Tọa lạc tại số 97A Phó Đức Chính, quận
1, Sài Gòn trụ sở của Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM hiện tại chính là tư dinh của một
trong "Tứ đại phú hộ" đất Sài Gòn xưa: Nhà tư sản người Hoa Hứa Bổn Hỏa
(Hui Bon Hoa), mà dân Sài Gòn vẫn quen gọi là chú Hỏa.
Được khánh thánh năm 1925, dinh thự của
chú Hỏa cao 4 tầng, sử dụng kết cấu bê tông cốt thép, nằm trong một khuôn viên
rộng lớn gần chợ Bến Thành.
Đây là một tòa nhà đồ sộ có bố cục đăng
đối, gồm 2 dãy nhà ngang và 2 dãy nhà dọc khép kín tạo thành một giếng trời ở
giữa.
Dù được thiết kế bởi các kiến trúc sư
người Pháp, nhưng công trình là sự kết hợp khá hài hòa những giá trị mỹ thuật
Âu – Á đương thời.
Tòa dinh thự mang phong cách chính là
Art-Deco, một trường phái kiến trúc thịnh hành ở phương Tây trong những thập
niên đầu của thế kỷ 20, chủ trương từ bỏ lối trang trí nặng về kiểu cách Hy Lạp,
La Mã thời Phục hưng.
Dấu ấn kiến trúc này thể hiện rất rõ ở
quy mô công trình và những chi tiết kiến trúc phóng khoáng như ban công đua ra
phía ngoài, mái vươn xa, các hệ thống hoa sắt uốn công phu, độc đáo.
Lối vào chính ở lầu một có quy mô khá bề thế với tiền sảnh cao, có thang lên hai phía, trên có mái sảnh được đỡ bằng
những cột lớn.
Cửa chính vào khu vực sảnh có kiến trúc
cuốn vòm, khung cánh được làm bằng thép – kính, đặc biệt trên vòm cửa có hoa sắt
cách điệu chữ viết tắt tên chủ nhân H.B.H (Hui Bon Hoa).
Nội thất sảnh tòa nhà mang phong cách
châu Âu với thức cột ionic Hy Lạp cổ điển, và những trang trí hoa văn đắp nổi
trên trần.
Cầu thang dinh thự được lát đá cẩm thạch
có lan can sắt uốn duyên dáng. Đặc biệt, giữa hố thang là một thang máy. Đây là
một trong những công trình đầu tiên ở Sài Gòn có thang máy.
Toàn bộ nền sàn tòa nhà được lát bằng gạch
hoa với nhiều kiểu hoa văn đa dạng, phong phú; mỗi khu vực, mỗi tầng một kiểu
khác nhau.
Các ô cửa kính đều được lắp kính màu có
hoa văn, đậm chất châu Âu.
Do quy mô quá to lớn với nhiều phòng ốc
nên người Sài Gòn còn gọi dinh thự của chú Hỏa là căn nhà 99 cửa. Đây có lẽ chỉ
là con số tượng trưng. Số cửa thực tế của tòa nhà có thể còn nhiều hơn.
Có một giai thoại kể rằng, sau khi dinh
thự khánh thành, chính quyền Pháp thời bấy giờ không cho người sống trong nhà
dùng cửa trườc vì cửa này lớn hơn cửa dinh toàn quyền. Vì thế nên gia chủ dùng
đã phải dùng cửa sau (ảnh).
Trên một trụ cổng sau còn tấm bia đá khắc
tên những người chủ ngôi nhà, đều là con cái của chú Hỏa.
Khởi nghiệp từ nghề buôn bán ve chai rồi
vươn lên trở thành một ông chủ địa ốc, chú Hỏa được coi là thương nhân giàu nhất,
nhà kinh doanh bất động sản lớn nhất Sài Gòn và cả Đông Dương vào những thập
niên đầu thế kỷ 20. Ảnh: Họa tiết trang trí trên thành lan can mặt trước dinh
thự.
Vào thời điểm cực thịnh, công ty Hui Bon
Hoa của chú Hỏa sở hữu tới 20.000 căn nhà phố khắp Sài Gòn - Chợ Lớn. Nhiều
công trình vẫn được sử dụng đến nay như khách sạn Majestic, bệnh viện Từ Dũ,
trung tâm cấp cứu Sài Gòn, chùa Kỳ Viên, khu biệt thự đường Lý Thái Tổ... Ảnh:
Cột thu lôi được trang trí những hoạ tiết bằng sứ của dinh thự chú Hỏa.
Theo kienthuc. net
No comments:
Post a Comment