Pages

Wednesday, July 27, 2016

Chứng Hồi Hộp - Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục


Nhiều người trong chúng ta bị hội chứng này. Đứng trước một cuộc thi quan trọng, một vở kịch của trường, hay một buổi thuyết trình nghiêm túc... và não chúng ta chỉ đơn giản là ngừng hoạt động.


Có điều gì đó trong những tình huống áp lực cao đã đôi lúc hủy hoại khả năng thể hiện tốt đẹp của con người – ngay cả khi họ cực kỳ tài năng. Nó thường được biết tới là hội chứng hồi hộp gần như ngạt thở.

Trong những thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra nhiều bí ẩn về điều này. Nhà tâm lý học Sian Beilock của Đại học Chicago đã chuyên tâm nghiên cứu về lý do con người hay thất bại trước áp lực. Đây là những gì các nhà khoa học đã khám phá ra về hội chứng này:

Càng thông minh, càng dễ hồi hộp
Không cần phải có một mối nguy lớn để gây ra sự hồi hộp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người dễ hồi hộp khi bị áp lực thường có những điểm chung.

Một là cảm giác mất mát. Cảm giác mất mát là khi bạn thực sự không hề muốn mất đi phần thưởng sẽ có được. Và khi phần thưởng tiềm năng này càng lớn, những người có cảm giác mất mát cao độ càng có nguy cơ bị hồi hộp run rẩy so với những người ít tham vọng hơn.

Một cách để thử nghiệm độ cảm giác mất mát trong một người là cho họ chơi đánh bạc với những hình thức khác nhau. Người có cảm giác mất mát cao thường ưa thích trò chơi an toàn không phải mất quá nhiều thay vì đặt cược cho một khoản thắng lớn.

Đặc biệt, càng những người thông minh thì càng hay hồi hộp. Đặc biệt, Beilock khám phá ra rằng những người có trí nhớ hoạt động tốt hơn (dựa theo những gì bạn có thể ghi nhớ trong đầu một lần) càng dễ bị hồi hộp khi thực hiện những mệnh đề toán học trong hoàn cảnh áp lực cao.

Những người này nghĩ rằng bộ nhớ tốt của họ sẽ giải quyết được các vấn đề. Nhưng một khi trí nhớ của họ đã bị lấp đầy với sự lo lắng, họ buộc phải chuyển sang dùng các loại chiến lược mà họ không quen thuộc. Điều này lấy đi lợi thế tự nhiên của họ.

Cách khắc phục chứng hồi hộp

1. Tập luyện với áp lực: Beilock chỉ ra rằng luyện tập trong môi trường căng thẳng có thể giảm thiểu khả năng hồi hộp của con người.

Ví dụ, trong một nghiên cứu, bà cho một nhóm sinh viên học cách chơi golf. Vài sinh viên phải thực hành dưới điều kiện áp lực cao: Họ được bảo rằng sẽ bị ghi hình lại cho những chuyên gia đánh giá. Những người khác tập luyện bình thường. Sau đó, tất cả cùng được đặt dưới điều kiện căng thẳng tương tự. Những người đã từng luyện tập trong môi trường áp lực cao thực hiện tốt hơn những người có điều kiện bình thường.

2. Phân tâm đi một chút: Trong những công việc thể chất, ví dụ như thi đấu thể thao, nhiều người suy nghĩ quá nhiều về việc họ sẽ làm gì, mà điều đó khiến họ vấp ngã. Beilock cho thấy, những golf thủ giàu kinh nghiệm lại thường làm tệ hơn khi được khuyến khích tập trung vào những kỹ năng sử dụng tay. Bà đã đề nghị họ phân tâm đi một chút – như tập trung vào lỗ bóng hay hát một bài.

3. Không do dự: Beilock đã chứng minh rằng thực hiện công việc tương đối nhanh chóng có vẻ giúp ích. Ví dụ, bà thấy rằng những golf thủ giàu kinh nghiệm sẽ đánh tốt hơn khi được hướng dẫn đánh nhanh trong khi họ vẫn còn đang tính toán (Dù với người mới là ngược lại). Vì vậy, nếu như bạn làm điều gì đó mà bạn thật sự thông thuộc, hiểu rõ nó, chần chừ thêm một lúc có thể làm bạn hồi hộp run rẩy hơn.

4. Thể hiện cảm xúc trước khi bắt đầu: Nhóm nghiên cứu của Beilock đã nhiều lần chỉ ra rằng viết ra giấy cảm xúc của mình trước một cuộc thi có thể giúp ích. Trong một nghiên cứu công bố trên báo Khoa học vào năm 2011, họ nghiên cứu các sinh viên tham dự một cuộc thi toán rất khó khăn. Để đẩy áp lực lên cao, những nhà nghiên cứu cho quay phim lại và bảo rằng phim này sẽ được gửi cho giáo viên và bạn bè của các sinh viên. Thậm chí họ còn nói với các em rằng một người bạn cũng đã tham gia cuộc thi và đạt kết quả cao, sẽ rất đáng thất vọng nếu như các em không làm được.

Nhưng những người được bảo viết ra giấy cảm xúc của họ vào khoảng 10 phút trước khi thi làm bài tốt hơn so với nhóm chỉ viết về một sự kiện trong quá khứ. Thủ thuật này cũng có lợi ngoài phòng thí nghiệm. Các  nhà nghiên cứu lặp lại thí nghiệm với một nhóm học sinh lớp 9 trong cuộc thi cuối cấp thực sự của các em, cho kết quả tương tự.

Trong một nghiên cứu gần đây vào năm 2014, trải nghiệm tương tự về cách bày tỏ cảm xúc này cũng đã giúp thu hẹp khoảng cách học lực giữa các học sinh ít nhiều lo lắng về môn toán.

Theo Lan Thảo
Theo VOX 

No comments:

Post a Comment