Pages
▼
Thursday, October 31, 2013
Wednesday, October 30, 2013
Tai Họa Của Việc Chuyển Bài - Người Phương Nam
Từ khi kết duyên với internet,
hằng ngày tuy nhận được cả trăm email nhưng tôi chỉ duyệt sơ qua coi bài nào cần
thiết đáng đọc thì để lại coi từ từ, còn bao nhiêu tôi delete hết để tránh tình
trạng quá tải làm máy bị nghẹt.
Những bài hay, thông tin hữu
ích hay chuyện tiếu lâm thư giãn sau khi đọc xong, tôi không giữ lại một mình mà thường chuyển đi
cho bạn bè tứ xứ với mục đích chia sẻ với họ những gì mình đã thu thập được bằng tất cả thiện chí. Nhớ
lại xưa kia, lúc nhân lọai chưa phát minh ra mạng lưới tòan cầu, ngày nào ra lấy
thư, tôi đều bâng quơ hy vọng sẽ nhận được một lá thư vớ vẩn của ai đó hoặc của một người bạn
cũ phương xa còn nhớ đến mình. Nhưng rốt cuộc chỉ có thư đòi tiền của các công
ty điện, nước, gaz, điện thọai hoặc là thư hẹn của nhà thương hay bác sĩ mà thôi. Như vậy thử hỏi có buồn, có thất vọng chán nãn không chớ!.
Nhưng thời nay nhờ phương tiện
internet, thông tin tới vèo vèo trong vòng mấy giây, khỏi phải nôn nóng trông mòn trông mỏi như xưa. Còn gì vui sướng cho bằng, nhứt là thư riêng. Thật là cám ơn internet vô cùng! Giờ đây mỗi ngày, khi mở hộp thư ra thì trong đó đã có khỏang trăm cái ngồi đợi sẵn, biết là sẽ phải xóa bớt nhưng có hề
gì, có người gởi cho mình là đã cám ơn không hết sá gì phải delete mỏi tay. Bụng
mình nghĩ vậy nên suy ra bụng người tưởng cũng vậy cho nên tôi rất chuyên cần làm sứ giả đưa tin, hăng hái chuyển tiếp lại cho những người tôi quen biết trên mạng ảo. Nhưng ai dè đâu có người vầy người khác, chớ không phải ai cũng như tôi. Có
người thích thú cảm kích nói lời cám ơn. Nhưng ngược lại, có người thì nói như tát nước vô mặt mình “tôi không phải là cái thùng rác đâu
mà cứ vứt rác vào đây”. Có người thì bảo “ Trời ơi! cái mail này hổm rày đã có
người gởi cho tôi ba bốn lần rồi, “đụng hàng” hòai mắc công delete quá”. Có người thì nói “Đừng có gởi cho tôi cái gì có dính dáng tới "chính chị chính em" nữa, tôi chủ trương phi chính trị, phi tôn
giáo, tôi không muốn thấy những bài có cờ vàng cờ đỏ, Chúa Phật thần thánh gì hết, đây rồi mắc công sinh giặc cãi cọ chưởi rủa với nhau, phiền lắm!”
Tôi ngẫm nghĩ trong bụng sao
kỳ vậy ta! Cờ quốc gia mình mà không muốn thấy, Chúa Phật cũng không chơi, vậy
thì tên này chắc là vô tổ quốc vô thần rồi còn gì. Vậy thì nó là người gì, từ
đâu tới? Ngay cả người dân VN còn lại trong nước, dù đang sống dưới chế độ cộng sản vô
thần mà ai cũng còn giữ nguyên tín ngưỡng của mình. Nhà thờ, chùa chiền, thánh
thất mọc lên như nấm mặc dù là của quốc doanh đi nữa. Đó chính là dấu hiệu chứng tỏ rằng
con người dù lúc nào thời nào cũng cần nơi nương tựa thiêng liêng.
Bị mắng vốn hoài vậy đó mà
tôi vẫn chưa chịu bỏ cái tánh “tà lẹt” của tôi. Không ưa chính trị đạo giáo hả? Vậy thì tôi chỉ chọn những bài công dân giáo dục, dạy con
người biết thế nào là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, biết giá trị cuộc sống, biết mở lòng yêu thương với nhau với hy vọng ích nước lợi dân, dù nhiều hay ít cũng có thể mang chút ấm áp khích lệ tới cho mọi người. Có lần tôi chuyển bài “Còn Tìm Thấy Quanh Đây Tình Người”,
một bài viết nói về tình người vẫn còn tìm thấy được trong xã hội VN thì hôm
sau tôi nhận được một bài phản hồi công kích trên diễn đàn rằng:
“Nếu
tôi là chị, tôi sẽ về VN ở luôn với CS mà không cần trở về Mỹ vì đọc thấy t/giả
nói về VN như một xứ thần tiên "Người với người sống để yêu nhau" .
Nhưng tiếc quá tôi lại không phải . Buồn 5 phút . Chúc chị vui mãi và về VN nhiều
hơn nữa để có nhiều niềm vui tại VN ..., Thái Hòa”
Trời ơi! nói vậy thì oan cho tôi quá đi. Tôi không thể nào làm thinh để người ta dèm xiểm mình như vậy được. Do đó, tôi lập tức viết reply ngay dù lúc đó đã khuya lắm rồi.
Thưa anh Thái Hòa,
Vì anh may mắn được sống trên một đất nước tự do dân chủ cho
nên anh mới có thể thốt lên những lời mỉa mai xuyên tạc tôi như vậy chớ nếu như
anh còn kẹt lại ở VN như bạn bè hay thân nhân của anh thì chắc hẳn anh cũng mong người ở
hải ngọai có một cái nhìn thương xót cảm thông cho kẻ bất hạnh đang bị kềm kẹp
khốn đốn trong trại tù tập thể cộng sản.
Mong anh đừng hiểu lầm tôi như một kẻ quảng cáo du
lịch cho VN. Tôi vượt biên cuối năm 79, định cư ở Úc cho tới nay và không
bao giờ trở lại (chớ không phải chưa). Bài viết của tôi bài nào cũng bày tỏ sự
căm ghét cộng sản thì làm sao tôi chịu hạ mình xin xỏ trở về. Làm sao tôi quên
được vì đâu mà gia đình tôi và cả triệu đồng bào mình phải liều mạng vượt biển
bất chấp mọi rủi ro nguy hiểm đi tìm tự do xin tị nạn ở xứ người sau ngày miền
nam thất thủ.
Giờ này đã 1 giờ khuya bên Úc nhưng tôi không thể đợi
tới ngày mai khi bị anh hiểu lầm mỉa mai tôi như vậy.
Mời anh đọc một bài thơ mà tôi đã từng gởi trên nhiều
diễn đàn để biết lập trường của tôi ra sao trước khi buông lời phán đóan.
Bạn Có Nghĩ
Có bao giờ bạn nghĩ mình may mắn
Được tái sinh trên miền đất tự do
Đêm về không còn thấp thỏm âu lo
Quỷ đỏ bất thần ập vô bắt bớ
Có bao giờ bạn nghĩ mình tốt số
Sống phủ phê trong xứ sở giàu sang
Khi triệu triệu người đói khổ lầm
than
Không có miếng ăn dù mẩu bánh vụn
Có bao giờ bạn nghĩ mình hạnh phúc
Được náu nương một đất nước thanh
bình
Đã không còn nữa ác mộng đao binh
Để từ đó bạn an cư lạc nghiệp
Có bao giờ bạn thấy lòng hổ thẹn
Sau một thời
nhờ sống gởi vinh thân
Đã quên ngày bỏ
của chạy lấy thân
Vác mặt về xun
xoe bắt tay giặc
Tôi đã nghĩ
không bao giờ trở lại
Khi quê hương
còn đầy dãy bò vàng
Khi dân tình
luôn điêu đứng lầm than
Thà suốt đời là
lưu vong tị nạn…
Nói thế không có nghĩa là tôi không muốn nhìn mặt bạn
bè thân quyến còn lại nơi quê nhà. Tôi vẫn nhớ vẫn thương, vẫn muốn gặp lại họ,
muốn thăm lại mái trường xưa, những con đường cũ, phố chợ ngày nào. Nhưng cứ
nghĩ tới cảnh tượng khi về tới phi trường VN, muốn nhập cảnh thì phải qua cái
ải lục xét tra vấn của bọn công an hải quan xấc xuợc coi du khách như một tội
phạm nếu mình không biết điều làm thủ tục đầu tiên với chúng nó. Bấy nhiêu đó
là đã thấy ứa gan, sôi máu, nóng mặt rồi. Đối với những ai còn cha mẹ họ hàng
cật ruột phải về thăm thì còn hiểu được, phải rán dằn lòng mà về chớ nếu vô can
vô cớ thì tội gì mang đầu về cho bọn tham ô vô luật đó làm khó dễ. Xui xui cự
nự với nó, bị nó nhốt thì chỉ có nước ôm hận xuống mồ, phen này đừng mong có cơ
hội vượt biên lần thứ hai nhứt là ở cái tuổi gần đất xa trời.
Đã ba mươi tám năm trôi qua từ khi "giải phóng" nhưng người dân trong nước vẫn còn tiếp tục tìm cách ra đi dưới mọi hình thức như du học, kết hôn, tìm người bảo lãnh tay nghề vv..., thậm chí cho đến chuyện vượt biên nữa. Ai ai cũng hòng ra khỏi thì tại sao tôi lại mong bước vào để bị phán cho cái câu già mà còn ngu!
Ông xã tôi tôi có một ông bạn đại gia gộc, bà vợ là
hội viên trong tập đòan doanh nhân gì đó (tôi không biết thuật ngữ vc gọi là
sao), bà này ở ngọai quốc nhiều hơn ở trong nước. Đã hai lần qua Úc du lịch,
ông bạn này bảo ông xã tôi rằng “tôi có thằng học trò làm trung tá công an ở
Tân Sơn Nhứt, ông cứ về chơi đi, tôi kêu nó lấy xe vô phi trường rước ông,
không có ai làm khó dễ gì được cả, việt cộng bây giờ hiền lắm rồi, nó sợ mình
chớ mình không sợ nó nữa”.
Vấn đề ở đây không phải là sợ hay không sợ nhưng là
không thể nhập gia tùy tục, chấp nhận cái chính sách đảng trị độc tài vô
nhân quyền của bè lũ cộng sản. Bọn chóp bu ngồi trên đầu trên cổ thiên hạ mặc
sức ăn chơi hưởng thụ bỏ mặc người dân đói khổ bần cùng để sản sinh ra đạo tặc
với thiên hình vạn trạng ngón nghề lường gạt mánh mung và không biết bao nhiêu
tệ nạn xã hội mà thời VNCH chưa từng có bao giờ.
Tôi chỉ có thể nói bấy nhiêu thôi. Nếu nói nhiều thêm
nữa thì hóa ra trở mặt với đồng bào mình trong nước mà trong thâm tâm tôi vẫn
thấy "bỏ thì thương, vương thì tội”.
Tóm lại xin đừng quơ đũa cả nắm, ở đâu cũng có người tốt người xấu, không hẳn bất cứ ai sống trong chế độ cộng sản thì đầu óc đều bị nhuộm đỏ theo cộng sản cả, còn người ở hải ngọai là "miễn nhiểm" hòan tòan. Và cũng xin hiểu cho rằng những người còn kẹt lại nơi quê nhà họ cũng rất ước ao có được đôi cánh để có thể bay đến vùng trời tự do như anh và tôi nhưng số mệnh của họ không cho phép. Do đó chúng ta nên thương và thông cảm cho họ hơn là có cái nhìn khắt khe quy chụp bởi vì họ đã không được may mắn như chúng ta và cũng không có con đường nào khác để lựa chọn...
Người Phương Nam
Tuesday, October 29, 2013
Monday, October 28, 2013
Vấn Đề Sức Khỏe Không Nên Bỏ Qua : Phần 2 - Tai biến Mạch Máu Não
Hỏi: Tai Biến Mạch Máu Não (TBMMN) là bệnh
gì?
Đáp: TBMMN tiếng Anh gọi là stroke hay
cerebrovascular accident (CVA) xảy ra lúc mạch máu đem dưỡng khí và chất dinh dưỡng
đến nuôi não bị vỡ ra hay nghẽn lại. Lúc não thiếu máu như vậy, dưỡng khí sẽ bị
thiếu và tế bào não sẽ chết đi.
Hỏi: Bệnh TBMMN có thường xảy ra không?
Đáp: Hàng năm tại Hoa Kỳ có khoảng 730,000
trường hợp mới của bệnh TBMMN. Theo thống kê năm 2000 ở Úc, mỗi năm có 12,000
người chết vì bệnh TBMMN so với 24,000 người chết vì bệnh tim. Càng lớn tuổi
càng dễ bị TBMMN. Trên thế giới từ thập niên 70s, số tử vong do TBMMN giảm
xuống còn 7% mỗi năm nhờ sự hữu hiệu của việc điều trị bệnh cao huyết áp.
Hỏi: Có dễ bị TBMMN lần thứ hai không?
Đáp: Rất dễ bị TBMMN lần thứ hai. Trong
vòng 5 năm kể từ lần bị đầu tiên có từ 1/3 đến Ỏ số người sống sót sẽ bị TBMMN
lần thứ hai. Có nghĩa là 34% đến 50% (hay 1 trong 2 hay 3 người sẽ bị TBMMN lần
thứ hai).
Hỏi: Bệnh TBMMN được phân loại như thế
nào?
Đáp: Bệnh TBMMN đuợc chia thành nhiều loại
chính dựa trên sự hư hại của mạch máu: mạch máu bị nghẽn hay mạch bị vỡ làm
chảy máu trong đầu. Vì mỗi loại TBMMN có cách điều trị khác nhau cho nên các BS
cần định bệnh sớm và xác định loại nào và nơi hư hại một cách chính xác. Loại
nghẽn mạch máu gây ra sự thiếu máu đến não (tiếng Anh gọi là ischemic
stroke) có thể do máu đông tại chỗ "thrombotic stroke" hay bị nghẽn
vì cục máu chuyển đi từ nơi khác trong thân thể "embolic stroke" :
53% TBMMN thuộc loại thrombotic stroke
31% thuộc loại embolic stroke
13% do chảy máu trong sọ
6% do chảy máu dưới màng nhện trong vỏ não.
Hỏi: Có bệnh nào gây ra chảy máu trong
TBMMN?
Đáp: Mạch máu bị vỡ làm cho thiếu máu ở vùng não sau nơi vỡ và các tế bào não bị chết đi. Ngoài ra, máu chảy ra đông lại thành cục có thể đẩy lệch các cơ cấu của não và làm hư hại các chức năng của não bộ. Có 2 loại chảy máu trong đầu: một là chảy máu dưới màng nhện; hai là chảy máu trong sọ. Loại chảy máu dưới màng nhện có thể do bệnh mạch lựu (nở động mạch- aneurysm) hay do tật động tĩnh mạch bẩm sinh - arteriovenous malformations (AVM).
Đáp: Mạch máu bị vỡ làm cho thiếu máu ở vùng não sau nơi vỡ và các tế bào não bị chết đi. Ngoài ra, máu chảy ra đông lại thành cục có thể đẩy lệch các cơ cấu của não và làm hư hại các chức năng của não bộ. Có 2 loại chảy máu trong đầu: một là chảy máu dưới màng nhện; hai là chảy máu trong sọ. Loại chảy máu dưới màng nhện có thể do bệnh mạch lựu (nở động mạch- aneurysm) hay do tật động tĩnh mạch bẩm sinh - arteriovenous malformations (AVM).
Hỏi: Xin mô tả các triệu chứng báo hiệu
bệnh TBMMN
Đáp: BS của quí vị có thể tìm thấy các dấu hiệu cho thấy quí vị dễ bị TBMMN. Quí vị cũng có thể được báo hiệu bởi các triệu chứng của bệnh TBMMN như sau:
Đáp: BS của quí vị có thể tìm thấy các dấu hiệu cho thấy quí vị dễ bị TBMMN. Quí vị cũng có thể được báo hiệu bởi các triệu chứng của bệnh TBMMN như sau:
1. tự nhiên thấy yếu, tê rần hay liệt tay chân
hay mặt nhất là nếu bị một phiá của thân thể
2. mất khả năng nói hay khó nói hay không
hiểu ngôn ngữ
3. đột nhiên mất thị giác nhất là ở một
mắt.
4. đột nhiên nhức đầu dữ dội không có
nguyên nhân
5. đột nhiên chóng mặt, mất thăng bằng.
5. đột nhiên chóng mặt, mất thăng bằng.
Hỏi: Thế nào là cơn thiếu máu tạm thời (TIA: transient
ischemic attack)?
Đáp: Khoảng 1/3 các trường hợp TBMMN được báo hiệu trước bằng cơn thiếu máu tạm thời, tiếng Anh gọi tắt là TIA (Transient Ischemic Attack). TIA có thể xảy ra trước TBMMN vài ngày, vài tuần hay vài tháng. TIA xảy ra do sự tạm thời ngưng cung cấp máu lên não. Triệu chứng thường ngắn hạn từ vài phút đến vài giờ. Chẳng hạn quí vị đột nhiên thấy yếu tay hay yếu chân rồi tự nhiên triệu chứng biến mất. Đó là triệu chứng báo hiệu quan trọng, quí vị phải đi khám BS ngay.
Đáp: Khoảng 1/3 các trường hợp TBMMN được báo hiệu trước bằng cơn thiếu máu tạm thời, tiếng Anh gọi tắt là TIA (Transient Ischemic Attack). TIA có thể xảy ra trước TBMMN vài ngày, vài tuần hay vài tháng. TIA xảy ra do sự tạm thời ngưng cung cấp máu lên não. Triệu chứng thường ngắn hạn từ vài phút đến vài giờ. Chẳng hạn quí vị đột nhiên thấy yếu tay hay yếu chân rồi tự nhiên triệu chứng biến mất. Đó là triệu chứng báo hiệu quan trọng, quí vị phải đi khám BS ngay.
Hỏi: Có liên hệ gì giữa thuốc ngừa thai và bệnh TBMMN?
Đáp: Thuốc ngừa thai đặc biệt là loại chứa nhiều
estrogen làm tăng gia hiểm nguy đông máu có thể gây ra bệnh TBMMN, nhất là ở
phụ nữ trên 30 tuổi.
Hỏi: Các yếu tố gây bệnh TBMMN?
Đáp: Có nhiều yếu tố gây hiểm nguy của bệnh TBMMN như:
tuổi tác, tính phái, sắc dân và bệnh sử gia đình.
Càng lớn tuổi càng dễ bị TBMMN; 2/3 các trường hợp xảy
ra ở người trên 65 tuổi. Bệnh TBMMN xảy ra ở đàn ông 25% nhiều hơn đàn bà.
Người Mỹ da đen bị TBMMN nhiều hơn người da trắng.
Ngoài ra cũng có nhiều yếu tố có thể thay đổi được
trong việc gây bệnh TBMMN như chữa trị bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường,
không hút thuốc lá, giữ cho người không quá mập, tăng gia thể dục thể thao, ăn
uống điều độ, giảm cholesterol hay tránh thuốc ngừa thai ở phụ nữ dễ bị đông
máu.
Hỏi: Các phương pháp mới để định bệnh TBMMN?
Đáp: Trong bệnh TBMMN, định bệnh sớm và chính xác rất
quan trọng. Các phương cách định bệnh hiện đại sau đây được dùng để định bệnh
TBMMN:
1. hình cắt lát CT scan là phương cách đầu tiên cho
người bệnh ở phòng cấp cứu. CT scan giúp phân biệt nhanh chóng loại TBMMN do
nghẽn mạch hay do chảy máu.
2. Hình MRI giúp xác định chính xác vị trí
hư hại trong bệnh TBMMN. Hình rất bén nhậy cho nên thường dùng trong các bệnh
TBMMN do các mạch nhỏ
3. MRA, để tìm xem nơi chảy máu và phân
loại
4. Transcranial Dopler
5. Carotid Duplex Scanning để xem động
mạch ở cổ có bị nghẽn không
6. Xenon CT scan dùng để đo lưu lượng máu
trong não
7. Radionuclide SPECT Scanning dùng chất
phóng xạ để đo lưu lượng máu trong não.
8. Hình chụp mạch máu não có thể cho biết tình
trạng của các mạch máu não.
Bác sĩ Trần Đình Hoàng
Sunday, October 27, 2013
Cái Dũng Của Thánh Nhân
Thánh
Clemente' Hofbauer, nổi tiếng là một người nóng tính, Ngài được cử làm bề trên
một cô nhi viện.
Một hôm
trong nhà không còn lương thực, Clemente' đã phải đích thân đi xin ăn. Ngài vào
nhà một người giàu có đang tổ chức một sòng bạc. Người chủ nhà vừa gặp cơn
đen lại vừa bị người hành khất quấy rầy. Ông không kiềm nổi cơn bực bội nên đã
nhổ tung nước bọt vào mặt thánh nhân.
Bình thường
có lẽ Clêmentê đã có phản ứng mạnh. Nhưng vốn luyện tập nhẫn nại, nên ngài đã đứng
lên lau mặt rồi vui vẻ nói với người đã phỉ nhổ mình: "Ðó là qùa ông dành
cho tôi, xin cảm ơn ông. Thế còn qùa của các trẻ mồ côi đâu?". Bị đánh động
bởi cử chỉ điềm nhiên vui vẻ của thánh nhân, người chủ nhà đành phải lấy
tiền trao cho ngài để giúp đỡ các em mồ côi.
|
Về Phương Trời Cũ (Chương 16)
Chương 16
Một buổi trưa, lúc cô
đang ở sở làm, đang cùng chị bạn nói chuyện tào lao cho qua cơn buồn ngủ sau giờ
cơm trưa vắng khách thì bỗng đâu có một người con gái trạc tuổi cô, dáng dấp
khá xinh, tóc dài, mắt đen lóng lánh đến tìm cô nói có việc cần gặp.
Người con gái có vẻ dạn
dĩ bước vào phòng thu ngân đến ngay trước mặt cô nhìn cô chăm chăm và cất tiếng hỏi :
- Xin lỗi,
chị có phải là Kim không?
- Là tôi
đây, chị kiếm tôi có chuyện gì?
Vừa đáp cô vừa nhíu
mày hoang mang nhìn cô gái lạ dò xét. Cô
gái tự giới thiệu mình:
- Tôi tên Quyên. Quyên có chuyện
riêng cần bàn với chị, chị có thể ra ngoài với Quyên một lát được không?
Cô gật đầu quay sang
nói với chị bạn :
- Chị Anh, nhờ chị coi chừng giùm,
mình đi ra ngoài một chút nghe.
Cô đứng lên lấy chiến
nón lá treo trên tường rồi cùng Quyên đi ra cửa. Ra đến ngoài, cô nhìn quanh quẩn phân vân
không biết phải đi nơi nào để bàn chuyện.
Trời thì nắng chang chang mà con đường không có lấy một tàng cây bóng
mát và chung quanh cũng không có một quán nước quán chè nào gần. Cô quay sang người con gái mới quen đề nghị:
- Mình đi qua công trường Bạch Đằng
đi Quyên, ở đây không có chỗ nào lý tưởng thích hợp cho mình ngồi nói chuyện được
cả.
Trời đang giữa trưa
nên nắng thật chói chang gay gắt khiến mặt đường nhựa loang loáng như được đổ dầu,
hơi nóng hừng hực bốc lên như thiêu như đốt.
Trời đã nóng mà lòng người hình như còn nóng gấp ngàn lần hơn, một người
thì ấm ức tâm sự nóng muốn nói, một người thì mang một dấu hỏi to tướng trong
lòng nóng muốn nghe. Do đó, khoảng đường
từ trạm xăng qua công trường tuy chỉ mất năm bảy phút mà cả hai tưởng chừng như
xa diệu vợi, bước chân đi thật hối hả vội vàng.
Hai đứa băng qua một bãi đất trống mà trước đây không lâu là một con
sông nhỏ nước đọng sình lầy với chiếc cầu mang tên Giải Phóng. Vì không lợi ích bao nhiêu mà lại làm mất vệ
sinh thành phố nên ông tỉnh trưởng mới về nhậm chức này cho lệnh lấp đi con
sông và “giải phóng” đi chiếc cầu định xây lên một công viên để làm đẹp tỉnh
nhà nhưng có lẽ vì ngân sách chưa dồi dào đủ nên bãi đất vẫn còn bị bỏ hoang
tiêu điều, chỉ có đất và đất chẳng khác gì một tiểu sa mạc hoang vu.
Tới công trường mang
tên Bạch Đằng, tên một dòng sông có chiến tích lịch sử oai hùng ngàn xưa, nơi
dùng để tụ họp dân chúng trong tỉnh những khi có hội hè lễ lạc hoặc để tuyên
dương chào mừng các anh chiến sĩ mỗi khi thắng trận trở về, hai đứa bước lên
khán đài chọn hàng ghế danh dự ngồi xuống phe phẩy chiếc nón trong tay. Công trường hôm nay vắng tanh không một bóng
người chả bù với ngày lễ ồn ào đông nghẹt, không khí ngột ngạt đến nỗi lần nào
cũng có người xỉu lên xỉu xuống. Khán
đài hôm nay cũng không có vị quan lớn quan nhỏ nào đứng ngồi hô hào chính trị
hay thông báo việc nước việc dân mà chỉ có hai người con gái nhỏ ngồi bên nhau
tâm sự, thu xếp cùng nhau một chuyện lòng.
Quyên mở đầu câu chuyện,
nhìn cô giọng ngượng ngập :
- Nghe Khải nói về Kim rất nhiều nên
hôm nay Quyên đánh bạo đến gặp Kim cho biết và cũng để tìm hiểu một sự thật…
Thì ra, cô ngẫm nghĩ,
nhân vật chính của câu chuyện này là Khải, nhưng Khải có liên hệ với người con
gái này như thế nào. Chẳng lẽ Khải là
người yêu hoặc có thể là hôn phu của Quyên không chừng và mục đích mà Quyên đến
tìm cô hôm nay là để bắt … ghen hay đòi… chồng, có thể lắm.
Quyên nói tiếp, đúng
như điều cô vừa nghi ngờ suy đoán :
- Khải là người yêu của Quyên từ lâu
lắm rồi Kim biết không? Hai đứa nhà ở cạnh
bên nhau, chơi thân với nhau từ thuở nhỏ.
Lớn lên, cùng với thời gian sống gần
gũi, hai đứa cảm thấy rất tâm đầu
ý hợp nên tình bạn láng giềng đã biến thành tình yêu. Trước khi lên đường đi thụ huấn khóa sĩ quan ở
Đà Lạt, hai đứa đã thề non hẹn biển, hứa hẹn chuyện sum vầy. Và hai bên gia đình cũng rất hài lòng đẹp
ý. Chỉ đợi ngày Khải mãn khoá trở về sẽ
tác thành cho đôi trẻ. Quyên đặt hết niềm
tin vào người đi và vững lòng chờ đợi, không ngờ Khải lại đổi dạ thay
lòng. Những bức thư ngắn ngủi và lạt lẽo
mấy lúc gần đây đã làm Quyên sinh nghi để ý, gạn hỏi mãi Khải mới cho biết là
Khải đang vướng vào một tình thế khó xử, đang đứng ở giữa một ngả ba tình trường. Khải đã liên lạc được với người Khải đã yêu
lúc xưa và người con gái ấy giờ đây có vẻ đã xiêu lòng cho Khải hy vọng nên Khải
định quay về với người xưa. Quyên cũng
biết rằng khi xưa Khải đã đem lòng yêu thương một cô bạn cùng lớp nhưng đó chỉ
là tình yêu một chiều, có đi mà không có lại.
Những tưởng mối tình đơn phương ấy đã bị chôn vùi quên lãng theo cát bụi
thời gian nào ngờ hôm nay lại đội mồ sống dậy
trong tim Khải khiến Khải trở mặt hững hờ với Quyên. Quyên thật khổ sở vô cùng vì Quyên rất yêu Khải
và cũng vì tình yêu đó mà hôm nay Quyên phải dằn tự ái đến đây để gặp Kim…
Cô chận lời Quyên :
- Để tìm hiểu xem tình cảm của tôi đối
với Khải như thế nào có phải không?
Quyên gật đầu, mân mê vành nón lá thở ra. Cô gượng cười chua xót nói :
- Quyên đừng lo, tôi đối với Khải
chưa có gì là sâu đậm cả. Cách nay độ
sáu tháng, tôi bất ngờ nhận được thư của
Khải, đó là lá thư đầu tiên mà Khải đã viết cho tôi từ khi quen biết nhau qua
tình bạn học. Nội dung lá thư là thăm hỏi
để biết tin nhau và đồng thời Khải cũng có ý dọ dẫm xem tôi đã có gì ràng buộc
hay chưa. Khải nói đời sống nơi quân trường
rất cô đơn buồn bã, Khải ước ao có được một người bạn để trao đổi thư từ và tâm
sự giải khuây. Nói thật, lúc ấy tôi vừa
trải qua một cơn đổ vỡ tình cảm, lá thư của Khải đã tới đúng lúc như một ủi an nâng đỡ nên tôi đã không từ chối chuyện
hồi âm. Qua bao nhiêu lần thư đi thư lại,
Khải chẳng hề đề cập gì đến Quyên. Nếu
biết Khải đã có Quyên là bến đợi thì tôi đời nào chen vào chia rẻ làm xáo trộn
cuộc tình đang êm đẹp giữa hai người, lung lay đi bao ước mộng sum vầy của
Quyên. Nhưng không sao đâu Quyên à,
Quyên đã cho tôi biết kịp thời, tôi sẽ rút lui để trả Khải lại cho Quyên. Tôi sẽ chấm dứt liên lạc với Khải để Khải
không còn xây mộng và lãng phí tình cảm gì với tôi nữa. Quyên hãy yên lòng, tôi không yêu Khải của
Quyên đâu vì tôi đã có đối tượng của riêng tôi rồi nhưng vì một lẽ riêng người ấy
đã bỏ tôi ra đi. Tôi oán hận người ấy lắm
nhưng lòng vẫn nhớ vẫn thương cũng như Quyên dù biết Khải có cảm tình với tôi
mà Quyên vẫn không cố chấp để yêu Khải trọn lòng.
Cô ngừng lại, khe khẻ
thở dài, nhìn xa xôi thoáng nghe trong lòng thêm nỗi chua cay mất mát. Hàng phượng vĩ trước sân tòa hành chánh đứng
im lìm, héo hắt tang thương như trách thầm cơn nắng quái. Nắng cũng là nắng chẳng khác gì nắng hạ năm
xưa nhưng sao lại chẳng cho ta nở hoa!
Phải chăng vì phượng đã quá mùa, mùa hoa của tuổi học trò đã tàn rồi
trong dĩ vãng nên chút tình đồng học khi xưa dù chưa phai dấu cũng không thể nở
lại hoa tình. Khải giờ đây dù vẫn chưa
nguôi tình cũ, dù vẫn một lòng tha thiết với cô nhưng cô không thể nào chấp nhận
được vì bên Khải bây giờ còn có Quyên, chiếc tổ trú thương êm đềm của một cánh
chim trong những ngày thọ thương bởi mũi
tên tình ái.
Ngày xưa có lẽ khi biết cô
không thể đáp lại tình Khải, Khải đã xoay qua cô bạn láng giềng… Quyên đã đến với
Khải như một nàng tiên huyền diệu, một cô y tá nhân ái tận tình trong khi lòng
Khải đang đầy ắp đau thương và não nề tuyệt vọng. Quyên đã săn sóc, đã yêu thương Khải bằng tất
cả chân tình, một tình yêu sâu xa rộng lượng bất chấp mọi tình cảm riêng tư của
người mình yêu. Còn cô đối với Khải,
tình chỉ mới manh nha chưa có gì là bận bịu thì cô ích kỷ giữ lại làm gì, lỡ một
mai tình yêu đến thật thì lụy cả ba, chừng đó “bỏ thì thương, vương thì tội” thảm
kịch khó mà lường, biết phải xử làm sao.
Thà từ bây giờ dứt khoát cho xong, buông chim về tổ, trả thuyền về lại bến
xưa để đời bớt đi một cuộc tình dang dở và những kẻ bất hạnh khổ đau vì tình.
Quyên nhìn cô với vẻ
ái ngại :
- Liệu quyết định đó có làm Kim đau
khổ thêm không?
Cô lắc đầu, giọng buồn
bã cam chịu :
- Chẳng hề gì, ly nước chanh đã chua
rồi thì có chua thêm tí nữa cũng chẳng sao.
Nếu không uống nổi thì tôi sẽ pha thêm nước, bỏ thêm đường. Tuy rằng tôi là một con người tiêu cực dễ chán nãn bi quan nhưng tôi vẫn thường nghĩ rằng đời không có gì là bế tắc nan
giải cả. Lối thoát thường từ trong sự bế
tắc mà ra, và hạnh phúc là phát sinh từ tận cùng đau khổ. Con người một khi đã tới đường cùng tuyệt lộ
thì ai cũng có cái bản năng vùng dậy để phấn đấu sinh tồn. Đừng lo cho tôi, nếu tôi không tự xoay sở được
thì ông trời cũng sẽ lo liệu cho tôi. Mỗi
người đều có phần số của mình, miễn là mình biết chấp nhận thì chuyện gì cũng
có thể vượt qua. Quyên cứ yên tâm, tôi rất
thông cảm nỗi lo sợ mất người yêu của Quyên, tôi sẽ khuyên Khải, tình cũ nghĩa
xưa, tôi biết Khải không phải là kẻ bạc tình.
Quyên sẽ không thất vọng đâu. Chiều nay hoặc mai mốt gì, Quyên có rảnh thì tới nhà tôi, tôi sẽ trao những lá thư của Khải gởi cho tôi trong thời gian qua. Như thế để chứng tỏ là tôi đã quyết định dứt khóat rồi đó.
Ngoài miệng cô tuy
nói cứng nhưng trong lòng là những giọt nước mắt lả chả than thân.
Thật ra giữa cô và Quyên, ai mới là người cần được an ủi thương hại hơn
ai. So với cô, Quyên có bản lãnh khí
phách hơn cô nhiều. Quyên là người dám
ăn dám làm, dám yêu dám chịu, dám lấy dám đòi không hề mặc cảm hay nao núng
tháo lui. Bằng chứng là vừa thấy dấu hiệu
thay đổi ở người yêu, Quyên đã tức tốc tìm phăng cho ra lẽ và làm ngay cho xong
chuyện dù phải tới đâu thì tới chớ không như cô, lúc người yêu cô phụ cô, cô chỉ
biết cắn răng ngậm sầu cam chịu không hỏi không truy và giờ đây cả cái điểm tựa tinh thần
còn lại là Khải cô cũng sốt sắng làm quân tử nhường trả ngay khi Quyên vừa mở
miệng hỏi nhóng thăm dò.
Ví dù cô không
trả thì Quyên cũng không oán trách gì cô được vì quyền quyết định là do Khải chớ
không phải ở sự thỏa thuận giữa hai người với nhau. Đáng lẽ cô không nên làm quân tử vì quân tử
bao giờ cũng bị thiệt thòi lỗ lã. Đáng lẽ
cô không nên làm tắt đi ngọn nến duy nhứt đã cho cô chút ánh sáng trong đêm ba
mươi tối ám của cuộc đời vì biết đến bao giờ trăng non mới trở lại với cô nơi
cuối đường tuyệt vọng đó. Nhưng thôi cô
hãy an tâm, xưa nay làm phải vẫn thường gặp phải, ở hiền chắc sẽ gặp lành, ông
trời chắc sẽ thương tình lo liệu cho cô một bến nghỉ yên bình nay mai để bù đắp
lại những ngày giông bão lênh đênh mịt mù.
Saturday, October 26, 2013
Vấn Đề Sức Khỏe Không Nên Bỏ Qua : Phần 1 - Arthritis
Arthritis : Đau nhức các khớp xương, hay còn
gọi là phong thấp
Có hai
loại Đau nhức: Osteoarthristis, tạm gọi là loại Một (cho các vị cao niên dễ
nhớ) và Rheumatoid
Arthritis mà ta tạm gọi là loại Hai.
Loại
Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu...
Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này),
thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn
được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng
bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn,
đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày.... Trên nước Mỹ có tới 21
triệu người bị đau loại Một.
Loại
Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi
đứng, cử động. Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do
hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi
đột ngột.
Nói chung
cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy “khốn khổ, khốn nạn” khi bị
các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc.
Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả
vai...
Thường
thì có ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải
phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên,
dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ.
Phương
pháp thứ Ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách: châm cứu, vật lý trị liệu, và
tập luyện (exercise). Trong ba
cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu
có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng
thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất “đã”, nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như
cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải
phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.
Người
viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần
...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido,
Aikido, Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật
xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay
xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2
lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng... Bó bột
liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó
gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai...
Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ
này, mới thấy thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn
uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập
luyện hoài hoài, ngưng tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai
đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe.
Nguyên lý :
Hệ thống
thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho
tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại
các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh
tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây
điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có
thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng,
đau thắt lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị
đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân
nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu “xui”chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân
mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị “xui”, có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những
trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp
nhận 50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một
cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư
giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được
chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt,
điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT
đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).
A- CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY :
1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm
chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía
trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho
hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.
2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm
gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.
3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít
vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở
đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay
cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10
lần.
4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng
đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.
B-CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN
TAY :
1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm
tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên,
hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai,
vẫn hít thở đều đặn.
2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép
hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt,
lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay)
thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt
đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay
quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người
thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên, nếu
không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.
3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào
mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng,
tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên
mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.
C-CHỮA ĐAU THẮT LƯNG,
ĐÙI, CHÂN :
1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông,
ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt
lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên
phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra
tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng
hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.
2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào,
gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập
hết cỡ.
3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người
qua bên trái thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng
sức tay, chỉ để cho hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên
phải. Hai cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay
gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà
thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt
đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.
D-CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI :
1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt
trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải
(theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.
2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt
trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra
ngoài.
Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống
một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ
cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm
phải tập trước khi lên giường ngủ.
Lưu ý :
- Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa
giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải
phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì
không..
- Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì
rất tốt.
- Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống
thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu
xương và xương. -Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh
chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn. Sưu tầm
Friday, October 25, 2013
Một Con Người Đơn Sơ - Một Tâm Hồn Trẻ Thơ
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
Nếu có dịp về vùng miền quê, chúng ta dễ phát
hiện ra những nụ cười ngây thơ và trong sáng trên khuôn mặt của các em thiếu
nhi nơi đây. Những hình ảnh đáng yêu, hồn nhiên của các em thiếu nhi tại một
vùng quê thanh bình đã phần nào mô tả được cuộc sống thường ngày của các em tại
nơi này. Với khói bụi, với cánh đồng lúa, với khuôn mặt thân thương và trong
sáng đem đến sự đáng yêu, tinh nghịch, ngộ nghĩnh trên từng khuôn mặt. Cuộc sống
của con người không thể thiếu đi những nụ cười của trẻ nhỏ, những nụ cười mang
đến cho chúng ta sự vui vẻ và thân thiện. Tuổi thơ không nuôi dưỡng chiến tranh
nhưng luôn gầy dựng hoà bình. Tuổi thơ không ghen ghét, kèn cựa lẫn nhau nhưng
đoàn kết, hợp tác thân thương. Thế nên, tuổi thơ thật đáng yêu, đáng trân trọng.
Và những ai có tâm hồn tuổi thơ cũng đáng được ca ngợi, mến yêu.
Chúa Giê-su Ngài cũng yêu thích tâm hồn tuổi
thơ. Ngài cũng cần các môn đệ Ngài phải có tấm lòng đơn sơ như trẻ nhỏ. Một tấm
lòng đơn sơ để Chúa làm mọi việc nơi mình. Một tấm lòng đơn sơ để có thể cúi xuống
làm mọi việc vì lòng yêu mến tha nhân.
Tâm hồn đơn sơ ấy đã được một người sống và
thể hiện thành công trong suốt cuộc đời mình chính là thánh nữ Tê-rê-sa hài đồng
Giê-su. Nơi ngài chúng ta thấy một con người đơn sơ. Một tâm hồn trẻ thơ. Một
cuộc đời ẩn tu và chỉ sống vỏn vẹn 24 năm dương gian nhưng đã làm cho cả thế giới
kính phục.
Dù rằng trong ngày an táng của ngài vào ngày
1. 10. 1897, tại một tỉnh lẻ ở Pháp một đám tang chỉ vỏn vẹn mười người,
đi đầu là Thánh Giá, tiếp theo là Linh Mục linh hướng, rồi linh cữu người quá cố
trên một chiếc xe đẩy, đi sau linh cữu là mấy nữ tu và vài ba thân nhân. Thế nhưng,
trước giờ chết, chị đã nói như tạm biệt cộng đoàn: "Tôi không chết, tôi bước
vào cõi sống”. Và như một vị tiên tri, chị nói với mẹ Bề Trên :" A !
Con biết lắm, rồi cả thế giới sẽ yêu thương con”. Liền sau cuộc mai táng
tại nghĩa trang của thị trấn, có một trận mưa hoa hồng ngay trên mộ của nữ tu
trẻ tuổi này, vì chị đã hứa:”Tôi về trời, là để làm điều tốt cho thế gian”.
Từ đấy, cả thế giới đã nói về chị Têrêsa. Cuộc
bùng nổ những sách báo viết về chị. Chị được tôn vinh hiển thánh năm 1925, và
được đặt làm bổn mạng các xứ truyền gíao toàn cầu. Năm 1997 Đức Thánh Cha Gioan
Phaolo II đã tôn phong Ngài lên Tiến sĩ Hội Thánh.
Tiểu sử của Ngài thật ngắn gọn. Nhưng nói về
tâm hồn của ngài là một kho tàng vô giá. Têrêsa sinh năm 1873. Vào dòng kín lúc
15 tuổi. Chết lúc 24 tuổi và được phong thánh vào năm 1925. chúng ta nhận thấy
chị là một nữ tu tiến rất mau trên con đường thánh thiện.
Chỉ tu có chín năm, thế
mà hai mươi tám năm sau khi qua đời đã được phong thánh.
Có lẽ chúng ta sẽ ngạc nhiên và tự hỏi :
- Chị sống thế nào mà nên thánh mau lẹ như vậy
?
Chắc hẳn chị sẽ trả lời cho chúng ta rằng :
- Chị chỉ làm những việc nhỏ bé tầm thường và
kín đáo. Tầm thường nhưng với một trái tim phi thường còn hơn là việc phi thường
mà với một trái tim tầm thường, lố bịch.
Có thể nói cuộc đời của Têrêsa được gồm tóm
trong một chữ yêu. Thánh nữ muốn sống cho tình yêu và chết cho tình yêu để được
yêu Chúa luôn mãi bằng một tình yêu muôn thuở, không bao giờ tàn phai.
Với tình yêu chân thành, Tê-rê-sa đã sống và
hành động vì tình yêu. Dù chỉ là công việc tầm thường như :giặt quần áo cho các
chị em trong dòng, quét cầu thang, dọn phòng ngủ, làm vườn. . . Tê-rê-sa đã làm
vì lòng yêu mến Chúa. Tê-rê-sa đã biến những công việc tầm thường ấy trở thành
những việc phi thường khi phủ vào ấy một tình yêu nồng nàn dành cho Thầy chí
thánh Giê-su đến mức độ ngài nói: ‘dù cúi xuống nhặt một cây kim, chị cũng làm
vì lòng yêu mến Chúa và cứu rỗi các linh hồn.
Bên cạnh đó, Têrêsa đã làm tất cả những việc
đó trong tinh thần của một trẻ thơ: "Con ước ao trở nên vô danh tiểu tốt
trước vạn vật . Con không mơ ước danh vọng của loài người . Tê-rê-sa đã sống một
cuộc đời đơn sơ như trẻ thơ. Không toan tính. Không vị lợi. Nhưng luôn
khiêm tốn, nhỏ bé để dễ dàng phục vụ tận tuỵ nhiệt thành vì Chúa và vì tha
nhân.
Sự nhỏ bé ấy còn được biểu lộ qua thái độ yêu
thương giúp đỡ các chị em bằng cách chịu đựng những bực bội do họ gây
nên. Có lần khi phải chăm sóc một maseur già khó nết, chị vẫn luôn tươi cười với
lời gắt gỏng của Maseur già, bằng ánh mắt cảm thông với những sai lỗi của các
chị em khác. Chị đã cho đi bằng những việc làm cụ thể.
Con đường nên thánh của Tê-rê-sa thật bình
thường. Bình thường từ cách sống của mình chan hoà tình yêu. Bình thường bằng
cách sống đơn sơ như trẻ nhỏ để gìn giữ hoà khí với mọi người. Chị đã sống đơn
sơ và được Chúa chúc phúc như lời Ngài đã phán :
- Nếu không trở nên như trẻ nhỏ, các con sẽ
chẳng được vào nước trời đâu.
Ước gì cuộc đời chúng ta luôn đơn sơ như trẻ
thơ để dễ gần gũi và đáng yêu trước mặt mọi người. Ước gì chúng ta luôn làm mọi
việc vì lòng yêu Chúa và cứu rỗi các linh hồn để dù việc ta làm nhỏ nhặt nhưng
sẽ là những việc phi thường mang lại mùa xuân cứu độ cho anh em. Amen
Sưu tầm