Không khó để bạn
tìm được những quán bán các món ăn này ở Huế, Đà Nẵng hay Hội An, trót ăn một lần
rồi sẽ nhớ mãi.
1. Bánh
bèo
Bánh bèo là một
món bánh rất thịnh hành ở miền Trung và miền Nam. Bánh bèo gồm có ba phần chính
là bánh làm từ bột gạo, nhân để rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn, và nước
chấm, một hỗn hợp mà nước mắm là thành phần chính và thường đổ trực tiếp vào
bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng
rang giã nhỏ.
Tại miền Trung,
bánh bèo thường được phân ra làm hai loại là bánh bèo Quảng Nam và bánh bèo Huế.
Bánh bèo Quảng Nam thường thì to, dày, ăn với nhân là bột nấu nhão gồm có thịt,
tôm băm, hẹ, khi ăn bỏ thêm ít hành phi, ớt băm. Bánh bèo Huế có khác chút ít,
bánh mỏng hơn, có bột tôm chấy, khi ăn kèm theo da heo chiên giòn. Bánh bèo miền
Trung đa phần đúc bằng chén (bánh bèo chén).
2. Bánh bột
lọc
Bánh bột lọc là một
trong những đặc sản của xứ Huế. Vỏ bánh được từ bằng bột sắn (khoai mỳ) lọc lấy
tinh bột, sau đó luộc một phần nhỏ bột, nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh thường bằng
tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm – thịt
heo. Sau khi vắt thành bánh, bánh được gói bằng lá chuối (hoặc có thể không
gói) và hấp cách thủy. Miếng bánh trong suốt, vị dai ngon tinh tế sẽ giúp đánh
thức các giác quan của bạn.
3. Bánh
xèo, bánh khoái
Bánh xèo là một
loại bánh hầu như ai cũng mê, có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt,
giá đỗ, được chiên vàng, khi đổ vào chảo có tiếng xèo, đúc thành hình tròn hoặc
gấp lại thành hình bán nguyệt. Tại Huế, món ăn này thường được gọi là bánh
khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, lạc.
Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng ngoài rau sống, còn thêm quả vả
chát, khế chua.
4. Bánh
chưng Nhật Lệ
Đây là món ăn nổi
tiếng ở Huế và có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội, nơi tập trung
hàng chục lò làm bánh. Bánh thơm dẻo, ăn rất khoái khẩu do sự kết hợp nhuần
nhuyễn mùi vị giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị
như tiêu, hành. Người ăn quen lâu ngày thành nghiện, thành thèm.
5. Bánh nậm
Bánh nậm là một
loại bánh đặc trưng của xứ Huế, cùng với bánh bèo, bánh lọc. Đây là thứ bánh được
làm từ bột gạo vừa ngon vừa có tính chất lành (người già, trẻ em, người ốm đều
có thể ăn được). Ở Huế, bánh nậm còn được làm chay, chỉ có nhân đậu xanh, dùng
cho ngày Rằm, mồng Một. Đặc biệt, còn có bánh nậm nhân thịt cóc, dành cho trẻ
còi cọc, suy dinh dưỡng, cũng ngon và hấp dẫn không kém bánh nậm tôm.
6. Bánh
ram ít
Bánh ram ít nhân
tôm được ghép với nhau bởi 2 phần là phần bánh ít phía trên và đế ram phía dưới.
Bánh phần trên được làm bằng loại gạo nếp thơm ngon, ủ đúng giờ để bánh
được dẻo mềm. Mỗi chiếc bánh nho nhỏ trắng bóc bằng quả táo bên trong là một
con tôm kho. Chỉ cần thử cắn một miếng thôi là bạn sẽ cảm nhận ngay được vị dẻo
của bột nếp bánh ít và cái giòn rụm của đế ram. Người Huế thật khéo léo khi kết
hợp hai thứ tưởng trừng như đối lập nhưng lại đem lại cảm giác lạ miệng cho thực
khách khi ăn.
7. Bánh ướt
thịt nướng
Bánh ướt thịt nướng
là một món ăn phổ biến và được nhiều người biết đến của Huế, món ăn này có nguồn
gốc từ vùng đất Kim Long – Huế – nơi nổi tiếng có rất nhiều nhà vườn. Món ăn
này có thể dùng làm điểm tâm, bữa chính hay ăn chơi với bạn bè đều rất phù hợp.
Điều đặc biệt là nước chấm của món này không phải là nước mắm chua cay như món
bún thịt nướng mà là tương mè đậu nấu ngọt rất đặc trưng.
8. Bánh đập
Bánh đập hay còn
gọi là bánh chập là một loại bánh khá phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung từ
Quảng Nam đến Khánh Hòa nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ở Hội An. “Đập” được hiểu
đơn giản là bánh phải được đập rồi mới ăn. Bánh đập là sự kết hợp tinh tế giữa
bánh ướt và bánh tráng nướng. Trên nửa lớp bánh ướt được phết dầu mỡ hành, đậu
xanh nhuyễn. Bánh đập còn được ăn kèm với tôm, thịt heo luộc, thịt nướng tùy
theo vùng miền.
9. Bánh
tráng cuốn thịt heo
Bánh tráng cuốn
thịt heo là món ăn dân dã của người miền Trung. Mỗi suất bánh tráng gồm một đĩa
thịt heo lớp nạc lớp mỡ xen kẽ đủ để miếng thịt không khô, không ngấy; kèm theo
rau ghém đủ các loại gồm xà lách, mùi thơm, tía tô, diếp cá… và củ quả thái lát
như giá đõ, dứa, xoài, dưa chuột, chuối xanh, được cuộn tròn cùng trong bánh cuốn,
chấm vào mắm nêm sóng sánh thơm mùi biển cả thật tuyệt chẳng gì bằng.
10. Bánh
tráng kẹp
Bánh tráng kẹp là
một trong những món ăn vặt lọt top những món ăn đường phố hấp dẫn nhất Đà Nẵng.
Được làm từ bánh tráng mềm và không quá dày, người ta quết lớp nhân lên trên
bánh, có thể để vậy hoặc gấp lại, hay cuộn lại rồi nướng giòn. Nhân bánh có thể
là pate gan tẩm gia vị có rất nhiều hành phi, quết lên bánh rồi bỏ trứng cút
thêm vào. Nhân bánh cũng có thể là khô bò xé sợi, cũng có khi là mực hay trứng
gà tùy theo khẩu vị hay yêu cầu của từng thực khách.
Làm nên hương vị
đặc biệt và đặc trưng cho món bánh tráng kẹp Đà Nẵng không gì khác hơn là nước
chấm. Nước chấm hay còn gọi là nước sốt để chấm với bánh tráng kẹp khá đặc biệt.
Nước chấm được chế biến từ bò khô, sa tế cùng với bí quyết rất riêng làm nước
chấm vừa sệt, vừa cay nồng, rất thơm và màu vàng nâu bắt mắt, khiến thực khách
thử qua hàng trăm lần cũng khó mà phát hiện ra đủ thành phần làm nên hương vị đặc
biệt của nó.
11. Bánh
bao vạc
Bánh bao bánh vạc
là một món ăn đặc trưng Hội An Quảng Nam. Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và
có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh bao bánh vạc còn có tên gọi
là bánh hoa hồng trắng. Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà
hàng, quán ăn ở Hội An.
Bánh bao bánh vạc
là hai loại có tên gọi khác nhau nhưng thường có mặt trong cùng một đĩa bánh và
cùng có chung một loại nước chấm rất đặc biệt: không quá mặn, không quá nhạt và
có thơm hương, vị ngọt của thịt tôm.
Nguyên liệu chính
để chế biến bánh bao bánh vạc là gạo nhưng được thực hiện qua nhiều công đoạn rất
công phu. Gạo xay xong phải “bòng” với nước nhiều lần (khoảng từ 15 đến 20 lần)
để chọn cho được loại bột bánh ngon. Nhân bánh bao chủ yếu chế biến từ tôm tươi
xay nhuyễn trộn với muối, tiêu, hành và một vài loại gia vị khác. Nhân bánh vạc
thì có thêm một số nguyên liệu như: nấm mèo, giá hột, lá hành, thịt heo … đã được
thái mỏng và xào chín. Cả hai loại nhân đều được bao bọc bởi một lớp bột bánh mỏng
và hấp chín qua lửa.
12. Bánh
kiến tơ
Một trong những đặc
sản Hội An mà bạn có thể bắt gặp vô vàn ở trên đường phố là bánh kiến tơ. Vỏ của
bánh thực chất là hai miếng bánh quế tròn mà chắc hẳn không còn xa lạ gì. Cái
thú vị và đặc sắc của món này chính là ở phần nhân.
Nhân của bánh kiến
tơ được làm từ mạch nha. Khi khách mua hàng, người bán mới lấy một thanh mạch
nha ra, kéo qua kéo lại như kẹo kéo rồi trộn nhanh với bột, sau vài giây thao
tác khéo léo, chỗ mạch nha ban đầu đã biến thành những “sợi chỉ” mỏng manh vui
mắt. Người bắt sẽ cho chỗ “chỉ” đó lên hai vỏ quế, thêm ít dừa bào sợi, kẹp lại.
Vậy là món bánh kiến tơ đã hoàn thành. Tất cả các bước chỉ diễn ra chưa đầy một
phút.
Hạt Tiêu tổng hợp
Nguồn:
Ngôi sao
No comments:
Post a Comment