Pages

Saturday, April 11, 2015

Ngôn với Ngữ !!!


Ngày đầu tiên mới về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:
Theo tinh thần đổi mới và cải cách hành chính, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian bằng cách dùng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải “cụ tỉ” và “cô súc” dự trên quá trình "điều nghiên” cẩn thận!

Thấy mọi người ngơ ngác, hoang mang, sếp đập bàn cái rầm:
Thời buổi này mà kém suy luận quá, này nhé “cụ tỉ” là nói tắt của hai cụm từ cụ thể và tỉ mỉ, “cô súc” có nghĩa là cô đọng và súc tích, còn “điều nghiên”  là điều tra và nghiên cứu, thế thôi.

À, bây giờ thì mọi người đã hiểu. Ai cũng gật gù như mấy cô cậu trong đoạn quảng cáo thuốc tẩy giun. Như vậy, với sếp thì những chuyện xảy ra đã lâu, thuộc dĩ vãng và quá khứ thì phải gọi là “dĩ khứ.”
Rồi một hôm được phân công đi thăm  đơn vị bạn thì chúng tôi thật sự kinh hoàng khi nghe sếp lệnh:
– Các cô cậu sang đơn vị bạn phải tăng cường “giao hợp” với người ta thật chặt chẽ vào, bên cạnh đó cũng phải “điều kinh ” cho tốt.
Một số chị em đỏ mặt lí nhí hỏi lại liền bị sếp quát:
– Cấm nghĩ bậy! Tôi muốn nói ngắn gọn “giao hợp”  là giao lưu và hợp tác, nó cũng tương tự như “giao phối” thôi (giao lưu và phối hợp), còn “điều kinh” là điều tra kinh nghiệm làm ăn của họ. Các cô các cậu không lo làm ăn, toàn nghĩ bậy!

Phải thú nhận là sau một thời gian khá dài chúng tôi mới suy luận và quen cách dùng từ quái chiêu của sếp. Ví dụ, một lần đi cơ sở, sếp bảo chúng tôi cố gắng “phát tài để đầu lâu”, cả cơ quan xúm vào suy luận mới hiểu ý sếp muốn rằng chúng tôi cố gắng phát hiện tài năng để có hướng đầu tư lâu dài.

Tuy nguy cơ dịch sốt virus đang lan rộng, nhưng đến nay trong cơ quan tôi chưa có ai phải nhập viện vì bệnh ấy nên sếp có lời khen chúng tôi đã “động phòng” rất tốt. Đã nhiều lần “đúc kinh”, chúng tôi hiểu ngay rằng đấy là sếp khen tập thể nhân viên trong cơ quan đã biết “chủ động phòng tránh” dịch rất tốt.

Dịp Tết  vừa qua khi đưa  các con đến thăm  sếp và chúc Tết,  tôi cũng đã có một chút “sáng tạo ngôn ngữ” khi giới thiệu với sếp rằng : các con tôi đứa nào cũng “ngoan cố” cả. Thế rồi chúng nó cũng được sếp lì xì vì ngoan ngoản và cố gắng!   Thật tự hào và hãnh diện là “đỉnh cao trí tuệ”.

Trong một xã hội đầy đẫy những “băng huyết” (băng hoại huyết thống) trên mọi phương diện, và “lẹo dối” (lươn lẹo và dối trá) ở mọi lãnh vực, thì làm sao tìm được “lương thật” (lương tâm thật thà) nhưng chỉ thấy rặt một lũ “dương vật” (xiển dương vật chất) (tôn sùng và đề cao các giá trị vật chất -promotion of materials). Chúng nó chỉ muốn hưởng thụ mà chẳng bao giờ nghĩ đến việc “bảo lãnh” (bảo vệ lãnh thổ) cho thế hệ mai sau.

Chưa bao giờ chúng biết “ân ái” (ân cần và bác ái) với những người   nghèo khổ mà chỉ biết “lột quần” (bóc lột quần chúng) mà thôi. Đó là một xã hội “rắm thối” (rối rắm và thối nát) . Cả một lũ “lưu linh” (lưu manh và linh tinh) . Chúng nó đều là những tên “thất tiết” (thất học và không tiết tháo) thì làm sao đất nước “cường dương” (hùng cường và xiển dương) được .

H.T. sưu tầm

1 comment:

  1. Quí vị có chắc, đây là bài viết từ trong nước, hay đây là do mấy Ông " đỉnh cao trí tuệ " của phe mình bên ni viết. Chắc gì bên nớ hiểu. Cám ơn tác giả, được một tràng cười quá đã.Còn hơn được tặng một thang thuốc bổ.TK.

    ReplyDelete