Pháp là một dân quốc (Cộng Hoà) theo chế độ đại nghị. Hoa Kỳ là một dân quốc theo chế độ tổng thống.
Pháp
là một quốc gia Thiên Chúa Giáo. Dưới chế độ quân chủ trước cách mạng
1789, khác với Anh, Pháp chưa hề có một vị Nữ Hoàng nào cả. Nước Pháp
từng ngưỡng mộ nền dân chủ của Hoa Kỳ. Pháp quyên góp tiền để đúc tượng
Nữ Thần Tự Do để tặng Hoa Kỳ nhân lễ kỷ niệm 100 năm ngày bản Tuyên Ngôn
Độc Lập Hoa Kỳ chào đời. Trên hai thế kỷ nay Hiến Pháp Hoa Kỳ có tu
chính nhưng không bị hủy bỏ. Trái lại đến năm 1958 Pháp đã có đến 05 nền
Cộng Hòa. Tướng Charles De Gaulle lên cầm quyền năm 1944 sau khi Pháp
được giải phóng. Ông có khuynh hướng sửa đổi hiến pháp tiến tới chế độ
tổng thống. Nhưng ông sớm từ chức và Đệ Tứ Cộng Hòa (1946- 1958) được ra
đời không như ước muốn của ông. Năm 1958 khi trở lại chánh quyền do
những khủng hoảng do cuộc chiến tranh Algeria gây ra, tướng De Gaulle
cho ra đời Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp. Hiến Pháp Đệ Ngũ Cộng Hòa Pháp dành cho
tổng thống nhiều quyền hành như tổng thống Hoa Kỳ chỉ khác là quyền
hành pháp có tổng thống và thủ tướng. Thủ tướng do tổng thống lựa chọn.
Trước
kia nhiệm kỳ tổng thống Pháp là 07 năm. Không có giới hạn số nhiệm kỳ
tranh cử của tổng thống đương nhiệm. Hiện nay nhiệm kỳ của tổng thống
Pháp chỉ có 05 năm. Pháp là quốc gia đa đảng. Ứng cử viên tổng thống
phải đạt trên 50% phiếu bầu mới được xem như đắc cử. Nếu trong vòng đầu
không ứng cử viên nào đạt 50%+ 1 phiếu bầu thì hai ứng cử viên có nhiều
phiếu nhất sẽ ra tranh cử trong vòng hai. Lúc ấy chỉ có hai ứng cử viên
như ở Hoa Kỳ.
Trong
kỳ bầu cử năm 2017 ứng cử viên đắc cử trong vòng hai là Emmanuel
Macron. Ông Macron của đảng En Marche! (Tiến Lên!) đã thắng bà Le Pen
của đảng National Front (Mặt Trận Quốc Gia) với tỷ lệ 66.1%- 33.9% (1.95
lần lớn hơn).
Giống
như ứng cử viên Donald Trump, ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ năm 2016,
bà Le Pen được tổng thống Nga là Putin ủng hộ. Tin tức của ứng cử viên
Macron bị Nga tặc. Ở Hoa Kỳ ông Trump được đắc cử. Ở Pháp Le Pen được
Putin công khai ủng hộ nên bị thất cử nặng!
Tổng
thống Emmanuel Macron là vị tổng thống trẻ nhất của Pháp trải qua 05
nền Cộng Hòa Pháp. Napoléon Bonaparte làm đệ nhất Tổng Tài (Consul) năm
1799 sau một cuộc đảo chánh ngày 18 Brumaire (lịch Cách Mạng) tức ngày
09-11-1799. Lúc ấy ông mới 30 tuổi. Năm 1802 ông được 33 tuổi, ông xưng
là Tổng Tài đời đời. Năm 1804 ông xưng là hoàng đế Napoleon I ở vào tuổi
35. Nhưng đây không phải là chức vụ dân bầu mà chức vụ được xây dựng
trên đảo chánh và những chiến công quân sự.
Đối
với Macron, đắc cử tổng thống vào tuổi 39 là một danh dự. Người Pháp
theo đạo Thiên Chúa, tôn trọng sự bình đẳng giữa người và người, giữa
nam và nữ. Thực tế nước Pháp không có nữ hoàng cũng không có nữ tổng
thống dân bầu cho đến nay. Người Pháp trọng tuổi tác và kinh nghiệm.
Thật là một danh dự cho một người 39 tuổi như ông Macron được bầu làm
tổng thống trẻ vào năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố tổng thống John
F. Kennedy, vị tổng thống trẻ tuổi nhất của Hoa Kỳ (43 tuổi khi đắc cử
năm 1960).
Hoa Kỳ là một quốc gia trẻ. Người được đắc cử tổng thống ở Hoa Kỳ thường có những đặc điểm sau đây:
1. tướng mạo dễ nhìn
2. cao lớn; dồi dào sức khỏe
3. giàu có
4. có khả năng văn hóa cao như một sự đảm bảo của sự thành công trong việc lãnh đạo quốc gia.
5. Tuổi tác giữa 40- 65.
Giữa tổng thống Macron và tổng thống Trump có vài điểm khác biệt:
a. Ông Macron đắc cử ở tuổi 39. Ông Trump đắc cử ở tuổi 70.
b.
Ông Macron (1977- ) có vợ lớn hơn ông 24 tuổi. Bà Brigitte Trogneux
sinh năm 1953 là cô giáo của ông ở trường La Providence ở Amiens. Ông
Macron yêu bà khi ông mới lên 15 tuổi trong khi bà có chồng và có ba
con. Năm 2007 họ làm lễ cưới và sống êm ấm đến nay. Bà Brigitte giúp ích
rất nhiều cho ông Macron. Các con của bà cũng thế. Ông Donald Trump ly
dị hai đời vợ và hiện sống với bà Melania Trump (1970- ) trẻ hơn ông 24
tuổi.
c.
Ông Macron học Triết Học ở Paris Nanterre Université, có Cao học chánh
trị học (Science Po.) và tốt nghiệp ENA (École Nationale
d’administration: Quốc Gia Hành Chánh nơi đào tạo nhiều nhà lãnh đạo nổi
tiếng của nước Pháp). Ông có nhiều kinh nghiệm về kinh tế, tài chánh.
Năm 2014 ông là tổng trưởng bộ Kinh Tế trong chánh quyền Xã Hội của tổng
thống Hollande. Năm 2016 ông từ chức và lập ra đảng En Marche! (Tiến
Lên!). Mục đích của đảng này là đoàn kết hai khuynh hướng đối nghịch Tả-
Hữu. Đảng ra đời chưa đầy một tuổi nhưng đã giúp cho Macron thành công
vẻ vang trong cuộc bầu cử vừa qua. Điều này chứng tỏ Macron thành công
khi làm thanh tra tài chánh và tổng trưởng bộ Kinh Tế. Một người không
giàu, nhưng trẻ, đẹp trai và tự tin đã chinh phục ba người con riêng của
vợ ngang hàng tuổi với mình không phải là một chuyện dễ dàng! Đó cũng
là một khía cạnh thành công và một triết lý sống của Macron vậy. Macron
học hỏi kỹ thuật vận động bầu cử của Obama ở Hoa Kỳ. Chính cựu tổng
thống Obama ủng hộ Macron. Tổng thống Trump ủng hộ cho Le Pen. Ông Trump
có cử nhân về Kinh Tế trường The Wharton School of the University of
Pennsylvania. Ông là nhà tỷ phú làm giàu bằng địa ốc và đồ trường. Ông
hoàn toàn không có kinh nghiệm hành chánh, chánh trị và ngoại giao quốc
tế, cũng không có chức vụ dân cử hay chiến công quân sự nào trước khi
đắc cứ tổng thống Hoa Kỳ.
d. Với Macron nước Pháp già nua đã hóa trẻ. Với Trump nước Mỹ trẻ trung đã hóa già. Macron
có đường lối gần với bà Merkel của Đức hơn là Brexit của Anh và ‘nước
Mỹ trên hết’ của tổng thống Trump. Với đường lối của Trump và Brexit của
Anh Quốc, Pháp và Đức phải đảm nhận trọng trách lớn đối với Liên Âu và
NATO. Putin vui mừng vì NATO và Liên Âu không còn chặt chẽ như xưa.
Nhưng Putin có vẻ trọng nễ Macron. Nga tìm cách hack tin tức của Macron
để giúp cho Le Pen thắng cử mà Macron vẫn thắng cử vẻ vang. Việc Putin
thăm viếng Paris vài ngày sau khi Macron nhậm chức cho thấy phần nào sự
trọng nễ của ông ta trước vị tổng thống trẻ tuổi nhất của nước Pháp. Ông
Trump chỉ tiếp ngoại trưởng Nga. Lavrov, và đại sứ Nga ở Hoa Kỳ,
Kislyak, ở White House. Báo chí Hoa Kỳ không được tham dự để lấy tin và
chụp hình. Nhưng phóng viên và nhiếp ảnh gia Nga được vào. Nhìn ảnh chụp
người ta nhận xét hai ông Lavrov và Kislyak của Nga tươi cười hớn hở
trong khi nụ cười của vị tổng thống Hoa Kỳ không được tự nhiên mà có vẻ
héo hắt, ngượng ngập.
Bà
Merkel là một đối thủ nặng cân đối với Putin. Bà từng là công dân Đông
Đức trước kia, có nhiều kinh nghiệm về Cộng Sản trên quê hương bà dưới
gọng kềm của Liên Sô. Bà đã biến nước Đức thống nhất thành một một cường
quốc kinh tế ở Âu Châu khiến vai trò của Anh và Pháp bị lu mờ. Cả Pháp
và Đức đều có nhiều kinh nghiệm về Nga mặc dù Đức và Pháp quá nhỏ đối
với Nga về diện tích lẫn dân số.
Nước
Pháp há không là xứ của ánh sáng đối với Nga vào thế kỷ XVII, XVIII?
Napoleon I há không đưa quân tấn công Nga năm 1812? Giữa Pháp và Nga vẫn
có truyền thống liên minh vào thập niên 1890, thập niên 1930 (hiệp ước
hổ tương; Pháp ủng hộ cho Liên Sô gia nhập Hội Quốc Liên) và 1940 (sau
khi Pháp được giải phóng trong đệ nhị thế chiến) thời Sô Viết.
Đức
không xa lạ gì với nước Nga. Nữ hoàng Catherine II vào thế kỷ XVIII của
Nga là người Đức. Hoàng hậu Alexandra Feodorovna (Alix of Hess) của Nga
hoàng Nicholas II là người Đức. Bà có liên hệ huyết thống với nữ hoàng
Victoria ở Anh mà bà gọi bằng bà. Hoàng hậu Alexandra có ảnh hưởng lớn ở
Nga dưới triều Nicholas II. Gia đình hoàng gia bị Lenin ra lịnh tàn sát
năm 1918. Đức há không tấn công Liên Sô trong đệ nhị thế chiến?
Pháp
và Đức hiện nay nỗ lực giữ Âu Châu thành trung tâm chánh trị, kinh tế
và văn hóa giữa Nga- Hoa Kỳ và Trung Quốc khi tổng thống Trump của Hoa
Kỳ bắt đầu cả nễ Putin lẫn Xi Jinping (Tập Cận Bình) của Trung Quốc đã
uể oải trong việc duy trì quan hệ mật thiết và hữu hảo với các cựu đồng
minh. Nữ thủ tướng Đức Merkel thẳng thắn kêu gọi các nước Âu Châu đừng ỷ
lại vào Hoa Kỳ mà phải tự lực cánh sinh. Tại hội nghị G-7 tổng thống
Trump của Hoa Kỳ có vẻ cô đơn vì không có mẫu số chung với 06 cường quốc
còn lại.
Có
phải chăng người ta trông đợi Đức chống đỡ với Nga ở Âu Châu và Nhật
chống đỡ Trung Quốc và Bắc Hàn ở Á Châu? Cả hai nước này có diện tích và
dân số khiêm tốn nhưng có nền kinh tế phồn vinh. Chiến tranh sẽ chôn
lấp sự phồn vinh kinh tế của các nước Âu Châu do Đức, Pháp đại diện và Á
Châu do Nhật và Trung Quốc đại diện? Nếu thế giới thoát được đại chiến
thì, với đường lối co cụm của tổng thống Trump, vai trò của Hoa Kỳ trở
nên lu mờ trước Nga và Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ ở
Âu Châu nhất là ở Đức, thao túng ở Đông Nam Á vì Hoa Kỳ rút ra khỏi TPP
và sắp nhảy múa sát nách Hoa Kỳ (Canada, Mễ Tây Cơ) nếu Hoa Kỳ rút khỏi
NAFTA. Co cụm không có nghĩa là vĩ đại trở lại mà bị bao vây ngay trên
lục địa Mỹ Châu. Chánh sách tự cô lập của ông Trump giúp ích cho sự bành
trướng của Nga rất nhiều. Chủ nghĩa tự cô lập của ông Trump và Brexit
của Anh đồng nghĩa với sự tan rã của NATO theo thời gian.
ISIS và Nga bên nào nguy hiểm hơn đối với Hoa Kỳ? Tổng thống Trump cho
là ISIS. Nghị sĩ McCain cho là Nga. Đi xa hơn nếu Nga mạnh hơn Hoa Kỳ
thì ảnh hưởng của Hoa Kỳ mất vào tay Nga và Trung Quốc. Ngay cả Alaska
sẽ có vấn đề với Nga chăng?
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
Nguồn: http://tredeponline.com
Nhìn hình, TT Trump đưa tay ra cho người ta bắt, còn TT Macron, bắt tay là bắt tay. Chắc, chặt, và tự tin. Không ma-dzê-in gì cả. Không 18 chữ vàng, không môi hở răng lạnh, và cũng không 18 chữ vàng gì sốt. Chỉ có: You need me, I need you; we are friends.
ReplyDelete