Trong một
hoàn cảnh ngặt nghèo nào đó, quí vị bị người ta hăm dọa thì cứ làm thinh, không
phản ứng gì hết mà gương mặt rất bình thản, thản nhiên. Người ta thấy quí vị
làm thinh, không nghe quí vị nói, hay bình luận, hay có ý kiến gì mà lại rất thản
nhiên, họ sẽ hoang mang ngay.
Thậm chí,
trong trường hợp một số người đang chạy tới để tấn công mình, quí vị cứ đứng
đó, cứ làm thinh, họ sẽ thay đổi thái độ. Nhưng nếu quí vị chống cự, hay tỏ ra
mình có vẻ đối phó thì họ tấn công thật.
Trong phim
nói về tình sử Đại Đường có một câu chuyện tương tự. Có một ông đại đức ở xứ nọ
phải lòng và yêu cô công chúa thứ 17 của vua Đường. Trong hoàn cảnh nào đó
không rõ, ông đại đức giống như bị phạt phải ngồi trong một khu rừng có nhiều
chó sói.
Ông ngồi nhắm
mắt trong rừng cho đến qua đêm. Đêm đó, chó sói đến gần bao vây ông, dồn ông,
ngửi ông, nhưng ông vẫn ngồi làm thinh, không cục cựa, không mở mắt, coi như
mình không thấy chó sói, không cảm thấy trời thấy đất, không cảm thấy chính
mình, không cảm thấy gì hết. Cuối cùng, bầy chó sói đó bỏ đi.
Thật vậy, nếu
làm thinh trong trạng thái không thấy luôn cả mình thì tạo ra lực rất mạnh.
Tình huống
dùng sức mạnh của sự im lặng
Sức mạnh của
sự im lặng không phải là công thức có thể áp dụng trong tất cả mọi tình huống,
nhưng đối với những trường hợp có rất nhiều vấn đề tranh cãi hay hơn thua, sử dụng
lý luận, trí tuệ cũng không bằng sử dụng sự im lặng.
Đã gọi là im
lặng tức là không có hướng cái đầu của mình về những chuyện bên ngoài, im lặng
đến mức độ là quên luôn cả mình thì sức mạnh mới thực sự vĩ đại. Cái miệng của mình
không phát ra một âm thanh gì hết, cái đầu của mình cũng không phát ra sự lầm
thầm gì, đó mới gọi là im lặng.
Với những
chuyện mà lời lẽ, tiền bạc, vũ khí, kiến thức không giải quyết được, thì sức mạnh
của sự im lặng sẽ giải quyết được.
Trong tình
huống ngàn cân treo sợi tóc, chẳng hạn, mình đang đi giữa đồng không mông quạnh
mà thấy một con sư tử đang chạy đến phía mình. Mình không biết làm gì, không biết
dựa vào đâu, không có cây để leo, không có vũ khí để tự vệ, nói tóm lại là chỉ
có cảnh chết trước mắt thôi. Lúc đó, mình ngồi xuống, nhắm mắt, quên luôn mình
đi. Trường hợp dùng sức mạnh im lặng là như vậy.
Trường hợp
hai vợ chồng hay cãi cọ hoặc lý sự với nhau, quí vị im lặng, quan sát, lắng
nghe, cư xử với nhau bằng những việc làm trong trạng thái tĩnh lặng để giải quyết
thời điểm căng thẳng đó. Khi thời điểm đó qua rồi, mình sẽ ứng dụng giải pháp
khác.
Khi nói chuyện
với ai đó mà họ thích tranh luận quá, nếu quí vị tranh luận lại nữa sẽ không đạt
hiệu quả gì hết. Quí vị phải im lặng. Hoặc khi dự một cuộc họp, quí vị im lặng,
lắng nghe và quan sát cho đến khi nào cần thiết phải nói một điều gì đó thì
nói, còn không cần thiết thì giữ thái độ im lặng. Khi người ta hỏi về một điều
gì đó, quí vị có nhiều cách trả lời trong đó có cách giữ im lặng. Im lặng có một
sức mạnh, một ý nghĩa đặc biệt của nó.
Khi im lặng,
quí vị ở trong thế chủ động và người khác sẽ ở trong thế bị động. Người ta sẽ
bình luận, suy nghĩ mãi về sự im lặng của quí vị, và như vậy tức là người ta đã
ở trong thế bị động hoàn toàn, tâm họ bị động, cái đầu bị động.
Quí vị ở
trong thế chủ động, đầu óc của quí vị ở trạng thái zero, trạng thái rất hoàn hảo,
không có gì để nói, không có gì để bình luận. Có khi người ta chịu không nổi,
chửi toán lên, bảo mình khinh người ta. Người nổi nóng, nổi khùng, nổi điên, la
hét, đập đổ là người đang chứng minh sự yếu đuối của mình, sự bất lực của mình,
chứ không phải họ mạnh. Người mạnh là người làm thinh. Người nào muốn chứng
minh nhiều chừng nào thì người đó yếu chừng ấy.
Nhưng tới
công sở làm việc, hay đem đơn xin vay tiền, mình làm thinh thì không được, mà
phải giải thích, người ta thắc mắc chỗ nào thì giải thích chỗ đó. Hồ sơ của
mình phải được 9 điểm người ta mới cho mình vay, nếu mình làm mới được 8 điểm
thì phải giải thích, phải thuyết phục chứ không làm thinh được. Thấy mình làm
thinh, người có thẩm quyền duyệt sẽ bảo “Ông này, bà này chưa sẵn sàng để vay
tiền, giống như được hay không được thì thôi, chứ chưa có tâm ý sẵn sàng. Nếu
cho người này vay, có khi người ta trả không được”. Cho nên, phải tùy hoàn cảnh
mà áp dụng.
Duy T
Lính Thủy sưu tầm & minh họa
No comments:
Post a Comment