Pages

Sunday, October 5, 2014

Phi Trường Ở SG - và VN....


Tiêu cực ở sân bay Tân Sơn Nhất
Các hoạt động phục vụ khách hàng trên máy bay rất tốt, còn dưới "mặt đất" thì quá kém. Theo tôi ở Tân Sơn Nhất "tệ" 1 thì ở sân bay Nội Bài "tệ" 10. Túi xách tay nếu quá 5 kg thì phải bỏ lại, nhưng nếu bạn muốn đem hơn, kể cả 20 kg xách tay, chi thêm 20 USD là xong ngay. 
Tôi cùng vợ và hai con tới phi trường Tân Sơn Nhất trong lòng thật vui mừng, nhưng đến lúc nhập cảnh thì thật là thất vọng... Người làm thủ tục giấy tờ cứ lầm lì, không chào hỏi và làm khó hành khách vì không ghi địa chỉ nơi tạm trú ở Việt Nam. Cử chỉ và hành động của anh ta cứ như là người gác cửa ngục, rất mất lịch sự.
Lần đầu tiên, tôi về nước không rõ về tờ khai hải quan nên ghi thiếu địa chỉ. Anh cán bộ hải quan ném tờ khai và nói: "Không ghi thì ai biết ở đâu?". Hành khách xếp sau nhìn tôi cứ như tôi đã phạm tội gì đó nghiêm trọng. Tôi cảm thấy ngạc nhiên, tại sao anh ta lại có thể ăn nói với như vậy, nhất là cùng dòng máu Việt với nhau.
Tôi khai đem vào VN một cặp loa và ampli trị giá dưới 300 USD. Nhân viên hải quan bảo tôi đóng thuế, và mở cuốn sổ dày lật đi lật lại tìm trang nào quy định mức thuế loại hàng này. Anh ta loay hoay khoảng 5 phút, tôi biết anh ta muốn gì nên bỏ 20 USD vào giữa cuốn sổ. Anh ta ngồi xuống và nói: "Được rồi, đi đi".
Khoảng 1/3 đồ đạc cô bạn em mua về làm quà cho người thân đã bị mất cắp trong khi làm thủ tục nhập cảnh. Tết này, em định về Việt Nam nhưng sợ hành lý lại bị rạch giống như bạn. Em tính viết một danh sách những vật dụng để trong vali và bỏ vào trong đó, đề phòng nếu bị mất cắp sẽ khiếu nại.
Họ tìm mọi cách để la lối, bắt nạt và thô lỗ bất kể người lớn kẻ nhỏ. Mặt mày thì lúc nào cũng soi mói như ai cũng là tội phạm cả. Tôi thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan có trách nhiệm về phi trường nên tổ chức những buổi training cách đối xử với hành khách đến thăm Việt Nam.
Chúng ta phải đặt câu hỏi: "Tại sao họ không vòi tiền người nước ngoài mà chỉ vòi tiền Việt kiều?". Theo kinh nghiệm của tôi, đó là người Việt từ trước tới nay vẫn có suy nghĩ là: "Muốn êm chuyện, giải quyết công việc nhanh thì phải đút lót". Chính vì yếu điểm đó nên nhiều người đã bị hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất vòi tiền.
Thứ nhất là dựng vài bảng thông báo với dòng chữ: "Xin quý khách lưu ý, thủ tục khai hải quan không có giao dịch tiền bạc. Đưa và nhận tiền để làm thủ tục hải quan là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý". Tôi đảm bảo 100% rằng kiều bào không cảm thấy xấu hổ mà còn thấy tự hào, và vững tin vào cơ quan chức năng.
Tôi xin tiếp lời với những quý vị đã viết thư phản ánh tệ nạn tiêu cực của công an hải quan ở cửa khẩu Tân Sơn Nhất. Xin cảm ơn quý vị đã dành thời gian viết lên sự thật và cũng xin có lời khen đến VnExpress đã đăng tải những bài viết chân thành này, thể hiện sự trung thực, chính xác của một cơ quan báo chí.
Từ nước ngoài trở về quê hương, chúng ta nên tìm hiểu rõ thủ tục và làm cho đúng, sẽ không ai có cớ để bắt ta đưa tiền. Nếu gặp khó dễ vô lý, nên khiếu nại tới Ban Việt kiều. Chúng ta nên xây dựng lề lối làm việc thẳng thắn, không đưa hối lộ. Nếu bạn hơi một tí cũng xùy tiền ra thì không khác gì chúng ta thưởng cho kẻ tham nhũng.
Tôi là nhân viên làm việc tại phi trường cửa khẩu Tân Sơn Nhất gần 10 năm nay. Qua thời gian công tác, tôi nhận thấy các hành khách người Việt Nam, nước ngoài gốc Việt... thường được các anh chị hải quan tỏ ra "quan tâm đặc biệt". Bởi tâm lý về nhà hay thăm người thân, ai cũng mang nhiều đồ đã mua ở nước ngoài làm quà hoặc sử dụng.
Khi trình tờ khai hải quan, xét thấy tôi ghi thiếu địa chỉ nơi sẽ cư trú, nữ nhân viên hải quan nói “ghi địa chỉ, xuống cuối hàng xếp hàng lại”. Tôi thực hiện đầy đủ và không quên bỏ 5 USD vào passport. Gặp lại nhân viên hải quan đó, cô không kiểm tra tờ khai hải quan mà rút tiền ra khỏi passport, vui vẻ đóng dấu cho tôi qua.
Khi làm thủ tục trở lại Canada, thấy mẹ tôi đeo nhẫn kim cương, nhân viên hải quan hỏi có khai báo khi vào VN không? Họ bảo đưa 50 USD là xong việc. Song mẹ chỉ còn 72 USD để đóng Airport tax và tiêu xài trên đường. Nhân viên hải quan nhẫn tâm lấy 52 USD, để lại 20 USD. Hành động ấy khiến cụ già 65 tuổi vô cùng đau khổ.
Tôi về quê hương 7 lần. Mấy lần đầu, tôi nói tiếng Việt và tươi cười với cán bộ hải quan thì bị hạch hỏi, làm thủ tục một cách chậm chạp, dù có đầy đủ giấy tờ. Rốt cuộc tôi phải xì ra 5 USD. Về sau, tôi mang bộ mặt lầm lì, họ hỏi thì tôi trả lời bằng tiếng Anh với ngữ điệu như người Mỹ. Và tôi đã được giải quyết các thủ tục nhanh chóng.
Tiêu cực tại Tân Sơn Nhất là một vấn nạn mà tôi thiết nghĩ báo chí phải lên án, để làm thanh sạch nơi chào đón bạn bè 5 châu hay mở rộng vòng tay đón những người con xa xứ trở về. Đến Thái Lan, Singapore... câu đầu tiên người hải quan hỏi là: Tôi đi du lịch có vui không?, trong khi đó tại VN đồng bào tôi lại hạch sách và nạt nộ tôi.
Năm ngoái, tôi về thăm quê hương, ở trạm Immigration, tôi thấy một hàng chữ dài hướng dẫn là xuất trình passport, giấy khai hành lý và visa, ngoài ra không có đưa bất cứ cái gì khác. Song thực tế là nếu ai đó nhét vào giữa passport một tờ 5 USD thì nhân viên hải quan vui vẻ, nhanh chóng hoàn tất thủ tục nhập cảnh.
Hành lý của cháu không có gì, nhưng chú hải quan nói là phải mở kiểm tra. Vì bố mẹ cháu đóng hàng rất chặt sẽ phiền phức khi xếp lại, nên cháu nói là mong các chú thông cảm. Nhân viên hải quan kêu cháu đến hộp đựng tờ khai hải quan, bỏ 20 USD vào đấy, rồi cứ lấy hành lý mà đi.
Tôi là một người Việt Nam sống ở nước ngoài, mỗi lần về thăm quê hương khi đi qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất đều phải chịu một quy luật bất thành văn là kẹp 5-10 USD vào passport để làm thủ tục.
Đã vài lần về thăm quê nhà qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất, lần nào tôi cũng thấy nhiều bức xúc. Điều mà tôi thấy buồn nhất là tình trạng đòi những khách gốc Việt Nam phải kẹp thêm 5-10 hoặc 20 USD vào trong giấy tờ khi đi qua các khâu hành chính

Sưu tầm

1 comment:

  1. Quê hương ai chẳng muốn về
    Nhưng về chướng mắt thì về làm chi
    Còn cha còn mẹ phải đi
    Mẹ cha khuất bóng về chi thêm phiền!

    ReplyDelete