Pages

Friday, September 4, 2015

Những Công Việc Khó Kiếm Hơn Cả Vào Đại Học Harvard

Thực tế trong cuộc sống có vô số việc khó “hơn lên trời” với phần trăm thành công cực nhỏ, thậm chí dưới 5%.
Harvard là một trong những đại học danh giá nhất thế giới. Để trở thành sinh viên chính thức của trường này, là một học sinh xuất sắc chưa đủ, bạn cần phải có những thành tích vượt trội ngoài lề. Trải qua các năm, tỷ lệ sinh viên trúng tuyển vào đây chỉ dưới 10% so với tổng hồ sơ dự tuyển.

Tuy nhiên, thực tế trong cuộc sống còn có vô số việc khác khó "hơn lên trời" với phần trăm thành công cực nhỏ, thậm chí dưới 5%.
Dưới đây là những việc như vậy:

1. Kiếm được việc tại Wal-Mart
Theo báo cáo của NBC, chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn nhất nước Mỹ là Wal-Mart thường nhận được hơn 23.000 đơn ứng tuyển nhưng chỉ tiêu tuyển dụng của hãng chỉ là 600 người. Điều này có nghĩa là, tỷ lệ hồ sơ được chấp nhận chỉ là 2,6%.
Được biết nhân viên Wal-Mart bỏ túi trung bình 11,83 USD/giờ hoặc 25.000 USD/năm. Đây là mức lương hấp dẫn đối với bất kỳ ai mới ra trường.

2. Đứng trong top 50 bài viết hiện lên "Newfeed" (Bảng tin) của một người bạn trên Facebook
Trong quá trình xử lý hiển thị dòng "Newfeed" của người dùng, Facebook phải chọn ra từ gần 1.500 bài viết khác nhau bằng việc sử dụng thuật toán dựa trên sự phổ biến và phù hợp của bài viết và một số yếu tố khác và sau đó mới quyết định vị trí của nó.
Chính vì vậy, cơ hội của một bài viết xuất hiện trong top 50 trên Newfeed của một ai đó chỉ khoảng 3,3%.

3. "Giấc mơ Mỹ"
Một báo cáo gần đây của các nhà nghiên cứu đến từ đại học Harvard và Berkley cho thấy nhiều thành phố lớn của Mỹ có rất ít cơ hội cho bạn mơ về việc làm giàu từ hai bàn tay trắng hay tạo lập nên một câu chuyện kinh doanh thành công ngoài sức tưởng tượng nào đó.
Báo cáo cũng phân tích rằng cơ hội để một người có thể làm nên "giấc mơ Mỹ" ở những thành phố như Atlanta, Charlotte, North Carolina, Jacksonville, Florida, Columbus, Ohio, Dayton, Ohio, Milwaukee và Indianapolis chỉ là dưới 5%.
Ngay cả một số thành phố lớn và có nhiều cơ hội phát triển hơn như San Jose, California tỷ lệ này cũng chỉ đạt mức khiêm tốn là 12,9%.

4. Xin được việc tại ngân hàng Goldman Sachs
Trong năm 2013, Goldman Sachs đã nhận hơn 43.000 đơn xin ứng tuyển cho vị trí nhân viên phân tích, trong khi chỉ tiêu tuyển dụng chỉ là 1.900. Như vậy, tỷ lệ những người được thuê chỉ chiếm 4,4% tổng số hồ sơ ứng tuyển.
Điều này không quá ngạc nhiên bởi rất nhiều người muốn làm việc tại đây. Goldman Sachs là 1 trong 10 công ty đáng làm việc nhất năm 2014 do tạp chí Fortune bình chọn. Ngoài ra, tính từ năm 1984, ngân hàng này cùng 4 công ty khác là những đơn vị hiếm có liên tiếp đứng trong top 10.
Bên cạnh đó, trung bình một nhân viên phân tích tại ngân hàng này nhận được mức lương đáng mơ ước là 63.000 USD/năm.

5. Làm việc tại cơ quan Mật vụ Mỹ
Bảo vệ tổng thống Mỹ không phải là công việc mà vệ sĩ nào cũng có thể làm được. Ngoài trách nhiệm bảo vệ tổng thống, những người này còn phải bảo vệ gia đình tổng thống 24h/ngày và 7 ngày/tuần. Bên cạnh đó, nhân viên của cơ quan Mật vụ còn có trách nhiệm bảo vệ cả những quan chức chính phủ Mỹ và gia đình họ ngay cả khi đã nghỉ hưu.
Vì trách nhiệm to lớn kể trên, năm 2011 cơ quan này chỉ chấp nhận 1% trong số 15.600 hồ sơ ứng tuyển được gửi đến.

6. Vào một số trường trung học công lập uy tín tại New York
Việc vào một số trường trung học công lập của Mỹ thực tế còn khó hơn cả gia nhập Harvard. Vào kỳ nhập học năm 2014, 16.675 học sinh đã gửi hồ sơ vào trường Brooklyn Latin School, tuy nhiên chỉ 3% trong số đó được chấp nhận. Thậm chí, trường Trung học American Studies tại Bronx chỉ chấp nhận 1% trong tổng số hồ sơ gửi đến.
Việc vào một trường trung học tốt tại Mỹ là điều vô cùng quan trọng bởi tỷ lệ tốt nghiệp trung bình của toàn thành phố New York chỉ là 65% nhưng tại những trường danh tiếng kể trên, con số này vượt trội hơn hẳn.

7. Tìm được việc tại McDonald's (đôi lúc)
Có đôi lúc tìm được việc tại McDonald's thực sự khó hơn vào Harvard. Điển hình là tại Hội chợ việc làm năm 2011, hãng này tuyên bố cần tuyển dụng 50.000 vị trí nhưng đã có 1 triệu hồ sơ ứng tuyển và cuối cùng hãng đã tuyển được vượt mức dự kiến ban đầu lên tới 62.000 người. Như vậy tỷ lệ được chọn chỉ là 6,2%.
Trong khi đó, cũng trong năm này, tỷ lệ chọn học sinh của Harvard còn nhỉnh hơn một chút, đạt mức 7%.

8. Được làm nhân viên tại Apple Store
Vào năm 2009, cửa hàng được mong đợi nhất của Apple là Upper West Side chính thức được mở cửa.
Đã có hơn 10.000 đơn xin việc được gửi đến nhưng chỉ 200 người được chấp nhận, tương đương với tỷ lệ 2%. Tỷ lệ chọn lựa này ấn tượng hơn Harvard rất nhiều.

9. Được cấp thẻ xanh Mỹ
Có hơn 15 triệu người xin Thẻ xanh của Mỹ mỗi năm tuy nhiên chỉ 50.000 trường hợp được chấp thuận. Điều đáng nói là việc cấp thẻ xanh còn phụ thuộc rất nhiều vào nơi đến của người ứng tuyển.
Chỉ hơn 2% số đơn ứng tuyển trên toàn cầu nhận được thẻ xanh và tỷ lệ này là 6% đối với những người tới từ Châu Đại Dương.

10. Trở thành sinh viên Học viện quản lý Ấn Độ
Nếu Harvard tuyển 5,9% trong tổng hồ sơ ứng tuyển vào kỳ nhập học 2014 thì trường dạy kinh doanh hàng đầu của Ấn Độ là Học viện Quản lý Ấn Độ chỉ lấy 1%.
Cụ thể trong khóa học 2012 – 2014, trường này chỉ nhận 173.866 sinh viên. Việc “kén chọn” sinh viên của Học viện này được giải thích là bởi với lượng dân số quá lớn, quốc gia này sở hữu rất nhiều sinh viên suất sắc và có điểm số cao.

11. Trở thành tiếp viên hàng không của hãng Delta
Theo Bloomberg, bạn chỉ có ít hơn 1% cơ hội trở thành tiếp viên của hãng hàng không Delta. Vào năm 2010, hãng vận chuyển lớn thứ 2 thế giới đã nhận 100.000 đơn xin ứng tuyển trong khi đó chỉ tiêu của hãng chỉ là 1.000 vị trí. Trong năm 2013, hãng này cũng nhận 44.000 đơn xin ứng tuyển và chỉ 400 người được chấp thuận.
Ngoại ngữ giỏi là yêu cầu hàng đầu của Delta khi tuyển dụng. Chính vì vậy, đội ngũ nhân viên của hãng có tới 30% số người nói được thành thạo 2 thứ tiếng.

12. Trở thành nhân viên của Google
Sau khi rời Microsoft vào năm 2009, Don Dodge đã trở thành nhân viên Google. Trong vòng 1 năm, anh ấy đã miêu tả lại quy trình tuyển dụng của Google trên trang blog cá nhân.
Theo đó, Google nhận khoảng 1 triệu đơn ứng tuyển hàng năm nhưng chỉ thuê từ 1.000 – 4.000 người. Điều này có nghĩa là, tỷ lệ tuyển dụng chỉ ở mức 0,4%.
Về quy trình tuyển dụng, hãng này thường thực hiện 2 – 3 cuộc phỏng vấn qua điện thoại và sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp với nhóm 4 – 5 người.

13. Được cầm trên tay và trải nghiệm iPhone 6 (trước ngày 19/9)
Trong sự kiện chính thức ra mắt iPhone 6, Apple Watch tại Trung tâm Flint, California (Mỹ), những người tham gia sau đó đã được mời trải nghiệm sản phẩm mới tại một phòng trưng bày đặc biệt của hãng.
Và ngay trong ngày đầu ra mắt đó, Apple đã nhận được 4 triệu đơn đặt hàng trước cho iPhone 6 trong khi đó sức chứa của trung tâm này chỉ là 2.500 người.
So sánh số lượng người mua iPhone 6 với những người được cầm trên tay và trải nghiệm sản phẩm này ngày hôm đó, tỷ lệ bạn là 1 trong số những người có mặt trong căn phòng đó chỉ là 0,1%.

Theo Infonet/BusinessInsider

No comments:

Post a Comment