theo những giề lục bình hoa phớt tím, lang thang không biết đâu là bờ, là bến.

Năm 1954, bố Hà trôi dạt theo đoàn người di cư từ Bắc vào Nam. Hà nghe nói bố vào Nam chỉ có một mình với người bác ruột, ông bà nội Hà không đi vì sợ nơi xứ lạ quê người, phần tiếc vườn rau ao cá. Miền Bắc khi ấy vừa tiếp thu, không khí chính trị sùng sục như nồi nước sôi, ông bà nội cho bố đi trước, hy vọng một vài năm đất nước yên ổn, cả nhà lại đoàn tụ. Ai ngờ chuyến đi ấy là chuyến đi không có ngày trở về, hai miền Nam Bắc thực sự phân ly từ nhịp cầu Hiền Lương trên dòng sông Bến Hải, bố Hà chỉ có một thân một mình bơ vơ ở miền Nam.

Người bác dâu không tử tế như bố nghĩ, lại thêm anh chị họ đông nên dần dần bố thấy lạc lõng như chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng. Cố học xong mảnh bằng Tú Tài, ông nhập ngũ ngay, ra trường là một sĩ quan tốt nghiệp trường Trừ Bị Thủ Ðức. Từ đấy đời sống của ông trôi nổi theo những đơn vị và những chuyến xe nhà binh, đâu cũng là nhà. Mãi đến khi về Trà Vinh, thị xã buồn với tiếng lá reo của hàng sao già trong ngôi chùa Khờ Me cổ kính, gặp mẹ Hà, người tình đầu tiên và cũng là vợ hiền của ông.

Cuộc tình của bố mẹ Hà là cuộc tình "Tình Bắc, duyên Nam". Mẹ Hà lúc ấy là giáo viên dạy Tiểu Học, sống với gia đình người dì thứ Năm có chồng là công chức cao cấp ở Tỉnh. Ông bà ngoại Hà ở miền quê, trong một cuộc đất ven sông rộng hằng mấy mẫu, trồng toàn dừa nước để lấy lá bán cho người ta lợp nhà, và vườn cây ăn trái đủ thứ ổi, mãng cầu, cam, quýt và dừa xiêm.

Ngày mẹ quyết định lấy bố cũng gặp phải trở ngại dữ dội phía bên ngoại, dù hai người cùng là người Việt Nam, nhưng hai chữ "Bắc Kỳ" vẫn mơ hồ như là người khác nước. Bà ngoại Hà e sợ cảnh về làm dâu nhà người Bắc, khi biết bố Hà chỉ có một mình, bà lại ngại thứ con đường con chợ. Cả hai mẹ con khóc lên khóc xuống nhiều phen, sau phải nhờ ông dượng có uy quyền nhảy vào can thiệp, màn kỳ thị Bắc Nam mới chấm dứt. Bố Hà tập nói tiếng Nam, giọng miền Bắc cứng đơ là những tràng cười mua vui cho gia đình bên vợ, nhưng tính ông hiền lành, lại tốt bụng, khéo cư xử nên dần dà ai cũng thương.

Bố Hà tập ăn canh chua miền Nam, mắm kho nấu với tép bạc, lươn vàng, cá lóc và cà tím. Tập ăn cọng bông súng, rau dừa và rau dấp cá, canh củ mài nấu với tôm bóc vỏ có rắc ngò gai, dưa mắm thay cho cà bát ngâm tương, lâu ngày ăn quen nên đi đâu cũng nhớ hương vị miền Nam. Chợ Trà Vinh nằm ven bờ sông, tấp nập ghe thuyền từ các nơi chở đến nên tôm cá tươi nhảy soi sói, cây trái miệt vườn còn thơm hương đồng cỏ nội, dân chúng lại mộc mạc ấp lẫm tình người. Món đặc biệt nhất của Trà Vinh là bún nước lèo đầy ắp những tôm, thịt và cá lóc.Tuy vậy, bố vẫn thèm món riêu cua đồng miền Bắc, những tháng chợ nhiều cua đồng, bố bày cho mẹ nấu riêu cua miền quê nội. Những con cua đồng miền Nam trước kia chỉ để luộc ăn chơi với muối tiêu, nay được mẹ giã nhỏ lọc lấy nước, rồi phải biết bí quyết nấu, thịt cua nổi lên từng mảng thật đẹp trên mặt nồi canh, ăn với cây chuối non thái mỏng và rau kinh giới, thêm chút mắm tôm của người Bắc. Thỉnh thoảng ngoại ra thăm, mẹ lại trổ tài nấu món bún riêu cua đồng miền Bắc, ai ăn cũng khen ngon. Bởi vậy sau này khi Hà được bố mẹ cho về quê thăm ngoại, đã thấy món canh cua đồng được phổ biến rộng rãi nơi những nhà bên ngoại.

Bố mẹ lấy nhau hơn một năm thì Hà ra đời. Bố đặt tên cho cô con gái đầu lòng là Thanh Hà vì con sông xanh trước cửa nhà, tuy con sông nước lờ lợ đục ngầu phù sa. Vào mùa khô, nước kém, nước biển tràn về làm nước sông lờ lợ. Người ta không uống được nước sông như những nơi khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nhưng đã có nước giếng. Ngay nước giếng cũng đầy phèn, mỗi khi giặt giũ xong, Hà thấy trên móng tay bám một lớp trắng xoá. Vài hôm, mẹ Hà lại kêu chị người làm gọi những xe nước uống vào đổ đầy mấy cái lu lớn, mỗi cái xe chở nước được phủ lên mặt những cành lá dứa. Sau này Hà mới biết muốn có thứ nước để uống, người ta phải tìm những mạch nước ngọt, nằm gần ngôi chùa Phướn ở ngoại ô đào thành những cái giếng vừa to vừa rộng, người lấy nước có thể đi xuống lòng giếng và múc nước về chứa trong thùng, lóng trong rồi mới đem đổi cho người dùng. Người ta không gọi là "bán nước", để tránh hai chữ oan nghiệt mà bất cứ người Việt Nam nào cũng lờ mờ hiểu là chẳng hay ho gì.

Nhà của bố mẹ Hà là một căn nhà ngói được xây theo kiểu mới, xen lẫn với những căn nhà cổ ẩn sau vườn cây xanh có từ thời Pháp thuộc, nằm bên này bờ sông gần phố chợ. Trước nhà là một giàn bông giấy màu hồng tím, chiếc cổng sắt sơn màu vàng nhạt. Từ trong nhà bước ra, trước mặt là dòng sông, đi về phía tay trái là khu nhà ở, phong cảnh thật là thơ mộng với nhiều vườn cây ăn trái nằm dọc ven con đường mé sông, không chen chúc chật chội như những khu khác. Nhưng những năm về sau cuộc chiến lan rộng hơn, Hà thấy ở mé bờ những con rạch nhỏ đã có đám người từ trong quê chạy ra thành phố lánh bom đạn. Họ làm nhà bằng cây tràm, gỗ tạp và thiếc mỏng, lợp lá, nằm chen chúc nhau trên bờ rạch, rác rưởi và bao nhiêu thứ xú uế được đẩy xuống dòng sông, phong cảnh đã không còn thơ mộng nữa.

Ði về phía tay mặt là con đường dẫn ra chợ, chỉ một con đường mà hai cảnh sống đã khác nhau. Ðấy là một khu phố chợ phồn thịnh, tràn đầy sức sống, có những vựa củi, tiệm tạp hóa, cửa hàng chạp phô của người Hoa và cả quán ăn nữa. Cả một khu chợ nằm ven sông, chen chúc những chiếc ghe xuồng từ miền quê chở rau cỏ, tôm cá từ quê ra chợ, người ta lên xuống những chiếc đò máy đi về hai ngả của dòng sông. Hà chỉ biết lờ mờ ngả bên phải dẫn về quê ngoại của mình, và ngả bên tay trái đi về những làng mạc ngoài sông Cái, từ đấy có một cửa sông rộng, nước chảy xuôi ra biển. Cũng trên dòng sông ấy, gần khu chợ là một chiếc cầu sắt bắc từ bờ bên này sang bờ bên kia, gọi là cầu Long Bình. Bên này là phố chợ an ninh và bên kia, chỉ cách một nhịp cầu mà đêm đêm, người ta có thể nghe thấy tiếng súng nổ vu vơ. Mẹ Hà chập tối đã lùa lũ con vào nhà, nét âu lo thoảng trên khuôn mặt dịu hiền, khi thấy bố Hà vì bận công tác vẫn chưa về nhà ăn cơm chiều. 

Những năm còn bình yên, dòng sông vẫn hiền hoà đưa những chuyến đò về quê ngoại ăn Tết. Con đò lướt đi trên dòng sông mênh mông, hai bên bờ là những rặng dừa nước, những cây bần, bình bát, bằng lăng hoa tím như đan thành một bóng râm mát rượi, làm đẹp thêm không khí an bình cho dòng sông miền quê ngoại. Suốt năm ở thành phố, chị em Hà chỉ mong Tết hay hè được đi đò về quê ngoại, rón rén đi trên chiếc cầu khỉ bắc trên con mương ven bờ sông, để thấy căn nhà của ngoại có khoảng sân rộng trồng đầy cây kiểng, nhìn con bò mẹ đứng yên cho con bú, và chị em Hà được ăn thoả thích những thứ cây trái trong vườn nhà ngoại. Buổi chiều, trên chiếc tam bản, người chị họ đưa mấy chị em đi chơi dọc theo dòng sông, thỉnh thoảng lại có chiếc đò máy phăng phăng lướt sóng, chiếc tam bản bị nhồi lên nhồi xuống theo làn sóng trong nỗi sợ hãi của chị em Hà.

Ngày Hà lớn dần lên là những năm chiến tranh càng ngày càng lan rộng, mẹ Hà không dám đưa con về quê ngoại như những năm trước, bố Hà lại càng vất vả vì những cuộc hành quân nguy hiểm. Mãi sau này, lần đầu tiên Hà theo lũ bạn thời Trung Học qua chiếc cầu sang bên kia sông vào một ngày nắng đẹp, Hà mới thấy quê hương sao đẹp đẽ vô ngần. Ngồi với bạn trên một bờ cỏ non của Xóm Ðầu Bờ, con đường này kéo dài về những vùng xa như Giồng Rùm, Bàng Ða, Cầu Ngang rồi sẽ đưa du khách đến Ba Ðộng "biển xanh cát trắng". Chiến tranh đã giết dần mòn những khung cảnh nên thơ của đất nước, chỉ qua đến Ðầu Bờ, Hà đã được nhìn đàn cò trắng xoải cánh bay trên những thửa ruộng, người nông dân quần xắn cao trên đầu gối đang cấy mạ trên thửa ruộng săm sắp nước. Hà không hình dung nổi ở vùng đất ấy, bóng đêm cùng với thần chết rình rập lên trên thân phận con người.

Chuyện ấy xảy ra đã lâu nhưng với Hà là một ám ảnh khôn nguôi, trước cái chết hãi hùng cha của người bạn cùng lớp. Ông chỉ sang sông để làm công tác bình dân học vụ, và vài hôm sau, người ta thấy ông nổi lên với cái xác cụt đầu. Hà không hiểu nổi sự hận thù nào có thể có được trong những công việc tốt đẹp như thế. Ðể rồi nhiều năm sau, tâm hồn cô bé đã bớt ngạc nhiên khi thỉnh thoảng nhìn thấy xác người trôi trên dòng sông, tấp vào phố chợ, những người sống ven bờ sông hãi hùng hàng mấy ngày không dám tắm tát, giặt giũ, bơi lội nữa.

oOo

Năm 75, lúc ấy Hà đã mười sáu tuổi. Ðáng lẽ là thời kỳ bắt đầu tuổi mộng mơ thì Hà đã già dặn hơn, chỉ vì là chị lớn trong nhà, trong lúc bố một sáng một chiều bỗng dưng trở thành người không chỗ đứng. Bố kể lại cái cảm giác kỳ lạ của bố những ngày sau chiến tranh, khi đất nước được lãnh đạo bởi những người anh hùng áo vải, chân đất. Sự suy nghĩ của họ thật đơn giản là đánh đổ những cái cũ, nhưng cái mới thì lại trống trải, do đó chẳng phải bố bị đưa đi tẩy não, mà cả những người trí thức cũng tự nhiên phải công nhận là mình chưa đủ trí tuệ. Căn nhà của bố mẹ nay đã cũ kỹ, hình như nó cũng buồn theo khi bố Hà từ giã vợ con lên đường ra Bắc. Chuyến về quê vẫn chỉ có một mình như chuyến vào Nam cũng chỉ có một mình, nhưng lần này bi thảm hơn. Chuyến đi thăm bố ở miền Bắc là lần cuối cùng Hà được gặp bố, bố dặn Hà thay bố về quê cũ tìm lại ông bà nội và các chú bác trong nhà. Ông bà nội đã mất, chỉ còn lại hai nấm mồ được xây bằng những tảng đá ong. Sau đó về Nam, mẹ quyết định cho Hà và hai đứa em kế theo chị đi vượt biên như lời bố dặn dò.

Khi bước chân ra đi, Hà không hề nghĩ có ngày mình sẽ trở lại quê nhà có một mình, sau chuyến vượt biên kinh hoàng bi thảm đó. Hà mất một lúc hai đứa em. Chuyến đò chuyển người lên tàu lớn để ra khơi bị rượt đuổi, giữa một đêm tối trời đã đụng vào ghềnh đá. Ðêm rất lạnh, con đò bị lật xuống bất ngờ, hai đứa nhỏ đang ngủ chìm nghỉm trong tấm chăn ướt không vùng vẫy ra được. Hà may mắn bám vào được chiếc thùng nước rỗng, giữa những người bị nạn lóp ngóp, lặn hụp giữa đợt sóng dữ và bóng tối, sau đó được dân trong vùng mang xuồng ra tiếp cứu, may mắn mới còn sống sót. Lúc bước thấp, bước cao trong bộ quần áo ướt sũng, theo đám người đồng cảnh hoạn nạn đêm ấy về trại giam, Hà chưa nghĩ nổi là mình đã mất hai đứa em, và không biết tại sao mình còn sống. Hai đứa em trai tuổi mới lớn, tính còn trẻ con, mỗi buổi chiều vẫn bơi lội bì bõm nơi dòng sông trước nhà, mới đó đã không còn. Những ngày trong tù, Hà vẫn hoảng loạn nghĩ là hai đứa đi chơi đâu, và mỗi bữa cơm, Hà lại thảng thốt gọi em về ăn cơm, trong nỗi thương cảm, đau xót của những người đồng cảnh ngộ.

Phải một thời gian lâu lắm Hà mới tạm quen sự vắng mặt của hai đứa em, khi một người bạn tù đã nghĩ ra cách nói dối là hai đứa đã được cho về với mẹ. Mãi mấy tháng sau khi được thả, mẹ đưa Hà đến nơi chôn cất hai thằng em trai, hai nấm mộ đất cắm hai mảnh gỗ mỏng, nằm trên một vồng đất ven con sông cái. Hai nấm mộ nằm bên nhau, cỏ mọc lún phún trong khu đất của một ngôi chùa miền quê, nơi ấy Hà còn thấy vài nấm mộ nữa. Tất cả là những nạn nhân xấu số mà người ta vớt được xác vài ngày sau cái đêm kinh hoàng đó. Một bên là vồng đất cao trồng rẫy, một bên là hàng dừa xanh lả bóng ven sông, tạo thành một khoảng bóng lớn che trên những nấm mộ đất đơn sơ. Hai đứa em nằm đó, hai thằng bé dễ thương vẫn chị chị em em hôm nào, nay chỉ còn là hai nấm mộ lặng lẽ nằm ven  bờ sông, ngày ngày nghe tiếng sóng âm vang dội vào bờ cát.

Chưa thấy bến bờ tự do, gia đình Hà đã đánh đổi lấy một giá quá đắt cho hai chữ tự do, để cuối cùng lại quay về chốn cũ với bao nhiêu mất mát. Sau ít lâu, hai thằng nhỏ được gia đình bốc mộ đem tro cốt về quê. Hai cái hũ đựng hình hài được đem gửi trong một ngôi chùa gần nhà, cũng nằm ven dòng sông. Ðôi khi Hà nghĩ về thế giới bên kia, liên tưởng như hai đứa em vẫn ngày ngày bơi lội trên dòng sông, vẫn nhìn thấy những chuyến đò đưa khách từ bờ bên này sang bờ bên kia mỗi buổi chợ. Chắc hẳn những ngày sau đó, hai linh hồn thơ dại kia, mỗi ngày đã có tiếng kinh, tiếng mõ xoa dịu chút nào những mảnh hồn lạnh lẽo. Những ngày trước đó, không mấy đêm mà Hà không thấy hai đứa em trở về, lần nào cũng như lần nấy, hai đứa nhỏ người ướt sũng như vừa từ bến nước lên, lần nào chúng cũng than lạnh. Bao nhiêu lần trong giấc mộng, giữa đêm khuya, Hà hoảng hốt choàng dậy đi lấy quần áo cho em. Cũng ngay lúc ấy, Hà như nhìn thấy chập chờn hai chiếc bóng trắng, tan đi như sương, phả vào căn phòng một luồng hơi lạnh ngắt. 

oOo

Sau này, Hà lại một lần nữa thử thời vận với biển khơi, chuyến đi thập phần sinh tử nhưng cuối cùng cũng đến được bến bờ tự do, năm ấy Hà đã hơn hai mươi tuổi. Bố Hà vẫn chưa về, chỉ có mẹ và đứa em nhỏ nhất ở nhà. Làm sao nghĩ nổi rằng hạnh phúc lại có thể mất đi một cách quá dễ dàng như thế, sự tan nát của một gia đình. Lớn lên, Hà chưa kịp yêu thì cuộc đời đã giáng xuống bao thảm cảnh, khiến mỗi lúc nhớ về dĩ vãng thì chỉ là những hình ảnh mơ hồ trong mênh mông cuộc đời. Con đường đến trường rợp lá me bay, hàng phượng vĩ ven sông in xuống đáy nước rung rinh màu hoa đỏ thắm. Chuyến đò đêm từ quê ngoại về thành phố, sông bao la lấp lánh ánh trăng vàng, hai ven bờ là những thôn xóm rải rác, cây lá mập mờ dưới bóng đêm, chiếc cầu sắt nằm vắt ngang dòng sông. Hà mang theo hình ảnh ấy vào tâm khảm khi có những tháng ngày sống một mình đằng đẵng chốn quê người... 

Cuối cùng thì bố cũng trở về với mẹ, với căn nhà bên dòng sông mà lúc bố vào Nam đã nhận đấy là quê hương. Những lá thư của bố viết sang không hề than thở, nhưng nhìn dòng chữ yếu ớt run run của bố, Hà hình dung ra sự đổ vỡ của tâm hồn lẫn thể xác. Phải một thời gian khá lâu, Hà mới mang được bố mẹ và đứa em út sang Mỹ. Hai đứa em chết năm xưa bố mẹ vẫn để trong chùa, sang đến xứ người Hà thấy bố vẫn không vui hơn, hình như bố cứ u uẩn nỗi nhớ quê và bao điều không làm được.

 oOo 

Từ ngày xa quê hương, Hà không nghĩ là mình sẽ trở lại. Về với dòng sông nơi những năm tháng xa xưa, Hà có lúc đã đắm hồn theo những giọt mưa giăng giăng mịt mùng, khi bóng chiều đã ngả xuống mặt sông, có những chiếc xuồng lướt qua như đi về cõi hư vô. Mưa từ trời đổ xuống, nước từ dưới sông dâng lên hoà vào nhau một chút sầu vời vợi.

Vậy là Hà vẫn trở lại, về với dòng sông, thăm căn nhà xưa, thăm miền quê ngoại, và cũng là để mang cốt hai đứa em về với dòng sông như ý muốn của bố mẹ. Nếu một mai không ai còn trở về, hai đứa em cuối cùng cũng đã hoà tan vào dòng sông chốn quê nhà, như thân phận con người rồi cũng trở về với tro bụi. Chiếc tam bản buổi sáng hôm ấy chỉ có Hà với cô gái chèo thuyền có khuôn mặt thuần hậu, đó cũng là hình bóng Hà trong những năm tháng cũ. Nhìn dáng vẻ mảnh mai với đôi tay chèo của cô con gái miền lục tỉnh trong chiếc áo bà ba, Hà biết chắc muôn đời sẽ không bao giờ quên nổi hình bóng dòng sông quê hương trong tâm khảm. Ôm khư khư chiếc xách tay có đựng tro cốt của hai đứa em, nước mắt Hà giàn giụa khi nhớ đến ngày xưa, hai thằng em được chị đưa đi tìm tương lai nơi xứ người, có biết đâu lần ấy là lần cuối cùng biền biệt cõi thiên thu.

Hà tụng kinh nho nhỏ, chiếc xuồng cứ thế lướt êm trên dòng sông gờn gợn sóng, hướng về phía cù lao có rất nhiều vườn cây ăn trái. Giữa khoảng trời nước mênh mông ấy, Hà đã chọn là nơi êm đềm nhất để hai đứa em, một lần cuối cùng được an nghỉ nơi dòng sông quê mẹ. Khi đổ nốt nhúm tro tàn xuống lòng sông, nước mắt Hà cứ tuôn như mưa. Cô gái chèo xuồng cũng không giấu được đôi mắt đỏ, cái miệng xinh xinh cũng đang lâm râm niệm Phật.

Ôi! Những giọt nước mắt của kẻ tha hương một lần trở lại chốn quê nhà, đã rớt xuống làm mặn thêm cái mặn mà của dòng sông quê mẹ, nơi đã từng sinh ra, đã từng lớn lên, đã có biết bao kỷ niệm đầm ấm. 

Còn một ngày cuối cùng trên quê hương để ngày mai trở lại nước Mỹ, Hà tìm đến căn nhà xưa nơi Hà đã mở mắt chào đời, đã ấp ủ bao nhiêu kỷ niệm một thời nay được bán lại cho người khác. Chiếc cổng sơn vàng vẫn rợp bóng cây bông giấy màu hồng tím, cây mận đỏ của mẹ trồng trước sân vẫn còn đó, tự nhiên Hà rưng rưng muốn khóc.

Ðứng nép vào bờ tường phía bên ngoài của căn nhà xưa, Hà dõi mắt nhìn theo đám trẻ con vẫn lội bì bõm dưới bến sông, bập bềnh từng mảng rác bẩn tấp vào mé cầu và giề lục bình hoa phớt tím lênh đênh trên sông chiều. Bóng chiều đã nhập nhòa in xuống dòng sông một mảng mây tím lúc hoàng hôn, cuộc sống dường như có quá nhiều thay đổi, nhưng dòng sông vẫn mãi mãi là dòng sông năm cũ. Bỗng trong một giây phút ngắn ngủi, Hà có cảm tưởng mình mơ ngủ, khi rõ ràng nhìn thấy hình ảnh hai đứa em lẫn trong đám trẻ con, đang vùng vẫy bơi lội dưới mé sông. Hai cái đầu hụp lên hụp xuống trong dòng nước, rồi tan đi như bong bóng.


Nguyên Nhung

(Viết tặng những người bạn cũ ở Trà Vinh)

Chuyện Ngày 6 Tháng Giêng 2021 - Nguoiviettudo


Không phải là chính trị gia chuyên nghiệp , Trump mắc rất nhiều lầm lẫn khi thuê mướn người vào bộ máy điều hành . Đầu tiên là Bộ Trưởng Ngoại Giao Rex Tillerson, rồi đến Michael Bolton hay William Barr (toàn thứ dỏm) , thậm chí Mike Pence phó của Trump . Trong vụ làm chứng  6 tháng Giêng ở đồi Capitol cựu Attorney General (AG) của Trump cho việc Trump  tuyên bố bầu cử gian lận là LÁO nhưng không thể giải thích số 81 triệu phiếu dồn cho Joe ( đâu ra lắm thế !!) ,ăn trùm cả chủ cũ Obama ( 69 triệu) , Barr cũng không thể chứng minh trong mấy chục triệu phiếu bầu qua thư( một số lượng khổng lồ ) có hợp pháp hay không ?.

Nhiều người từng ra sức bênh vực Barr nhưng rõ ràng Barr bất tài không đánh hơi mùi gian lận để dốc chí điều tra . Dân thường còn giật mình trước con số 81 triệu phiếu; hoặc  sự kiện chỉ sau vài giờ giải lao Joe đang thua đột nhiên vượt trội hơn Trump vài trăm ngàn phiếu . Thậm chí fan của Joe sau khi Joe đựơc tuyên bố đắc cử chỉ tập trung vài chục ngoe ăn mừng vì chính họ CŨNG KHÔNG TIN !!

Khi làm chứng Ivanka tuyên bố "I respect Attorney General Barr so I accepted what he was saying." Rõ ràng Ivanka Trump không nói cha cô SAI như những anh VẸT Nam  ( và CÔNG NHÂN VIÊN cho các báo đài của đảng như CNN , NYT , WAPO...)  hăng hái bình luận !!  cô chỉ tuyên bố vì tôn trọng chức vụ AG của Barr nên cô CHẤP NHẬN những gì Barr nói . Hoàn toàn không có nghĩa ĐỒNG Ý .

Cũng giống như trên võ đài võ sĩ nhỏ con hơn tuyên bố  " Tôi CHẤP NHẬN anh bự hơn tôi nhưng tôi không ĐỒNG Ý tin đồn anh sẽ thắng tôi " bởi trong một clip ngắn với nhà làm phim Alex Holder , Ivanka đã tuyên bố như sau : in one short clip from December 2020 obtained by CNN, Ivanka Trump told the filmmaker, "As the President has said, every single vote needs to be counted, and needs to be heard. He campaigned for the voiceless."

"I think a lot of Americans feel very disenfranchised right now and really question the sanctity of our elections," she adds in the outtakes. "That is not right. It is not acceptable. And he has to take on this fight. Look, you fight for what you love the most. And he loves this country, and he loves this country's people. And he wants to make sure that their voice is heard and not muted and will continue to fight until every legal remedy is exhausted. And that's what you should do."

Một anh Vẹt Nam khoái chí viết một bài dài tràng giang đại hải chứng minh chính con gái Trump cũng lên án ông cùng với Barr nhưng không chịu đọc và phân tích kỹ . Mấy anh VẸT này thì miễn có chút hơi hướng nào chống Trump là cắm đầu cắm cổ vào . Ai đã sáng tạo ra danh gọi "VẸT" thật chính xác , thú vị vì nó diễn tả  công việc làm  copy  và paste  bừa bãi các tin vẹt từ tiếng Anh

Trong trường hợp của Barr  có thể giải thích rằng hoặc Barr đang chịu một áp lực nặng nề nào đó khiến phải lên án Trump  nặng nề  rằng Trump nói láo ( bullshit),hoặc Barr quả thật là một tay giá áo túi cơm một anh bất tài vô tướng mà Trump sai lầm khi thuê mướn.  Phe Tả tìm mọi cách có thể, hầu triệt hạ uy tín Trump ( tính luôn plan B nếu Trump không nhường W.H cho Joe ??) thì cở như Mike Pence, Bill Barr chẳng là cái đinh gì . Cho nên Nancy Pelosi dù biết là không đi tới đâu vì chẳng kiếm được bằng cớ cũng cố gắng đàn hặc Trump HAI lần . Robert Mueller xử dụng hai năm trời cùng với giàn luật sư hùng hậu cũng  đành chịu thua !!!

Trong bóng tối những quái vật đầm lầy Washington độc ác và MẠNH (*) hơn người ta đánh giá nhiều cho nên  người hợp tác với ông Trump sợ . Theo Trump chưa chắc có lợi ngoài lời khen YÊU NƯỚC nhưng tai hoạ thì không lường về tương lai chính trị , cả tính mạng bản thân gia đình vợ con . Ai cũng phải thủ cẳng. Thế lực bóng tối  gờm ông Trump nhưng cấp dưới ai sẽ che chở cho ?

Không cần phải tin những lời khai trốn trách nhiệm , trút hết mọi thất bại lên đầu người khác để chạy tội hay mua lấy bình an cho mình và gia đình vợ con . 74 triệu cử tri ( hơn 10 triệu phiếu so với đấng tiên tri ) bất chấp COVID đang hoành hành dử dội tự thân đi bỏ lá phiếu của mình vào thùng cho ông Trump . Một phần tư TỔNG DÂN SỐ nước Mỹ ( gồm cả con nít mới đẻ) ĐÓ MỚI LÀ ĐIỀU CẦN TIN !!

Tám mươi mốt triệu phiếu dành cho môt anh già lẩm cẩm chuyên quỳ gối và tranh cử từ basement ???

F...K !!!!!! 

(*) Người ta nghi ngờ hai cuộc tự tử của hai nhân vật tiếng tăm Anthony Bourdain và Jeffrey Eipstein có sự nhúng tay của THẾ LỰC NGẦM hầu che đậy cho những tổng thống và các đảng viên CỘM CÁN phe Dân Chủ ???? ( làm ơn để ý tới những dấu chấm hỏi )F...K !!!!!!


Nguoiviettudo

Con mot bai nua dai hon se goi tiep vai ngay sau

Nghiệp-Duyên, Nhân-Quả "Nhì Nhằng" - NHH


Đến tuổi này, tìm hiểu, suy nghĩ về Đạo Phật và những tương quan trong cuộc đời luôn luôn thú vị, nên tôi gửi chuyện này để chia sẻ với các bạn về câu chuyện 'Nghiệp-Duyên, Nhân-Quả nhì nhằng". 

Tuy câu chuyện không đến nỗi thành một điều ám ảnh, nhưng hệ quả của nó lại theo đuổi tôi từ rất nhiều năm nay: 

"Cuối cùng của mọi sự việc xảy ra, tôi luôn luôn biến thành "nạn nhân", dù chẳng hiểu mình đã làm điều gì sai. ?!"

Vì chuyện khá nhiều chi tiết, để cho dễ nhớ, tôi xin liệt kê trước tên 3 nhân vật chính trong câu chuyện: 

1- Trung : anh bạn tôi (tạm gọi như vậy vì anh ta là người Huế.)

2- Cháu Lan : con gái nuôi của một bà chị họ tôi. cũng là vợ của Trung.

3- Michael : con trai của 2 người này

***

1-/ Trung : 

Năm 1967, tôi thuê một căn gác trọ gần trường Y Khoa, để tiện việc học hành. Một hôm (do lời gửi gấm của một người bạn quen sơ sơ trong lần đi cứu trợ Nạn Lụt Miền Trung), anh chàng Trung này vừa đỗ Tú Tài 2 ở Huế, vào Sài gòn học Đại Học Khoa Học, đã tìm đến tôi xin ở chung vì "lạ nước, lạ cái", mong tôi hướng dẫn. 

Tôi đồng ý ngay vì đã có lời giới thịệu vả lại Trung là một thanh niên dễ mến, đẹp trai, ăn nói nhỏ nhẹ, rất có duyên.

Sau 6 tháng ở chung nhà trọ, tôi vẫn rất quý mến Trung, xem như một người em vì cách đối xử rất lễ độ. Tôi chỉ nhận thấy một khuyết điểm duy nhất là cậu này thường ... hay "quên" góp tiền trả tiền nhà, kể cả tiền mua báo để đọc truyện Kim Dung, (như lời hứa lúc ban đầu) dù tôi biết gia đình cậu ấy vẫn gửi tiền chu cấp đều đặn.

Nhưng tôi không xem đó là điều quan trọng vì mỗi ngày 8 giờ sáng đã ra khỏi nhà chỉ về căn nhà trọ vào 8 giờ tối, xem lại bài vở một chút rồi ngủ. Thêm người hay không, vẫn chỉ trả bằng ấy tiền nhà mà lại có một người bạn nói chuyện rất duyên dáng bên cạnh càng vui. 

Ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch, 7 ngày trước tết Mậu Thân, tôi nghỉ học về nhà ăn Tết với gia đình, Trung cũng theo tôi về ở tạm một đêm để nhờ tôi sáng hôm sau chở ra Phi Trường Tân Sơn Nhất về Huế.

Tối hôm đó, sẵn không khí ngày Tết đến và trong túi có chút tiền tôi rủ Trung đi nhậu. Chẳng may say quá, hôm sau cà 2 đều dạy trễ, ra tới phi trường thì đã hụt chuyến bay, tôi đành giữ Trung ở nhà ăn Tết với gia đình mình. 

Suốt 7 ngày trước Tết Mậu Thân cậu ta cứ oán trách tôi:

  • Anh hại tôi rồi ! Vì đây là cái tết đầu tiên gia đình tôi có đủ 6 người (Bố, Mẹ, anh trai, chị gái và em gái) được xum họp đầy đủ.

Đùng một cái, khoảng 2 tuần lễ sau tết, tin dữ bay vào: cả gia đình anh ta gồm 5 người đã bị việt cộng giết chết hết. Suy nghĩ đầu tiên của tôi (dù không dám nói ra) là: nhờ một chút tiền và mấy ly rượu đã cứu mạng anh ta.

Nhưng Trung lại oán hận tôi hơn:

"Lỗi tại Anh là người gây cho tôi cảnh thà chết còn hơn sống"

Tôi thông cảm lời kết án này và cũng chẳng biết làm gì để chuộc lỗi nên 1 tháng sau, khi tình hình Huế đã tạm yên đã cùng bay ra Huế giúp anh ta hỏa táng hài cốt cả gia đình rồi mang vào chùa. 

2-/ Cháu Lan:  

Mang mặc cảm tự nhiên "gây họa" cho một người trở thành tứ cố vô thân, không nơi nương tựa, và bản thân đang đi học cũng không đủ sức cưu mang anh ta, nên tôi đã dẫn Trung đến nhà bà chị họ, lớn hơn tôi nhiều tuổi, nhờ bà cho Trung tá túc.

Bà chị này giầu có, góa chồng từ ngày còn trẻ sống thủ tiết thờ chồng và "tu tại gia", vui vẻ nhận lời vì rất quý mến tôi. Cháu Lan, sống với bà là một đứa bé mồ côi mà chị tôi nhận nuôi, xem như con gái ruột.

Lúc đó cháu Lan còn nhỏ mới khoảng 12, 13 tuổi, chị tôi cứ gọi đùa là "Con Đẹt" vì cơ thể cháu chưa phát triển vẫn là một đứa trẻ con. Cháu Lan gọi tôi bằng cậu xưng con, và dĩ nhiên gọi Trung bằng chú, xưng cháu. 

Nhờ sự độ lượng của chị tôi, Trung tự nhiên có chỗ ăn ở, học hành tử tế. Anh ta học cũng có vẻ tà tà thôi, chứ không học sống chết như bọn mình vì nếu thi rớt sẽ phải nhập ngũ, nhờ Trung được hưởng chính sách "miễn dịch vĩnh viễn," do là người duy nhất còn sống sót  trong một gia đình bị cộng sản thảm sát. Nhưng nhờ bàn tính thông minh nên 4 năm sau Trung cũng lấy được bằng Cử Nhân Sinh-Lý-Hóa (Biology-Physics-Chemistry) và sau đó kiếm được chỗ dạy học tại một Trường Trung Học ở Cà-Mau (1973). 

Nhưng câu chuyện không có 'Happy Ending' như thế.

Một ngày khoảng giữa năm 1973, khi tôi đang đóng quân ở Sa-Đéc thì  cháu Lan, lúc đó mới 17 tuổi, bế một đứa bé xuống nhờ tôi đi tìm Trung (bố thằng bé) vì sau nghe tin cháu có bầu, cậu ta ... trốn mất.

Thương đứa bé mồ côi, tôi đành phải về tận Cà-Mau tìm cho bằng được Trung, vừa thuyết phục, vừa đe dọa buộc anh ta về Sài gòn làm đám cưới.

Có lẽ thấy tôi 'súng ống đầy người' và biết tính tính nóng nảy của tôi, Trung đã về Saigon sau khi ra điều kiện là sau ngày cưới sẽ giữ nguyên tình trạng cũ tức là bà chị họ của tôi vẫn nuôi vợ và con cậu ta. 

Tôi được ... 'hưởng lợi' rất nhiều trong cuộc "vạn-lý-trường-chinh-đi tìm chồng cho cháu gái" năm 1973:

  •  Lên chức rất nhanh (nhanh hơn lên lon nhiều) vì chỉ trong vài ngày, một thằng "bạn" vẫn gọi tôi là anh xưng em nay phải gọi mình bằng Chú xưng Cháu ngọt sớt.
  • Chỉ 2 tuần lễ ở Cà-Mau tôi đã bị sốt rét mà hậu quả thỉnh thoảng còn kéo tới ngày hôm nay, những khi trái gió trở trời.
  • Nhưng quan trọng hơn cả là tôi rất ngại ngùng mỗi khi gặp bà chị họ, trước đó rất thương yêu mình, dù là bà chỉ trách nhẹ nhàng; "Em ơi, em tuy có lòng tốt đấy nhưng lại kém mắt nhìn người"

Câu chuyện cũng kể như tạm qua, dù sau đám cưới, cả năm Trung chỉ về thăm vợ con đúng một lần, thì lại xảy ra biến cố 30 tháng 4, 1975. Trung cưới vội cô con gái của một ông chủ vựa nước mắm, nhà có sẵn tầu đánh cá, bỏ mặc vợ con, theo gia đình cô vợ mới chạy sang Mỹ.

Tôi kẹt lại Saigon nên cũng không biết thêm tin tức gì về cậu ta. 

Khoảng những năm đầu 90's, cả gia đình tôi và gia đình bà chị họ đều được bảo lãnh sang Mỹ.  Vì thương đứa bé chưa bao giờ biết mặt cha nên tôi cũng có ý định đi tìm cậu ta, nhưng lúc đó phương tiện eo hẹp nên chẳng biết đâu mà mò, chỉ ... "nghe đồn" là mấy gia đình đánh cá theo các Cha trong họ Đạo ở bên New Orleans bây giờ đều rất khá giả !

Hơn nữa mỗi khi bàn chuyện, 2 cậu cháu cứ phải "lén lén, lút lút", (rất không hợp với bản tính của tôi,) do bà chị họ tôi không bao giờ muốn gặp mặt thằng con rể ... vài ngày nhưng lại gây họa cho bà không biết bao nhiêu năm.

Đến năm 1996, thì tôi tìm được chính xác ...'địa chỉ' của anh ta ở "Nhà Tù Liên Bang" do phạm luật "Three Strikes Out" (có lẽ vì buôn drugs !). Tôi cảm thấy nhẹ nhõm vì từ nay đã hết người và hết chỗ để tìm !

Bà chị tôi mất năm 2003 vì End stage renal disease (polycystic kidney). 

3-/ Michael: 

Cháu gọi tôi bằng "Ông", hiện đã là Family Doctor, nhờ được mẹ tuy làm việc may vá vất vả nhưng nuôi nấng dạy dỗ rất đàng hoàng.

Tôi đã kể toàn bộ câu chuyện cho cháu nghe và có hỏi cháu còn ý định đi tìm bố cháu nữa không ? Cháu trả lời rất dứt khoát: "Ông ơi, cháu tìm người ấy để làm gì? Bây giờ hạnh phúc của cháu là phụng dưỡng mẹ cháu."

Các bạn thân mến,

Câu chuyện "Nghiệp-Duyên-Nhân-Quả nhì nhằng" đáng lẽ ra chấm dứt ở đây được rồi, nếu 2 tháng trước tôi không nhận được một cú điện thoại từ một người bạn rất thân còn sống tại Việt Nam:

"Hùng ơi, thằng Trung em mày đã được thả sau 20 năm, hiện nó sống ở Việt Nam rất gần nhà tao. Mỗi khi uống rượu say, nó vẫn oán hận ... mày là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ trong đời nó !" 

Xin hỏi:

"Trong cái nhìn của Nhà Phật, tôi đã hết duyên nợ với ông này chưa?"

 

Thân

NHH (Tâm Sự Của 1 BS.Quân y)

https://hoainiemtayninh.blogspot.com/2020/12/nghiep-duyen-nhan-qua-nhi-nhang.html

Tuesday, June 28, 2022

Nhà Giàu Dạy Con - Tony Buổi Sáng


1. Năm nào cũng vậy, có một số người đợi ngày cuối cùng của tháng chạp mới đi mua hoa, hòng được rẻ nhất, do áp lực về thời gian của tiểu thương. Và các tiểu thương mấy năm nay đã quyết định đập bỏ, dọn lên xe rác chở đi thay vì cho. Điều này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong xã hội (đang điều chỉnh hành vi từng ngày để sống văn minh hơn).

Có thể bạn thấy chua chát, nhưng quyết định tiêu huỷ hàng hoá là quyết định bình thường của thị trường. Hàng sở hữu của thương nhân, họ bán, trữ, tiêu huỷ là quyền của họ, luật pháp không cấm.

Chúng ta từng khóc thương nông dân trồng hoa. Nhưng họ thật ra chẳng có gì tội nghiệp vì các thương lái đã trả tiền xong từ dưới ruộng. Thương lái cũng chẳng tội nghiệp gì vì họ đã lãi những ngày đầu khi bán những chậu hoa đẹp cho người giàu. Người nghèo lúc này nghe giá sẽ dội ngược, bảo là hét trên trời, giận. Nhưng giá đó có người mua, cung gặp cầu. Người giàu, thay vì tốn thời gian đi tận nơi để lựa chậu vừa ý, giờ có người mang lên tận nơi, lấy trước nên lấy cái ngon, thuận mua vừa bán, phân khúc hạng sang, người có tiền, kẻ có hàng ngon nên việc bán hàng diễn ra nhanh chóng, vui vẻ. Mọi thứ vận hành trơn tru. Hoa, tranh, nhạc, du lịch....là những sản phẩm tinh thần, không phải là thiết yếu, người cần thì đã sẵn sàng trích một phần thu nhập để mua rồi. Không được cho tặng miễn phí những sản phẩm văn hoá, vì người nhận miễn phí sẽ khó mà trân trọng. Khi nhu cầu đã hết, người bán nên chở hàng về kho hoặc đổ bỏ. Công ty vệ sinh đã ký hợp đồng dọn dẹp, ngay cả bỏ hết đống hoa đó, họ đã thu tiền và sẽ dọn sạch, không than phiền gì. Mọi thứ nó đã vào guồng, không như mình nghĩ.

Buffet trong các khách sạn 5 sao, toàn tôm hùm, hàu, cá hồi...đến tối, dù còn nguyên nhưng họ cũng đổ bỏ hết, không cho nhân viên ăn hoặc mang về vì sẽ tạo thành tâm lý phục vụ không tốt (hòng mang về). Cũng không đem cho người nghèo, cơ nhỡ....vì làm ăn, không tốn thời gian phân bổ nhân sự làm việc này. Chưa kể nhóm nhà nghèo không quen bụng, ăn mấy món sang sang kia sẽ ói mửa hay Tào Tháo đuổi, kiện thưa rồi mình đi giải quyết mệt mỏi. Chuyện có anh quản lý nhà hàng 5 sao nọ nhận thức không sâu, cứ nói đồ ăn đổ bỏ mang tội gì đó, đem cho nhóm vô gia cư ăn. Cứ tối tối là 1 nhóm vô gia cư chầu chực trước nhà hàng, có lần ăn xong thì đau bụng, 1 người tử vong nửa đêm vì tiêu chảy cấp (do không quen ăn hải sản). Anh quản lý phải chịu rắc rối thời gian dài. Làm chủ phải có tư duy khác. Hàng của họ, tiền của họ, khi đổ bỏ họ còn xót xa hơn cả mình tiếc. Nhưng khi cần bỏ là phải bỏ. Còn từ thiện, hãy trích phần trăm lợi nhuận gửi vào quỹ từ thiện chuyên nghiệp nào đó để họ làm giúp mình.

2. Dân làm ăn không có mở miệng là tội nghiệp, thương thế. Mình cứ cảm tính, cảm xúc trong kinh tế thì hậu quả kinh khủng. “Đừng bao giờ giao cơ nghiệp vô tay người cảm tính”, người Do Thái hay người Hoa luôn dặn nhau như vậy khi lựa chọn người quản lý cấp cao.

Khách sạn có phòng có trăm ngàn/đêm nhưng cũng có phòng trăm triệu/đêm, tuỳ họ, có vi phạm pháp luật đâu mà chửi rủa? Học phí trường chỉ vài trăm ngàn nhưng cũng có trường cả tỷ 1 năm. Xấu đẹp, ngu khôn, hợp lý hay không hợp lý, đắt rẻ, xa gần....ĐỀU là do cá nhân mình tự nghĩ. Họ bán vậy đó, công suất phòng chỉ có vài % thôi, nhưng họ không giảm giá, chuyện của người ta. Tour du lịch họ ra giá vậy, mình chửi bán "mắc quá chó nó đi", nhưng người ta vẫn có khách riêng của người ta, "chó" có tiền đi chơi, còn mình là "người" mà không có. Khách sạn ở Đà Lạt ngày thường 200k/đêm, lễ tết lên 1 triệu/đêm thì cũng bình thường, chẳng có gì chặt chém cả. KS chỉ có 10 phòng mà 100 người cần, thì giá phải tăng tương ứng cho 10 người chấp nhận mức giá cao nhất, nếu không có ai chấp nhận, tự động giá sẽ giảm. Hiệp hội du lịch vui lòng đừng ra công văn yêu cầu khách sạn trên địa bàn cam kết không tăng giá....mà quên là quy luật thị trường. Lúc ế, hiệp hội có ra công văn sẽ bù lỗ cho người ta không? Hãy để thị trường tự do điều tiết. Cứ nói "hãy bán giá sao cho vừa túi tiền". Vấn đề là túi của ai? Mình chỉ có thể biết túi của mình thôi, còn của người khác, sao biết mà nói?

Mấy cái túi hàng hiệu niêm yết tới mấy chục cả trăm triệu/cái, mình thấy vắng hoe, ái ngại cảm thông. Họ kinh doanh, được nhờ mất chịu. Họ lỗ, chịu hết nổi sẽ trả mặt bằng. Dân mình đi qua, nói sao không hạ giá xuống 50 ngàn/cái để bán cho dễ, chứ thấy ế tội quá em ơi. Họ treo đó là tính vô chi phí marketing, cho đám đông nhìn thấy thương hiệu, còn rẻ hơn quảng cáo trên tivi. Đám đông sao biết được chuyện đó, nên đứng coi, phán xét và khuyên răn khí thế. Với nhà buôn lớn, họ không bao giờ hạ giá vào giờ chót vì như vậy sẽ khiến cho những người mua trước thấy tiếc nuối, trách móc và có khi lại chờ giảm giá năm sau. Mà đối tượng đó mới là khách hàng thật sự, phải bảo vệ họ. Louis Vuitton (LV) hay Hermes là thương hiệu thời trang không bao giờ sale off, qua mùa lỗi mốt là huỷ.

Đừng bao giờ dạy người giàu tiêu tiền, quản lý tài chính (họ làm ra tiền, dư được tiền tức việc quản lý tài chính của họ đã rất khoa học, hiệu quả). Đừng bao giờ ngây ngô yêu cầu người ta thay đổi giá cả, "sao không bán rẻ từ đầu rồi giờ đổ bỏ", rất tào lao, trẻ con.

Khủng hoảng thừa 1929-1933, hàng hoá các công ty họ đổ hết xuống biển chứ không có tặng cho ai, dù nhiều nước đang trong nạn đói, bị các nhà đạo đức học lên án là sao không thuê tàu đi tặng mấy nước đang chiến tranh. Làm chủ đau đầu muốn chết vì lỗ, ngồi đó còn thuê tàu cử người đi phân phát hàng cho chỗ đang đánh nhau. Quy luật kinh tế thị trường nó vậy, không thể lấy cảm xúc, tình cảm, hiểu biết nhỏ nhoi của mình ra phán xét được.

3. Thị trường nó lạnh lùng sòng phẳng. Nếu ai lỗ, thì là bài học cho họ năm sau. Kể cả nông dân trồng chuối, thanh long, tiêu điều, nuôi heo nuôi gà.... Thời đại này thông tin rộng khắp. Tính toán sai, cung vượt cầu, không biết tiếp thị hay chế biến, cứ thụ động phụ thuộc thì khi giá rẻ, đồ đống. Ngược lại. Cầu cao thì lãi nhiều, hưởng. Giải cứu nông sản là chiến dịch người ta chỉ mình cách tiêu thụ, sau đó phải tự biết làm chứ sao đợi người ta thương hại mãi? Không riêng nông nghiệp, cứ ai thụ động thì nghèo, chịu. Ai chủ động thì giàu, hưởng.

Nếu ai có đầu óc khách quan, hiểu quy luật thị trường mới kiếm tiền được. Những bạn cảm tính khó có thể làm ăn hoặc trở thành quản lý cấp cao vì không rạch ròi các quan hệ, nuông các cảm xúc, không tôn trọng khách quan vì nghe theo con tim nhiều quá. Lúc yêu thì thôi là yêu, ghét thì thôi là ghét. Cứ trong đầu ai mà còn cảm xúc ưa rồi không ưa, thích rồi ghét....thì không thể làm ăn được.

Đừng bao giờ kêu gọi ủng hộ công ty nào vì thương, mua hàng là vì nhu cầu, còn vì ủng hộ thì không lâu dài được. Cũng đừng kêu gọi tẩy chay hãng nào đó vì ghét. Lần trước có 1 hãng hàng không, vì "tội" đưa các người mẫu lên đón các cầu thủ yêu thích, mà người mẫu đó đám đông mặc định là không đẹp, không "xứng" để đụng vào cơ thể thần tượng của họ, thế là nổi cơn cuồng nộ. FB khắp nơi nói sẽ tẩy chay, thề là không bao giờ đi hãng này nữa, trong đó có người bạn thân của mình. Sau đó 1 tháng, mình thấy cậu ấy vẫn ngồi cả đêm search vé giá rẻ, và khi vé hãng đó thấp hơn các hãng kia chỉ có vài đồng, cậu đã quên mất lời thề thốt khi xưa, book vé và bay, post hình lên FB khoe mua được giá hời, cười như địa chủ được mùa.

Đám đông có cảm xúc lên xuống thất thường, ầm ầm lên cơn thịnh nộ rồi quên béng, các nhà kinh tế học gọi là "não cá vàng". Mình làm quản trị, đừng có lo lắng thái quá. Tuyệt đối không bị cuốn theo.

Những ông chủ ở Hongkong thường dạy con cháu của họ "Nếu con cho rằng một cái gì đó là đắt, là do con còn quá ít tiền, chưa đủ tiền để xem nó là rẻ".

(如果认为某样东西很贵, 说明你没有足够的钱认为它便宜-nguyên văn đã chuyển sang chữ giản thể cho dễ đọc). Phấn đấu làm thêm, thay vì chua chát với đời. Không đủ năng lực thì chấp nhận không ăn được nho, chứ buông chi lời cay đắng "nho ơi mi hãy còn xanh lắm", đó chỉ là sự an ủi bản thân thôi. "Than thở, phàn nàn, ghét" là động từ chỉ có ở người yếu thế và bất lực.

Hãy dạy con tư duy khác biệt như thế, để sau này nó sống thoải mái hơn.


(Nguồn: Tony buổi sáng)

Monday, June 27, 2022

Husband And Wife

After marriage, husband and wife become two sides of a coin ; they just can't face each other , but still they stay together .(Al Gore )

- A good wife always forgives her husband when she's wrong (Barack Obama )

- “ First there’s the promise ring , then the engagement ring , then the wedding ring... soon after.... comes Suffer... ing ! "(Jay Leno)


- I had some words with my wife , and she had some paragraphs with me .(Bill Clinton)

-" Some people ask the secret of our long marriage . We take time to go to a restaurant two times a week . A little candlelight , dinner , soft music and dancing . She goes Tuesdays , I go Fridays . "( George Bush)

-" I don't worry about terrorism. I was married for two years. "( Rudy Giuliani)

- My wife and I were happy for twenty years . Then we met .(Alec Baldwin)

-There's a way of transferring funds that is even faster than electronic banking . It's called marriage ."(Michael Jordan)

- Two secrets to keep your marriage brimming : 1. Whenever you're wrong , admit it . 2. Whenever you're right , shut up .(Shaquillle O'Neil)

- You know what I did before I married ? Anything I wanted to .( David Hasselhof)

- The most effective way to remember your wife's birthday is to forget it once..(David Bryant)

- Marriage is the only war where one sleeps with the enemy .(Tommy Lee Jones)

- A man inserted an 'ad' in the classifieds : " Wife wanted " . Next day he received a hundred letters . They all said the same thing : " You can have mine . "( Brad Pitt)

- First Guy (proudly) : " My wife's an angel ! " Second Guy : " You're lucky , mine's still alive . "(Jimmy Kimmel)

- “ Honey , what happened to ‘ ladies first ’ ? ” Husband replies : “ That’s the reason why the world’s a mess today , because a lady went first ! ”( David Letterman)

- The great question...which I have not been able to answer...is , " What does a woman want ? "( George Clooney)

- Woman inspires us to great things , and prevents us from achieving them .( Mike Tyson)

- By all means marry . If you get a good wife , you'll be happy . If you get a bad one , you'll become a philosopher (Socrates). 

- When a man steals your wife , there is no better revenge than to let him keep her . ( Lee Majors)


[Fun Funky]