Lão hành khất vào ngồi trong hiên chùa, bắt đầu bữa ăn xin được trong ngày: ít vắt cơm, muối và... một con cá rô cây.
- Này ông lão, ông làm gì với
con cá gỗ ấy hay cuối cùng cũng chỉ cơm với muối?
Lão hành khất bình tĩnh đưa tay chỉ tượng Phật bằng đá trên tòa sen giữa chánh điện trả đũa:
- Này ông bạn, còn ông làm gì
với tượng Phật đá kia hay cuối cũng cũng chỉ vô minh với ái dục?
Lời góp ý:
Thờ cúng chỉ mang tính cách
tượng trưng, thế rồi những tôn giáo
cổ xưa đã biến thành những nghi lễ huyền bí và những buổi hiến tế phức tạp..., tưởng
qua đó họ có thể được cứu rỗi. Nhưng Đức
Phật xem đó chỉ là giới cấm thủ (mê tín, dị đoan, hình thức ràng buộc), và Ngài
dạy rằng chỉ có sống đúng pháp (Dhammànudhammà patipanno vihàrati)mới là tôn
kính, cúng dường, lễ bái Như
Lai một cách cao thượng.
Xưa có một người xuất gia
theo Phật chỉ mong hàng ngày được lễ bái và chiêm ngưỡng 32 tướng tốt của Ngài.
Đức Phật trách:“Dẫu cho hàng ngày con có nắm chéo y Như Lai và bước theo từng
dấu chân của Như Lai thì cũng vẫn xa Như Lai vời vợi. Người nào sống đúng
Pháp mới gọi là gần gũi, cung kính, lễ bái, chiêm ngưỡng Như Lai một cách chân
chính”.
Hàng ngày sống bên Đức Phật,
lễ bái, chiêm ngưỡng và đặt trọn niềm tin ở Ngài vẫn còn bị Ngài khiển trách,
huống nữa chỉ biết lễ lạy, tụng đọc trước tượng Phật bằng đá để cầu xin cứu độ
thì muôn đời cũng không bao giờ nếm được chút hương vị giác ngộ giải thoát.
Tin tưởng, lễ bái, cung kính,
chân thành, tri ân, tinh khiết,... là những nhân tố của phương tiện thờ cúng,
nhờ đó đem lại hạnh phúc, hân hoan, thái hòa, an lạc,... cho những kẻ sơ cơ.
Nhưng cho đến một lúc nào đó phải biết thoát ra khỏi phương tiện, vì dù tin
Phật dưới bất cứ hình thức nào cũng đều phải tự mình sống đúng chân lý, nếu
không thì muôn đời vẫn như lão ăn xin với con cá rô cây vô vị.
Sưu tầm
No comments:
Post a Comment