Pages

Bát Bún Riêu - Khuyết Danh


Từ Auclair theo đường liên tỉnh 53 ngược lên mạn bắc là Salon Springs thì rẽ phải theo hương lộ P nhỏ hẹp ngoằn ngoèo lăn mình giữa những khu rừng phong ngút ngàn trùng điệp, tiếp tục thêm vào dăm vòng qua những lưng đồi thoai thoải dốc là tới thung lũng Nivagamond, trạm đặc khu của người da đỏ. Trời vào thu, rừng phong đã thay chiếc áo choàng mầu hồng lựu. Hơn ½ giờ xe, không một bóng người ngoài tiếng gió thở dài, tiếng lá khô sào sạc, tiếng rừng cây trăn trở, không còn một âm thanh nào khác. Tôi cảm tưởng như lạc vào 1 hành tinh xa lạ không sinh vật. Đồi lại đồi liền liền tiếp nối nhau sau cùng tới Nivagamond. Nơi đây có viện dưỡng lão Lakeview mà theo lịch trình thì mỗi năm tôi phải đến 1 lần để thanh tra y vụ.

Lần đầu tiên đến đây nên tôi không khỏi ngỡ ngàng tưởng dù hẻo lánh đến đâu ít ra cũng có xóm làng, một giáo đường nho nhỏ hay vài ngôi nhà be bé xinh xinh nhưng tuyệt đối không. Ngoài rừng phong đỏ lá chỉ có hồ nước trong veo xanh ngắt mầu trời. Trung tâm an dưỡng Lakeview như tên gọi ẩn mình dưới tàng cây rợp bóng trên khu đất rộng. Quay lưng vô rừng thông nhìn ra mặt hồ phẳng lặng như gương tôi ngẫm nghĩ, nơi đây có thể là điểm nghỉ ngơi lý tưởng cho những người quanh năm lao lực hoặc những ai muốn tìm sự quên lãng, còn chọn làm viện dưỡng lão thì hơi tàn nhẫn. Tuổi già vốn đã cô đơn mà nơi đây lại hầu như tách biệt với thế giới bên ngoài. Trừ y tá, y công và vài chuyên viên dịch vụ thì chẳng còn ai, người nào cũng bận bù đầu, rảnh rỗi đâu mà tán gẫu với những người già. Nhất là sau buổi cơm chiều khi hoàng hôn buông xuống, ai nấy đều đã về nhà thì bóng đêm chắc phải thật dài. 

Vừa đẩy cửa bước vào tôi đã giật mình vì gặp một hàng 6 chiếc xe lăn đang dàn chào. Trên mỗi xe là 1 lão ông hoặc lão bà độ 7, 8 mươi, mái tóc bạc phơ, mắt hom hem sau làn mục kỉnh. Có người trông còn sáng suốt, người thì như xác không hồn. Họ chăm chú nhìn tôi từ đầu đến chân như quan sát một quái nhân đến từ hành tinh khác. Có lẽ vì tôi là người Á châu duy nhất tới đây chăng? Cô y tá hướng dẫn như đoán được cảm nghĩ của tôi bèn nhỏen miệng cười: ông ngạc nhiên lắm sao? Tôi ngập ngừng: bộ họ biết hôm nay tôi đến đây nên hiếu kỳ muốn trông thấy mặt tôi. Cô y tá khẽ lắc đầu, mỗi ngày đều như vậy, sáng nào họ cũng ngồi đó để mong chờ ông ạ. Chờ thân nhân tới đón? Dạ thưa không. Vậy hay là chờ bạn bè đến thăm? Cô y tá phì cười pha trò: ông nghĩ già ngần ấy tuổi mà còn hẹn bạn gái sao? Không, ý tôi là bạn thông thường đấy.

Nếu những người bạn ấy chưa nằm xuống thì cũng đang ngồi xe lăn như họ tại một viện dưỡng lão nào đó thôi, rồi ngậm ngùi họ mong chờ những hình bóng không bao giờ đến, xa xôi trong ký ức. Rồi khẽ thở dài: tôi làm việc ở đây hơn 10 năm, đã chứng kiến nhiều hoạt cảnh, tháng nào cũng có người mới tới và cũng có người vĩnh viễn ra đi. Chắc ít nhiều, lòng cô cũng có phần nào sao xuyến, phải không cô? Thật tình mà nói lúc đầu thì có đấy, nhưng mà bây giờ tôi đã quen rồi. Tôi nghĩ là cô rất mẫn cảm? Chỉ là do tập luyện thôi chứ bằng không thì sẽ ngã quỵ đó ông! Chúng tôi vào thang máy lên tầng trên, một cụ già chống gậy tập tễnh vô theo. Cô y tá nhìn ông ta và hỏi: ông đi lên thang máy hay là đi xuống? Cụ đáp như cái máy, giọng nói khò khè yếu ớt khó nghe. Đi..đi xuống, rồi đi..đi lên, rồi đi..đi xuống, đi lên. Tôi nhận thấy ông ta chẳng nhìn ai cả, ánh mắt không hồn đang hướng về phương trời vô định. Dường như quá quen thuộc với những hiện tượng này, cô y tá thản nhiên nói: vậy thì xin ông bước ra chờ chuyến sau sẽ có người đi với, chúng tôi đang bận. Cô bèn nắm tay dẫn ông cụ ra ngoài rồi lạnh lùng khép cửa. Tôi thắc mắc: nếu ông ấy lại tiếp tục bấm nút thang máy thì sao cô? Chúng tôi đã lượng trước được điều ấy cho nên tất cả nút cắt điện trong viện đều gắn rất cao người già không thể với tới. À thì ra vậy.

Công tác xong trời cũng về chiều, tôi từ giã, cô y tá tiễn tôi ra cửa. Đoàn xe lăn vẫn còn dàn chào. Chợt trông thấy trong góc tối 1 ông lão độ trên dưới 80 đang cô đơn ngồi bất động trên xe lăn như pho tượng cũ. Điểm khác biệt khiến tôi chú ý là ông ta không phải người da trắng và cũng không hoà nhập vào toán dàn chào. Da ông mầu đồng nâu có nhiều vết nhăn đậm nét thời gian hằn trên mặt. 

Mái tóc bạc phơ rủ lòa soà trên trán, vóc người bé nhỏ, mắt hom hem trân trối nhìn tôi như muốn nói điều gì. Tôi đoán chừng ông là thổ dân da đỏ. Hiếu kỳ tôi hỏi cô y tá: và vị dưỡng lão này cũng là người Indian hở cô? Tôi nghĩ đó là trách nhiệm của chính phủ liên bang chứ? Cô ta ngạc nhiên, uả sao ông lại hỏi vậy? Tôi trỏ ông lão ngồi xe lăn, vậy không phải Indian là gì? Cô y tá phì cười, ông ta là người Á đông đó ông ạ. Tôi giật mình: người Á đông? Dạ phải, dường như là Việtnam đó.

Thêm một lần kinh ngạc, tôi không ngờ nơi vùng đất hẻo lánh đìu hiu lạnh lẽo này cũng có người Việt định cư. Tôi bèn hỏi dồn, sao cô biết ông ta là người Việt. Dạ thưa ông hồ sơ có ghi đó ông ạ. 

Vậy thì ông ấy vào đây lâu chưa cô? Hơn 10 năm. Rồi cô khẽ lắc đầu: tội nghiệp, ông ta rất hiền lành dễ thương ai cũng quí mến cả. Nhưng hiềm chẳng nói được tiếng Anh cho nên suốt ngày cứ thui thủi một mình không có bạn. Vậy thân nhân ông ấy có thường xuyên tới thăm ông ấy không? Một lần cách đây lâu lắm, hẳn có uẩn khúc gì đây. Không cam tâm làm ngơ trước người đồng hương đang gặp cảnh bẽ bàng nơi đất khách, tôi tự giới thiệu: tôi cũng là người Việtnam.

Cô ta trố mắt: ồ, thế mà tôi cứ đinh ninh ông là người Trung Hoa. Tôi cười: trong mắt người Tây phương, thì bất cứ ai da vàng cũng là người tầu. Cô ta pha trò: cũng đâu phải lạ, nhiều anh tầu nhan nhản khắp nơi. Ngay trong xóm da đỏ hẻo lánh tít mù trên miền bắc cũng có. Lần nào qua đó tôi cũng ghé mua cơm chiên, chả giò vừa ngon vừa rẻ nhưng phải cái là... Tôi nhoẻn miệng cười: mỡ dầu và bột ngọt hơi nhiều phải không cô? Cô ta cười xoà: phải nói là nhiều quá mới đúng. Khổ công tập thể dục cả tháng, ăn 1 bữa cơm tầu là đâu vào đấy, có khi còn thặng dư là khác.

Tôi quay lại vấn đề: tôi muốn tiếp xúc với ông lão người Việt để mà chào hỏi làm quen, có thể ông ấy cũng đang cần nói chuyện vì lâu lắm chưa có dịp. Cô y tá mừng rỡ: hay lắm, đó cũng là điều tôi mong muốn. Vùng này hẻo lánh quá nên không tìm ra người thông dịch, nhân tiện nhờ ông hỏi xem ông ấy có nhu cầu hay đề nghị gì hầu chúng tôi đáp ứng không? Vâng, tôi sẽ cố gắng làm điều đó cô. Thấy tôi đi tới ông lão ngước lên, nhíu đôi mắt hom hem nhìn chầm chập, vừa ngạc nhiên vừa thoáng chút ngại ngùng. Tôi gật đầu chào: dạ thưa chào cụ ạ. Nét mặt rạng niềm vui, giọng nói run run vì xúc động. Dạ chào, chào thầy, thầy là người Việt à? Giọng ông hơi nặng và chân thật. Tôi thân mật nắm tay ông. Thưa cụ cháu cũng là người Việt như cụ đấy ạ. Ông lại nghẹn ngào: cảm ơn Thiên chúa, cảm ơn Đức mẹ từ bi đã cho tôi gặp được ông. Tôi kéo ghế ngồi bên cạnh và bắt đầu trò chuyện. Thưa cụ, vì sao cụ cho là cuộc gặp gỡ hôm nay là do Thiên chúa và Đức mẹ sắp đặt. Tại đêm nào tôi cũng cầu nguyện ơn trên cho tôi gặp được người đồng hương. Có chuyện gì khẩn cấp không thưa cụ ? Để được nói chuyện bằng tiếng Việt mình thôi. Cụ thở dài: lâu lắm rồi tôi chưa được nói hay là nghe tiếng mẹ đẻ. Nhức trong tim, tôi bùi ngùi thương cảm, một ước mơ thật đơn giản mà sao quá xa vời.

Chúng tôi bắt đầu trò chuyện. Ông kể: tên tôi là Tỉnh, Nguyễn văn Tỉnh, trước kia ở Bình Tuy, làm nghề biển, có thuyền đánh cá. Tuy không giầu nhưng cuộc sống cũng sung túc. Tôi có vợ, 3 con trai, đứa lớn nhất còn sống thì giờ này cũng đã gần 50. Năm 75, cộng sản tràn vào, cả nước kéo nhau chạy nạn, sẵn phương tiện trong tay tôi chở vợ con vượt thoát, nhưng chẳng may là sau 3 ngày lênh đênh trên mặt biển thì gặp bão lớn tầu chìm. Tôi và đứa con út lên 6 được may mắn đã gặp tầu Mỹ nó vớt, còn vợ và 2 đứa con lớn thì mất tích thầy ạ. Sau đó thì tôi được bảo trợ về Louisiana , nơi đây có đông người đồng hương nên cũng đỡ buồn. Tôi bắt đầu tái tạo sự nghiệp, hùn hạp với bạn bè mua tầu đánh cá làm việc ngày đêm, trước là để vơi buồn, sau là tạo dựng tương lai cho thằng Út, giọt máu cuối cùng còn sót lại của tôi. Tôi ước mong thằng bé sẽ theo cha mà học nghề biển nhưng nó thì không muốn. Nó chỉ thích làm bác sĩ, kỹ sư ngồi nhà mát thôi chứ không chịu dãi nắng dầm mưa như bố, thế nên thầy biết không, vừa xong trung học là nó quyết chọn trường xa để mà tiếp tục theo đại học.

Ông ngừng lại 1 chút để dằn cơn súc động rồi ngậm ngùi kể tiếp: tôi chỉ có mình nó, không thể sống xa con, nên quyết định là bán hết tài sản để mà dọn theo, bạn bè ai cũng ngăn cản thầy ạ, nhưng tôi quyết giử lập trường, mang hết tiền dành dụm đến cái tiểu bang này mua 1 căn nhà nhỏ ở ngoại ô, còn chút ít thì gửi vào trong quỹ tiết kiệm lấy lời sống qua ngày. Hai cha con đùm bọc nhau, cuộc sống tuy chẳng sung túc nhưng chẳng nhẹ nhàng. Tuổi ngày một già thì sức khỏe càng yếu, năm ấy trời mưa đá, tôi bị ngã gẫy chân thầy ạ. Bác sĩ cho biết xương già thì không có lành được và phải vĩnh viễn ngồi trên xe lăn. Thằng Út ra trường có việc làm tốt ở Nữu Ước.

Tự biết là khó có thể theo con và không muốn làm trở ngại bước tiến thân của nó nên tôi xin vào viện dưỡng lão. Tôi lên tiếng trước thầy ạ cho nó khỏi bị khó xử. Nó giúp tôi làm thủ tục và hứa là khi nào làm ăn yên ổn nó sẽ đón tôi về. Các viện dưỡng lão tương đối khá đều hết chỗ, may thay trong lúc đang bối rối thì có anh bạn học người da đỏ mách cho tôi nơi này. Thấy con tôi buồn tôi bèn an ủi nó: nơi nào cũng là quê người, cũng giống nhau thôi, thỉnh thoảng con về thăm bố là bố vui rồi.

Thế là cả ngôi nhà lẫn tiền dành dụm phải trao hết cho viện dưỡng lão, dĩ nhiên là tôi được nhận. Ánh mắt xa xôi nhìn về phía chân trời đang có đàn chim chiều đang soải cánh ông chép miệng: chà nhanh quá, mới đó đã 10 năm rồi. Thưa cu, thời gian qua chắc là anh Út vẫn thường xuyên về thăm cụ chứ? Ừ, một năm thì nó cũng trở lại, nó khoe tôi hình cô gái Mỹ và nó nói, dâu tương lai của bố đó. Rồi thầy biết không, từ đó biệt tăm luôn. Cụ hoàn toàn không biết tin tức gì về anh ấy sao? Không, mà thật tình tôi cũng không muốn biết nữa. Tại sao, anh ấy là con trai duy nhất của cụ mà? Cháu sẽ giúp cụ tìm anh ấy nhé? Ông lão rơm rớm nước mắt: tôi sợ lắm, thầy ơi, thà biền biệt như thế mà tôi vẫn tin tưởng là nó đang sống tốt với vợ con ở một nơi nào đó trên quả đất còn hơn là biết tin buồn. Quả tình tôi không kham nổi.

Tôi nghẹn lời nói không được, lát sau qua cơn xúc động, tôi bèn hỏi: giờ đây cụ có còn ước nguyện gì thì cụ cho cháu biết, cháu sẽ hết lòng giúp cụ với tất cả khả năng của mình thưa cụ. Ông lão thở dài, già rồi còn được mấy năm trước mặt hở thầy? Ánh mắt chợt linh động, ông nhìn tôi và chép miệng : à, mà tôi thèm một bát bún riêu quá.

Hai tuần sau vào ngày Chủ nhật, tôi nhờ chị bạn thân nấu dùm 2 bát bún riêu cua, bún nước để riêng, có đầy đủ chanh, rau, nước mắm, ớt hiểm tươi còn đặc biệt có thêm lọ mắm ruốc thật ngon. Tôi cho tất cả vào túi xách đem vào viện dưỡng lão Lakeview. Mất hơn 4 giờ đường, sau cùng tôi đã tới. Như lần trước, ông lão vẫn ngồi trên xe lăn gần cửa sổ cuối phòng. Bất ngờ trông thấy tôi ông mừng rỡ kêu lên: ồ kìa thầy, thầy lại về đây công tác hở thầy? Tôi chạy tới nắm tay ông. Dạ thưa lần này thì cháu chỉ đến đây thăm cụ và cháu có một món quà đặc biệt mang biếu cụ đây. Lộ vẻ cảm động ông cụ nhoẻn cười đôi mắt nhăn nheo. Bầy vẽ làm chi hở thầy, đến thăm tôi là quý rồi thầy ơi.

Tôi xin phép ban quản lý đưa cụ ra vườn vì thức ăn nặng mùi mắm ruốc nên tôi phải mang theo 1 lọ cồn nhỏ để đun nóng ngoài trời. Cụ chăm chú nhìn tôi bỏ bún ra tô, trộn rau ghém, nêm mắm ruốc, chan nước dùng nghi ngút bốc hơi, rắc chút tiêu thơm trên lớp gạch cua nổi vàng trên mặt. Nặn hai lát chanh tươi và sau cùng là ba quả ớt hiểm đỏ thơm nồng cay xé lưỡi. Không nén được thèm thuồng, chốc chốc cụ lại nuốt nước bọt. Tôi đặt tô bún riêu trước mặt và mời cụ cầm đũa. Cụ run giọng: cám ơn thầy, không ngờ hôm nay tôi còn được ăn bát riêu cua. Mời thầy cùng ăn cho vui ạ. Cám ơn cụ, cháu đã ăn xong ở nhà, xin cụ dùng tự nhiên, bún riêu còn nhiều, hết tô này cháu sẽ hâm tô khác cho cụ. Cụ trịnh trọng húp từng muỗng súp, gắp từng đũa bún, cắn từng miếng ớt cay ngon lành như chưa từng được ăn ngon, chốc chốc cụ dừng tay để lau mồ hôi và luôn mồm khen tấm tắc: trời ơi, bún riêu ngon quá mà mắm ruốc thơm quá thầy ơi. Tôi cảm động đặt tay lên vai cụ. Thưa nếu cụ bằng lòng nhận cháu làm con, cháu sẽ thay anh Út và thường xuyên thăm viếng cụ nhé. Cụ sững sờ nhìn tôi thật lâu như không tin ở tai mình rồi hai dòng nước mắt từ từ lăn dài trên đôi má hóp. Trời ơi, sao tôi có được diễm phúc như vậy sao trời! Tôi yêu cầu ban quản lý ghi tên tôi vào danh sách thân nhân, và dặn dò khi có chuyện cần thì cứ gọi.

Năm sau, còn một ngày nữa là Tết, tôi đã chuẩn bị xong quà cáp có cả trà thơm, mứt ngọt dự định sáng hôm sau mồng một đầu năm sẽ mang lên Lakeview mừng tuổi cụ. Đang ngon giấc, chợt có chuông điện thoại, tôi nhấc ống nghe, bên kia đầu giây tiếng cô y tá trực của viện dưỡng lão Lakeview. Dạ thưa hỏi, có phải ông là ông Trần không? Dạ vâng ạ, là chính tôi đây. Dạ thưa ông, cụ Tính đau nặng. 

Tình trạng thế nào có nguy không cô? À, đang nằm phòng hồi sinh bệnh viện ở thành phố đó thưa ông. Cám ơn cô rất nhiều, ngày mai tôi sẽ đến cụ. À ông nên đi sớm hơn đi là vì sợ không còn dịp nữa. Tôi rụng rời, ngoài trời tuyết rơi càng lúc càng nhiều, trời trở lạnh, gió giật từng cơn, hoa tuyết bay nghiêng như ngàn vạn mũi tên bắn vào kính nghe rào rào như vãi cát. Không gian mờ mịt, rừng phong trắng xóa một mầu, tuyết phủ một lớp dầy trên mặt đất. Tôi rà thắng cho xe chạy chậm để khỏi rơi xuống hố. Sau cùng cũng tới được bệnh viện Hayward . Cô y tá nhìn tôi ái ngại. Thưa ông, suốt đêm qua ông ấy cứ gọi tên một người nào đó. Không biết có phải là ông không ạ. Cô còn nhớ là ông ấy gọi tên gì không? Chỉ một tiếng duy nhất, dường như là work hay út gì đó. Tôi đã hiểu là thằng út.

Tôi hé cửa lách vào trân trối nhìn ông rồi ngồi xuống bên giường, người ông khô đét, hai mắt nhắm nghiền, hơi thở yếu ớt. Tôi nhẹ nhàng đặt tay lên vầng trán nhăn nheo. Ông chợt cử động rồi thều thào.. út.. út. Nước mắt chực trào ra, giờ phút này tôi cần phải làm một điều gì để giúp ông được mỉm cười khi vĩnh biệt. Tôi bóp nhẹ bàn tay già gầy guộc và nghẹn ngào: thưa cha, con đã về đây thưa cha. Mi mắt ông động đậy, cố nhướng nhìn lên. Rồi kiệt sức nên từ từ khép lại nhưng môi còn mấp máy: út.. út, út con. Phải thưa cha con là út đây cha. Con là đứa con bất hiếu đã quay về bên cha để xin cha tha thứ cho con. Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời. Nước mắt tôi vô tình rơi xuống làn môi khô nứt nẻ đang hé một nụ cười. Gia tài ông để lại là một bọc vải nhỏ trong ấy có một tượng chúa Giê su bị đóng đinh trên cây thập giá và tấm hình đen trắng đã trổ vàng chụp gia đình 5 người đoàn tụ, đứa nhỏ nhất còn bế trên tay, tôi đoán nó tên là Út.

Khuyết Danh

“Đuổi Mỹ Đi, Lại Đón Mỹ Về” - NS Tuấn Khanh


Ghi chép, nhân một bản tin của báo chí Nhà nước – về Mỹ và Việt Nam

Năm 1995, trong buổi học cuối cùng của môn chính trị, tôi được nghe ông thầy (cũng là bí thư đảng ủy) nói với giọng tức giận “đánh Mỹ chạy đi, giờ lại trải thảm đỏ đón Mỹ về”.
Ông nói vậy, bởi Việt Nam và Mỹ mở lại bang giao vào tháng 7-1995. Lúc đó, đại diện nước Mỹ là tổng thống Bill Clinton, còn Việt Nam là thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Tâm trạng hoang mang và tức giận đó của ông bí thư đảng ủy, là điều mà tôi vẫn nhìn thấy ở những người bỏ một đời đi theo chủ nghĩa cộng sản, rồi bất chợt một ngày cảm thấy bị hụt hẩng vì cảm giác như mình bị phản bội – đồng thời mơ hồ mình có thể bị bỏ rơi vào lúc nào đó.

20 năm sau, với những nỗ lực không ngừng từ phía Mỹ, Việt Nam đã có những cuộc phối hợp đầu tiên giữa quân đội hai nước. Mặc dù đó chỉ là khởi đầu các hoạt động cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ trong khuôn khổ chương trình Thiên thần Thái Bình Dương.

Vào tháng 8/2015, hải quân Việt Nam dè dặt bước vào cộng tác trong chương trình Đối tác Thái Bình Dương, là bước đi gấp rút sau sự kiện giàn khoan dầu HD 981 của Trung Quốc tiến vào vùng của Việt Nam trong năm 2014. Vai trò của một cựu thù lúc này ở VN thật đầy tính “ấm áp”.

Đến thời điểm đó, rất nhiều người già đã bỏ một đời đi theo lý tưởng cộng sản mà tôi gặp lại, đều thay đổi. “Trung Quốc mới chính là kẻ thù”, tôi nghe những câu nói như vậy thường xuyên và lớn giọng hơn. Thậm chí, có những người đã cùng tham gia xuống đường chống Trung Quốc rồi bị đánh đập hay tù đày.

Hơn vậy, tôi nghe khắp trên các con đường mình đi qua, từ Nam chí Bắc, là những lời bàn không chỉ về kẻ thù của Việt Nam mà còn bàn về những kẻ sẵn sàng bán mình cho kẻ thù của Việt Nam. Nghe như một cuộc chuyển mình rầm rộ mà thinh lặng.

Hôm nay, hàng không mẫu hạm của Mỹ nói sẽ ghé vào Cam Ranh với cuộc “bảo trì” đầy ý nghĩa, nhất là sau khi Bắc Kinh ép Hà Nội phải ngừng khoan dầu trên biển, và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch vừa sang Mỹ. Tôi lại nhớ về ông bí thư đảng ủy đó.

Lịch sử đang đổi thay. Con người cũng đang đổi thay. Thậm chí con cái các quan chức cấp cao đã rùng rùng chọn học, sống và mua nhà ở Mỹ cũng như ở các nước phương Tây “thù địch”. Nhiều gia đình quan chức chỉ quyết chọn đến định cư ở những nước mà lý tưởng cộng sản được sách giáo khoa nơi đó dạy rằng, là tội ác của nhân loại. Bất chấp trong đất nước này, các đại học VN vẫn ép sinh viên phải lèn chặt chủ nghĩa Marx-Lenin như công cụ tư tưởng sống còn của chế độ.

Hôm nay, chỉ còn lại rơi rớt những lời ngợi ca Trung Quốc bạn vàng công khai từ một ít tướng lĩnh, hay luận điệu hằn học được huấn luyện của lớp thanh niên bị nhồi sọ phục vụ. Nhưng mỗi lúc, những âm thanh đó càng ngày càng tẻ nhạt và vô ích. Đôi khi, có thể đó là thành phần phải bị hy sinh để giữ lại thể diện hữu nghị trước những khúc quanh lịch sử khó lường sẽ đến.
Vài năm sau nữa, lớp người rơi rớt ấy có đập bàn hằn học cho số phận của mình, như ông bí thư đảng ủy mà tôi nhìn thấy không?

Tất cả như một sân khấu vĩ đại. Mà nhân dân là khán giả xuyên suốt. Sân khấu lúc có tiếng súng và nhà tù, lúc có hoan hô và đả đảo. Trò diễn cứ liên hồi, nỗi niềm rồi chỉ còn lại nhân dân im lặng cảm nhận.

Uống Thuốc Vừa Đủ - BS Hồ Ngọc Minh


Có những người rất sợ uống thuốc, trong đầu óc của họ, “thuốc men” gần như đồng nghĩa với thuốc độc. Ngược lại, cũng có người dường như phải uống nhều thứ thuốc khác nhau mới gọi là đủ, nhất là vô số thuốc bổ. Và, cũng có không ít người, uống thuốc của bác sĩ kê toa một cách tuỳ hứng, nhớ thì uống, quên thì ngày hôm sau uống bù gấp đôi gấp ba cho đủ dose!

Người ta nói, “đói ăn rau, đau uống thuốc”. Ngày nay ta không phải đợi tới lúc đói mới ăn rau, thế thì uống thuốc khi nào và uống bao nhiêu thì đủ? Bài viết nầy sẽ khai triển thêm về chủ đề “Lạm Dụng Thuốc Men” của một bài viết trước đây.

Kỳ trước, chúng ta đã bàn về ba thứ thuốc bị lạm dụng nhiều nhất gồm có thuốc bổ, thuốc giảm đau và thuốc trụ sinh.
Tóm tắt, hầu hết thuốc bổ thật ra không cần thiết, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như suy dinh dưỡng hay sản phụ đang mang thai. Uống nhiều thuốc bổ chỉ thêm phản ứng phụ không cần thiết, có khi còn tăng nguy cơ bị ung thư. Còn thuốc giảm đau, uống nhiều có thể bị bệnh tim mạch chưa kể đến phản úng phụ như bị loét bao tử, hoặc bị ghiền, hay ngộ độc nếu là thuốc có chất ma tuý. Riêng thuốc trụ sinh, dùng nhiều có thể bị lờn thuốc vì những con vi trùng càng ngày càng khó trị.

Tình trạng bị lạm dụng thuốc men là do lỗi của cả bệnh nhân lẫn bác sĩ. Ngay chính trong giới bác sĩ, hiện nay cũng được khuyến cáo để góp phần giảm bớt vấn nạn bị lạm dụng thuốc men.

Về thuốc trụ sinh và thuốc giảm đau, nghiên cứu cho biết, hầu hết những toa thuốc trụ sinh và thuốc giảm đau có chất á phiện không bao giờ được uống hết như lời dặn của bác sĩ. Thuốc dư thì bỏ thùng rác, nằm lây lất đâu đó trong tủ thuốc, hoặc cho bạn bè uống ké. Gần đây, trong ngành Sản Phụ Khoa, Hội Đồng Giám Định American Board of OB/GYN đã đề xuất một số định chuẩn mới trong việc kê toa thuốc trụ sinh. Một số ca mổ nhẹ như nội soi, bây giờ không cần cho thuốc trụ sinh trước và sau khi mổ. Nếu có phải cho thuốc trụ sinh, bác sĩ được khuyên nên dùng những loại thuốc trụ sinh vừa phải và cho uống dose ít lại. Ví dụ, chỉ một viên thuốc trụ sinh Doxycyclin 100 mg trước khi mổ đã đủ phòng ngừa trên 99% bệnh nhiễm trùng có thể xảy ra.

Đầu năm nay, Viện Hàn Lâm American College of Physicians đã ra lời khuyên mới về việc chữa trị bệnh cao huyết áp cho người trên 60 tuổi. Bệnh nhân không cần phải uống thuốc trị cao huyết áp trừ khi áp suất máu cao hơn 150 mm thuỷ ngân, tuy rằng Hội Tim Mạch Hoa Kỳ vẫn giữ mức giới hạn là 140. Về bệnh cao cholesterol, cơ quan phòng chống bệnh U.S. Preventive Services Task Force có vẻ như khuyên mọi người, mọi công dân, nên uống thuốc statins!

Uống quá nhiều thuốc khi không cần thiết sẽ gây ra nhiều khó khăn hơn do phản ứng phụ. Ví dụ như phản ứng phụ của các thuốc trị cao huyết áp bao gồm ho khan kinh niên, tiêu chảy, nôn mữa và chóng mặt. Còn thuốc statins trị cao cholesterol có thể làm đau và làm yếu bắp thịt, hư hoại thận, và gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

Mặc dù cao huyết áp và cao cholesterol có hại đến sức khoẻ, nhưng vẫn còn tuỳ vào các yếu tố khác như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, và có thêm bệnh tiểu đường hay có hút thuốc lá hay không.

Để biết được có cần phải uống thuốc statins hay không, ta cần biết chỉ số nguy cơ trong 10 năm kế tiếp, bằng cách tham khảo website, http://tools.acc.org/ASCVD-Risk-Estimator/.

Tuy bản tính nầy có khuynh hướng khuyên mọi người nên uống thuốc statins, nhưng theo nhiều bác sĩ chuyên khoa, nếu chỉ số nguy cơ dưới 7.5 thì không cần uống thuốc. Nếu chỉ số từ 7.5 đến 10 thì chỉ cần thay đổi nếp sống như ăn uống điều độ, tăng cường vận động, thể dục thể thao, trước khi phải uống thuốc statins. Nguyên tắc nầy cũng áp dụng cho bệnh cao huyết áp. Chỉ cần thay đổi lề lối sống, có thể giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch mà không cần phải uống thuốc. Cụ thể, nếu huyết áp trên 140-150 thì nên thử điều chỉnh lề lối sống, trước khi uống thuốc.

Cho dù phải dùng thuốc, chỉ khi nào bệnh nhân đã từng bị nhồi máu cơ tim hay tai biến não thì mới uống thuốc statins với liều lượng cao, ngoài ra có thể chỉ bắt đầu bằng liều lượng thấp nhất. Trong trường hợp cao huyết áp, khuynh hướng bây giờ lại trở lại với những loại thuốc xưa nhất như thuốc lợi tiểu, chlorthalidone hay hydrochlorothiazide, trước khi dùng những loại thuốc khác như ACE inhibitor, calcium channel blocker…

Khi một loại loại thuốc được bán ra thị trường, các nhà sản xuất thuốc thường “đề nghị” một dose thuốc, liều lượng và thời lượng hiệu nghiệm cho trên 95% người dùng (dựa trên biểu đồ Bell của thống kê). Tuy nhiên, trên lý thuyết, mỗi bệnh nhân, thực ra có một dose thuốc thích hợp khác nhau tuỳ theo mỗi cơ thể. Các bác sĩ đều biết rõ điều này, nhưng để trừ hao và “cho chắc”, hầu hết các bác sĩ đều cho một toa giống nhau với liều lượng và thời lượng cao nhất.

Ví dụ trong ngành chữa trị hiếm muộn, một số bác sĩ cho thuốc theo một “công thức” cố định cho tiện công việc. Những nghiên cứu mới cho thấy có khi dùng thuốc ít lại hiệu nghiệm hơn. Cá nhân tôi, khi kích thích trứng lớn, sử dụng thuốc tuỳ theo chiều cao, sức nặng , tuổi tác, và số lượng trứng “tồn kho” của mỗi bệnh nhân, và tuỳ theo tốc độ phát triển của trứng mà thay đổi liều lượng.

Mới đây, các công ty như Apple, Amazon và Google đã tiến vào lãnh vực lưu trữ hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân. Bệnh sử của bệnh nhân được tập trung vào một kho chứa dữ kiện, dễ cho bác sĩ tham khảo. Thuốc men được ghi rõ để bác sĩ khỏi kê toa trùng. Trong tương lai gần, theo đà phát triển nghiên cứu về sự chi phối của của các gene ảnh hưởng đến bệnh lý, mỗi bệnh nhân sẽ có một loại thuốc chữa trị thích hợp riêng với liều lượng riêng.

Một ngày không xa, toàn bộ hồ sơ bệnh lý cũng như những dữ kiện cơ bản về áp suất máu, nhịp tim, nồng độ oxygen, biểu đồ tim EKG, lượng đường trong máu sẽ có sẵn trong chiếc đồng hồ đeo tay hay trong điện thoại di động. Trong khi chờ đợi, để sử dụng thuốc cho đúng liều lượng, hữu hiệu và tránh phản ứng phụ, bệnh nhân cần phải tham khảo với bác sĩ về chế độ thuốc men của mình.

BS Hồ Ngọc Minh

Người Đàn Ông Lý Tưởng, Hi hi hi...!


Một tỷ phú ăn mặc bảnh bao cưỡi ô tô thì gặp một lão ăn mày ăn mặc rách rưới hôi hám. Người tỷ phú đó dừng ô tô lại cầm trên tay 200 ngàn đưa cho lão ăn mày và hỏi:
- Nếu có số tiền này ông có sử dụng vào cờ bạc không?
Người ăn mày nói: 
- Từ nhỏ tới lớn đi ăn mày chưa biết cờ bạc là gì.
Người tỷ phú hỏi: 
- Vậy có đem đi nhậu không?
Lão ăn mày nói: 
- Đi ăn xin cơm không đủ no làm gì biết tới rượu bia mà nhậu.
Tỷ phú: 
- Vậy ông có đàn đúm gái gú không?
Lão ăn mày nói: 
- Ăn ko đủ no lấy hơi sức đâu mà đàn đúm gái gú. Từ nhỏ tới giờ tôi chưa biết vụ này.
Người tỷ phú mắt sáng lên và nói: 
- Vậy ông cất tiền vào đi rồi lên xe tôi chở đi nhà hàng ăn với tôi. Tôi kêu vợ tôi đến gặp ông.
Lão ăn mày ngạc nhiên hỏi: 
- Để làm gì vậy?
Người tỷ phú nói: 
- Để cho vợ tôi tận mắt thấy người đàn ông lý tưởng mà cô ấy hay kêu tôi làm theo. Cho cô ấy biết "đàn ông mà không biết một trong tứ đổ tường thì chỉ có làm ăn mày thôi"

Sưu tầm

10 Nghịch Lý Cuộc Sống Đáng Suy Ngẫm Của Kent Keith

Tác giả Kent Keith chính là một minh chứng cụ thể và xác thực cho cách sống này.


Ông đã viết và dành cả cuộc đời mình để chứng minh cho những chân lý đó.

Nghịch lý thứ nhất: “Người đời thường vô lý, không biết điều và vị kỷ. Nhưng dù sao đi nữa, hãy yêu thương họ". Thành thật mà nói, đây là nghịch lý khó sống theo nhất vì tôi cảm thấy mình không phải là một vị thánh. Nhưng ít ra, tôi cũng luôn học cách yêu thương những người xung quanh mình bởi vì tôi tin rằng, tôi không bao giờ có thể thoát khỏi tình yêu thương của họ. Nếu chúng ta không thể yêu thương cả thế giới, ít ra hãy bắt đầu bằng cách thật sự yêu thương những người quý mến mình, tin tưởng mình và ủng hộ mình, bởi vì họ xứng đáng được như thế. Và đó là điều tôi đang làm. Cho nên, dù sao đi nữa, chúng ta hãy tiếp tục yêu thương.

Nghịch lý thứ hai: “Nếu bạn làm điều tốt, có thể mọi người sẽ cho là bạn làm vì tư lợi. Nhưng dù sao đi nữa, hãy làm điều tốt". Trong nỗ lực chia sẻ kiến thức của mình cho cộng đồng và giới trẻ, tôi thường không ngần ngại sắp xếp thời gian đi diễn thuyết ở nơi này nơi kia khi được mời, thậm chí đã có khi tôi hoãn cả chuyến bay của mình. Và nếu đơn vị mời tôi đến là trường học thì tôi lúc nào cũng đến để chia sẻ hoàn toàn vô tư. Vậy mà, vẫn có một số ít người, vì lý do nào đó nói rằng tôi “xin” diễn thuyết không lấy tiền để PR. Nhưng lạ thay, nếu tôi nhận thù lao diễn thuyết, thì cũng chính những người này sẽ nói tôi “kiếm tiền”, mặc dù trong cả hai trường hợp đều là thời gian và công sức lao động chân chính. Tôi tin rằng bạn cũng đã có lúc bị rơi vào hoàn cảnh tương tự. Cho nên, dù sao đi nữa, chúng ta hãy tiếp tục làm điều tốt.

Nghịch lý thứ ba: "Nếu thành công, bạn sẽ gặp những người bạn giả dối và những kẻ thù thật sự. Nhưng dù sao đi nữa, hãy thành công". "Thành công" là một từ rất trừu tượng. Nó tùy thuộc vào định nghĩa thành công của từng người và so sánh người này “thành công hơn” người khác trong nhiều trường hợp sẽ là khá khập khiễng. Cho nên, tôi không bao giờ dám cho mình là thành công theo định nghĩa của tất cả mọi người, nhưng nếu theo định nghĩa của riêng tôi, thì tôi đang có những thành công ban đầu. Và có lẽ chỉ vì mới là thành công ban đầu cho nên tôi chưa gặp phải những người bạn giả dối, nhưng tôi gặp phải không ít những “kẻ thù” thật sự. Những “kẻ thù” này đặc biệt ở chỗ, họ chưa từng gặp tôi, chưa từng trò chuyện với tôi, họ chỉ đơn giản lựa chọn là kẻ thù của tôi bởi vì một lý do nào đó mà chỉ có bản thân họ mới hiểu. Cũng may, loại người này rất hiếm so với hàng trăm hàng ngàn người bạn tốt (như bạn đây) mà tôi có được. Cho nên, dù sao đi nữa, bạn hãy yên tâm mà vươn tới thành công.

Nghịch lý thứ tư: "Việc tốt bạn làm hôm nay sẽ bị lãng quên. Nhưng dù sao đi nữa, hãy làm điều tốt". Những việc tốt chúng ta làm, đôi khi không những bị lãng quên mà còn bị phủ nhận bởi một số người. Tôi cũng chỉ mới bắt đầu làm những công việc mà tôi tin rằng rất có ý nghĩa cho đất nước và xã hội. Lúc đầu một số người cho là lừa đảo, nhưng càng về sau, càng nhiều người gọi đó là điều kỳ diệu. Dĩ nhiên, vẫn có một số người tiếp tục cho đó là lừa đảo, nhưng chính nhờ họ mà tôi tin rằng, tôi và các cộng sự của mình đang làm nên những điều kỳ diệu. Bởi vì, nếu những việc chúng tôi làm mà người khác vừa nghe đã tin ngay thì liệu những việc đó có đáng gọi là kỳ diệu?Thế nhưng, sự kỳ diệu sẽ không bao giờ tồn tại lâu, vì khi mọi người đã chấp nhận nó thì nó trở thành… bình thường. Vài chục năm trước, Internet là điều kỳ diệu, nhưng hôm nay, Internet là điều bình thường. Và những việc tôi làm cũng thế, hôm nay nó là điều kỳ diệu, nhưng 10 năm nữa đó là điều bình thường.Có thể bạn cũng đang làm hoặc có dự định làm nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống. Có thể sẽ có người không tin bạn, có thể sẽ có người không ủng hộ bạn, có thể rồi những điều bạn đã làm hoặc sẽ làm rốt cuộc rồi cũng bị rơi vào quên lãng, nhưng dù sao đi nữa, hãy can đảm để làm những điều kỳ diệu.

Nghịch lý thứ năm: "Thẳng thắn, trung thực thường làm bạn tổn thương. Nhưng dù sao đi nữa, hãy sống thẳng thắn."

Nghịch lý thứ sáu: “Người có ý tưởng lớn lao có thể bị đánh gục bởi những kẻ suy tính thấp hèn. Nhưng dù sao đi nữa, hãy luôn nghĩ lớn.”
Tôi không dám tự cho rằng những việc tôi đang làm là lớn lao. Lớn lao hay không thì sẽ phải do những người công bằng như bạn đánh giá. Nhưng tôi tin rằng tôi đang làm những việc có ý nghĩa cho cuộc đời mình và cho xã hội. Trên con đường đó, tôi gặp một số “đối thủ” với những chiêu bài thấp hèn. Mặc dù tôi luôn mong được hợp tác hơn là cạnh tranh, nhưng không phải ai cũng nghĩ như thế. Và thế là tôi cùng các cộng sự phải lao vào những cuộc chiến không cân sức giữa lý tưởng sống và những suy tính tầm thường để bảo vệ những triết lý sống và làm việc mà chúng tôi tin tưởng.Tôi tin rằng, bạn cũng đã có lúc gặp phải những “đối thủ” như thế, nhưng dù sao đi nữa, hãy sống vì ước mơ của bạn.

Nghịch lý thứ bảy: "Người ta thường tỏ ra cảm thông với những người yếu thế nhưng lại đi theo kẻ mạnh. Nhưng dù sao đi nữa, hãy tranh đấu cho những người yếu thế."

Nghịch lý thứ tám: “Những thành quả mà bạn đã phải mất nhiều năm để tạo dựng có thể bị phá hủy chỉ trong phút chốc. Nhưng dù gì đi nữa, hãy cứ tiếp tục dựng xây.”
Là một doanh nhân, tôi đã thất bại nhiều lần trước khi có những thành quả ngày hôm nay. Ngay cả khi đạt được thành quả rồi, mọi thứ cũng không bao giờ có thể được xem là “vững như bàn thạch” được. Chỉ cần một quyết định sai lầm thì bao nhiều mô hôi, nước mắt, công sức,… không chỉ của tôi mà còn của nhiều người khác có thể… trôi theo dòng nước trong phút chốc. Nhưng cũng trên con đường đó, tôi và các cộng sự phát hiện ra rằng, hạnh phúc không phải nằm ở những gì mình xây dựng được, mà hạnh phúc nằm trong từng phút giây chúng ta hành động để hiện thực hóa ước mơ của mình.Cho nên, đừng để nỗi sợ thất bại giữ chân bạn. Ai cũng có thể vấp ngã trong cuộc sống, bạn cũng thế và tôi cũng thế, nhưng thành công đơn giản là không bao giờ bỏ cuộc. Hãy đơn giản hạnh phúc để thành công bạn nhé.

Nghịch lý thứ chín: “Bạn có thể sẽ bị phản bội khi giúp đỡ người khác. Nhưng dù sao đi nữa, hãy giúp đỡ mọi người.”
“Phản bội” cũng là một từ trừu tượng mà định nghĩa của mỗi người sẽ khác nhau. Nhờ công việc của mình, tôi đã may mắn có dịp giúp đỡ rất nhiều người dưới nhiều hình thức khác nhau: các khóa học, các quyển sách, các buổi nói chuyện, giao lưu, công tác từ thiện,… Rất nhiều người trong số họ đã cảm ơn tôi và tôi cũng rất cảm ơn họ đã cho tôi cơ hội được chia sẻ với họ. Số ít còn lại… không nói gì. Và một số rất ít tìm cách phủ nhận điều đó (theo tác giả của quyển sách thì họ sợ cái “gánh nặng” phải biết ơn một ai đó).Nhưng ngay cả khi họ làm thế, tôi cũng không coi họ đã phản bội tôi. May mắn là tôi chưa bao giờ gặp một người thật sự phản bội theo định nghĩa của tôi, cho nên, tôi vẫn luôn tin vào việc mình phải giúp đỡ mọi người.Còn bạn thì sao? Có thể bạn từng bị phản bội bởi người mình đã giúp đỡ, nhưng dù sao đi nữa, hãy giúp đỡ người khác, vì trong cuộc sống, đa số mọi người hiểu được ý nghĩa của lòng biết ơn.

Nghịch lý thứ mười: “Bạn trao tặng cuộc sống tất cả những gì tốt đẹp nhất và nhận lại một cái tát phũ phàng. Nhưng dù sao đi nữa, hãy sống hết mình cho cuộc sống.” Đây có lẽ là nghịch lý tổng quát nhất của tất cả những nghịch lý. Vâng, chúng ta có thể làm những điều mà chúng ta cho rằng tốt đẹp nhất và ý nghĩa nhất, nhưng rốt cuộc cái chúng ta nhận lại có thể là một cái tát phũ phàng. Nhưng đó cũng là khi chúng ta nhìn thấy được ai thật sự là bạn mình, ai thật sự yêu quý mình, ai thật sự tin tưởng mình và nhiều giá trị cao đẹp khác của cuộc sống. Cho nên, vì bản thân chúng ta cũng nhưng những con người đáng trọng ấy, chúng ta hãy sống hết mình cho cuộc sống...

http://kienthuc.net.vn

Duyên Phước Khánh Anh, Évry - TTB


Một bậc CHÂN TU, bốn tội trần 
Nhờ duyên Phật  pháp với chân tâm
Được trở bước về KHÁNH ANH tự
Vui bên Hòa Thượng... thỏa dạ tình!...
Khánh Anh sừng sững... ánh đạo vàng
Tôn nghiêm thanh tú nét đài trang
Phước duyên em chị vui lạc lối 
Dạo chốn thiền môn dạ hân hoan
Đôi lời  dâng kính và kinh nguyện 
Xin chữ an bình cho thế gian !
KHÁNH ANH Phật tự  tình muôn thuở...
Paris ghi khắc kỷ niệm vàng !

TTB

Tuesday, August 29, 2017

Ngủ Muộn Đồng Nghĩa Với Việc Tự Sát, Nhiều Người Không Hề Hay Biết


Nhiều người biết rằng việc ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng không ai nghĩ nó có tác hại nghiêm trọng như thế nào. Việc ngủ muộn đồng nghĩa với bạn đang tự sát từ từ mà không hề hay biết.

Bất kì những hành động nào bất thường nhằm thay đổi đồng hồ sinh học đều khiến cơ thể suy yếu và xuất hiện những bệnh trạng không rõ nguyên nhân. Mỗi khung giờ đều có ý nghĩa sinh học riêng tương ứng cho cơ thể của bạn. Nếu bạn bỏ lỡ một khung giờ nào nó cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cho dù 20, 30 năm sau bạn có hối tiếc cũng không thể cứu vãn được gì.

Dưới đây là những điều căn bản bạn cần biết trong từng khung giờ sinh học của cơ thể:
- 9h-11h tối là thời gian để hệ thống miễn dịch thải độc. Thời gian này cần được yên tĩnh hoặc nghe nhạc.
- 11h – 1h sáng là thời gian giải độc gan, cơ thể cần được ngủ.
- 1h-3h sáng là thời gian giải độc túi mật, vẫn yêu cầu được tiến hành trong khi ngủ.
- 3h-5h sáng là thời gian để giải độc phổi.
- 5h-7h sáng là thời gian giải độc đại tràng. Không có gì ngạc nhiên khi người ta thường muốn vào nhà vệ sinh vào thời gian này, đây cũng là khoảng thời gian tốt nhất để "giải tỏa".
- 7h-9h là giai đoạn thời gian ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng, vì vậy nên ăn bữa sáng. Lúc này thường ăn đồ gì cũng sẽ không khiến bạn bị béo, ngược lại đối với những người không ăn gì sẽ càng bị béo hơn. Ngay cả khi 10h bạn mới ăn sáng vẫn còn tốt hơn là không ăn gì.
- Từ khúc nửa đêm cho đến 4h sáng là giờ tủy sống sản xuất máu, nhất định nên ngủ say giấc, không nên ngủ muộn.

Bạn có biết cơ thể trong vòng 24 giờ sẽ cần những gì không?
1 giờ sáng: Giai đoạn giấc ngủ nhưng cũng hay dễ bị thức dậy. Trong trường hợp này, đầu não dường như sáng suốt hơn. Những người thường xuyên thức khuya sẽ cảm thấy rất khó ngủ vào lúc này.
2 giờ sáng: Tất cả các bộ phận cơ thể hoạt động rất chậm, gan đang được giải độc.
3 giờ sáng: Giai đoạn này, nếu ai đi ngủ sẽ chìm vào giấc sâu, các cơ bắp sẽ được thư giãn hoàn toàn. Còn ai thức đến 3 giờ là khó ngủ được.
4 giờ sáng: Huyết áp thấp nhất trong ngày, người già thường rất dễ phát sinh vấn đề vào giai đoạn này.
5 giờ sáng: Thân thể bắt đầu bồi bổ khí, tình trạng tinh thần dần dần được sung mãn.
6 giờ sáng: Huyết áp sẽ bắt đầu tăng lên, trái tim đập sẽ dần dần nhanh hơn. Bệnh nhân tăng huyết áp nên uống thuốc hạ huyết áp vào giai đoạn này.
7 giờ sáng: Thời điểm khả năng miễn dịch của con người mạnh nhất. Thời gian này ăn sáng, dinh dưỡng dễ dàng được cơ thể hấp thụ nhất.
8 giờ sáng: Thời điểm tiết hormone sinh lý rất mạnh mẽ, cơ thể bắt đầu bước vào trạng thái hoạt động.
9 giờ sáng: Lúc này khí huyết của cơ thể hoạt động mạnh, bộ não dễ dàng bị kích thích, cơn đau sẽ có chiều hướng giảm và tâm lý không sợ bị đau.
10 giờ sáng: Đây là thời gian làm việc hiệu quả nhất trong một ngày.
10 - 11 giờ sáng: Đây là thời điểm hoàng kim của thân thể. Lúc này cơ thể sẽ không cảm thấy mệt mỏi. Làm việc hay học tập vô cùng hiệu suất.
12 giờ trưa: Cơ thể cần thời gian để nghỉ ngơi.
12 - 13 giờ chiều: Cơ thể cần được nghỉ ngơi. Không thích hợp làm những công việc nặng nhọc. Tốt nhất nằm xuống nghỉ ngời từ 30 phút đến 60 phút.
14 giờ chiều: Khoảnh khắc các phản ứng sẽ chậm lại. Dễ dàng có cảm giác buồn ngủ, khả năng phục hồi của con người trở nên yếu hơn.
15 giờ chiều: Dinh dưỡng từ bữa ăn trưa bắt đầu được hấp thụ, khả năng làm việc cuối cùng đã bắt đầu hồi phục. Lúc này hiệu suất làm việc cũng tăng lên đáng kể.
15 - 17 giờ chiều: Đây là thời điểm hoàng kim thứ hai của cơ thể. Bạn có thể làm bất cứ điều gì quan trọng vào thời điểm này.
17 giờ chiều: Hiệu quả công việc đạt được giá trị cao nhất tại thời điểm này. Thời gian này cũng rất phù hợp với tập thể dục.
18 giờ chiều: Độ nhạy cảm của thân thể người bắt đầu giảm, các cơn đau sẽ được giảm đi.
19 giờ tối: Thời gian dễ xảy ra tranh cãi nhất. Cảm xúc của con người tại thời điểm này không ổn định.
20 giờ tối: Thời gian hoàng kim thứ ba của cơ thể. Các phản ứng bộ nhớ, bộ não mạnh và nhanh nhất.
20 - 21 giờ tối: Đây là thời gian thích hợp để đọc sách, làm bài tập, viết bài, và tập thể dục.
22 giờ tối: Thời gian này thích hợp để tắm. Hơi thở bắt đầu trở nên chậm rãi hơn, nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Nếu lúc 22:30 có thể ngâm chân sẽ rất nhanh đi vào giấc ngủ.
23 giờ tối: Các cơ quan của con người bắt đầu suy giảm, bắt đầu dần dần đi vào một giấc ngủ sâu. Cả một ngày mệt mỏi vào thời điểm này đã có thể được nghỉ ngơi trở lại.
24 giờ tối: Ngoài việc nghỉ ngơi, tốt nhất không làm bất kỳ điều khác.

Một số tác hại của việc ngủ muộn mà nhiều người không quan tâm:
- Nếu thường xuyên ngủ muộn, sức đề kháng bị suy giảm nghiêm trọng khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, sa sút tinh thần, sức đề kháng giảm dần, dễ nhiễm bệnh cảm cúm, dị ứng, những bệnh về tiêu hóa...
- Đối với chị em phụ nữ, nếu thường xuyên ngủ muộn sẽ bị rối loạn nội tiết. Theo nghiên cứu cho biết, phụ nữ làm việc ban đêm có nguy cơ bị ung thư gấp 1,5 lần so với người làm việc theo đồng hồ sinh học bình thường.
- Những người thường xuyên ngủ muộn sẽ dễ bị béo phì vì họ hay ăn đêm. Nhiều người không biết, ăn vào ban đêm sẽ dễ bị ung thư dạ dày. Sức sống của các tế bào trên niêm mạc dạ dày không dài, bình quân khoảng 2-3 ngày tái tạo một lần. Quá trình này thường diễn ra vào ban đêm khi đường tiêu hóa được nghỉ ngơi. Thường xuyên ăn vào ban đêm, sẽ khiến cho đường tiêu hóa phải làm việc liên tục, nên việc tái tạo tế bào niêm mạc dạ dày không thể diễn ra một cách thuận lợi. Hơn nữa, trong khi ngủ, những thức ăn ứ lại ở dạ dày trong thời gian dài sẽ khiến cho dung dịch dạ dày tiết ra nhiều, làm kích thích niêm mạc, lâu ngày dễ dẫn đến viêm loét dạ dày.

Vì vậy, chị em phụ nữ nên lập một thời gian biểu thích hợp cho việc làm việc và nghỉ ngơi. Điều đó sẽ có tác dụng hữu ích lâu dài cho bạn đấy, đừng để đến khi có những bệnh tật cho cơ thể mới hối hận thì cũng đã muộn rồi!

Tổng hợp 

An Sinh Hay Ăn Xin Xã Hội - Bửu Đồng


Anh chị ở đâu?
- Chúng tôi ở tiểu bang X.
- Sao anh chị không về đây ở? Ở chi trên đó lạnh quá!
- Cũng muốn lắm, nhưng nhà cửa ở đây mắc, mua không nổi.
- Anh chị bao nhiêu tuổi rồi? Còn đi làm chứ?
- Chúng tôi đã trên 65 cả và vẫn còn đi làm.
- Về đây đi. Trên 65 tuổi được quyền ăn tiền già, ở housing. Xin rất dễ.
- Chúng tôi đi làm, chắc không hưởng được các thứ đó đâu.
- Được mà. Cứ về đây đi. Bao nhiêu người có tài sản, chủ nhà hàng, tiệm buôn, tiệm vàng… đến 65 tuổi họ xin hưởng tiền già, housing, phiếu y tế, phiếu thực phẩm… và bao nhiêu thứ tiện nghi khác. Trước đây tôi làm ở văn phòng luật sư nên tôi biết rành lắm.
- Chúng tôi sẽ hưởng hưu bổng, chắc không xin được các quyền lợi chị nói…
- Cứ xuống đây tôi sẽ chỉ cách cho. Tôi đã giúp nhiều người rồi. Mình là người Việt Nam phải giúp nhau. Hơi nào mà lo. Ai cũng vậy cả. Đâu phải một mình mình đâu…?????????
  
Đó là câu chuyện tôi nghe được trong dịp đi dự đám tang một người bạn ở Cali mới đây. Ba người trong câu chuyện cũng đi dự đám tang và gặp nhau trong dịp này. Tôi tò mò lắng nghe thêm một chút nữa thì được biết bà mời gọi về Cali có 5 người con, trong đó có người là bác sĩ, nha sĩ, kỹ sư và một người làm nghề mua bán nhà…

- Các con chị đều thành công hết mà không giúp chị được gì sao?
- Tôi đang hưởng tiền già 800 đô một tháng, ở housing. Trước đây tôi có đi làm lãnh tiền mặt… Bây giờ cuộc sống ổn định. Mọi việc có weo-phe chánh phủ lo. Cuối tuần các cháu thay nhau rước về mhà chơi. Tôi đâu cần con cái giúp đỡ tiền bạc gì… Chúng nó có gia đình riêng phải lo chứ!
- Chị thật là có phước…
- Vâng, nhiều người nói tôi được Chúa thương!  &  thưởng   ????

                                       *****

Nghe câu chuyện trên, tôi liên nghĩ đến cuộc sống của nhiều người tị nạn Việt Nam ở Hoa Kỳ, nhớ đến mấy câu thơ mà có lần tôi đọc được ở đâu đó:

Bạn dù thức khuya hay dậy sớm
Khó nhọc làm hai jobs cũng hoài công
Người được Chúa thương dù chỉ ngủ (  vo+`)
Chúa cũng cho đầy đủ tiêu dùng!

Tôi nghĩ đến hàng triệu người sinh quán tại đất nước này, lao động đầu tắt mặt tối mà không đủ ăn, không có bảo hiểm sức khoẻ, không hưởng được những tiện ích mà chế độ An Sinh Xã Hội cố tạo ra cho họ. Tôi hiểu được phần nào, lý do tại sao Hoa Kỳ là đất nước có nhiều sức hút đối với các dân tộc khác trên thế giới: Cơ hội! Opportunity! Vâng, "cơ hội" hiểu theo nghĩa rộng, là thời cơ biết chụp lấy, dành hưởng cho mình theo nghĩa "khôn ngoan biết sống" như lời bà cụ trên đã nói "Hơi nào mà lo. Ai cũng vậy cả. Đâu phải một mình mình đâu." Đó là lối sống mà nhiều người hiểu là "phó thác" và nhờ đó, "được Chúa thương!" ( Where is  Buddha ????)

Tôi nhớ đến lời nói của một người cha với ba đứa con, "Ba hy sinh để các con được hưởng học bổng toàn phần khi lên đại học." Cái mà ông gọi là "học bổng" chẳng qua là trợ giúp tài chánh (financial aid) dành cho sinh viên thuộc gia đình có lợi tức thấp. Và cái mà ông gọi "hy sinh" chẳng qua là tìm cách… ăn xin xã hội và làm chui lãnh tiền mặt! 

Hai mươi tám năm trước, một mệnh phụ phu nhân, chồng là Phó Thủ Tướng một tháng của nội các NBC, đã giảng cho tôi biết triết lý weo-phe như sau: "Mỹ nó bỏ rơi mình. Bây giờ mình chạy sang đây nó phải nuôi. Cứ ăn weo-phe… Chẳng có gì phải thắc mắc…" Bà nói một cách hãnh diện. Nhìn tay bà, tôi thấy hai vòng ngọc thạch xinh đẹp và nhẫn xoàn to chiếu sáng…


Sau 1975, trong những năm đầu ở Hoa Kỳ, đa số người Việt tị nạn ủng hộ đảng Cộng Hòa vì đảng này có đường lối chống Cộng mạnh. Nhưng từ thời Tổng Thống Reagan, đảng Cộng Hòa có chương trình cắt giảm an sinh xã hội. Nhiều người gốc Việt ủng hộ đảng Cộng Hòa trước đây, quay sang ủng hộ đảng Dân Chủ vì đảng này "rộng tay" trong các vấn đề an sinh xã hội.  
An sinh xã hội đối với nhiều người đã trở thành thuốc phiện, hưởng rồi khó buông, từ đó sinh ra những lạm dụng, cấu kết giữa các ngành nghề như y tế, bảo hiểm, luật sư… tức các thành phần trí thức trong cộng đồng. Cứ vài năm ở Cali và những nơi có nhiều người tị nạn Việt Nam cư ngụ, gian lận phiếu y tế medicaid, mediCal, bảo hiểm… lên đến hàng chục triệu đô la bị khám phá.  

Nhiều người có lối sống theo cách đất nước này, xã hội này "mắc nợ" họ nên có trách nhiệm phải cưu mang, chăm sóc thật đầy đủ mà không nghĩ tới việc đóng góp, bảo vệ và gìn giữ… Họ nghĩ mình khôn ngoan, thông minh, tài giỏi hơn người dân bản xứ nên có cuộc sống thảnh thơi. Có người con đem cả Chúa, Phật ra làm "đồng minh" với mình! 

Thời nay người ta thích nói về bác ái mà quên đi hành động công bằng , quên rằng công bằng chính là nền tảng của bác ái! Đi nhà thờ thật họa hiếm mới được nghe linh mục giảng điều này. Nhiều người hiểu kiếm tiền cách nào cũng được miễn là để có tiền… làm việc bác ái. Nhiều cụ ông cụ bà lãnh tiền già SSI cứ vài tuần "nhét túi cha"( tui' Sư nữa chứ ) vài chục đô xin lễ…Thế là tội lỗi được tha hết… 

Hoa Kỳ là một quốc gia hào hiệp. Nhờ đó nhiều người tị nạn đã biến đổi chế độ an sinh xã hội thành… ăn xin xã hội. Rồi hãnh diện khoe khoang…

BỬU ĐỒNG

Monday, August 28, 2017

Khói Hương Càng Thơm Càng Chứa Nhiều Độc Tố, Hại Hơn Cả Khói Thuốc Lá


Khói hương thoang thoảng thơm khiến nhiều người thích nhưng nồng nặc quá dễ khiến những người xung quanh thấy khó chịu. Vậy khói hương có độc và hít vào có sao không?

Dâng hương lên bàn thờ là một nghi thức tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị chư thần, cầu mong những điều tốt đẹp sẽ tới với gia đình. Tuy nhiên, công nghiệp sản xuất hương hiện nay lại chứa rất nhiều độc tố, có thể gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp cho trẻ nhỏ.
Các sản phẩm cây nhang, nén hương phổ biến trên thị trường hiện nay thường được sản xuất từ que tre bọc mùn cưa có tẩm tinh dầu hoặc hóa chất tạo mùi thơm. Khi đốt hoặc thắp hương (nhang), các hạt hóa chất được giải phóng vào không khí dưới dạng khói. Nếu những hạt này được hít thở vào cơ thể, chúng có thể mắc kẹt trong phổi và gây ra phản ứng viêm.

Cho tới hiện tại, chẳng có mấy nghiên cứu về hương (nhang) như một nguồn gây ô nhiễm không khí được tiến hành, mặc dù các sản phẩm này được cho là có liên quan đến việc phát triển bệnh ung thư phổi, bệnh bạch cầu thời thơ ấu và u não.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học muốn tìm hiểu về các nguy cơ sức khỏe gắn liền với khói hương (nhang) trong các hộ gia đình. Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Rong Zhou đến từ Đại học Công nghệ Hoa Nam (Trung Quốc) đã quyết định kiểm nghiệm ảnh hưởng của khói hương đối với các tế bào và so sánh nó với các tác động của khói thuốc lá.

Các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra với 2 loại hương (nhang) đều chứa gỗ đàn hương và trầm hương, những thành phần phổ biến nhất thường được dùng để sản xuất loại sản phẩm này.
Sau đó, họ đã so sánh ảnh hưởng của khói hương với ảnh hưởng của khói thuốc lên các tế bào buồng trứng của chuột hamster và các chủng khuẩn Salmonella. Kết quả hé lộ, khói hương có khả năng gây hại tế bào, gây đột biến và tổn hại vật chất di truyền nhiều hơn khói thuốc.


Tác hại của hương được cho là bắt nguồn từ lớp mùn cưa có tẩm tinh dầu hoặc hóa chất để tạo mùi thơm. Khi cháy, hương giải phóng các hạt hóa chất vào trong không khí. Nếu hít vào, những hạt này sẽ mắc lại ở phổi và gây nên các viêm nhiễm. Chúng có thể tấn công các vật chất di truyền, thay đổi ADN của tế bào, từ đó làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh máu trắng và ung thư phổi.
Tổng cộng, khói từ 4 mẫu que hương phân tích chứa tới 64 hợp chất. Mặc dù một số chất này chỉ gây khó chịu hoặc tổn hại nhẹ, nhưng các thành phần trong 2 mẫu que hương được phát hiện chứa độc tính cao.

Tiến sĩ Zhou tuyên bố, nghiên cứu của ông và các cộng sự đã làm nổi bật nhu cầu phải gia tăng nhận thức cho mọi người và việc kiểm soát các nguy cơ sức khỏe gắn liền với việc thắp/đốt hương trong các môi trường đóng kín. Ông cũng hy vọng, khám phá này sẽ dẫn đến việc nâng cao chất lượng các sản phẩm hương cũng như giúp thực thi các biện pháp hữu ích để giảm sự tiếp xúc của mọi người với khói hương.

Bình luận về nghiên cứu trên, tiến sĩ Nick Robinson, chuyên gia tư vấn thuộc Hiệp hội phổi Anh, cho biết, công trình đã tái khẳng định rằng, nhiều dạng khói, kể cả khói hương, có thể độc hại với con người. Tốt nhất những người mắc bệnh phổi hay trẻ em - các đối tượng có phổi đang phát triển, nên tránh xa các que hương đang cháy.

Tàn hương có độ vòng cong lại độc hại
Theo những người buôn bán hương (tại chợ Đồng Xuân), không phải loại hương nào có mùi thơm khi đốt cũng đều được ngâm tẩm bằng các loại thảo dược mà hầu hết đều được tẩm hóa chất như axit photphoric, lưu huỳnh... Theo những người bán hương thì các hóa chất này giúp hương cháy tốt hơn.

Để kiểm chứng xem các loại hóa chất này có hiệu nghiệm như lời người bán quảng cáo, các phóng viên VTV24 đã tiến hành làm thí nghiệm với lưu huỳnh và axit photphoric. Khi dải bột lưu huỳnh ra thành một dãy dài và châm lửa đốt một đầu, với tính chất bắt cháy cao và tỏa nhiệt mạnh, cả dãy bột lưu huỳnh đã nhanh chóng bắt cháy hết và tỏa ra mùi rất khó chịu. Thứ bột này khi được nghiền nhỏ và trộn vào bột hương sẽ giúp hương cháy đều, không bị tắt giữa chừng.


Còn với axit photphoric, một que được nhúng trong axit photphoric, que còn lại để nguyên. Sau khi châm lửa đốt lần lượt từng que, kết quả, que tăm hương không nhúng trong axit cháy hết và rụi tàn. Còn que tẩm axit sau khi đốt cháy bị uốn cong và vẫn giữ nguyên tàn hương, không rụng.

Việc sau khi đốt, tàn hương không cháy rụi mà uốn cong nhìn đẹp mắt khiến không ít người tiêu dùng cảm thấy thích thú. Và số người lựa chọn loại hương này cũng tăng lên trong khi họ không hề biết rằng, để có được tàn hương như vậy, que hương đã được tẩm những hóa chất rất độc hại.


Nguồn: phunutoday.vn

Bước Đường Cùng! - Tạp Ghi Huy Phương


“Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!”(Kiều)
Một đài phát thanh địa phương vừa mở ra chương trình hội thoại với gợi ý “hiện nay, vùng Little Saigon nhếch nhác vì có quá nhiều người không nhà mang bảng “homeless” đứng ở các góc đường, như vậy có nên cho tiền những người này không?”

Khoảng 80% thính giả gọi vào đều lên án những người này là chây lười, hút xách, cờ bạc, rượu chè, trộm cắp… và đi đến kết luận là nhất định không cho tiền những người này. Không cho tiền họ thì “tệ nạn” này sẽ chấm dứt, cho tiền là khuyến khích những người này tiếp tục “xuống đường” tạo nên một hình ảnh không đẹp mắt cho thủ đô tị nạn Little Saigon này.

Tôi thật xót xa khi điều này làm tôi liên tưởng đến các bà nội trợ thường căn dặn con cái, thu vén thực phẩm ngoài vườn để tránh chuyện ban đêm chuột ra ăn, thức ăn nhiều thì chuột càng sinh sôi nảy nở kéo nhau đến đây càng nhiều.

Nhiều người nghĩ đến mỹ quan của khu phố Little Saigon, nơi có hàng trăm nghìn người Việt, vì nếu hôm nay chúng ta thấy nhiều người không nhà hiện diện ở đầu đường thì chúng ta cảm thấy “mất mặt” chăng?

Trước hết, sở dĩ vùng Little Saigon càng ngày càng có nhiều người không nhà, đủ sắc dân đến đây đứng ở chỗ đèn xanh đèn đỏ, hay trước những khu chợ Việt Nam, ngửa bàn tay ra xin bố thí, vì họ nghĩ rằng cộng đồng người Việt mình dễ dãi, có lòng trắc ẩn, biết thương người nên họ có thể kiếm được chút tiền hơn là những khu vực khác.

Người Việt lại có tình đồng hương, biết đùm bọc nhau và người nghèo lại thường sĩ diện không dám chường mặt ra đứng đường, thậm chí cũng không dám chen chân đến chỗ Home Depot đợi người thuê mướn để sống tạm qua một ngày. Vậy mà trong một phóng sự mới đây trên trang địa phương báo Người Việt chúng ta lại thấy nhiều người Việt tỏ ra kỳ thị người Việt, nói rằng gặp người Việt đứng đường là họ nhất quyết không cho tiền.

Nước Mỹ cũng chưa phải là một đất nước hoàn hảo, cũng có kẻ sướng, người khổ, có băng đảng trộm cướp, nhưng cảnh sát chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bài trừ, bắt bớ, nhốt tù những người không nhà đứng đường cho “đẹp mặt” xã hội của họ, trong khi chính phủ chưa đem lại sự no ấm cho tất cả mọi người. Ngay những người con yêu ưu tú của đất nước là những cựu chiến binh trở về từ những chiến trường xa nước Mỹ, trong đó có Việt Nam của chúng ta, chính phủ cũng bất lực chưa giải quyết nỗi cho đời sống của họ, để họ phải ra nằm đường.

Một sự thật phũ phàng, là theo một thống kê mới nhất, nước Mỹ hiện nay có 49,933 người vô gia cư là cựu chiến binh, chiếm 8.6% tổng người không nhà ở Mỹ.

Nhiều người nói nước Mỹ là một đất nước có chương trình an sinh xã hội tốt để giúp người nghèo có housing, thực phẩm, thuốc men, nên không ai chết đói. Nếu như vậy thì đã không có người xuống đường ăn xin như chúng ta đã thấy. Chúng ta thử hỏi một viên chức xã hội, nếu chúng ta không có một cái địa chỉ nhà, không có điện thoại, không có nổi một thẻ căn cước… chúng ta có đủ tiêu chuẩn để xin trợ cấp xã hội hay không?

Chúng ta sợ khuôn mặt khu phố của chúng ta mất vẻ mỹ quan khi có nhiều người homeless hiện diện trên đường, trong khi chúng ta cũng muốn che dấu đi những tệ nạn trong cộng đồng: gian lận, lường gạt, bội tín, trộm cắp… mà không muốn cho ai biết.

Chúng ta lấy cái đạo đức tốt đẹp, may mắn của cô con gái nhà lành để lên án những thiếu nữ sa chân vào vũng bùn dơ. Những người vô gia cư đã khởi đầu những bước đi như chúng ta, lương thiện, có học hành, có bằng cấp, có một mái ấm gia đình, có người còn được gọi là những anh hùng, nhưng giờ đây bị lâm vào hoàn cảnh rủi ro khắc nghiệt phải cầm tấm bảng homeless ra đứng đầu đường.

Có những người Việt Nam đã đến Mỹ, nuôi giấc mộng bình an, hạnh phúc như chúng ta, nhưng rồi bị số phận vật ngã, không gượng đứng dậy được, bị dòng nước định mệnh cuốn trôi, chúng ta lấy tư cách gì để lên án họ.

Có người than phiền bị những người vô gia cư lừa, như chuyện lấy cùng một lý do nào đó để than khổ và sau đó lập lại chuyện đó với một người khác, nhưng nếu chúng ta so sánh một kẻ cùng đường lừa bạn $5, với một bậc khoa bảng, có nhà bạc triệu trên đồi, có xe hơi lộng lẫy, lừa bạn qua một dịch vụ chuyên môn bạc nghìn, thì ai đáng lên án hơn ai?

Cũng có người yêu cầu giao tiền cho các tổ chức cộng đồng, tổ chức tôn giáo chứ không trao cho những người vô gia cư. Nhưng chúng ta nghĩ xem, cả hai cộng đồng người Việt ở đây đã có kế hoạch nào giúp đồng bào chưa? Chúng ta bỏ thùng “công đức” mỗi ngày rằm, mồng một, góp tiền cho nhà thờ, nhưng có nhà thờ hay ngôi chùa nào đêm nay mở cửa cho những người homeless vào ngủ qua đêm chưa? Có những chủ khu phố đổ dầu nhớt hay đóng đinh nhọn trước cửa tiệm mình để tránh những người không nhà đến ngủ. Liệu cái cộng đồng giàu có, xe cộ, phố xá nhộn nhịp, mang ơn nước Mỹ này đã giúp gì cho những kẻ bần cùng của xã hội này chưa? Liệu một vài tháng, mời người không nhà đến ăn một tô phở hay một bữa cơm chay đã đủ gọi là biết “chia cơm, xẻ áo” cho người khác chưa?

Liệu bạn có đồng ý cho một người homeless bẩn thỉu, hôi hám xin dùng phòng vệ sinh cửa tiệm hay nhà bạn, nói gì chuyện tắm rửa. Vậy trách gì họ râu tóc, áo quần hôi hám, bẩn thỉu! Và nếu họ có đủ tiền, muốn ăn một tô phở, là chủ tiệm bạn có vui lòng mời họ vào tiệm như đã tiếp đón những người khách lành lặn, sang trọng hay không?

Đứng trước một người vô gia cư đang cầm cái bảng “I’ll Work For Food,” có lẽ chúng ta cũng chẳng cần biết họ là ai, lý do để họ trở thành homeless, mà ngay lúc đó họ đang cần một đô la. Cho họ một đô la chúng ta không nghèo đi chút nào, mà người bất hạnh kia cũng không giàu có hơn lên, nhưng có điều chắc chắn, là cả hai, lòng người cho và người nhận đều cảm thấy vui.

Một phóng viên báo chí có làm một cuộc điều tra cho biết những người homeless đứng đầu đường kiếm “khá bộn” tiền vì sự hảo tâm của người qua đường. Khá bộn là bao nhiêu sau những giờ chạy lui chạy tới trên những giải phân cách giữa hai con đường xuôi ngược?
Bạn có dịp nào để đến thăm một khu tập trung những người vô gia cư chưa? Họ dựng lều hay kiếm băng đá góc cây, đắp trên mình một tấm bạt nhầu nát, cạnh mỗi người là một chiếc xe đẩy hàng lấy từ các siêu thị, chất đầy “gia tài,” chăn chiếu, áo quần, thức ăn, ve chai lọ.

Hoàng tử William của nước Anh đã có lần “vi hành,” trà trộn sống thử 24 tiếng đồng hồ với những người homeless để hiểu đời sống của họ ra sao. Ông có cái cảm giác sợ hãi, bất an, suốt đêm không ngủ. Có trò chuyện với họ anh mới thấu hiểu được cái khổ của đói lạnh, và sự nguy hiểm rình rập, chưa kể nỗi đau tinh thần, bệnh tật không có thuốc men. Những người khốn khổ này rất dễ dàng đi vào con đường nghiện ngập ma túy hay rượu, những chuyện có thể giúp họ quên đi số phận phiền não của mình.

Lên án người thì dễ, nhưng mở lòng cưu mang giúp đỡ họ mới là khó.

Huy Phương