Công nhân Việt Nam chuẩn bị rời Hà Nội để đi lao động ở ngoại quốc. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
Người
ta định nghĩa “tha phương cầu thực” là đi nơi khác (ngoài quê hương) để kiếm ăn
(mưu sinh!). Sau tháng 4-1975, chính quyèn mới ở Việt Nam thường cho những
người bỏ nước ra đi, đến một quốc gia khác sinh sống là để kiếm “bơ thừa sữa
cặn,” vì miếng cơm manh áo, là những người “ tha phương cầu thực.”
Không
ai hãnh diện phải bỏ quê hương, làng mạc, mồ mả tổ tiên để di cư sang xứ khác
vì cơm áo. Một đất nước vì chính kiến khiến người ta phải bỏ nước ra đi, một
đất nước không giữ chân được người dân làm ăn sinh sống trên quê hương mình mà
phải bỏ xứ kiếm ăn, là một đất nước có những nhà lãnh đạo tồi.
Thử
nhìn lại đất nước chúng ta ngày hôm nay, một xứ nông nghiệp mà lâm vào tình
cảnh, đến mùa lúa, không có người canh tác. Hầu hết nông dân đều đã bỏ xứ ra đi
tìm nơi khác, nghề khác để làm ăn. Chính quyền trước cảnh đất ruộng bỏ hoang đã
hứa sẽ cung cấp giống lúa tốt, chịu mặn, nhưng con số nông dân chịu một nắng
hai sương cấy cày không còn lại bao nhiêu. Ông Ðặng Thanh Quang, phó chủ tịch
huyện Trần Ðề, Sóc Trăng kêu gọi cha mẹ, vợ con những người bỏ xứ hãy vận động
họ quay về làm đất cho kịp vụ lúa mới…
Hồi
tháng 9-2016, Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố bản “Báo cáo Phát triển Việt Nam
2016,” cho thấy, cơn sốt nông dân bỏ ruộng đồng, từ nông thôn ra thành thị giờ
đã trở nên trầm trọng. Không chỉ nông dân ở miền Bắc, miền Trung là những nơi
khí hậu không thuận lợi cho nông nghiệp, mà còn cả nông dân từ đồng bằng sông
Cửu Long, nơi từ xưa được gọi là vựa lúa Đông Nam Á.
Theo
cuộc tổng điều tra dân số của VN, từ năm 2009-2014, mặc dầu có 97,000 người từ
nơi khác đến đồng bằng Cửu Long, nhưng từ 1984-89 đã có 92,000 người, năm
1994-99 có 230,000 người, năm 2004-2009 có 733,000 người, năm 2009-2014 có
544,909 bỏ vựa lúa Cửu Long để đi xứ khác mưu sinh, kiếm ăn. Tính ra trong vòng
30 năm, hơn 1 triệu rưỡi người đã bỏ xứ sở của mình, một nơi có tiếng là mảnh
đất mầu mỡ, trù phú nhất Việt Nam để đi tha phương cầu thực. Trong mười tháng
đầu năm 2016, tại Cà Mau có 26,000 bỏ xứ đi nơi khác làm thuê, Kiên Giang con số
này là 20,000, Sóc Trăng là 10,000 người.
Đó là
chuyện những nông dân của khu vực đồng nằng sông Cửu Long, còn ngư dân vùng
biển của quê hương lại lâm vào cảnh tệ hại hơn. Họ không còn đánh bắt được
trong vùng biển quê hương, một phần biển đã nhiễm độc, một phần ra khơi thì bị
tàu lạ (Trung Cộng) xua đuổi đánh dập, bắt bớ, nên đành phải làm những ngư dân
đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của các nước láng giềng.
Từ
tháng 1-2013 đến tháng 3- 2017, đã có 134 tàu với hơn 1,000 ngư dân của tỉnh Bà
Rịa (Xuyên Mộc - Long Điền) bị nước ngoài bắt giữ do xâm phạm vùng biển đánh
bắt hải sản trái phép; trong đó, 132 tàu với 997 ngư dân bị Indonesia bắt giữ;
hai tàu khác do Malaysia bắt giữ. Malaysia tố cáo lãnh hải của họ bị các tàu cá
Việt Nam xâm phạm nhiều nhất. Dựa trên số liệu các vụ bắt giữ của nhà chức
trách Malaysia trên Biển Đông, Bộ trưởng đặc trách an ninh quốc gia Shahidan
Kassim ngày 8/4 cho hay trong tổng số 273 vụ bắt giữ từ năm 2010 tới tháng 2
năm nay, các tàu cá Việt Nam chiếm phần lớn. Gần đây, ngư dân Việt Nam lại lân
la đến Papua New Guinea và vùng biển Úc Châu để bắt trộm hải sâm, một số đã bị
bắt tù và phạt tiền, khiến đại diện Bộ Nông Nghiệp Việt Nam phải sang Port
Moresby, thủ đô của PNG để ký cam kết hứa ngăn chận ngư dân xứ mình đến trộm
hải sâm ở đây nữa!
Biển
Đông bị Trung Cộng khống chế, ngư dân Việt phải tha phương vào vùng biển cá
nước khác kiếm ăn, lớp bị bắt, lớp bị giết, lớp bị săn đuổi, lớp bị bắn chìm.
Ngư dân
miền Trung vốn tay chài tay lưới, sống với nghề biển lâu năm, nay trở thành
công nhân “xuất khẩu” bất đắc dĩ, nôm na là bỏ nghề, lưu lạc đi làm thuê xứ
người.
Xã
Cương Gián (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) 20 năm trước, khi chưa có phong trào
ra nước ngoài làm thuê (xuất khẩu lao động) thì xã này cũng như hầu hết đất ven
biển miền Trung khác, lam lũ quanh năm, nhưng không đủ ăn, đói nghèo, cơ cực.
Ngày nay nhờ đám tha phương cầu thực, làm thuê tận Nam Hàn, đường làng sạch sẽ,
nhà cửa cất lên san sát, khang trang không thua gì nơi phố thị.
Chúng
ta cứ tưởng tượng một xã ven biển, tính tới tháng 3-2016, đã có tới gần 2.700
người đang đi làm thuê ở Nam Hàn, Nhật Bản, Úc, Đài Loan...làng xóm mới được
“đỏ da thắm thịt” như hôm nay!
Cũng
như thế, Cương Gián, xã Đô Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) giàu có bậc
nhất xứ Nghệ nhờ nguồn thu từ tha phương. Xã hiện có khoảng 2.000 người đi làm
ăn ở các nước như Nam Hàn, Đức, Nga, Thái Lan, Lào... Nhờ nguồn ngoại tệ gửi về
từ nước ngoài mà đến nay, xã có trên 1.000 nhà dân xây nhà lầu trị giá cả triệu
đô la, trong đó có nhiều gia đình có xe hơi.
Hiện
nay nhà nước có chính sách đào tạo cho ngư dân trong độ tuổi từ 18 đến 35, để
đưa sang Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc làm thuê. Nhưng muốn đi sang các nước
này, phải tốn kém một khoản chi phí khá lớn, số ngư dân không có tiền chạy
“xuất khẩu” đã tìm cách trốn qua Tàu, làm thuê, như làm bánh kẹo, ở các nhà máy
chế biến nhựa, nông sản và một số công trình xây dựng khu vực biên giới Việt
Hoa.
Ở trong
nước thì dân vào đến tận miền Nam, Vũng Tàu, Biên Hoà để làm ăn, vào biển Ninh
Chữ để làm thuê, ai thuê gì làm nấy.
Với
những ngư dân Quảng Bình nói riêng và miền Trung nói chung, một khi biển chết,
tương lai chết dần chết mòn theo, kéo theo nhiều nhóm ngành nghề khác đành phải
ly hương kiếm ăn. Từ sau Tết, mỗi ngày hàng nghìn người dân các tỉnh Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình làm thủ tục đi du lịch nước ngoài như Lào, Thái Lan, nhưng
thực tế là đi tìm kế sinh nhai. Đây là khu vực giáp với các tỉnh miền Trung,
chỉ cần đi xe hơi hơn nửa ngày trời là sang đến Lào và qua sông Mekong làm thủ
tục nhập cảnh là được vào đất Thái Lan.
Ngày
nay số người cầu thực ở Lào không ít, người sang Lào làm ăn cho biết: "Đi
làm ở Lào, Thái là được gần nhà hơn, thủ tục không rắc rối, không tốn tiền vé
máy bay!” Sở lao động Thương binh Nghệ An cho biết, lượng người làm hộ chiếu,
giấy thông hành tăng đột biến, vào những ngày cao điểm có thể tới 1,200-1,300
người một này.
Một
điều xót xa là ngày càng có nhiều học sinh ở các xã Lộc Sơn và Lộc Bổn (huyện
Phú Lộc-Thừa Thiên) bỏ học để theo người thân sang Lào làm thuê, mà nhà trường
và chính quyền không thể ngăn chặn... Nhiều năm trở lại đây, năm nào trường
cũng có 30-40 học sinh bỏ học khiến cho các lớp học ngày càng trống vắng, số
học sinh toàn trường giảm đáng kể.
Tỉnh
Kiên Giang thì số nông dân rời quê đi làm ăn ngoài tỉnh tăng khá nhiều, chủ yếu
do mất mùa bởi hạn hán và nước ngập mặn thời gian qua. Tại huyện An Biên, năm
2015, cả huyện có khoảng 6.000 lao động đi làm ngoài, trong 4 tháng đầu năm nay
con số này đã tăng lên 1.400 người. Dân phải rời quê kéo cả nhà đi Saigon, Bình
Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, thậm chí lên tận Tây nguyên làm thuê kiếm
sống!
“Tha
phương cầu thực” trở thành phổ biến vì những gia đình có thành viên tha phương
thấy mình ra khỏi được cảnh bần cùng, đói rách.
Khổ một
nỗi, đất nước nghèo đến nỗi người Việt Nam phải đi móc túi tha phương tận bên
đất Nhật, bên Thái Lan.
Việt
Nam thích làm cường quốc, thì lần này được gọi là cường quốc “tha phương cầu
thực,” quốc sách là bỏ làng làm thuê, ở mướn lần hồi kiếm ăn.
Huy
Phương
Không ai hãnh diện phải bỏ quê hương, làng mạc, mồ mả tổ tiên để di cư sang xứ khác vì cơm áo. Một đất nước vì chính kiến khiến người ta phải bỏ nước ra đi, một đất nước không giữ chân được người dân làm ăn sinh sống trên quê hương mình mà phải bỏ xứ kiếm ăn, là một đất nước có những nhà lãnh đạo tồi
ReplyDelete