Pages

Monday, August 31, 2015

Gọi Cơn Buồn Ngủ Chỉ Trong Vòng 1 Phút ?

Tiến sĩ đại học Harvard, Andrew Weil, đã tìm ra “kỹ thuật 4-7-8”, giúp chống lại những ca khó ngủ kinh niên. Được biết, khi một người áp dụng cách đơn giản này, chỉ sau 60 giây, cơn buồn ngủ sẽ tự nhiên ập đến.

Nhiều thế hệ đã phải duy trì những thói quen truyền thống như đếm cừu để tự ru mình vào giấc ngủ. Tuy nhiên phát hiện mới toanh của một học giả được đào tạo bởi trường đại học Harvard danh tiếng rất có khả năng tạo nên bước tiến quan trọng mang lại giấc ngủ dễ dàng, khỏe khoắn cho mọi người.

Tiến sĩ Andrew Weil gọi đó là kỹ thuật thở 4 -7-8. Theo lời ông hướng dẫn, đầu tiên ta hít vào trong 4 giây, dành 7 giây tiếp theo để giữ hơi, và sau đó thở ra trong vòng vòng 8 giây. Lặp lại cách hít vào, giữ hơi rồi thở ra theo đúng tỉ lệ thời gian đó đến 3 lần, ta chỉ mất vỏn vẹn 57 giây nhưng cơn buồn ngủ sẽ kéo đến tức thì.

Cha đẻ của phát hiện này đã thực hiện một đoạn video, trong đó ông giải thích cho mọi người mẹo hít thở để ru ngủ chính mình. Ông chia sẻ đoạn phim lên trang Youtube. Một người xem để lại bình luận tích cực: “Kỹ thuật này phát huy công dụng tuyệt vời, tôi đã thử ngồi ngay trước màn hình máy tính, hít thở theo cách đó và cảm thấy rất dễ chịu. Tôi chắc chắn sẽ lại làm thế trước khi đi ngủ”.

Bạn có muốn thử không? Biết đâu bạn gặp may khi biện pháp đếm cừu đã không còn tác dụng.  

May
Theo Metro


Mời xem youtube hướng dẫn của Dr Andrew Weil

Chi Phí PHẢI Trả Cho Người Ngoại Quốc... Chết Ở VN

Ngăn lạnh trong phòng lạnh, nơi lưu giữ các thi thể trong bệnh viện. Các ngăn giống hệt nhau nhưng giá rất khác nhau giữa người trong nước và người nước ngoài. (Hình: Petro Times)


BÌNH THUẬN (NV) - Các bệnh viện Việt Nam đang dùng thi thể những người nước ngoài chẳng may qua đời tại Việt Nam để “bóp cổ” thân nhân của họ.

Tờ Petro Times vừa có một bài viết cho biết, phí bảo quản thi thể một người nước ngoài chẳng may qua đời tại Việt Nam, trong phòng lạnh, cao gấp ba đến năm lần so với phí bảo quản thi thể của một người trong nước.

Từ thông tin của một người Nga, có thân nhân qua đời tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, tờ Petro Times đã điều tra và phát giác, ở bệnh viện đa khoa Bình Thuận, trong khi phí bảo quản thi thể của một người trong nước chỉ có 200 ngàn đồng/ngày thì phí bảo quản thi thể một người nước ngoài lên đến 720 ngàn đồng/ngày. Mắc hơn nhiều so với việc thuê phòng tại khách sạn loại ba sao.

Thu phí bảo quản thi thể người nước ngoài với giá gần gấp bốn so với người trong nước, như bệnh viện đa khoa Bình Thuận dù sao cũng “nhân đạo” hơn bệnh viện đa khoa Khánh Hòa.

Ở bệnh viện đa khoa Khánh Hòa, phí bảo quản thi thể của một người trong nước là 240 ngàn đồng/ngày, còn phí bảo quản thi thể của một người nước ngoài lên tới 240 USD/ngày (khoảng 5.3 triệu đồng Việt Nam).

Tình trạng này phổ biến trên toàn Việt Nam, kể cả ở những bệnh viện được xem như bộ mặt quốc gia, tọa lạc tại các đô thị lớn. Ví dụ như phí bảo quản thi thể của một người trong nước ở bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn là 200 ngàn đồng/ngày thì thân nhân một người nước ngoài chẳng may qua đời tại Việt Nam, sẽ phải trả phí bảo quản thi thể là 1 triệu đồng/ngày.
Mô tả của Petro Times về biên nhận phí bảo quản thi thể cho thấy, không biết thì rất khó tưởng tượng về cách nhìn việc bảo quản thi thể người nước ngoài của các bệnh viện tại Việt Nam.

Chẳng hạn, nhiều bệnh viện đang dùng biên nhận theo mẫu “Phiếu tính giá điều trị khám chữa bệnh người nước ngoài,” để thu phí bảo quản thi thể. Mục “Khám điều trị và các dịch vụ chuyên môn” trên mẫu này, được bệnh viện đa khoa Khánh Hòa ghi là: “Tủ lạnh.” Mục “Ðơn vị tính,” bệnh viện này ghi là: “1 giờ 5 USD.” Mục “Tiền ăn theo bệnh lý,” Bệnh viện Ða khoa Khánh Hòa ghi: “Phòng mổ tử thi.”

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận thì dùng “Hóa đơn bán hàng” để làm biên nhận thu phí bảo quản thi thể. Mục “Tên hàng hóa, dịch vụ” trên “Hóa đơn bán hàng,” bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận ghi: “Lưu xác tủ lạnh.”

Nếu là người nước ngoài chẳng may qua đời tại Việt Nam, việc phải bảo quản thi thể trong phòng lạnh là điều không thể tránh khỏi vì cần khám nghiệm tử thi để làm rõ nguyên nhân tử vong. Theo Petro Times, thời gian bảo quản thi thể một người nước ngoài thường phải từ 3 đến 15 ngày, do còn phải chờ thân nhân làm các thủ tục cần thiết, vốn khá phức tạp. Phí bảo quản thi thể rõ ràng là một gánh nặng.

Petro Times gọi lối tính phí bảo quản thi thể người nước ngoài cao hơn nhiều lần so với bảo quản thi thể người trong nước là “phân biệt đối xử” với thi thể. Cách gọi này xem ra chưa chính xác. Nó là một kiểu dùng người chết để bóp cổ người sống - những người sống ở nước ngoài, chẳng may có người thân chết tại Việt Nam. (G.Ð)

Sưu tầm

Thư Viết Từ Virginia - Nguyễn Thị Thêm


Chào các bạn.

Tôi thức dậy buổi sáng 6 giờ. Giờ của tiểu bang Virginia. Bây giờ California đang chỉ mới 3 giờ sáng.
Cả đêm giấc ngủ mơ màng. Có thể là khác nhà mà cũng có thể quá mệt.
Có lẽ bạn bè nhiều nơi đang lo lắng cho chuyến hành trình rất đơn giản với mọi người, nhưng  khá phức tạp cho bản thân tôi.
Cám ơn tất cả các bạn, Những người bạn thật thân tình, những người bạn tôi từng gặp mặt và cả những người bạn chỉ quen trên net.

Tôi đã đến nơi bình yên, trên máy bay suốt 5 tiếng tôi không hề chợp mắt mặc dù đã thức dậy từ 2:30 sáng. Chàng của tôi cũng mở mắt thao láo chả chịu ngủ. Thỉnh thoảng đòi đứng dậy vì than đau lưng. Kéo chàng đứng lên rồi đứng đấm bóp lưng chàng, tôi đã thấy xuyên suốt những hàng ghế phía sau và họ cũng gửi tới tôi những nụ cười thông cảm. Mỗi lần đưa chàng vào phòng vệ sinh cả hàng ghế đứng lên cho chàng bước ra ngoài. Các tiếp viên cũng phụ dìu vì hai chân chàng cứ quíu lại không bước đi được đàng hoàng.
Cám ơn sự phục vụ ân cần và lịch sự của tất cả nhân viên hãng Southwest  Airline và những hành khách bên cạnh trong suốt cuộc hành trình.

Có nhiều điều tôi muốn tâm sự, muốn chia sẻ đang tràn dâng trong lòng tôi. Tôi muốn trao ra và cám ơn tất cả bạn bè với tất cả tấm lòng yêu thương và quý mến.

Tôi sẽ bắt đầu từ đâu để có thể trình bày hết những điều tôi muốn nói?

Vậy từ chiều 16/8/15 tham dự giải thưởng Viết về Nước Mỹ nghen.

Đó là một buổi chiều thật vui. Tôi rời nhà lúc 1 giờ chiều trên chiếc xe vợ chồng thằng em trực chỉ từ Riverside đi lên vùng Little Saigon. Hôm nay trước khi tôi đến dự lễ phát thưởng, chúng tôi đến thăm nhà anh chị Hai và thăm em Chút. Một học sinh thời tôi mới đi dạy, cho nên cô trò rất thân dù đã qua hơn 40 năm. Chút từ VN qua lại Mỹ khá lâu mà tôi không có dịp gặp nhau. Nơi đây còn là địa điểm gặp mặt mỗi mùa trái vải chín rộ. Bởi khu vườn nhà anh chị Chín là một khu vườn nhỏ nhưng cây trái rất sum xuê. Những cây bưởi trái thật sai, rất ngon. Những cây xoài trái tuy không lớn nhưng mùi thơm của nó thật tuyệt. Chỉ để một trái trên bàn thờ cả không gian trong nhà sẽ chan hòa mùi thơm của nó. Chị Chín hái tặng tôi một trái trên cây. Tôi đưa lại cho thằng em và nhờ để trên trang thờ ba tôi khi về nhà. Ngoài ra nhà có thêm cây vải. Những chùm trái sai oằn, đỏ rực và ngon ngọt vô cùng. Cám ơn bữa tiệc trái vải thật ngon tại nhà anh chị Chín. Cám ơn Chút luôn nhớ về cô giáo cũ. Cám ơn vợ chồng Chi & Hương với lẵng hoa chúc mừng thật đẹp, những tấm hình sắc nét với tài phó nhòm của Chi.

Tôi đến địa điểm phát giải là nhà hàng Moonlight khoảng 4;40 phút. Tại đây người ta đã có mặt nhiều rồi. Chưa vội vào trong vì còn ngắm quang cảnh và xem một số hình ảnh trang trí bên ngoài. Những bức hình trình bày sự diễn tiến của những năm phát giải về trước được chưng bày khá đầy đủ cho những ai muốn tìm hiểu về giải thưởng VVNM.

Bước vào bên trong , các cô trong ban tiếp tân mặc đồng loạt áo dài xanh thật đẹp và thật lịch sự nói lên sự trang trọng của buổi lễ. Tại bàn tiếp tân lần đầu tiên tôi gặp mặt cô Hằng người thường xuyên liên lạc với tôi trên web từ khi tôi nhận được tin mình lọt vào danh sách những người thắng giải.

Hằng thật đẹp, lịch sự và dễ thương. Lại khám khá ra một điều bất ngờ là lại có họ hàng với vợ chồng Chi. Cái gia đình này có bà con với tướng Lương Xuân Việt,  Bùi Đức Lạc rồi hôm nay lại cô Hằng của Việt Báo.

Sau khi nhận bảng tên và số bàn, chúng tôi về bàn mình ngồi.Tôi gặp thầy Hoàng Phùng Võ đến khá sớm. Vội chào thầy và hỏi thầy ngồi ở đâu, thầy nói cũng đang đi tìm nhưng số bàn lại khác.

Quang cảnh khá rộn rịp và những người xung quanh hoàn toàn xa lạ. Mọi người dường như quen biết nhau vì họ chào đón nhau và nói cười vui vẻ lắm. Có thể họ là những người trúng giải những năm về trước nên buổi phát giải này là dịp họp mặt những cây viết từng tham gia VVNM.

Tôi là một cây viết mới toanh trong lần phát giải này nên chả biết làm gì cứ ngồi nhìn mọi người và quang cảnh xung quanh. Chi chụp cho tôi vài tấm hình bên cạnh những tấm phong VVNM.

Một cô gái đi đến với một nụ cười thật tươi. Em đưa cả hai tay ra chào đón;
- Chị là chị Thêm phải không?
- Phải ! Em là…? Tôi hỏi.
- Em là Châu Hà nè . Nói xong Hà ôm lấy tôi mừng vui.
Cô em gái quen trên web do sự giới thiệu của Diệu Hương và Tường Vi hiện ra trước mắt tôi với tất cả nhiệt tình và dễ mến. Châu Hà là một cây viết từng đoạt giải đặc biệt VVNM năm 2010 với bài “ Ông ngoại của Thu đi lấy vợ” và từng đóng góp bài viết cho Việt Báo nhiều năm liên tiếp nên em quen rất nhiều cây viết quen thuộc trên Việt Báo.

Hà giới thiệu với tôi một người cũng nhận giải đặc biệt năm nay đó là Kim Phương Newman với bài viết ‘Cho và Nhận”.  Kim Phương cũng đã hẹn gặp tôi trên mail trước ngày đi dự nên mấy chị em rất vui khi ngồi chung bàn. Bên cạnh tôi là anh Huỳnh Thanh Sơn vào chung kết với bài viết ''Như giấc mơ hoa'' anh còn là người cao tuổi nhất trong số những người trúng giải.

Kim Phương Newman, Thêm, anh Thanh Sơn và Châu Hà

Châu Hà dẫn tôi đi gặp những người từng đoạt giải  như Khôi An, Song Lam, Phùng Annie Kim, Philatio,Trương Ngọc Bảo Xuân, Phương Hoa, Ngô Đình Châu và nhiều người khác mà tôi không nhớ hết. Có điều là em cứ khen tôi giống ca sĩ Mai Hương từ nụ cười đến khuôn mặt. Bảo Xuân thì nói không ngờ NTT trẻ như vậy còn Phùng Annie Kim thì nhìn ra cũng là có bà con với Biên Hòa, là cựu giáo sư trường trung học quận Công Thanh ngày xưa. Orchid Thanh Lê là một thân hữu của Biên Hòa. Em ôm tôi và nói :
- Em không phải là người của Biên Hòa, em ở Sài Gòn nhưng em rất mến và yêu quý các, cô chú, anh chị ở Ngô Quyền và Biên Hòa.


Chúng tôi đến bên quay bán sách và các tác phẩm, CD của các nhà văn nổi tiếng như Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Du Tử Lê…. Châu Hà rất mừng khi bài viết năm nay của em ''Chuyện Của Hân'' đã được đưa vào sách. Tường Vi nhà mình cũng có bài ''Ngày Tết Đầu Tiên Trên Đất Mới''. Và tôi với hai bài ''Tháng Tư Ngày Đó” và “ Mùi Áo Lính''.

Nhà văn Nhã Ca, nhà thơ Trần Dạ Từ chụp hình chung và  ký vào sách lưu niệm của tôi. Nhà hàng phục vụ khai vị với nhiều món ăn khá ngon. Tôi bị kéo đi nhiều chỗ nên cũng không ăn được bao nhiêu.

Tôi rất xúc động khi thấy các anh chị Ngô Quyền mình đến ủng hộ rất đông. Tài hèn sức mọn, tôi được các anh chị em thương yêu là điều phước báo trong tuổi xế chiều của tôi. Mọi người ai cũng dành cho tôi rất nhiều cảm tình và nghĩ tôi sẽ đoạt giải thưởng cao hơn. Tuy nhiên tôi đã dự cảm cho mình khi đọc những tiểu sử và bài viết trong Việt Báo online. Nhất là bài viết của Orchid Thanh Lê quá xuất sắc. Ngoài tài viết văn, trình độ kiến thức, Orchid Thanh Lê còn thể hiện hết vai trò của một người VN và làm đúng chức năng của một người nhân viên tìm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh VN. Bài viết “Trả lại tên cho người bị mất tên'' xứng đáng nhận phần thưởng cao nhất.

Tôi là một trong 10 tác giả được vào chung kết VVNM. Ngoài giải Trùng Quang về tay tác giả Khôi An, Ban Tuyển Chọn trao 3 giải thưởng lớn nhất về Tác Giả và Tác Phẩm đến Orchid Thanh-Hương Lê, Phùng Annnie Kim, Philato. Bảy tác giả còn lại được nhận giải Danh Dự, mỗi người nhận được một tấm plaque có ghi tên mình, một quyển sách VVNM năm thứ 16, một số giấy ban khen của hội đồng thành phố và dân biểu cùng bao thư 500$. (Tới đây tôi xin thú thiệt, chưa tan buổi tiệc, tôi đã ra về vì em dâu tôi phải dậy đi làm lúc 4:30 sáng, còn tôi 2:30 là phải dậy ra phi trường mà đồ đạc ở nhà chưa vào vali hết. Cho nên tôi cũng không kịp xem các giấy khen và để tất cả nơi phòng ngủ rồi lo cho việc lên đường sáng mai).


Tôi cầm trên tay ngân phiếu 500$ và một quyết định lóe trên đầu. Số tiền này so với mọi người không lớn nhưng rất có giá trị đối với tôi. Tôi sẽ gửi toàn bộ số tiền ân nghĩa này đến cho một người em đang bị ung thư phổi thời kỳ cuối tại VN.

Tôi gọi số tiền ân nghĩa vì nó được có là do sự khuyến khích của các bạn trong hội AHNQBH. Là do người em Ngọc Dung chọn lọc và gửi vào dự thi VVNM. Là do tất cả các thầy cô yêu thương, các bạn bè quý mến tin cậy nơi tôi để tôi đủ can đảm chen chân cùng các cây viết tài ba trên diễn đàn VVNM.

Hoa dại của vườn hoa Ngô Quyền được mọi người biết tới là do công vun quén chăm sóc của những người yêu hoa.

Tôi sẽ giữ mãi trong lòng tấm thạnh tình này và sẽ cố gắng làm khu vườn có thêm màu sắc. Sẽ cùng các đàn anh, đàn chị làm người thưởng ngoạn vui với cảnh sắc hương hoa.

Ngô Quyền mãi là nơi tôi yêu thương và trao những tâm tình.

Xin gửi đến cả nhà mình vài tấm ảnh trong ngày phát giải.

Các anh chị em NQ đến tham dự ngày phát giải VVNM

Gia đình Ngô Quyền mình

Chụp hình chung với Orchid Thanh Lê

Cô Trí và NQ





NQ và Phùng Annie Kim

Tôi viết bài này trong sự vội vàng và các chi tiết không đầy đủ. Xin các bạn tha thứ dùm cho. Bây giờ đang ở nhà con trai tại Virginia, ông chồng già chưa quen với những tiện nghi mới nơi nhà con, nên tôi lúc nào cũng kè kè một bên.

Thằng con đang từ Ý qua lại hoãn chuyến bay. Bây giờ cháu đang trên đường tới mà trời ở đây đang mưa tầm tã. Con đường dọc theo Base của hải quân để vào nhà hai bên là rừng rậm rạp không có đèn đường. Mẹ già đang nóng lòng lo cho con và cháu nên văn chương chữ nghĩa lộn tùng phèo .

Thế là cả nhà đoàn tụ. Gia đình thằng lớn như một đoàn người tị nạn, đồ đạc lỉnh kỉnh, con cái mặt mày phờ phạc sau chuyến hành trình hai lần chuyển đổi máy bay. Trời vẫn còn mưa và mọi người đều đói. Virginia 11 giờ đêm. Tôi cho mỗi người một tô phở nóng. Ôi! Bây giờ con tôi mới thấy hết cái ngọt ngào, thơm lừng của tô phở bò quê hương. Tô phở dù không đầy đủ tất cả ''Tái nạm, gầu gân , sách, bò viên” nhưng chứa chan tình thương của mẹ.

Tôi ngồi trước máy, buổi sáng có tiếng cháu nô đùa, có tiếng con trai nói chuyện dưới nhà. Thằng Út mang quân phục để vào đơn vị. Tôi nán lại trong phòng để viết cho xong bài này gửi đến cả nhà. Bởi tôi biết kể từ bây giờ tôi phải dành tất cả thời gian cho hai con và cho cháu không có dịp ngồi vào máy để viết tiếp

Bài này nó cũng như tôi lung tung với bao niềm vui, lo lắng và bất ngờ. Tôi xin tất cả các bạn thông cảm và tha thứ.

Nhân tiện xin  san sẻ một chút với các bạn ở Cali.
Quí vị ơi! Ở đây thời tiết rất tuyệt vời. Cỏ xanh mướt, rừng bát ngát, từ nhà ra đường bắt gặp cặp nai đang dẫn nhau ăn cỏ. 12 giờ trưa cũng có thể dẫn chàng đi dạo một vòng quanh khu vực cho giãn gân cốt. Trời có nóng nhưng không nắng chói chang hầm hập như Cali. Tối qua lại mưa, cơn mưa rào mát mẻ cho sáng nay không mở sưởi.  Tôi đã tắm và xài nước bằng thích không còn suy nghĩ phải tiết kiệm nước như Cali. Dầm mình dưới vòi nước mát thật lâu tôi cảm nhận được sự khoan khoái, nhẹ nhàng của những ngày thăm viếng Virginia.

Nhưng có điều cũng hơi phiền là do không khí ẩm thấp, rừng, cỏ nhiều nên chỗ nào cũng có muỗi. Trong nhà ra ngoài phải thật vội vàng đóng cửa lại. Vậy mà không hiểu tại sao muỗi vẫn cắn nổi u nổi nần. Không thấy một con muỗi nào trong nhà, vậy mà muỗi vẫn cắn đầy cả tay, chân. Chắc mai mốt về lại Cali sẽ có nhiều kim cương, hột xoàn trên cơ thể.

Một lần nữa, xin cám ơn các thầy cô, bạn bè Biên Hòa, Ngô Quyền, Long Thành, nhóm Dễ Thương. Gia Đình Tam C và tất cả các bạn trên Web đã yêu thương và khuyến khích.

Xin gửi đến mọi người lòng biết ơn chân thành của tôi.

Nguyễn thị Thêm

Đâu Là Nơi Duy Nhất Người Việt Nam Không Bị Khinh? - Khánh Hưng


Nhân đọc bài viết của một người Nhật nhận xét về người Trung Quốc mà phần bình luận đăng trên Bauxite Việt Nam có liên hệ với đặc tính của người Việt Nam hiện nay, tôi muốn góp nhặt mấy mẩu chuyện tai nghe mắt thấy sau đây.

Năm 2006, một công ty của người gốc Việt ở Mỹ thuê tôi về Việt Nam làm một nghiên cứu cho một dự án đầu tư kinh tế. Vài người quen đưa tôi đi làm việc với chính quyền một vài tỉnh để tìm hiểu các kế hoạch kinh tế của địa phương. Đi đến đâu, tôi cũng nhận được một lời khuyên tương tự là, tôi nên đưa theo một người Mỹ trắng, dù người đó là một nhân viên bảo vệ hay là một lao công cho công ty tôi ở Mỹ, miễn sao người đó nói “xí bô xí ba” gì đó, rồi tôi dịch ra tiếng Việt, thì tôi mới được tiếp đón nồng hậu và nhiệt tình!
Trở lại thành phố Sài Gòn, gặp một cậu “Việt kiều” 26 tuổi, sinh ở Mỹ, tốt nghiệp Cao học Anh ngữ tại Đại học Los Angeles (UCLA). Với nguyện vọng tha thiết được làm việc tại Việt Nam, cậu xin vào dạy tại một trung tâm Anh ngữ trực thuộc một trường Đại học lớn của Việt Nam. Ở đây, người ta trả lương theo giờ cho cậu ít hơn ba lần so với mấy người Tây ba lô. Họ nói, cho dù anh có trình độ và khả năng hơn hẳn mấy người Tây đó, nhưng vì anh là người “gốc Việt” nên không có… giá cao!

Bản thân tôi, trong một lần trú tại một khách sạn của công ty Du lịch Tp Hồ Chí Minh, có hôm tôi gọi tiếp tân yêu cầu cử người giúp sửa đường dây internet, gọi đến lần thư ba vẫn chỉ hứa hẹn. Sau đó, khi tôi gọi và nói chuyện bằng tiếng Anh, thì cô tiếp tân rối rít “Yes, sir” và vài phút sau, một nhân viên xuất hiện! Tương tự, vài lần đi máy bay Vietnam Airlines từ Đài Loan về Việt Nam, tôi đã rút được kinh nghiệm là phải sử dụng tiếng Anh nếu muốn được phục vụ tốt và lịch sự!
Hết biết! Người Việt tự kỳ thị nhau và bị kỳ thị ngay chính ở Việt Nam!

Thế còn người nước ngoài, họ nghĩ gì về Việt Nam?
Một người tôi quen, là cán bộ lãnh đạo của một cơ quan văn hóa thành phố Hồ Chí Minh. Trong một bữa “nhậu,” ông ấy vừa nhai ngồm ngoàm cái đùi ếch, vừa thuyết trình với anh bạn người Mỹ bên cạnh tôi (tất nhiên tôi là thông dịch viên bất đắc dĩ), rằng Việt Nam tuy còn nghèo nhưng nhờ có độc lập nên giữ được phẩm giá. Ông lấy ví dụ, vừa rồi, trong một chuyến du lịch ở Mỹ, trong lúc ông bị lạc khi viếng thăm Hollywood, ông đã được hai viên cảnh sát Mỹ “hết sức lể phép, trân trọng, và nhiệt tình” giúp ông tìm đường. Họ luôn gọi ông bằng “sir,” tức là “ngài.” Ông kết luận, vì họ biết ông là cán bộ của Việt Nam, nên họ đã đối xử với ông một cách trọng thị như vậy!
Anh chàng Mỹ ngồi bên cạnh tôi tròn mắt và… không nói gì cả!

Nghe ông cán bộ này nói, tôi nhớ lại ba câu chuyện:
Năm 2005, tôi đưa cậu con trai 4 tuổi, trên đường về thăm Việt Nam, ghé lại thăm viếng và nghỉ ngơi ở Nhật ba ngày. Chúng tôi trú tại một khách sạn ở Tokyo. Thấy hai cha con chúng tôi trao đổi qua lại bằng tiếng Anh, hầu như tất cả nhân viên làm việc ở đây đều cư xử với chúng tôi một cách hết sức thân tình và trân trọng. Họ nghĩ chúng tôi là người Mỹ gốc Nhật. Thế nhưng, khi nghe tôi cải chính lại là người Việt Nam, thì thái độ họ thay đổi hẳn!

Một anh bạn tôi là một nhà giáo và một nhà báo nghiệp dư ở vùng Vịnh San Francisco kể rằng: Trong chuyến đi du lịch vùng Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nga… anh luôn gặp rắc rối vì cái hộ chiếu Việt Nam của vợ anh. Lúc nào vào ra cửa khẩu của các nước này, thì cả đoàn du lịch 20 người có passport Mỹ đều cho qua một cách thoải mái, chỉ duy nhất vợ anh với hộ chiếu Việt Nam là bị tách ra vào phòng riêng xét hỏi. Lần nào anh cũng phải viết giấy bảo lãnh! Mà mấy nước này vốn là “anh em xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam mấy năm trước đây!

Chuyện thứ ba, trong một lần du lịch tại Jakarta, Indonesia, tôi đi với một người bạn địa phương vào một câu lạc bộ khiêu vũ (dancing). Mấy cô vũ nữ nghe tôi nói chuyện bằng tiếng Anh thì vồ vập và tò ra rất tình cảm. Thế nhưng, khi nghe tôi nói là “người Việt Nam”, thì mấy cô dần dần lảng ra! Trời, ngay cả mấy cô… bán hoa mà cũng… đối với người Việt Nam như vậy!
Tôi định kể cho ông bạn cán bộ nghe ba câu chuyện này, nhưng lại thôi vì e là ông cũng không hiểu, và nếu hiểu ra thì không khéo ông lại qui cho tôi tội “theo đuôi đế quốc, xúc phạm dân tộc” thì mệt lắm!

Còn người Việt Nam xem người ngoại quốc thế nào?
Vợ chồng người bạn khác của tôi tại Hà Nội đều là “trí thức”, thuộc gia đình quyền thế và khá giả tham vấn tôi về kế hoạch mở một trường Mẫu giáo cao cấp, trong đó có qui định là chỉ nhận con em của người nước ngoài da trắng. Tôi hỏi lại vài lần chữ “da trắng” và xin được giải thích thêm. Họ nói rằng, ở Việt Nam đã có hai trường như vậy và đã tồn tại nhiều năm (?!), nói rõ là chỉ nhận học sinh người “da trắng.” Người ngoại quốc mà da màu cũng không được, thậm chí ngay cả con cái cán bộ Việt Nam cao cấp hoặc đại gia cũng không được nhận. Vợ chồng anh bạn này khẳng định, tiền bạc chỉ là một vấn đề nhỏ, điều anh chị muốn là thể hiện “đẳng cấp” của anh chị, và của cơ sở do anh chị thành lập!

Tôi sống ở Mỹ, một đất nước do người da trắng thành lập và xây dựng nên, thế nhưng trên cả nước Mỹ, không nơi nào có một trường học với qui định như vậy cả! Nếu ai đó ở Mỹ mà có cái ý tưởng như vậy, thì có lẽ trước khi bị lôi ra tòa án cho phá sản, chắc chắn là sẽ bị dư luận ném xuống loại “đẳng cấp” man rợ! Tôi không biết thật sự ở Việt Nam đang có kiểu trường “quốc tế” như vậy không, nhưng chỉ riêng thái độ tận tụy phục vụ người “da trắng” của hai vị trí thức trẻ và quyền lực Hà Nội cũng đủ để nhận ra một thế hệ “quí tộc” Việt vô cùng… quái đản!

Kể lại những câu chuyện này, một người bạn của tôi nói rằng, trên thế giới hiện nay chỉ có duy nhất một nơi mà người Việt Nam không bị khinh rẻ, đó là nước Mỹ!

Thật mỉa mai, nhưng đó là sự thật! Tôi sống ở Việt Nam 30 năm, 15 năm ở Mỹ, và đi đây đó khoảng chục nước, tôi công nhận điều anh bạn này nói. Ít ra, đây cũng là điều an ủi cho những kẻ “tha hương” – người Việt ở Mỹ như chúng tôi. Và đó cũng là lý do, mà tôi đã bỏ ý định trở lại quê hương Việt Nam sau khi học hành xong ở Mỹ, như kế hoạch của tôi ngày ra đi!

Khánh Hưng

3 Câu Chuyện Kể Của Thiền Sư Cho Thấy Điều Đáng Sợ Nhất Trên Đời


Có người hỏi Thiền sư: “Điều đáng sợ nhất trên cõi đời này là gì?”

Thiền sư đáp: “Dục vọng!”

Người đó lộ vẻ mặt hoài nghi.Thiền sư nói: “Hãy để tôi kể vài câu chuyện cho ông nghe vậy”.

Bạc vàng đáng sợ

Một vị tăng nhân hốt hốt hoảng hoảng từ trong rừng chạy đến, vừa khéo lại gặp được hai người bạn vô cùng thân thiết đang tản bộ bên rừng. Họ hỏi vị tăng nhân: “Chuyện gì mà ông hốt hoảng quá vậy?”.

Vị tăng nhân nói: “Thật là kinh khủng, tôi đào được một đống vàng ở trong rừng!”.

Hai người bạn, lòng không nhịn được nói: “Thật đúng là tên đại ngốc! Đào được vàng, việc tốt như thế mà ông lại cho là kinh khủng, thật là không thể hiểu nổi!”.

Thế là họ lại hỏi vị tăng nhân kia, “Ông đào được vàng ở đâu? Chỉ cho chúng tôi xem với!”.Vị tăng nhân nói: “Thứ xấu xa như thế, các ông không sợ sao? Nó sẽ nuốt chửng người ta đấy!”.

Hai người gạt phăng đi, hùng hổ nói: “Chúng tôi đây không sợ, ông mau mau chỉ chỗ xem nào!”.

Vị tăng nhân nói: “Chính là bên dưới cái cây ở bìa rừng phía tây”.

Hai người bạn liền lập tức tìm đến chỗ vị tăng nhân vừa chỉ, quả nhiên phát hiện được số vàng đó. Người này liền nói với người kia rằng: “Tên hòa thượng đó đúng là ngốc thật, thứ vàng bạc mà mọi người đều khao khát đang ở ngay trong mắt ông ta, thế mà lại trở thành quái vật ăn thịt người”.

Người kia cũng gật đầu đồng tình.Thế là họ bàn với nhau làm thế nào để chuyển số vàng này về nhà. Một người trong đó nói:“Ban ngày mà đem nó về thật không an toàn cho lắm, hay là đêm đến thì mình mới vận chuyển, vậy sẽ chắc ăn hơn. Tôi ở lại đây canh chừng, ông hãy về mang chút cơm rau trở lại, chúng ta ăn cơm rồi đợi đến trời tối mới chuyển số vàng này về nhà”.

Người kia liền làm theo người bạn nói. Người ở lại nghĩ : “Nếu như số vàng này đều thuộc về sở hữu của riêng ta thì hay biết mấy! Đợi hắn quay lại, ta hãy dùng cây gậy gỗ đánh chết đi, vậy thì toàn bộ số vàng này là của ta hết rồi”.

Thế là khi người bạn đem cơm rau đến khu rừng, người kia liền từ phía sau lưng dùng gậy gỗ đánh mạnh vào đầu khiến ông ta chết ngay tại chỗ, sau còn nói rằng: “Bằng hữu hỡi, chính là số vàng này buộc tôi phải làm như vậy”.

Sau đó ông ta vớ lấy thức ăn mà người bạn mang đến, ăn ngấu nghiến. Chưa được bao lâu, người này cảm thấy rất khó chịu, trong bụng giống như bị ngọn lửa thiêu đốt. Khi đó, ông ta mới biết rằng mình đã bị trúng độc. Trước lúc chết, ông mới nói rằng: “Lời hòa thượng đó nói quả thật không sai!”.

Đây thật là ứng với lời người xưa để lại: Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn. Đều là họa do lòng tham đưa đến, chính dục vọng đã khiến người bạn thân nhất trở thành kẻ thù không đội trời chung.

Người nông dân mua đất

Có một người nông dân muốn mua đất, ông ta nghe nói có người ở vùng nào đó có đất muốn bán, liền quyết định đến đó hỏi thăm. Người bán đất mới với ông ta rằng: “Chỉ cần giao một nghìn lạng bạc, ta sẽ cho ông thời gian một ngày, bắt đầu tính từ lúc mặt trời mọc, đến khi mặt trời lặn xuống núi, ông có thể dùng bước chân khoanh tròn được bao nhiêu đất, thì số đất đó sẽ chính là ông, nhưng nếu ông không trở về nơi khởi điểm, thì ngay cả một tấc đất ông cũng sẽ không có được”.

Người nông dân đó nghĩ thầm: “Nếu như ngày này ta vất vả một chút, đi nhiều đường hơn một chút, há không phải có thể đi được vòng rất lớn, theo đó sẽ có được một mảnh đất rất lớn hay sao? Làm ăn như vậy quả thật là rất có lợi!”. 

Thế là ông ta liền ký kết giao ước cùng người chủ đất đó. Mặt trời vừa mới nhô lên khỏi mặt đất ông ta liền cất bước thật lớn đi nhanh về phía trước; đến giữa trưa, bước chân của ông vẫn không dừng lại giây phút nào, cứ mãi đi về phía trước, trong lòng nghĩ: “Hãy ráng chịu đựng một hôm nay, sau này sẽ có thể hưởng thụ hồi báo của vất vả hôm nay mang đến rồi”.

Ông ta lại đi về phía trước quãng đường rất xa, mắt thấy mặt trời sắp xuống núi rồi mới chịu quay trở về, trong lòng vô cùng lo lắng, bởi vì nếu như không trở về thì một tấc đất cũng không thể có. Thế là ông ta vội trở về theo đường tắt. Tuy nhiên, mặt trời vội vàng sắp xuống núi, ông ta đành phải liều mạng mà chạy, cuối cùng chỉ còn thiếu vài bước thì đến vạch khởi điểm, nhưng sức lực đã cạn kiệt, ông ngã nhào xuống nơi đó.

Dục vọng của con người và ranh giới với hiện thực mãi mãi cũng không cách nào vượt qua được, bởi lòng tham là vô đáy. Con người mãi mãi không biết thỏa mãn, đây chính là khuyết điểm lớn nhất trong nhân cách.

Phật và ma

Có một họa sĩ rất nổi tiếng, ông muốn vẽ Phật và ma, nhưng không tìm được người làm mẫu phù hợp, vì đầu óc ông không tài nào tưởng tượng ra nổi hình dáng của Phật, nên rất lo lắng. Trong một lần tình cờ, ông lên chùa bái lạy, vô tình nhìn thấy một hòa thượng. 

Khí chất trên vị hòa thượng này đã thu hút người họa sĩ sâu sắc. Vậy là ông liền đi tìm vị hòa thượng đó, hứa cho anh một số tiền lớn, để anh làm người mẫu cho ông.Về sau, tác phẩm của họa sĩ đã hoàn thành, gây chấn động ở vùng đó. 

Nhà họa sĩ nói: “Đó là bức tranh vừa ý nhất mà tôi từng vẽ qua, bởi người làm mẫu cho tôi quả khiến người ta vừa nhìn thấy nhất định cho rằng anh ta chính là Phật, loại khí chất thanh thoát an lành trên người anh có thể cảm động bất kỳ ai”.Người họa sĩ sau đó đã cho vị hòa thượng đó rất nhiều tiền như lời đã hứa. Cũng nhờ bức tranh này, mọi người không còn gọi ông là họa sĩ nữa, mà gọi ông là “họa Thánh”.

Bẵng đi một thời gian, họa sĩ chuẩn bị bắt tay vào việc vẽ ma, nhưng điều này lại trở thành một vấn đề khó của ông, vì chẳng biết tình hình tượng ma quỷ ở đâu. Ông đã hỏi thăm rất nhiều nơi, tìm rất nhiều người có vẻ ngoài hung dữ, nhưng không ai vừa ý cả.Cuối cùng, ông tìm được trong nhà tù một tù nhân rất phù hợp với đối tượng ông cần vẽ. Họa sĩ vô cùng mừng rỡ, nhưng khi ông đối diện phạm nhân đó, người này đột nhiên khóc lóc đau khổ trước mặt ông.

Nhà họa sĩ rất lấy làm kinh ngạc, liền hỏi rõ ngọn ngành. Người phạm nhân đó nói: “Tại sao lần trước khi người mà ông tìm để vẽ Phật là tôi, bây giờ khi vẽ ma quỷ, người ông tìm đến vẫn là tôi!”

Người họa sĩ giật cả mình, thế là ông lại nhìn kỹ người phạm nhân đó, rồi nói: “Sao lại có thể chứ? Người mà tôi tìm để vẽ Phật ấy khí chất phi phàm, còn cậu xem ra chính là một hình tượng ma quỷ thuần túy, sao lại có thể là cùng một người được? Điều này thật kỳ lạ, quả thật khiến người ta không thể nào lý giải được”.

Người kia đau khổ bi ai nói: “Chính là ông đã khiến tôi từ Phật biến thành ma quỷ”.

Họa sĩ nói: “Sao cậu lại nói như vậy, tôi vốn đâu có làm gì đối với cậu đâu”.

Ngươi đó nói: “Kể từ sau khi tôi nhận được số tiền ông cho, liền đi đến những chốn ăn chơi đàng điếm để tìm thú vui, mặc sức tiêu xài. Đến sau này, tiền tiêu sạch hết, mà tôi lại đã quen với cuộc sống đó rồi, dục vọng đã khởi phát mà không thể thu hồi lại được. Thế là tôi liền giật tiền người ta, còn giết người nữa, chỉ cần có được tiền, chuyện xấu gì tôi cũng có thể làm, kết quả đã thành ra bộ dạng này của ngày hôm nay đây”.

Người họa sĩ nghe xong những lời này, cảm khái vạn phần, ông sợ hãi than rằng bản tính con người trước dục vọng lại biến đổi mau chóng đến thế. Con người chính là yếu nhược như vậy đó. Thế là ông áy náy quăng cây bút vẽ xuống đất, từ đó về sau không còn vẽ bức tranh nào nữa.

Con người ta, một khi rơi vào trong cạm bẫy “theo đuổi ham muốn vật chất”, thì rất dễ đánh mất bản thân mình, muốn thoát ra khỏi đã trở thành mục tiêu rất khó khăn, vậy nên bản tính con người không thể đi cùng với lòng tham. Thiền sư kể xong mấy câu chuyện, nhắm nghiền mắt lại không nói gì cả, còn người kia đã biết được đáp án từ trong những câu chuyện này: Thì ra điều đáng sợ nhất trên cõi đời này chính là dục vọng, dục vọng của người ta càng nhiều, thì sẽ càng không thỏa mãn, vậy nên sẽ càng không vui vẻ và phiền não vì thế cũng sẽ càng nhiều hơn.

Câu chuyện mà vị thiền sư đã nói với chúng ta rằng: Tiền tài tựa như gông xiềng, lòng tham tựa như mộ phần, tranh danh đoạt lợi cuối cùng chỉ là công dã tràng. Chỉ có tẩy đi các loại hư vọng trong tâm, buông bỏ tham dục, trở về bản chất chân thật, thì con người mới có thể nhìn thấu rằng tất cả vinh hoa phú quý của thế gian giống như mây khói thoảng qua, rốt cuộc đều là sắc tướng vô thường, cuối cùng mới thể nghiệm được niềm vui vô tận của sinh mệnh, tự tại tiêu dao.

Tiểu Thiện, dịch từ NTDTV.com
Nguồn: tinhoa.net

Người Vợ Bị Bỏ Quên


Cú điện thoại đến bất ngờ giữa lúc chị đang ngồi chờ chồng bên mâm cơm. Chị đã lưỡng lự không muốn đi bởi vì chị nghĩ làm thế chẳng khác nào bản thân mình thiếu lòng tin với chồng. Nhưng rồi chị lại thấy mình cần phải đi một lần cho rõ ràng, dù thế nào, sau lần này chị cũng không bao giờ phải hoài nghi thêm nữa. Vậy là chị vẫn đi nguyên đôi dép lê lao ra khỏi nhà… Chị đi tìm chồng. Người chồng mà theo bạn bè chị nói là “gái gú đầy bên ngoài”.

Chị đến địa chỉ như đã được thông báo, chị không mất nhiều thời gian để nhận ra xe của anh ở ngoài khách sạn đó. Chị run run, chị muốn cố gắng xóa đi cái suy nghĩ anh không phải là kẻ phản bội, có thể anh vào đó có việc gì và anh sẽ không giấu chị. Chị gọi cho anh, đầu dây bên kia bắt máy bằng giọng đầy khó chịu:
- “Có chuyện gì thế?”
- “Anh đang ở đâu đấy, bao giờ anh về ăn cơm?”
- “Đang ở công ty chứ ở đâu. Mà em ăn trước đi, anh ăn rồi. Thế nhé”.
Vậy là đã rõ tất cả. Anh đi ngoại tình, anh đi ngủ với gái và anh nói dối chị. Vậy mà bấy lâu nay chị tôn thờ anh như tôn thờ một vị thánh sống.
Chị không vào khách sạn. Chị quay về. Tối hôm đó chị không ăn cơm, chị để mâm cơm nguội ngắt rồi vào phòng nằm ngủ.
Sáng hôm sau chị dậy sớm ra khỏi nhà khi mà anh đang ngủ. Chị đi dạo phố, rồi chị ghé vào một hàng hoa, mua ít hoa hồng vàng về cắm. Khi chị đang đi đường, anh gọi qua điện thoại:
- “Sao sáng nay em không nấu đồ ăn sáng, cũng không gọi anh dậy. Em có biết là anh đi làm muộn rồi không?”
- “Em không nắm được lịch trình của anh. Sáng nay em phải đi mua hoa và làm tóc nữa. Em bận, anh tự ăn bên ngoài đi nhé”.

Rồi chị cúp máy. Lần đầu tiên sau gần 10 năm làm vợ anh, chị là người tắt điện thoại trước. Chị có thể cảm nhận được sự chưng hửng và hụt hẫng của anh đầu dây bên kia bởi vì đó là cảm giác mà chị vẫn thường trải qua khi anh đột ngột cắt điện thoại.

Chị đi sắm cho mình những chiếc váy, chị cắt tóc ngắn và nhuộm màu nâu đỏ. Chị đi làm móng, trông chị thật sành điệu. Mọi người bị sốc khi nhìn thấy ngoại hình của chị. Ngay cả anh cũng ngạc nhiên khi thấy vợ đột nhiên thay đổi. Nhưng anh cũng chẳng đoái hoài, anh không khen ngợi cũng chẳng chê bai. Vì anh có một mối quan tâm khác, mối quan tâm trẻ hơn bên ngoài.

9h tối anh không thấy vợ điện thoại. Ở trong vòng tay người tình anh bắt đầu thấy nóng ruột. Thường vào giờ này chị sẽ gọi cho anh bằng cái giọng rụt rè: “Anh ơi, sắp xong việc chưa? Bao giờ anh về, em vẫn đang đợi cơm anh”. Nhưng cả tháng trời nay, chị không bao giờ điện thoại cho anh. Thi thoảng, anh bật điện thoại lên và thấy hụt hẫng khi không có một dòng tin nhắn hay một cuộc gọi nhỡ của chị.
Anh gọi cho vợ, nhưng chị không bắt máy. Anh quyết định về nhà sớm hơn dù cô nhân tình tìm cách giữ lại. Về nhà, anh không thấy có mâm cơm trên bàn như bao lần. Căn nhà tối thui không có bóng người. Anh gọi điện cho chị, lần này chị nghe máy:
- “Đang ở đâu vậy?”
- “Em đang đi ăn tối với một người bạn. Có việc gì vậy?”
- “Mấy giờ rồi có biết không? Mà cơm nước sao không có?”
- “Hôm nay, anh lại ăn ở nhà à? Vậy anh nấu tạm đồ trong bếp nhé. Em bận rồi”
Chị lại cúp máy. Anh không thể biết chị ở đâu.
Chị đẹp lên từng ngày. Chị không còn giống là người vợ ngày ngày ở trong bếp nấu nướng và chờ anh. Chị thay đổi, chị lột xác nhưng chị quá xa xôi so với anh. Anh bắt đầu thấy nhớ… thấy thèm một sự hiền hòa và cam chịu của chị. Nhưng giờ chị dửng dưng với mọi điều. Anh say khướt về nhà chị không hề lo lắng. Anh đi tới tận khuya chị không hề điện thoại. Anh không về, điện thoại báo chị cũng nhẹ nhàng đồng ý… Sự tự do mà chị mang lại cho anh khiến anh sung sướng lúc ban đầu nhưng lại mang lại cảm giác khó chịu và tức tối về sau…

Chị đã từng là một người con gái đẹp nhưng vì yêu anh, vì muốn là hậu phương vững chắc cho anh nên sau khi cưới chị tình nguyện ở nhà chăm sóc chồng con. Chị nghĩ sự hi sinh của mình là cần thiết và chồng sẽ trân trọng. Chị đánh đổi sự nghiệp và nhưng cơ hội của mình để nhận được một lời chê bai: “Em nhạt và nhàm chán quá” của anh.

Anh ngủ dậy không thấy chị nằm bên. Anh hốt hoảng vì điều đó. Đã gần 1 tháng nữa qua đi, chị vẫn tự do và thoải mái cho anh như vậy. Nhưng anh thì đã không còn thiết đến chỗ người tình. Anh nôn nóng muốn biết xem chị đi đâu, làm gì, vì sao chị thay đổi… Những thứ đó còn khiến anh quan tâm hơn nhiều so với sự hờn dỗi của cô người tình.

Trên bàn chị để lại một mẩu giấy nhỏ: “Em đi du lịch một mình 3 ngày cho khuây khỏa. Anh tự lo cho cuộc sống của mình nhé. Con em gửi về bên ngoại”. Anh thấy tim mình đau khi chị bỏ lại anh thoải mái như vậy. Chị muốn trải nghiệm cảm giác không có anh, điều đó làm anh thấy buồn. Hình như chị đang chuẩn bị tâm lí cho việc không cần anh trong cuộc đời.

Anh muốn đợi vợ về để thú nhận với vợ rằng anh đã ngoại tình và xin chị tha thứ. Anh muốn chị đẹp như bây giờ nhưng xin chị hãy gần anh như xưa, đừng xa cách nữa. Anh nóng ruột điện thoại cho vợ nhưng chị tắt máy. Tới tận đêm, khi anh gọi điện chị mới nghe:
- “Em đang ở đâu”
Chị nói địa chỉ và rồi trong đêm ấy anh lao đến tìm chị, tìm người vợ mà bấy lâu nay anh bỏ quên. Còn chị, chị yên tâm chờ đợi vì chị tin chắc là anh sẽ đến…

Sưu tầm

Cười Vui Cuối Tuần


Có gì không ổn?
 Giáo viên dạy Anh văn nói chuyện với một giáo viên khác :
"Tui không thể chịu nổi sao lại có đứa học trò thế này. Chuyện là tôi có ra một bài làm là hãy kể một câu chuyện ngắn bằng tiếng Anh , rồi nó kể câu chuyện về hoàng tử và công chúa".

Giáo viên kia thắc mắc: Vậy có gì không ổn?

- Không ổn là bài làm của nó như thế này: 
"Hoàng tử và công chúa gặp nhau tại lâu đài. Hoàng tử hỏi :
"Can you speak Vietnamese?"" Công chúa trả lời:""Sure"".
Thế là sau đó cả bài văn nó toàn viết bằng tiếng Việt hết.


Nhiệm vụ của cô dâu
Bữa tối tại nhà của chú rể, mọi người đang nhiệt liệt đón tiếp nàng dâu mới về.
Cô dâu bắt đầu lên tiếng: "Mến chào tất cả người nhà thân thương của con. Con rất cám ơn mọi người đã đón tiếp con vào gia đình mới một cách nồng nhiệt. Trước hết, con xin mọi người hãy an tâm là sự gia nhập của con quyết sẽ không làm thay đổi đời sống và những công việc bình thường hằng ngày của quý vị."

Bố chồng hỏi: "Ý của con là..?"
Con dâu trả lời: "Ý con muốn nói là những người rửa chén nên tiếp tục rửa chén. Những người giặt áo quần cũng xin giữ yên như vậy. Còn ai phụ trách nấu cơm thì xin đừng vì sự có mặt của con mà ngưng nấu cơm. Còn ai lo chuyện quét dọn thì vẫn tiếp tục quét dọn.
Mẹ chồng hỏi: "Thế thì cô đến đây để làm gì?"
 Nàng đâu bình tĩnh trả lời:
"Dạ, con ấy à? Công việc của con là đến đây làm vui lòng con trai của mẹ!"

Tối nay chú có rảnh không?
Cô ta mới dọn vào căn nhà kế bên, trẻ đẹp, duyên dáng, chân dài trông hấp dẫn, nên tôi để ý ngay. Sáng sáng cô ta đi làm và chở đứa bé đi nhà trẻ.
Chiều chiều đi làm về, cho con ăn, ra vườn sau giáp vườn nhà tôi, nằm ghế thưởng thức gió mát.

Cuối tuần, cô ta hay ra vườn, trải khăn trên cỏ, mặc bikini 2 mảnh nhỏ xíu  nằm phơi bầy trong nắng ấm. Là hàng xóm sát bên, chúng tôi luôn nhìn thấy nhau và vui cười chào nhau ... Trong nhà không thấy bóng đàn ông nào cả.

Một buổi chiều thứ Sáu, cô ta xuất hiện ngay cửa nhà tôi và nói:
"Bữa nay, cháu xin thú thực với chú là cháu không chịu được nữa ...cháu cần xả hơi ngay ...  muốn uống cho say, làm tình thâu đêm ...
Tối nay chú có bận không ạ ?"

Tôi vừa nghe xong, lòng hớn hở, tim đập loạn lên, ấp úng nói không ra hơi :​​
"Không, tôi không bận gì cả, tối nay không có gì cả !!!!".
 Cô ta vui mừng: "Vậy, thiệt là tốt quá chú ơi !
 Để cháu mang đứa nhỏ sang nhờ chú coi chừng  giùm  !!!"

 Sưu tầm

Đơn Giản Hãy Gọi Người Là Mẹ


Có một đứa bé sắp chào đời. Nó bèn hỏi Thượng Đế:

- Họ nói ngày mai Người sẽ đưa con xuống trần gian, nhưng làm sao con sống nổi ở đó khi mà con quá nhỏ bé và bất lực như thế này?
Thượng Đế đáp:
- Trong số những thiên thần, ta đã chọn cho con một người. Thiên thần của con sẽ đợi con và săn sóc con chu đáo. 
Đứa bé lại nài nì:
- Nhưng này con không phải làm việc gì ngoài ca hát và vui cười hạnh phúc chứ?
Thượng Đế đáp:
- Thiên thần của con sẽ hát cho con nghe và cũng sẽ tươi cười với con mỗi ngày. Con sẽ cảm nhận được tình thương của người dành cho con và con sẽ thấy rất hạnh phúc.
Đứa bé lại hỏi:
- Và làm sao con có thể hiểu được khi họ nói chuyện với con bằng một ngôn ngữ mà con chưa hề biết đến? 
Thượng Đế trả lời:
- Thiên thần của con sẽ nói với con bằng những ngôn từ nhẹ nhàng và đẹp đẽ nhất mà con chưa từng được nghe, đồng thời với sự nhẫn nại và cẩn trọng, thiên thần của con sẽ dạy con biết nói.
- Con nghe nói chốn trần gian lắm kẻ xấu xa. Ai sẽ bảo vệ con?
- Thiên thần của con sẽ hộ trì con ngay cả khi điều đó đe dọa đến tính mạng của người. 
- Nhưng con sẽ rất buồn vì không còn được nhìn thấy Ngài nữa.
- Thiên thần của con sẽ luôn nói với con về Ta, và dạy con cách thức quay về với Ta dù rằng Ta luôn cận kề con.
Vào giây phút đó, ở nơi thiên đường ngâp tràn an lạc nhưng người ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng gọi vang vọng từ cõi thế, và đứa bé vội vàng hỏi Thượng Đế:
- Thưa Ngài, nếu con phải đi ngay bây giờ, xin hãy cho con biết tên thiên thần hộ mạng của con.
- Tên của người không quan trọng, con chỉ đơn giản gọi người là "Mẹ".

Sưu tầm

Như Khói Sương Phai - Hồng Thúy - Nguyễn Hữu Tân - Lê Thu Tâm

Mời thưởng thức youtube nhạc phổ thơ Hồng Thúy

Những Năm Tháng Còn Lại Trong Cuộc Đời - Đỗ Hữu Phương


T khi ngưi Vit t nn trên thế gii vào năm 1975 đến nay thì thế h Cha M chúng ta, bc Anh Ch chúng ta đang vui hưng tui già và bây gi đến la tui mà ngưi ta gi là baby boomer cũng đã và đang bt đu v hưu.
Đi ngưi tht ngn ngi. Nh li vào la tui đôi mươi, chúng ta lang thang trong khung viên trưng đi hc, vui cưi vô tư và bây gi đã hơn 40 năm trôi qua. Đi ngưi thoáng chc đã già. Hơn bn mươi năm trôi qua, chúng ta đã tri qua mt đon đi trai tr trong mt đt nưc chiến tranh. Du trc tiếp cm súng chiến đu ti mt trn, hay gián tiếp chng li k thù chung, chúng ta đã tri qua nhng năm tháng sng nay, chết mai và cuc sng không có tương lai. Và ri, nhng năm b đy đa cc kỳ gian kh trong các tri tù hay nhng ngày lo s vì đói khát, chết chóc trong khi tìm cách vưt biên tìm t do. Đến đưc đt nưc thanh bình vi mt thân th đã yếu, tinh thn còn vương vn nhng kh đau trong quá kh, và ri phi tiếp tc đi “cy” đ lo cho cuc sng mới trên x l quê ngưi…


Bây gi, nhng năm còn li trong cuc đi ca mt ngưi, chúng ta cn sng thanh thn, sng thoi mái, sng hnh phúc. Vì qua mt ngày, chúng ta đã mt mt ngày. Vì vy, mt ngày đến, chúng ta vui mt ngày. Vui mt ngày…ri không biết đưc bao nhiêu ngày nữa. Hnh phúc là do chính mình to ra, vui sưng cũng do chính mình tìm ly vì nhng nim vui y đã n cha trong nhng s vic nh nht xảy ra trong đi sng. Hnh phúc là nhng gì hin đang chung quanh chúng ta, trong tm tay chúng ta. Nhà nho Nguyn Công Tr quan nim “ Tri túc, tin túc, đãi túc, hà thi túc. Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thi nhàn”.

Tin rt quan trng trong đi sng ca con ngưi, nhưng tin không phi là tt c. Đng quá coi trng đng tin, và cũng đng l thuc vào đng tin, mc dù biết rng nếu không có tin thi làm sao chúng ta sng, làm sao đ đưc thoi mái. Ta vn biết khi ta ra đi ta đâu có mang nó đến, và khi ra đi chúng ta cũng không mang nó theo. Đng tin có th mua mt lâu đài to ln, nhưng đng tin không mua đưc mái m gia đình. Đng tin giúp chúng ta mua đưc nhiu th tin nghi trong cuc sng, nhưng đng tin không mua đưc sc khe cũng như hnh phúc trong đi sng. Qung đi còn li thì quá ngn ngi, ta phi sng nhng ngày tháng cho đáng sng, ta phi làm cho cuc đi thêm phong phú. Chúng ta phi thay đi cuc sng kh hnh thi xa xưa, đng nghĩ đến nhng năm tháng đói, lao đng kh cc trong các tri tù min Bc, hay nhng ngày tháng đói, khát trên bin c trong khi đi tìm t do. Nhng gì cn ăn thì c ăn, cn mc thì c mua sm, mun đi du lch thì c đi. Tp cho mình có nhiu đam mê, t tìm nim vui cho chính mình. Vào trong internet đ gi thư cho bn bè, đ chia s mt tin hay, mt chuyn vui, mt bn nhc, đc nhng bài viết có giá tr, hay “chat” vi ngưi quen biết. Chúng ta cn trao di b óc đ trí nh vn còn sáng sut. Nếu có ngưi bn cn giúp, ta c m lòng nhân ái, tt bng vi mi ngưi. Rnh ri đi làm nhng vic t thin ngoài xã hi, giúp mt tay ti nhng nơi tôn kính như nhà Chùa, nhà Th,… ly vic giúp ngưi làm nim vui, đó là nhng thú vui trong tui già.

Hơn na đi, chúng ta dành khá nhiu cho s nghip, cho gia đình, cho con cái, bây gi thi gian còn li chng bao nhiêu nên dành cho chính mình, quan tâm đến bn thân, sng thế nào cho thanh thn, vui vẻ. Vic gì mun thì làm, ai nói sao thì mc k vì mình đâu phi sng đ ngưi khác thích hay không thích, nên sng tht vi mình. Sng phi năng hot đng nhưng đng quá mc, ăn ung quá kiêng c thì không đ cht b dưng, quá nhàn ri thì bun t, quá n ào thì khó chu…

Cuc sng tui già tht đa nguyên, đa dng, nhiu màu sc nên ta cn có nhiu bn bè, nhiu nhóm bn bè hoc tham d vào nhng sinh hot trong các Hi đoàn ái hu lành mnh. Gp bn, nói ra nhng điu phin mun cho nhau nghe. Hãy tìm cách gp gỡ bn bè và ngưi thân vì không còn nhiu thi gian nữa. Mt ngưi ln tui, sng cô đơn, bit lp, không đi ra ngoài, không giao thip vi bn hu, thế nào cũng đi đến ch t than thân trách phn, bt an, lo âu, dt và tuyt vng. T đó bt ngun ca bao nhiêu căn bnh. Đng bao gi nói, hay nghĩ là: “ Tôi già ri, tôi không giúp ích đưc cho ai nữa”. Đng nói nhng li hay nhng tư tưng có ý tuyt vng. Ngưi già ch sng khoái khi đưc có bn tâm giao, đó là mt liu thuc b mà không Bác sĩ nào có th biên toa cho ta mua đưc.

tui hin ti, chúng ta đng nghĩ đến đng tin, đng nghĩ đến giàu hay nghèo nữa và cũng đng than trách hay hi hn vì nhng lm li trong quá kh và cũng đng t hi là ti sao bây gi ta không có nhiu tin. Đng nói ta không có tin. Có nhng th hin đang chung quanh ta rt quí giá mà có nhiu tin cũng không mua đưc, đó là ngưi phi ngu ca chúng ta. Nếu có chút ít đng tin thì c tiêu xài nhng gì ta cn vì s có lúc chúng ta đ li cho ngưi khác xài. Nếu hôm nay ta còn kho mnh, còn ăn đưc nhng món ăn ta thích và ăn biết ngon là ta đã có mt khi tài sn to ln trong tui già. Ri ta tìm đến nhng ngưi bn cùng nhau ung tách trà nóng, ly cà phê bui sáng, k chuyn năm xưa hay trao đi nhng kinh nghim trong cuc sng hin ti. Cui tun, hn nhau vi ngưi bn đi câu cá, hưng không khí trong lành ca thiên nhiên và cũng đ cho tâm tư lng đng, tinh thn thanh thn. Đó là nhng nim vui trong cuc sng cu tui già. T khoái ca tui già là: Ăn, ng, th dc và du lch. Ăn đưc ng đưc là Tiên. Ăn và ng đi đôi vi nhau. Ngưi ln tui có nhiu thì gi ngh ngơi, cn có chế đ ăn ung b dưỡng, cung cp đ calories cho cơ th. S luyn tp th dc là thi nam châm ca cuc sng và là kim ch nam ca tui th. Đi du lch đ cho cuc đi thoi mái, trí óc thanh thn và vui sng.

Khi v già, chúng ta thưng hay sng v quá kh, hay nh li chuyn xưa. S nghip, vinh quang xưa kia đã tr thành mây khói, xa vi. Hn nhau trong nhng bui hp mt đ ta có nhiu ngưi bn tâm tình, k li nhng k nim đp trong quá kh…vui cưi thích thú. V chng sng hnh phúc bên nhau, luôn luôn yêu thương ngưi bn đi, gn bó vi na kia ca mình, là điu mà chúng ta mong ưc. Đưa các cháu đi hc, đi ăn, chơi đùa vi các cháu… là thú vui ca tui già. Ta phi làm thế nào tui già mà tâm không già, thế là già mà không già. N cưi là liu thuc b quí nht. Chúng ta cn tránh đi nhng s ci vã, tranh dành hơn thua tng li nói hoc nhng tranh chp vô ích vi bt c ai. Chính nhng lúc ci vã, gin d đó đã đánh mt đi nhng nim vui trong cuc sng, không thích hp trong tui chúng ta, nht là nhng ngưi đang đau yếu. Chúng ta phi đi din vi bnh tt mt cách lc quan, t tin, đng quá lo âu. Khi đã làm hết kh năng theo tm tay, s có th ra đi mà không hi tiếc. Hãy đ Bác Sĩ chăm sóc, luôn luôn giữ bình an trong tâm hn.

Chúng ta có th nói là mình có hnh phúc tht s khi có sc khe tt, chu đi tp th dc, có cơ hi du lch thưng xuyên, ng ngon, ăn ung ít kiêng c khi vào tui hoàng hôn. Thiên đàng không phi đi tìm đâu cho xa mà thiên đàng do ta dng lên và chui vào đó mà hưng hnh phúc. S sung sưng và hnh phúc trong cuc đi tùy thuc vào s thưng thc nó ra sao. Ngưi hiu đi rt quí trng và biết thưng thc nhng gì mình đã có, và không ngng phát hin thêm ý nghiã ca nó làm cho cuc sng vui hơn, giu ý nghiã hơn.
Hoàn toàn kho mnh, đó là thân th kho mnh, tâm lý kho mnh và đo đc kho mnh…Tâm lý kho mnh là biết chu đng, biết t ch, biết giao tiếp; Đo đc kho mnh là có tình yêu thương, sn lòng giúp ngưi, có lòng khoan dung. Ngưi thích làm điu thin s sng lâu. Con ngưi là con ngưi xã hi, không th sng bit lp, bưng tai, bt mt, nên ch đng tham gia hot đng công ích, hoàn thin bn thân trong xã hi, th hin giá tr cu mình đó là cách sng lành mnh.
Sinh, Lão, Bịnh, Tử là qui lut đi, không ai chng li đưc. Khi thn chết gi thì thanh thn mà đi. Ct sao sng ngay thng không h thn vi lương tâm và cui cùng cuc đi ca mt ngưi cũng ch là con s không to ln.

Đ Hu Phương

(65 Club member from Sept.02.2011)