Pages

Thursday, September 4, 2014

Những Người Làm Nên Nước Mỹ - Bác Sĩ Hồ Hải

Nước Mỹ soán ngôi vị số 1 thế giới từ Vương Quốc Anh là sự góp công lớn không chỉ các chính khách, mà của tất cả mọi người số 1 nước Mỹ trong tất cả các ngành nghề. 

Bốn vị Tổng thống được tạc tượng, từ trái qua: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt, Abraham Lincoln. Họ được tạc tượng ở khu Tưởng niệm Quốc gia là một quần thể tác phẩm điêu khắc được tạc vào khối đá granite khổng lồ trên núi Rushmore, gần thành phố Keystone, bang South Dakota, Hoa Kỳ. Toàn thể khu tưởng niệm bao phủ trên diện tích 517 km² và cao 1.745m so với mực nước biển.

Nước Mỹ có được cuộc soán ngôi vị số 1 thế giới từ Vương Quốc Anh là sự góp công lớn không chỉ các chính khách, mà của tất cả mọi người số 1 nước Mỹ trong tất cả các ngành nghề. Đóng góp đó được hun đúc trong chỉ 5 người vĩ đại nhất nước Mỹ qua mọi thời đại từ sau ngày nước Mỹ độc lập. Năm người này được xem là tương đương với 4 vị Tổng thống được xem là nổi tiếng nhất nước Mỹ được khắc ở Khu Tưởng niệm Quốc gia trên núi Rushmore, gần thành phố Keystone, bang South Dakota, Hoa Kỳ. 

Cornelius Vanderbilt (May 27, 1794 – January 4, 1877)

1. Cornelius Vanderbilt, ông cố của Cornelius Vanderbilt là một công dân Hoa Kỳ gốc Hoà Lan, có tên họ là, Jan Aertszoon, một nông dân ở làng De Bilt thuộc thành phố Utrecht, của Hoà Lan. Ông di cư sang Hoa Kỳ năm 1650, và đổi họ của mình bằng tên làng là Vanderbilt để ngóng tưởng về quê nhà. Đến thế hệ thứ tư thì gia đình Vanderbilt xuất hiện thiên tài Cornelius Vanderbilt - một ông trùm ngành giao thông hàng hải, và là người khai sinh ra ngành đường sắt cho nước Mỹ.

Không có Cornelius Vanderbilt nước Mỹ sẽ không thể có một hệ thống giao thông phân phối vĩ đại nhất hành tinh như ngày nay. Đế chế Cornelius Vanderbilt được xem như là huyết mạch của nền kinh tế Mỹ từ giữa thế kỷ XIX, khi mà cả thế giới còn ngụp lặng trong chủ nghĩa phong kiến, thì Cornelius Vanderbilt đã gầy dựng và tài trợ đại học tư nhân lừng danh của mình: Vanderbilt University vào năm 1873. Ngày nay Vanderbilt University luôn nằm trong top 20 của những đại học danh tiếng nước Mỹ, không thua kém bất kỳ Ivy League nào.

John Davison Rockefeller, Sr. (July 8, 1839 – May 23, 1937)


2. John Davison Rockefeller, Sr.(cha): Ông là người nổi tiếng nhất của gia đình Rockefeller và là nhà đồng sáng lập ra Tập đoàn Standard Oil. Ông trùm dầu hỏa và là người cùng đứng chung với Cornelius Vanderbilt vào hàng ngũ những người giàu có nhất nước Mỹ. Ngành dầu khí Hoa Kỳ có được ngày nay là từ ông và gia đình Rockefeller - một gia tộc Đức di dân đến Hoa Kỳ. Bốn mươi năm cuối đời, John Davisson Rockefeller Sr. chỉ dành cho việc làm từ thiện cùng với ông trùm Andrew Carnegie.


Ông Rockefeller cũng là nhà tài trợ và khai sinh ra các đại học Hoa Kỳ như, Rockefeller UniversityUniversity of Chicago lừng danh thế giới luôn nằm top 10 của Hoa Kỳ và thế giới, và University of Chicago cũng là trường đại học danh tiếng của Mỹ đầu tiên có nhà khoa học nhận giải Nobel đầu tiên năm 1907, khi giải này mới ra đời. Ngoài ra ông còn là nhà sáng lập ra Central Philippine University để giúp đỡ cho đất nước Phi Luật Tân khốn khổ. Việc gia đình Rockefeller chăm lo giáo dục và làm từ thiện là do tác động lớn của Andrew Carnegie, mà chúng ta sẽ biết sau đây.

Andrew Carnegie (November 25, 1835 – August 11, 1919)

3. Andrew Carnegie: Có thể nói không ngoa là, Andrew Carnegie là cha đẻ ngành công nghệ thép Hoa Kỳ. Nhưng cái vĩ đại nhất của Andrew Carnegie là, ông chính là cha đẻ của lòng nhân từ, tấm gương chói lọi của nhân loại nói chung, và Hoa Kỳ nói riêng, được xem là người khai sinh ra những tổ chức từ thiện cho nước Mỹ từ thế kỳ XIX, và cho toàn cầu sau này. Carnegie sinh ra ở Dunfermline, Scotland vào năm 1835, khi lên 13, ông cùng mẹ di cư sang Hoa Kỳ trong hoàn cảnh rất nghèo, và mồ côi cha. Bắt đầu bằng một chân điện tín viên trong bưu điện, và tìm hiểu đầu tư tài chính vào ngành hỏa sa, ông đã nổi lên như một ngôi sao sáng khi thành lập Công ty thép Carnegie, ở Pittsburgh, để phục vụ cho công nghiệp, mà sau đó ông bán cho J.P Morgan vào năm 1901 với giá 487 triệu USD (tương đương với khoảng 13.6 tỷ đô la vào năm 2013), rồi cùng với J.P Morgan, ông thành lập Tổng công ty thép Hoa Kỳ, và bao nhiêu đầu tư ở các ngành khác.

Vào năm 1889, khi ông ở tuổi 54, ông nổi tiếng với bài diễn văn: "The Gospel of Wealth" - Nguyên lý của Sự Thịnh Vượng. Trong bài phát biểu này, ông kêu gọi những nhà giàu của Hoa Kỳ hãy làm từ thiện. Từ thiện là gốc rễ của sự thịnh vượng cho cả nhân cách của mỗi người dân Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, mà còn là nguyên lý cho một Hoa Kỳ sẽ là cường quốc số 1 thế giới trong tương lai. 90% tài sản của ông đã hiến cho các tổ chức từ thiện, công trình quốc gia và trường đại học nổi tiếng của ông gầy dựng năm 1900 từ một trường kỹ thuật phục vụ cho công nghệ thép của ông, Carnegie Technical School, mà sau đó, 1912 trở thành Carnegie Mellon University danh tiếng toàn cầu, luôn nằm trong top 30 của các đại học Hoa Kỳ.

Andrew Carnegie được mệnh danh là: Người cứu rổi tinh thần cho nước Mỹ - "Save my Soul". Ông là người tạo dựng nhân cách Mỹ, sức mạnh Mỹ đại diện cho cái chân, thiện, mỹ của nhân loại, và xứng đáng với cái gọi là: Kinh Phúc Âm của Sự Thịnh Vượng - The Gospel of Wealth - bài phát biểu của ông như lời của thánh sống gửi đến nhân loại khổ đau vì thiếu hiểu biết. Ông không chỉ là thánh sống của nước Mỹ, mà còn là vị Thánh vĩ đại nhất của lịch sử loài người bằng xương bằng thịt, chứ không phải là những huyền thoại của các tôn giáo hiện hành.


John Pierpont "J. P." Morgan (April 17, 1837 – March 31, 1913)

4. John Pierpont "J. P." Morgan: Ông là hiện thân người di dân Do Thái có thiên bẩm về tài chính ngân hàng. Ông là thế hệ đầu tiên - được xem là cha đẻ - của nước Mỹ về ngành tài chính ngân hàng. Tập đoàn J.P Morgan của ông ngày nay vẫn còn hùng mạnh, và là một trong những tập đoàn tài chính tư nhân hàng đầu thế giới. Sinh ra và lớn lên ở Connecticut, Hoa Kỳ. Ông được cha mình chuẩn bị cho việc học tập ở nhiều quốc gia: Hoa Kỳ, Ý, Đức và Anh, để trở thành một ông chủ tài chính ngân hàng. Và ông đã làm được điều đó xuất sắc, khi nhận lại Công ty JS Morgan & Co của cha mình qua đời để lại vào năm 1900.

Từ GS Morgan & Co, ông đã biến nó trở thành Tập đoàn J.P Morgan lừng lẫy toàn cầu ngày nay. Ông được xem là một thế hệ kế thừa cho những thế hệ tài phiệt già nua như Andrew Carnegie đã lỗi thời với câu nói nổi tiếng của người dân Mỹ: "When one ends another begins" - Khi một thế hệ kết thúc thì có thế hệ khác kế thừa - nước Mỹ là thế. Cuối đời, ông cũng nghe theo lời của Andrew Carnegie đi làm từ thiện. Và ông mất ở tuổi 75 tại Ý trong một giấc ngủ.

John Pierpont "J. P." Morgan (April 17, 1837 – March 31, 1913)

4. John Pierpont "J. P." Morgan: Ông là hiện thân người di dân Do Thái có thiên bẩm về tài chính ngân hàng. Ông là thế hệ đầu tiên - được xem là cha đẻ - của nước Mỹ về ngành tài chính ngân hàng. Tập đoàn J.P Morgan của ông ngày nay vẫn còn hùng mạnh, và là một trong những tập đoàn tài chính tư nhân hàng đầu thế giới. Sinh ra và lớn lên ở Connecticut, Hoa Kỳ. Ông được cha mình chuẩn bị cho việc học tập ở nhiều quốc gia: Hoa Kỳ, Ý, Đức và Anh, để trở thành một ông chủ tài chính ngân hàng. Và ông đã làm được điều đó xuất sắc, khi nhận lại Công ty JS Morgan & Co của cha mình qua đời để lại vào năm 1900.

Từ GS Morgan & Co, ông đã biến nó trở thành Tập đoàn J.P Morgan lừng lẫy toàn cầu ngày nay. Ông được xem là một thế hệ kế thừa cho những thế hệ tài phiệt già nua như Andrew Carnegie đã lỗi thời với câu nói nổi tiếng của người dân Mỹ: "When one ends another begins" - Khi một thế hệ kết thúc thì có thế hệ khác kế thừa - nước Mỹ là thế. Cuối đời, ông cũng nghe theo lời của Andrew Carnegie đi làm từ thiện. Và ông mất ở tuổi 75 tại Ý trong một giấc ngủ.

Ngọc Giao sưu tầm

No comments:

Post a Comment