Pages

Wednesday, March 11, 2015

7 Phụ Nữ Góp Phần Làm Thay Đổi Thế Giới

Harriet Beecher Stowe, Anne Frank những phụ nữ để lại dấu ấn đậm nét, có thể thay đổi suy nghĩ của mọi người trong nhiều thập kỷ hay thế kỷ.

Nhà văn Harriet Beecher Stowe (14/6/1811 - 1/7/1896)
Harriet Beecher Stowe là tác giả của cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1852 - Túp lều của bác Tom. Đây chính là tác phẩm thúc đẩy các phong trào chống chế độ nô lệ hà khắc, góp phần phát động cuộc Nội chiến Mỹ nhằm xóa bỏ chế độ nô lệ.

Harriet Beecher Stowe - người đã có nhiều cống hiến vĩ đại trong cuộc chiến chống chế độ nô lệ tại Mỹ.

“Bà chính là người phụ nữ bé nhỏ đã viết cuốn sách khởi đầu cho cuộc chiến vĩ đại”, đó là lời chào thể hiện sự kính nể mà Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln dành cho Beecher Stowe khi bà thăm Nhà Trắng.
Theo CNN, cuốn tiểu thuyết Túp lều của bác Tom là cuốn sách bán chạy thứ hai trong thế kỷ 19 sau cuốn Kinh Thánh.

Nhà chính trị Emmeline Pankhurst (15/7/1858 - 14/6/1928)

Người ủng hộ chào đón Emmeline Pankhurst (giữa) và cô con gái Christabel Harriette (thứ ba từ trái sang) sau khi chính quyền thả họ vào năm 1908. 

Emmeline là người thành lập Liên đoàn Xã hội và Chính trị Phụ nữ Anh, một tổ chức nổi tiếng với những hình thức biểu tình cực đoan như xiềng xích chân tay hay tuyệt thực.“Chúng tôi đang ở đây, không phải bởi vì chúng tôi chống đối pháp luật. Chúng tôi đang ở đây trong nỗ lực trở thành các nhà lập pháp”, Pankhurst nói trong một phiên tòa trong năm 1908.Song Emmeline không sống đến ngày giấc mơ của mình trở thành hiện thực. Bà chết 3 tuần trước khi quốc hội thông qua luật cho phép phụ nữ tham gia bầu cử bình đẳng như nam giới. Cô gái bất hạnh Anne Frank (12/6/1929 - 3/1945)“Chúng ta không thể cứu vãn những việc đã xảy ra, nhưng ai đó phải ngăn chặn chúng tái diễn” là một câu trong cuốn nhật ký của Anne Frank.

Chân dung cô bé Anne Frank - tác giả cuốn Nhật ký Anne Frank. 

Sự thông minh và hóm hỉnh của cô bé 13 tuổi người Đức gốc Do Thái thể hiện trong cuốn nhật ký khi Anne Frank đang trốn tại thành phố Amsterdam, Hà Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuốn nhật ký phơi bày tội ác của chiến tranh, của phát xít Đức. Người ta dịch nó ra 67 thứ tiếng và các nhà xuất bản trên khắp thế giới đã phát hành hơn 30 triệu cuốn sách. Nó còn là đề tài hấp dẫn cho các nhà làm phim sau này.Anne Frank chết trong trại tập trung Bergen Belsen vào năm 1945, chỉ vài tuần trước khi quân Đồng Minh giải phóng trại.Nữ văn sĩ Simone de Beauvoir (9/1/1908 - 14/4/1986)

Nhà văn Simone de Beauvoir

Simone de Beauvoir là tác giả của cuốn sách The Second Sex (Giới tính thứ hai). Sau khi được xuất bản vào năm 1949, nó trở thành biểu tượng của nữ quyền.

The Second Sex tập trung vào việc phân tích cách đối xử cũng như sự nhận thức về phụ nữ trong suốt các giai đoạn lịch sử. Nội dung cuốn sách gây tranh cãi đến mức Tòa thánh Vatican cấm lưu hành nó.

Nhà khoa học Rosalind Franklin (25/7/1920 - 16/4/1958)

Rosalind Franklin làm việc tại một phòng thí nghiệm ở London.

Rosalind Franklin là một nhà lý sinh học và tinh thể học tia X người Anh. Những hình ảnh nhiễu xạ tia X của bà xác nhận cấu tạo hình xoắn ốc được sử dụng trong công trình nghiên cứu cấu trúc ADN của James Watson, Francis Crick và Maurice Wilkins - 3 nhà khoa học từng nhận giải Nobel Y học vào năm 1962.Tuy nhiên, bà bỏ lỡ một giải Nobel do căn bệnh ung thư buồng trứng. Franklin qua đời vào năm 1958, khi mới 37 tuổi.

Vận động viên Billie Jean King (sinh ngày 22/11/1943)

Rosalind Franklin, mang quốc tịch Mỹ, là một trong những tay vợt vĩ đại nhất trong lịch sử quần vợt thế giới, với 39 lần đoạt danh hiệu Grand Slam tại các hạng mục thi đấu.

Billie Jean King tại giải vô địch Wimbledon 1967

Tuy nhiên, dư luận nhắc tới bà nhiều nhất sau chiến thắng trước nam vận động viên Bobby Riggs trong trận đấu lịch sử mang tên “The battle of the Sexes” năm 1973 trước sự theo dõi của 30.000 khán giả trên sân và 50 triệu khán giả trên sóng truyền hình. Bà cũng chính là người đã lập nên Hiệp hội Quần vợt nữ vào năm 1970 và vận động, kêu gọi các khoản tiền thưởng bình đẳng cho các nữ vận động viên.

Wangari Maathai (1940-2011)

Wangari Maathai - Nhà sáng lập phong trào Vành đai xanh 

“Khi trồng cây, chúng ta trồng những hạt giống hòa bình và hy vọng”, Wangari Maathai phát biểu như vậy khi nhận giải Nobel Hòa bình vào năm 2004. Bà là nhà hoạt động chính trị lỗi lạc người Kenya và là người sáng lập Phong trào Vành đai xanh năm 1997 nhằm kêu gọi toàn xã hội tham gia trồng cây xanh. Sau đó phong trào lan rộng ra khắp thế giới, trở thành cách thức để con người chống hiện tượng biến đổi khí hậu.

Ảnh: CNN

No comments:

Post a Comment