Pages

Friday, February 16, 2018

Những Năm Tuất, Qua Hai Ngàn Năm Sử Việt - Hồ Đinh


Hai ngàn năm về trước, người Việt lập nước Văn Lang trên đồng bằng Bắc Việt và Thanh-Nghệ-Tĩnh, do các Tổ Hùng trị vì, với một nên van minh nhân bản, lấy nông nghiệp bình sản làm kinh tế chủ yếu, cuộc sống ấm no, đất trời an bình, chia mừng với giòng giống Lac-Hồng, qua  tiếng hát lời ca thanh thoát tự do, trong âm vang của trống đồng Ngọc Lũ., khác nào những cung đàn ngàn điệu, sống mãi nơi hồn người :

' tiết trời thu lạnh lành lanh,
cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương đông
bổng bồng bông, bổng bồng bong
võng đào mẹ bế, CON RỒNG CHÁU TIÊN '
(Ca Dao)

Nhưng rồi giặc Bắc xâm lấn với dã tâm đồng hóa Việt tộc thành Hán chũng, nên ngay từ buổi bình minh dựng nước tới nay, trãi suốt giòng sông lich sử sinh mệnh của dân tộc, tiền nhân ta đã không lúc nào ngừng nghỉ, chống lại quân Tàu bạo tàn, để tồn tại, mở nước thành một giãi non sông gấm vốc tuyệt vời, chạy từ Ải Nam Quan tới tận Mũi Cà Mâu thênh thang trời biển mà trong từng tấc đất đó, nơi nào hầu như, cũng đẳm đầy huyết lệ trùng trùng. Cho nên dù đã trải qua một ngàn năm bị Tàu đô hộ, gần thế kỷ sống dưới cùm gông của thực dân Pháp, dân tộc VN vẫn hiên ngang ngạo nghễ , thu hồi được nền độc lập và giữ vẹn lãnh thổ của tổ tiên mình. 

Nhưng hởi ôi vì oan khiên nghiệt ngã, nên VN lại chuốc lấy tai kiếp cọng sản, khiến cho đất nước mấy chục năm khói lửa triền miên, nhà tan cửa nát. Rốt cục cả nước lại ngoi ngóp thân phận nhục nghèo, lầm than khổ lạnh,  trong vũng bùn nô lệ của xã nghĩa thiên đàng, đang lội ngược thời gian, bước vào con đường bán nước cho kẻ thù truyền kiếp Trung Cộng, như  những Trần Thiểm Bình, Mạc Đăng Dung, Lê Chiêu Thống ..năm nào, mà bia đời không ngớt lao xao thóa mạ.

Năm Canh Ngọ (111 trước tây lịch) , Hán Vũ Đế xâm lăng Nam Việt và Tể tướng Lữ Gia đã mở đầu những trang huyết lệ, qua suốt chiều dài Việt sử, với hùng khí chói lọi của các nam nử anh hùng Trưng Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung..Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Ung Chiếm, Bùi Hàng, Nguyễn Thái Học..và hằng vạn những người ái quốc. Tháng giêng mùa xuân năm Quý Mão (43 sau tây lịch), hai bà Trưng chống giặc Hán xâm lăng nước ta, bị thua nhảy xuống Hát Giang tự tận. Đất nước Lạc Hồng bị Tàu hoá và đô hộ, Mã Viện tịch thu toàn bộ đồng sắt của Giao Châu, trước khi về nước, cho đúc một trụ đồng cắm tại biên giới, trên có ghi ' Đồng Trụ Chiết, Giao Chỉ Diệt '. Theo các thư tịch cổ còn lưu lại ngày nay, ta biết không chỉ có Mã Việt dựng cột đồng để hù dọa dân Việt, mà còn các tướng Tàu khác cũng từng dựng cột đồng khi xâm lăng An Nam , như Mã Tổng Trương Chu, Hà Lý Quang, Mã Hy Phạm, Sở Vương..đều thuộc nhà Đường. Nhưng chính những áp bức bốc lột cùng cực, đã khiến cho người Việt bao đời đứng lên đạp đổ trụ đồng, đánh đuổi giặc Hán chạy về Tàu, mà khởi đầu là Ngô Vương Quyền đánh tan quân Nam Hán trên Bạch Đằng Giang vào năm Mậu Tuất (938 STL) .Đầu thế kỷ XV, lợi dụng Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, giặc Minh được TrầnThiểm Bình dắt vào dầy mã tổ nhưng lần nửa , chúng lại bị Bình Định Vương Lê Lợi xóa tan mộng cướp chiếm đô hộ đồng hóa Đại Việt. Để bớt bẽ bàng tủi nhục, người Tàu lại khơi dậy đống tro tàn của 10 thế kỷ Bắc thuộc :

' Đồng trụ chi kim đài dĩ lục ? (cột đồng đến nay rêu còn xanh ?)
Người Việt đã trả lời : Đằng giang tự cổ huyết do hồng (Sông Đằng từ xưa máu vẫn đỏ).

Nhưng cột đồng bia đá của giặc Tàu, tưởng đâu qua thời gian sẽ vĩnh cửu biến mất trên non sông đất Việt, thì lần nửa đảng VC luôn trãi chiếu rước giặc Tàu vào cõi, mà mới nhất là chuyến tuần thú phương Nam của Hoàng Để Tập Cận Bình, hứa hẹn những cột đồng Mã Việt tân thời, không phải chỉ cắm ở trong biên giới Hoa-Việt, làm mất Hoàng-Trường Sa, Bản Giốc, Ải Nam Quan, Hang Pắc Pó..mà tới tận Hà Tiên, Phú Quốc, biển Đông, bởi vì VN ngày nay, đâu có khác nào một quận huyện của Trung Cộng ?

1-CỔ SỬ :
- Nhâm Tuất (542 sau tây lich - STL) , Lương Võ Đế xâm lăng Giao Châu, bị Lý Bôn đánh tan.

- Nhâm Tuất (602) , Nhà Tùy sai tướng Lưu Phương đem 27 lộ quân sang xâm lấn Giao Châu, Lý Phật Tử, kẻ đã cướp ngôi vua của Triệu Quag Phục, mở thành đầu hàng, khiến nước ta lại chịu thêm ách đô hộ của giặc Tàu hơn 336 năm nửa.

- Nhâm Tuất (722), Mai Thúc Loan lại lãnh đạo dân chúng Giao Châu đứng lên chống giặc Tàu thàm tàn bạo ngược, bắt dân Việt đang bị nô lệ, lên rừng tìm sừng tê giác ngà voi,xuống biển mò ngọc trai,để chúng vơ vét đem về nước. Ông chiếm được Hoan Châu (Nghệ An), xây thành đắp lũy quyết lòng giải phóng quê hương, sử ông ông là Mai Hắc Đế.

- Mậu Tuất (938), Ngô Vương Quyền Đại Đế đã oanh liệt chiến thắng quân Nam Hán trên Bạch Đằng Giang, chém đầu thái tử Hoằng Thao rụng giữa giòng nước bạc,khôi phục lại huyết thống của nòi giống Hồng Lạc,chấm dứt 10 thế kỷ nô lệ giặc Tàu, mở đầu cho nền độc lập tự chủ của Đại Việt, qua các triều đại Ngô, Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn..Cũng từ đó hai tiếng Bạch Đằng đã khắc sâu vào tận cùng tâm thức muôn đời của người Việt như Phạm Sư Mạnh hết lời ca ngơi và tự hào ' Vũ trụ kỳ quan Dương cốc nhật, giang sơn vượng khí Bạch Đằng thâu '.

-  Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La, nhân nằm mộng thấy rồng vàng xuất hiện, nên cải tên là Thăng Long (Hà Nội ngày nay), cũng năm đó vua cho xây tám ngôi chùa lớn khắp nước, Phật giáo trỡ thành quốc giáo.

- Mậu Tuất (1058), vua Lý Thánh Tôn cho xây cac điện Linh Quang, Kiến Lễ, Sùng Nghi và tháp Trường Long.

- Canh Tuất (1070) vua Lý Nhân Tôn lập Văn miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công cùng tứ phối là Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư và Mạnh Tử. Đồng thời vẽ hình 72 người hiền, bốn mùa cúng tế. Đây cũng là nơi các hoàng tử tới học văn đạo lễ nghĩa, trước khi Quốc Tử Giám ra đời năm 1076.

-  Nhâm Tuất (1262) Sau khi đánh đuổi giặc Nguyên-Mông ra khỏi bờ cõi Dại Việt lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) nhuờng ngôi cho Trần Thánh Tông, lui về chùa Phổ Ninh ở phủ Thiên Trường làm Thái thượng hoàng. Ngài đồng thời cũng là một cao tăng của Phật giáo, đệ tử của quốc sư Trúc Lâm (Phù Vân), còn để lại nhiều kinh sách và một bài kệ triết lý sâu sắc ' Lưỡi vuớng vị ngon, tai vướng tiếng - Mắt theo hình sắc, mũi theo hương - Lênh đênh làm khách, phong trần mãi - Ngày hết quê xa, vạn đặm đường'.

-  Giáp Tuất (1334) , thượng hoàng Trần Minh Tông cùng Nguyễn Trung Ngạn, ngự giá thân chinh dẹp yên giặc Lào và Ngưu Hống ở Thanh Hóa. Trong triều, quốc sư Huyền Quang, trải qua các đời vua Nhân Tông - Minh Tông tạ thế, thọ 77 tuổi. Ngài đồng thời cũng là Tổ thứ ba của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, nên được vua ban chức ' Trúc Lâm đệ tam đại tư pháp tôn giả ', đã để lại nhiều thơ văn với ý tưởng cao đẹp, siêu thoát.

-  Mậu Tuất (1358) vua Trần Dụ Tông tham tàn bạo ngược, xây cất cung điện nguy nga, ăn chơi tráctáng, làm cho dân chúng lầm than nên giặc giã nổi lên khắp nơi.  Chu văn An dâng sớ xin chém đầu bảy tên nịnh thần nhưng vua không nghe theo, nên từ quan về ẩn tại Chí linh.

- Nhâm Tuất (1382) ,quân Chiêm vào đánh phá kinh thành Thăng Long, bị hai tướng Lê Quý Ly và Nguyễn Danh Phương đánh đuổi chạy về Nghệ An.

- Bính Tuất (1406) giặc Minh lấy cớ đưa Trần Thiểm Bình về nước làm lại vua nhà Trần, để mong cướp chiếm nước ta, nhưng bị quân Nhà Hồ đánh tan, giết tên Việt gian cỏng rắn cắn gà nhà. Lập tức Minh Thành Tổ xua 20 vạn quân, lấy cớ ' phù Trần diệt Hồ ', xâm lăng Đại Việt. Vì không được lòng dân,nên Hồ Quí Ly dù là một thiên tài lúc đó, cha con cũng bị giặc bắt đưa về Yên Kinh. Nước ta lại rơi vào gông tù nô lệ của Hán tộc suốt 10 năm, chịu ngàn năm đắng cay khổ nhục , dưới sự cai trị tham tàn của những tên thái thú nhà Minh như Trưong Phụ, Mộc Thạnh..

- Mậu Tuất (1418) nước ta thời Minh thuộc, bị hai tên quan văn là Hà Thanh và Hà Thi, tịch thu tất cả sách vở trân quý của Đại Việt, từ thời lập quốc tới nhà Hồ, mang hết vài nước. Đồng thời giặc Minh đem các sách của Nho gia vào nước Nam, cưởng bách người Việt phải học. Hậu quả Đại Việt từ thời Hậu Lê tới khi bị thực dân Pháp xâm chiếm, VN phải chịu ách nô dịch văn hóa và tư tưởng của phương bắc.

- Bình Định Vương Lê Lợi nhờ có Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hản phò tá, cùng sự ủng hộ của toàn dân, nên đã khởi nghĩa tại Lam Sơn (Thanh Hóa) , và chì trong 10 năm đã đanh đuổi được giặc Minh ra khỏi nước, thu hồi lãnh thổ và nền độc lập tự chủ lại cho Dân tộc Việt.

- Nhâm Tuất (1442) vua Lê Thai Tôn cho mở khoa thi tiến sĩ và khắc tên nững người thi đổ vào các bia đá tại văn miếu ở Thăng Long. Dồng thời Quốc Tử Giám cũng được nâng lên như một trường đại học ngày nay. Hiện di tích văn miếu-quốc tử giám vẫn còn tồn tại trên một diện tích 55.027m2,với các khu hồ van, vườn gím và nội tự, chung quanh có tường gạch bao bọc.

- Tháng 7 vua đi duyệt binh ở Chí Linh, ngủ đêm tại huyệm trạm Gia Định (Kinh Bắc) và chết bất đắc kỳ tử trong đêm đó, gây nên cái án Lệ chi viên - Nguyễn Thị Lộ, làm cho đệ nhât công thần Nguyễn Trãi bị chém đầu và toàn gia chịu tội tru di tam tộc. Sau khi Đại Đế Lê Thánh Tôn lên ngôi vua, ngài đã minh oan, xá tội và phục hồi quan chức danh dự lại cho Nguyễm Trãi. Nhở vậy hậu thế mới có được danh tướng Nguyễn Hửu Dật và nhất là Nguyễn Hữu Cảnh, trên đường Nam tiến, đã mở nước tới tận Hà Tiên ngày nay.

- Mậu Tuất (1658) Trinh Nguyễn phân tranh lần thứ năm, tại Tuân Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. - Vua Chân Lạp mất, con cái tranh dành ngôi vua chạy sang cầu cứu Nam hà. Hiền vương Nguyễn Phúc Tần sai tướng đem 3000 quân vào đất Chân Lạp, bắt được Nặc  Chân tại Mõi Xùy (Biên Hòa) giải về giam tại Quảng Bình rồi tha, khiên cho người Miên hòa hiếu và chịu cho dân Việt từ Ngũ Quãng vào khai khẩn đất hoang tại miền Thủy Chân Lạp.

- Nhâm Tuất (1682) Thiền sư Hương Hải nguyên là tri phủ Triệu Phong, từ quan xuất gia, được chúa Nguyễ n Phúc Tần cho trụ trì tại Thiền Tĩnh Viện,trên núi Qui Kinh (Thuận Hóa), nơi này sau đó trở thành trung tâm cũa Phật giáo Nam Hà. Năm 1862 thiền sư rời chùa, chu du Đàng Ngoài được chúa Trịnh vời ở lại đất Bắc trụ trì, để giảng các kinh sách Phật.

- Giáp Tuất (1694) , một người Hoa tên A Ban xúi giục người Chàm tại Thuận Thành Trấn làm phản. Vì vậy chúa Nguyễn Phúc Chu cử thống suất Nguyễn Hửu Cảnh từ Quảng Bình vào đánh dẹp. Sau đó trấn Thuận Thành cũng bị bỏ và trở thành tỉnh Bình Thuận từ năm 1697.

- Mậu Tuất (1718) đời vua Lê Dụ Tông, ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh Cương đặt lục phiên tại Phủ Chúa và lục bộ ở đềnVua, để cùng nhau lo chính sự.

- Canh Tuất (1730) ở Đàng Ngoài, chúa Trinh trùng tu lại chùa Quỳnh Lâm và Sùng Nghiêm.

- Giáp Tuất (1754) tại Bắc Hà, chúa Trịnh Doanh nghiêm cấm dân chúng không được tin theo Thiên Chúa giáo, đồng thời ban lệnh bắt giết các giáo sĩ tây phương tới truyền giảng đạo.

- Mậu Tuất (1778) Nguyễn Nhạc sau khi chiếm được Nam Hà của chúa Nguyễn, tự xưng Thái Đức hoàng đế, gọi thành Đồ Bàn ở Bình Định là hoàng đề thành, phong Nguyễn Huệ làm Long Nhửng tướng quân, còn Nguyễn Lữ là Tiết Chế.

- Canh Tuất (1790) Sau khi  Quang Trung Nguyễn Huệ đánh tan mấy chục vạn quân Thanh vào những ngày Tết Kỹ Dậu (1789), Lê Chiêu Thống cùng đoàn tùy tùng chạy theo Tôn Sĩ Nghị và đám tàn quân về Yên Kinh, lạy lục Càn Long cho quân giúp mình, trở lại dành ngôi vua với Nguyễn Huệ. Nhưng Thống bị  vua Tàu làm nhục, bắt hết các quan hộ giá vua Lê, đầy đi khắp xứ, còn Lê Chiêu Thống được hàm tam phẩm.Buồn rầu tủi nhục, vua chết trên đất Tàu nhưng để lại tiếng xấu ngàn đời trong sử Việt.

2- CẬN SỬ :
-  Nhâm Tuất (1802) tháng 2, vua Tây Sơn Nguyễn Quang Thùy tiến đánh lủy Trấn Ninh nhưng đại bại phải rút quân chạy ra Bắc. Tháng 3, vợ chồng Trần Quang Diệu - Bùi thị Xuân cũng bỏ thành Qui Nhơn chạy theo vua , nhà Tây Sơn coi như mất từ đó. Theo Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, thì năm 1802, khi thâu hồi được thành Thăng Long, thống nhất đất nước, chúa Nguyễn Ánh định đô ở thành Phú Xuân (Huế), muà hạ tháng 5, ngày mồng một Canh Ngọ, lập đàn ở đồng An Ninh hợp tế trời đất, cáo việc đặt niên hiệu Gia Long, sau đó tại điện mới chính thức nhận chúc mừng của trăm quan và ban lệnh đại xá thiên hạ. Tóm lại năm Giáp Tuất (1802) chúa Nguyễn Ánh mới xưng đế hiệu Gia Long, năm 1804 dựng quốc hiệu Việt Nam và chính thức lên ngôi Hoàng đế  Đại Nam, mở đầu cho Triều Nguyễn (1802-1945)..

- Bính Tuất (1826) vua Minh Mạng sửa lại chùa Thanh Duyên. Trong năm đó, hoàng đế Pháp sai cháu của Chaigneau là người đã giúp chúa Nguyễn Ánh phục quốc , sang làm Lãnh sự Pháp tại VN nhưng bị vua từ chối, lý do là nước Nam không muốn gây hiềm khích với người Anh, giữa lúc hai nước Anh-Pháp đang xung đột.

- Mậu Tuất (1838) vì sự có mặt của giáo sĩ P.Marchaud (linh mục Du) trong thành Gia Định , khi Lê văn Khôi , con nuôi Lê Van Duyệt đã tạo phản chống lại triều đình, nên vua nổi giận, ra lệnh giết hết giáo sĩ, giáo dân và triệt để cấm đạo Thiên Chúa.. Đồng lúc Minh Mạng sai xứ sang Pháp yêu cầu đừng cho người đế giảng và truyền đạo tại VN nhưng bị từ chối.

- Canh Tuất (1850) vua Tự Đức bổ nhiệm Nguyễn Tri Phương làm kinh lược sứ Nam Kỳ, Phan Thanh Giảm làm kinh lược sứ từ Bình Thuận tới Bình Đinh và Nguyễn Đăng Giai làm kinh lược sứ từ Hà Tĩnh ra Thanh Hoá, để thanh tra quan lại, duyệt xét dân tình.

- Nhâm Tuất (1862) tình hình cả nước vô cùng biến động, ỡ Bắc Hà giặc giã nổi lên khắp nơi như giặc cờ vàng (Nguyễn văn Thịnh), giặc Tàu Ô của Tạ văn Phụng, thêm bọn cướp Nguyễn Trường Thạc, Lý Hợp Thắng..quân lính nhà Nguyễn phải đánh dẹp vất vã mới yên.Trong lúc đó tại Nam Kỳ, quân Pháp và Tây Ban Nha, tuy đã đánh chiếm ba tỉnh miền đông là Bà Rịa, Biên Hòa và Gia Định nhưng đã bị quân dân miền Nam tiêu diệt hơn 200 tên, dù chúng có vũ khí tối tân, tàu chiến súng đại bác. Rồi giữa lúc quân lính còn đang chiến đấu với giặc nơi trận tiền, thì trong triều đình vua Tự Đức ngả theo phe chủ hòa do Phan Thanh Giản chủ xướng , ký hòa ước Giáp Thân (1862) nhường đứt cho giặc ba tỉnh trên. Vì vậy dân chúng Nam Kỳ không ai là không phẩn uât sự hèn kém của triếu đình và nổi gia vong quốc phá ' nên đã kết tội PhanThanh Giản và Triều đình Huế , mà ngày nay dân gian vẫn còn truyền tụng câu ca dao bất hủ ' Phan Lâm phản quốc, Triều đình khi dân '.

- Giáp Tuất (1874) , để đòi lại các tỉnh miền Bắc vừa bị thực dân Pháp chiếm đoạt, vua Tự Đức lại phải ký với giặc thêm một hòa ước 1874 bất công  nhục nhã, chỉ có lợi cho Pháp mà thôi. Hòa ước này do Nguyễn Văn Tường và Philastre ký, theo đó VN phải nhượng hẳn cho thực dân Nam Kỳ, đồng thời còn phải mở thêm hải cảng Hải Phòng, Qui Nhơn và thương cảng Hà Nội cho Pháp. Tóm lại Bắc Kỳ gần như là thuộc địa của Pháp, tất cả mọi vấn đề từ tín ngưởng, tôn giáo, kinh tế tới chính trị đều nhượng bộ cho giặc. Đã vậy còn đòi phải được đặt thêm Toà khâm sứ canh Triều đình Huế, để xen vào nội bộ VN.

- Theo Hòa ước 1874 và được chính thức thi hành khi Đồng Khánh được Pháp lập làm vua bù nhìn năm 1885, sau khi vua Hàm Nghi xuất bôn khởi động phong trào Cần Vương cứu nước. Cũng từ đó Đại Nam (VN) bị Pháp cắt thanh ba miền riêng biệt, Nam Kỳ gọi là Cochinchine, là thuộc địa từ năm 1874, bị Pháp trực tiêp cai trị bằng chín sách đồng hóa, cầm đầu là Thống đốc, còn tỉnh có Tham biện, đều là Pháp. Chỉ ở cấp quận, xã, thôn mới giao cho người Việt. Bắc Kỳ hay Tonkin trên giấy tờ của Triều đình Huế nhưng mặt thật cũng thuộc Pháp với chính sách nửa thuộc địa, nửa bảo hộ, do Thống sứ cầm đầu và các Công sứ đầu tỉnh, bên cạnh ' Khâm sai kinh lược sứ  ' bù nhìn nhà Nguyễn, đóng tại Hà Nội. Còn Trung Kỳ hay An Nam hoàn toàn là xứ bảo hộ.Vua quan nhà Nguyễn từ Đồng Khánh tới Bảo Đại (1885-1945) chỉ còn là bù nhìn mà thôi.

- 1874 trường Taberd của Giáo hội Thiên Chúa , nhờ trợ cấp ngân quỹ Dông Dương, khai giảng tai Sài Gòn và bị đóng cửa khi VC chiếm Miền Nam vào ngày 30-4-1975.

- 1874 Pháp lập Collège des stagiaires tại Sài Gòn, đây là tiền thân của trường Thuộc điạ Pháp, bị đóng cửa năm 1878, dời về Pháp. Nguyễn Tất Thành tức Hồ  Chí Minh, năm 1911 sang Pháp, đã nộp đơn xin nhập học nhưng bị bác đơn vì không hội đủ điều kiện qui định.

- Bính Tuất (1886) sau khi kinh thành Huế thất thủ vào cuộc binh biến năm Ất Dậu (1885),, vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở Quảng Trị, lập chiến khu, xuống chiếu cần vương, kêu gọi sĩ phu yêu nước đồng tâm đứng lên chống giặc thù và triều đình bù nhìn Huế . Lời kêu gọi của vua đã được toàn dân ba kỳ hưởng ứng như Mai Xuân Thưởng, Lê Trung Đình, Lê Trực, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Đề Thám, Nguyễn Thiện Thuật..

- Tại Thanh Hóa, nghĩa quân cần vương lập thành lũy chống Pháp từ Tam Cao tới Ba Đình, chạy dọc theo dãy Hồng Sơn hơn 50 km. Trong số này lũy Ba Đình của Đinh Công Tráng, xây trên ba làng Mỹ Khê, Mậu Thịnh và Thượng Thọ là kiên cố nhất.. Để đánh dẹp nghĩa quân, Pháp giao cho Đại tá Metzinser tổng chỉ huy nhiều tiểu đoàn lình Lê Dương tại Huế` và Hà Nội, tới Thanh Hóa tân công chiến lũy Ba Đình của Đinh Công Tráng nhưng bị thất bại. Cuối cùng thực dân phải xử dụng các việt gian chó săn Hoàng Cao Khải, Lê Hoan, Nguyễn Thân và Trần Bá Lộc , hợp sức với lính Tây mời tiêu diệt được Ba Đình.

- Pháp lập ra các hội đồng hàng tỉnh ở Bắc Kỳ để giải quyết các vấn đề thuế má bản địa.

- Năm 1886 phó tổng binh thành Hà Nội là Lê Công Chất, thừa lệnh vua Hàm Nghi bí mật tới Thất Sơn-An Giang chiêu dụ nghĩa quân , lập căn cứ chống Pháp , khiến giặc phải đem phần lớn lực lượng viễn chinh tại Nam Kỳ tới chiên khu đánh dẹp. Lê Công Chất bị giặc bắt và lưu đày ra Phú Quốc..Nhưng sau đó Ông đã vượt ngục và trốn ra Bình Thuận, cùng với các anh hùng Tống Hưng Nho, Nguyễn Đăng Giai ..tiếp tục chống thực dân Pháp tới 1-1984 mới bị tan rã vì Việt gian nằm vùng tố cáo và đâm sau lưng nghĩa binh.

- Mậu Tuất (1898) Thực dân Pháp lập cơ quan tài chánh liên bang gọi là Tổng Ngân Sách Đông Dương, để trực thu ba loại thuế quan trọng là thuốc phiện, rượuvà muối, đồng thời qui định chỉ cho liên bang xử dụng thứ thiế công quản này mà thôi.
- Toàn quyền Pháp ép vua Thành Thái ký đạo dụ trao quyền thâu thuế tại Trung Kỳ cho Pháp, sau đó phát lương năm cho vua và hoàng gia.

- Toàn quyền Doumer mở thiết lộ trên bán đảo Đông Dương..
- tháng 6/1898, khánh thành Hải đăng Hòn Dấu, một đảo nhỏ có diện tích chừng 0,7km2 cách Đồ Sơn (Hải Phòng) chừng 0,5 hải lý. Hải đăng có tên trong hải đồ quốc tế tại vĩ độ bắc 20 độ 40' 02” và kinh độ đông 106 độ 48'24”. Ngày 27-4-1967 Mỹ dôi bom làm xập hải đăng và được xây lại trên nền củ cùng với kiến trúc Pháp và hoạt động trở lại vào ngày 1-9-1995.

- Năm Canh Tuất (1910)  Nguyễn Sinh Sắc (Huy) , cha Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đang làm tri huyện Bình Khê, Bình Định, thì bị triều đình cách chức vì say rượu đánh chết phạm nhân. Từ đó Sắc bỏ xứ lưu lạc vào Hàm Tân (Bình Thuận), Sài Gòn và trôi nổi khắp miền tây, sống nghề bói toán và bốc thuốc. Ngày 20-11-1929 Sắc bệnh chết tại nhà Năm Giáo, bên cạnh rạch Cái Tôm, quận Cao Lãnh.

- 1910 vì cha không còn làm quan nửa, nên Nguyễn Tất Thành cũng từ Bình Định  vào Bình Thuận và nhờ Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang giúp vào dạy tại trường tư thục Dục Thanh, Phan Thiết do các con của Nguyễn Thông mở . Có điều không ai có thể xác nhận Thành dạy gì và dạy trong bao lâu ở đây, vì năm 1911 Thành đã xuống tàu buôn, xin làm bồi và sang Pháp.

- 1910 Phan Chu Trinh được toàn quyền Đông Dương Klobukowski tái xét bản án và tha bổng, nên ông được đưa từ Côn Đảo về an trí tại Mỹ Tho, sau đó được cho phép sang Pháp để chửa bệnh cho con là Phan châu Dật.

- 1910 Để đổi chác quyền lợi với thực dân Pháp trên đất Tàu, Nhật ra lệnh trục xuất hết tất cả thanh niên VN trong phon trào Đông Du tại đây, cả Kỳ ngoại hầu Cường Để và Phan Bội Châu cũng phải rời Đông Kinh sang Trung Hoa.

- Nhâm Tuất (1922) Chỉ riêng VN, thực dân Pháp đã vơ vét được một tài sản khổng lồ, về quan thuế 11.771.000 phật lăng, thuế công quản 45.732.000 phật lăng, thế trước bạ 2.969.000 phật lăng và bán tem bưu điện 1.766.000 phật lăng..

- 1922 Công đoàn liên thuộc địa Pháp (đảng cọng sản) xuất bản tờ  Le Paria (Người Cùng Khổ ) với 1000 ấn bản , Nguyễn Ái Quốc  phụ trách phát hành , chứ không hề viết bài. Tháng 11-1922 Quốc lên chức Phó bí thư công đoàn liên thuộc địa.

- 1922 Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, con Khải Định, sinh ngày 22-10-1913 (tức 23.9 Quý Sửu) , lên ngôi vua xưng đế hiệu Bảo Đại, lúc 13 tuổi. Sau đó nhân sang Pháp dự Hội  chợ đấu xảo,Khải Định dắt Vĩnh Thụy sang Pháp nhờ nguyên Khâm sứ Trung Kỳ là vợ chồng Charles nuôi dạy theo nền giáo dục Âu Tây. Năm 1925 Khải Định băng hà, Bảo Đại về nước làm vua.

- Ngày 15/7/1922 tại Hội chợ, Phan Châu Trinh công bố ' Thất Điều Thư ' viết bằng chữ Hán, hạch tội vua Khải Định và triều đình Huế

- Giáp Tuất (1934) Nguyễn Ái Quốc được Liên Xô cho vào học trường Quốc Tế Cọng Sản Lenin, qua bí danh Linov. Đây là nơi chỉ dành huấn luyện các cấp lãnh đạo đảng cọng sản khắp thế giới, thành lâp từ năm 1926.

- Đầu tháng 1/1934 Toàn quyền Đông Dương Pasquier , người chủ trương kế hoạch ' đại cải cách' triều đình Huế, đột nhiên qua đời. Vua Bảo Đại kết hôn với Nam Phương Hoàng Hậu vào ngày 20-3-1934, tên thật Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh  4-12-1914 tại Mỷ Tho, con Nguyễn Hữu Hào, đã du học Pháp 1927-1932.

- 1934 đảng cọng sản Đông Dương hải ngoại,  dơi về Ma Cau (nhượng địa của Bồ Đào Nha tại Quảng Đng), với thành phần lãnh đạo Hà Huy Tập (tổng bí thu, Lê Hồng Phong, Lê Thiết Hùng, Bùi Hải Thiệu, Nguyễn Thị Minh Khai (cô Duy), Hoàng văn Hoan, Hoàng Sầm..

- 1934 trong nước, cán bộ cọng sản bắt đầu hoạt động ở Thất Khê (Lạng Sơn), tuyên truyền trong các bản làng của đồng bào thiểu số miền Bắc, kết nạp được Chu văn Tấn (Nùng )và Lê Quảng Ba (Thổ)..

3 - VIỆT NAM HUYẾT LỆ  SỬ (1945-1975) :
- Bính Tuất (1946)  ngày 1-1, ra mắt chính phủ liên hiệp giữa cọng sản quốc tế và các đảng phái quốc gia, gồm Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn văn Xuân..tại Hà Nội.

- Ngày 5/1/1946 Cựu Hoàng Duy Tân tử nạn máy bay tại Phi Châu, hiện di cốt đã cải táng đem về an nghĩ nghìn thu tại quê hương Huế (VN) sau năm 1975.
- Ngày 9/1/1946 giáo phái Cao Đài tại Tây Ninh chống cọng sản núp bóng trong mặt trận Việt Minh, theo lệnh của Lâm Tài Khí và Sĩ Tãi Nguyễn Ngượt Hải.
- Ngày 26/1/1946 quân Pháp tái chiếm Rạch Giá
- Ngày 31/1/1946 quân Anh-Ấn triệt thoái khỏi Sài Gòn
- Ngày 4/2/1946 Pháp tái chiếm Cà Mâu.
- Ngày 16/2/1946 Hồ Chí Minh cho quân Pháp vào đất Bắc, từ vĩ tuyến 16 trở ra để thay thế quân Trung Hoa rút về nước, đồng thời còn chịu gia nhập khối Liên Hiệp Pháp. Sự kiện lịch sử trên cũng được Tưởng Giới Thạch  đồng thuận với D'argenlieu ngày 18/2/1946.
- Ngày 20/2/1946 dân chúng Hà Nội biểu tình đã đảo chính phủ liên hiệp và yêu cầu vua Bảo Đại trở lại cầm quyền  Do trên chính phủ liên hiệp lại đổi thành CPLH kháng chiến.

- Ngày 6/3/1946 Pháp và quân Trung Hoa bắn nhau khi thực dân định đổ bộ lên Hải Phòng. Bên Pháp có 34 chết, 93 bị thương, nhiều tàu bị bắn cháy. Lúc 16 giờ 30 cùng ngày, Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh  ký Hiệp định sơ bộ với Sainteny tại 38 đường Lý Thái Tổ, Hà Nội , cho quân Pháp thay quân Tàu ở phía bắc để giải giới quân Nhật, còn Pháp công nhận VN là một nước tự do trong LHPháp và thống nhất lãnh thổ qua cuộc trưng cầu dân ý nhưng cùng lúc D'Arganlieu dùng bác sỹ Nguyễn Văn Thinh đòi tách Nam Kỳ của VN thành một nước tự trị, còn ở Cao nguyên Trung Phần thì xúi đồng bào thiểu số lập một nước riêng.

- Ngày 14/3/1946 hơn 13.000 quân Pháp thuộc SĐ9BB và SĐ2TG đổ bộ lên Hải Phòng , trong lúc Quân Đoàn 93 Vân Nam của Tàu tập trung chờ hải vận lên Mãn Châu.
- Ngày 16/3/1946 Bảo Đại theo Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ..rời Hà Nội đi Trùng Khánh, thoát được sự giam lỏng của Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Ngày 29/3 Pháp tái chiếm Huế.

- Ngày 2/4/1946 Đức Huỳnh Phú Sổ thành lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp tại Sài Gòn, gồm PGHH, VM,VNQDD và Bình Xuyên. Ngày 8/4 đặc công Việt Minh phá nổ Kho Đạn Sài Gòn. Ngày 10/4 Ủy ban kháng chiến lâm thời gồm PG Hòa Hảo, Cao Đài, VNQDĐ, Việt Quốc Đoàn, Đệ tam sư đoàn..họp tại Bà Quẹo (Hốc Môn-Gia Định) để bàn kế hoạch chống Pháp.

- Ngày 19/4/1946 Hội nghị Đà Lạt giữa Pháp và chính phủ liên hiệp, khai mạc tại trường Yersin nhưng bất thành vì âm mưu chia cắt VN của thực dân. Trong lúc đó Phạm Ngọc Thạch đại diện cho phái đoàn Nam Kỳ bị bắt tại khách sạn Đà Lạt, còn Nguyễn văn Thinh thì tuyên bố sẽ lập nước cọng hòa Nam Kỳ. Hội nghị tan rã ngày 11/5/1946.
- Ngày 1/6/1946 chính phủ cọng hòa Nam Kỳ ra mắt tại Sài Gòn do Nguyễn văn Thinh làm Thủ tứớng và Đại Tá Nguyễn văn Xuân, Phó TT. Trong lúc tại Hà Nội biểu tình chống Thinh.

- Ngày 12/9/1946 họp hội nghị Fonteinbleau nhưng tan vỡ vì âm mưu lật lọng của D'Argenlieu, trong lúc đó quân Pháp bị VM tấn công trên đường Hà Nội-Bắc Ninh.
- Ngày 14/9/1946 trước khi về nước, Hồ Chí Minh lén lút ký mật với Bộ trưởng Hải quân Pháp ' Bản Tạm Ước 14-9' với các điều kiện chỉ có lợi cho thực dân, để đổi lấy sư công nhận của Pháp, về địa vị lãnh đạo của Hồ trong chính phủ liên hiệp và mặt trận VM.

- Ngày 10/11/1946 khi  biết mình bị Pháp gạt, để mang tội việt gian bán nước, Nguyễn văn Thinh treo cổ chết tại nhà riêng ở Sài Gòn. Pháp thưởng công cho làm quốc táng và cho Nguyễn văn Xuân xử lý chúc thủ tướng bù nhìn.
- Ngày 19/11/1946 đụng độ lớn giữa tuần cảnh Pháp và tự vệ Hải Phòng, . Pháp ra lệnh tàu Sufferen đang đậu trong hải cảng, nả đại pháo vào thành phố, làm hơn 6000 đồng bào vô tội bị thương vong.

- Ngày 19/12/1946 Việt Minh tấn công Pháp tại Hà Nội làm Sainteny bị thương, Hồ Chí Minh ban lệnh toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Theo một bứcđiện mật ngày 8/12/1946 chưa hề công bố, thì đây là sự đồng thuận giữa Pháp và Hồ Chí Minh. Theo đó Pháp gây cuộc chiến Đông Dương lần 2 (1946-1954), thì Hồ mới có cơ hội làm lãnh tụ Mặt trận Liên Việt, khi lên đài phát lệnh ' tổng khởi nghĩa'.

- 1946 : Trung ương quân ủy VC được thành lập để yểm trợ đảng lãnh đạo bộ đội. Vệ quốc quân chính thức trở thành bộ đội của nước VN dân chủ cọng hòa (VC) , năm đó có chừng 80.000 người và chia thành 30 trung đoàn.

- Mậu Tuất (1958) Đổ Mậu được làm giám đốc Nha An ninh quân đội thay Mai Hữu Xuân về làm Chỉ Huy trưởng Trung tâm huấn luyện Quang Trung.
- Ngày 16/3/1958 Hà Nội tổ chức đại hội Phật giáo thống nhất quốc doanh , trong khi các vị cao tăng PG miền bắc như Hòa thượng Tuệ Tạng, Thượng Toạ Tố Liên, Trí Hải..bị cô lập hay an trí tại các tỉnh xa thủ đô.

- Ngày 20/5/1958 Trần thị Lệ Xuân vợ Ngô Đình Nhu, đề nghị  Quốc Hội VNCH thành lập Phong trào phụ nử liên đới. Ngày 24/5 Bắc Việt ban lệnh cả nước học tập chủ nghĩa Marx-Lenin để xây dựng thiên đưòng xã nghĩa miền Bắc và chuẩn bị cách mạng giải phóng miền Nam. Ngày 29/5 tại Hà Nội trong phiên họp đảng cao cáp, Lê Duẩn đã kích chính sách xét lại của cọng sản Nam Tư. Ngày 4/6 tờ Nhân Dân mở chiến địch , chống Nhóm Gia Phẩm Nhân Văn. Ngay 5/6 Truờng Chinhkhai mạc hội nghị đề cương văn hóa miền Bắc.

- Ngày 10/6/1958 Mỹ thuận cấp cho VNCH ngân khoản 8,1 triệu đô la, để thành lập và trang bị Lực lượng Dân Vệ 32.000 người. Ngày 14/7/1958 khai giảng trung tâm huấn luyện Lực Lượng Đặc Biệt tại Nha Trang

- Ngày 10/8/1958 tàn quân Bình Xuyên và Cao Đài, tấn công chiếm quận lỵ Dầu Tiếng, chi khu Tri Tâm, tỉnh Bình Dương, khu vực này do 2 tiểu đoàn của TrD7/SĐ5BB/VNCH trấn giữ.

- Ngày 4/9/1958 Trung Cộng tuyên bố  mở rộng lãnh hải 12 hải lý, áp dụng chung cho các quần đảo Bành Hồ, Tây Sa (Hoàng Sa của VN) và Nam Sa ( Trưòng Sa của VN). Bản tuyên cáo này được Bắc Việt dịch sang Việt ngữ và đăng trong trang nhất tờ Nhân Dân Hà Nội. Ngày 14/9/1958 thủ tứớng VC Phạm Văn Đồng đã ký thư gửi cho TT.Trung Cộng Chu Ân Lai, ghi nhận, tán thành quyết định 12 hải lý cũng như chủ quyền của Tàu trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của VN đang thuộc lãnh thổ VNCH.

- Ngày 19/11/1958 Bắc Việt và Sihanouk ký hiệp ước thương mại..Kim Nhật Thành , chủ tịch cọng sản Bắc Hàn thăm Hà Nội. ký hiệp ước thương mại.

- Ngày 15/12/1958 Hoa Kỳ giúp VNCH xây dựng hai phi trường phản lực Tân Sơn Nhất và Đà Nẳng. Ngày 22/12/1958 quân đội Bắc Việt cải tổ hệ thống câp bậc, đặc biệt có các cấp thượng uý, thượng tá, thượng tướng. Lê Duẩn bí mật vào Nam để điều nghiên tình hình  chuẩn bị gây chiến tranh

- 1958 : Khóa Sỹ Quan Hải quân đầu tiên mang tên IX Hổ Cáp, được khai giảng tại Trường Sỷ Quan Hải Quân Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, do chính Sỷ quan HQ/VNCH giảng dạy. Thời gian này Trung Tá HQ Trần Văn Chơn là Tư Lệnh Hải Quân. (1957-1959).

- Theo nhận xét của các sử gia trong và ngoài nước, thời gian 1956-1958, chính phủ Ngô  Đình Diệm , được đánh giá là thành công về phưong diên an ninh, uy tín quốc tế.

- 1958 : Hải quân của CS Bắc Việt thành lập ngày 3/3/1955 qua danh xưng ' Cục phòng thủ bờ biển ' . Năm 1958 được Trung Cộng viện trợ 4 pháo hạm Swatow và Đông Đức cho nhiều khinh tốc đỉnh (PT).

- Canh Tuất (1970) : Trong kế hoạch VN hóa chiến tranh, Hoa Kỳ biến cải các lực lương Dân sự chiến đấu (CIDG) thánh Địa Phương Quân/VNCH, tuy nhiên chỉ thực hiện được 30/100 trại LLDB. Những trại còn lại, theo thỏa thận của Bộ TTM/QLVNCH , được biến cải thành các Tiểu Đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng, làm cho binh chủng BDQ có quân số tói 40.000 người, gồm 21 Tiểu Đoàn cơ động và 37 TĐ biên phòng.

- Các Đơn vị Delta và Biệt Cách Dù cũng sáp thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. BTL/LLDB, Trung tâm huấn luyện, trở thành Sở Công Tác thuộc Nha kỷ thuật/BTTM/QLVNCH.

- 1970 : Hoa Kỳ viện trợ cho Hải quân/VNCH các chiến hạm gồm 1 tuần duyên hạm (MSF - HQ13, Hà Hồi), 2 tàu dầu (YOG- HQ 472,473), 3 dương vận hạm (LST - Qui Nhơn HQ504, Nha Trang HQ 505, Mỹ Tho HQ 800), 18 WPB mang các số từ 708-725, 1 PCER Van Kiếp HQ 14 và 242 chiến đỉnh.

- Tháng 2/1970 Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lard , thăm viếng VNCH chấp thuận cho tướng Abram, tư lệnh quân Hoa Kỳ tại VN được yểm trợ cho QLVNCH tấn công sang biên giới Miên để truy đưởi VC., sau đó quân Mỹ cũng được phép vào Kampuchia nhưng bí mật.

- Lúc Quốc vương Sihanouk của Kampuchia đang công du Mạc Tư Khoa, thì dân chúng và sinh viên biểu tình tuyệt thực tại Toà đại sứ cọng sản Bắc Việt ở Nam Vang. Do đó quốc hội Miên nhóm họp và truất phế Sihanouk. Từ đó quyền hành thuộc về Lonnol, còn Sihanouk được tin, bay qua Trung Cộng xin tị nạn chính trị.. Do nhu cầu sống còn, VC và Khmer Đỏ của Polpot phải liên minh bất đắc dỉ, để chống lại chính phủ Lonnol thân Mỹ và VNCH. Riêng Sihanouk trong thế cùng, nên cũng kết bè với VC - MC bằng cách kêu gọi Miên kháng chiến chống Mỹ.

- Nhờ Sihanouk đứng đầu tàu, nên quân Khmer đỏ tăng rất nhanh nhưng Polpot vẫn ngầm chống VC, không chịu thành lập BCH hổn hợp và thường bắn sau lưng VC khi đụng trận.

- Ngày 26/3/1970 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành sắc luật 003 ' Người cầy có ruộng ' . Đây cũng chỉ là sự tiếp nối kế hoạch của cố TT.Ngô Đình Diệm bị dang dở

- Tại Miên khi nắm được quyền, Lonnol ra lệnh ' Cáp Duồng ' hơn nửa triệu Việt kiền đả sinh sống lâu đời trên đất Chùa Tháp, đồng lúc ra lênh bộ đội Bắc Việt phải rút hết khỏi đất Miên.

- Tháng 4/1970, Hội nghị thượng đỉnh về Đông Dương họp tại Quảng Đông, có Phạm văn Đồng, Sihanouk, Souphanouvong cuả Pathet Lào và Nguyễn Hửu Thọ, rồi ký tuyên cáo chung chống Mỹ.

- Tháng 4/1970 VC chiếm Mõ Vẹt, và tấn công khắp miền biên giới Miên-Viết, cắt đứt các quốc lộ dẫn về Nam Vang, nguy cơ nước Miên lọt vào tay Bắc Việt. Để cứu Miên và cũng nhân dịp thanh toán những căn cứ đia an toàn nhất của VC trên đất Chùa Tháp từ lâu. Nhưng lý do quan trọng nhất là hồi hương và giài thoát mấy trăm ngàn đồng bao đang bị Lonnol cho lệnh tàn sát tập thể. Đó là lý do My-Việt mở các cuộc hành quân tại Kampuchia.

- Ngày 13-4-1970 : Hành quân Toàn Thắng 41,do Trung tướng Đổ Cao Trí (TLQĐ3) chỉ huy, gồm ChĐ225 (SĐ25BB) + ChD318 (Thiết Kỵ) + ChD333 (BĐQ), , càn quết mật khu Cánh Thiên Thần(Miên) giáp ranh Gò Dầu Hạ (Tây Ninh VN). Ngay/3/1970 Lử Đoànn 4 Kỵ Binh + 3 Tiểu Đoàn BDQ càn quét khu vực Ổ Quạ (Miên).

- Ngày 29/4/1970 Hành quân Toàn Thắng 42, đặt dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Đổ Cao Trí, gồm Thiết kỵ của SD5 -25BB + 1 Trg Đoàn/SD25BB + Liên Đoàn 2 BDQ, tất cả chừng 8700 quân và 4300 quân của SĐBB + 5 Chi đoàn Thiết kỵ + Liên Đoàn 4 BDQ. Tất cả vượt biên giới Miên, càn quét từ Mõ Vẹt tới Svay Rieng + mật khu Đầu Chó (giáp Tây Ninh ), khai thông quốc lộ 1 tới Kompong Trabeck, chiếm đồn điền Chup và Mimốt. Ngày 23/5./1970 lực lượng VNCH tới KampongCham giải cứu Bộ Tư Lệnh /Quân khu I của Miên đang bị cọng sản Bắc Việt vây hảm. Ngày 22/7/1970 QLVNCH trở về nước.

- Ngày 1-5-1970 : Hành Quân Toàn Thắng 43, hổn hợp giữa 6000 quân Mỹ của Chiến Đoàn A +B Cơ Giới (BBCG) tăng cường thêm SĐ25 Mỹ, từ Kà Tum (Tây Ninh) đánh qua mật khu Lưởi Câu và QL7 Kampuchia. Ngoài ra còn có Thiết Đoàn 11 Kỵ Binh  tăng cường đi cánh 2. Về phía VNCH, có 3000 quân tham dự , gồm Lử đoàn 1 kỵ binh từ Phước Long và Lữ Đoàn 1 Nhảy dù, được trực thăng vận vào Miên. Hai cánh quân tiến chiếm thị trán Snoul là giao điểm của đường mòn HCM và Sihanouk.

- Ngày 6/5/1970 : Hành Quân ToànThắng 45 do Lử Đoàn 1 Kỵ binh không vận Hoa Kỳ, nhiệm vụ càn quét mật khu 351 VC, nằm về phía bên biên giới Mien, đối diện Phước Long. Đồng thời Trung Đoàn 9/SD5BB/VNCH của Trung tá Mã Sanh Nhơn cũng hành quân tảo thanh Mật khu 350 kế An Lộc bên đất Kampuchia. Ngày 26/6/1970 tất cả quân Mỹ và  VNCH rút về nước.

- Ngày 6/5/1970 Hành quân Bold Lancer do SD25 Mỹ tổ chức, tấn chiếm thị trấn Krek và mật khu 707, nơi đặt cục R của Mặt trận giải phóng miền Nam, Mỹ đã thả hai trái bom Commando Vaultnặng 15.000 cân Anh. Theo lệnh Nixon, quân Mỹ rút khỏi Miên ngày 30/6/1970.

- Từ ngày 9/5 tới 30/6/1970 : Hành Quân Cửu Long hổn hợp Việt Mỹ, gồm 30 chiến đỉnh thuộc Lưc lượng đặc nhiệm Cougar Mỷ và QLVNCH với Lử đoàn B /TQLC của Đại Tá Tôn Thất Soạn + Lực lượng đặc nhiệm thủy bộ 211 của HQ Đại Tá Vũ văn Thông. Từ Châu Đốc, lực lượng hành quân khai thông sông Cửu Long, QL1 tới Nam Vang. Giai đoạn 2 có Lử đoàn 147 của Đại tá Hoàng Tích Thông thay Lử đoàn 258, tiếp tục cuộc hành quân. Dịp này chính phủ VNCH đã cứu được 40.000 đồng bào bị Miên cáp duồng, đưa về định cư tại miền Nam

- Nhửng ngày cuối tháng 6/1970, Lử đoàn 369 TQLC của Trung Tá Ngô Văn Định, tới Miên tăng cường, để bảo vệ thủy lộ từ Nam Vang về Châu Đốc. Thời gian này, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh QĐ4 đã tới chiến trường thăm lực lượng VNCH tham dự trên đất Miên. Sư đoàn TQLC rút khỏi Miên cuối tháng 1/1971 để tham dự cuộc Hành quân Lam Sơn 719.

- Tiếp tục là Hành Quân Cửu Long II và III từ 17/5 tới 30/6/1970 do Lử đoàn 3/SĐBB Hoa Kỳ + SĐ9 và 21BB/QLVNCH với 5 Thiết đoàn kỵ binh, từ biên giới Long An xuống Ba Thu, càn quét miền nam kampuchia..

- Ngày 5/5/1970 : Hành Quân Bình Tây tại Quân khu II, do SD4BB Hoa Kỳ vượt biên sang Miên từ các trại LLDB tại Pleiku, chấm dứt ngày 16/5/1970. Hành quân tiếp tục do SĐ 22 và 23BB/QLVNCH đảm trách, tảo thanh biên giới tại Kon Tum và Pleiku, kết thúc ngày 26/

- Năm 1970 Mỹ đem sang VN, chiến xa M-551 hay Sheridan, trang bị 4 đại bác 152 lyM81, mới chế để thay M48. Tuy nhiên chiến xa này không còn được sử dụng từ năm 1980 về sau.

- Hành quân sang Kampuchia 1970 đánh dấu sự trưởng thành và lớn manh của QLVNCH, trong kế hoạch VN hóa chiến tranh khi Hoa Kỳ rút về nước.

- Chính phủ VNCH lập các khu định cư Việt kiều Kampuchia hồi hương, tại Kiến Tường, Kiến Phong, An Giang, Phước Tuy, Long Khánh, Bình Tuy, Bình Thuận. Bác sỹ Phan Quang Đán làm Quốc Vụ Khanh, phụ trách chương trình trên, được các nước Hoa Kỳ, Canada, Úc và nhất là Hội Hoàn Cầu Khải Tượng (Lios) quốc tế giúp đở từ thực phẩm tới nhà cửa tiền chế, dành cho đồng bào nạn nhân, nên mọi người sớm an cư lạc nghiệp trên quê hương mình.

- Vì chiến cuộc bất ổn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, nên năm 1970 chính phủ VNCH phải nhập cảng của Thái Lan hơn 326.000 tấn gạo.

- Chính phủ VNCH dành 122 triệu Mỹ kim, để phát triển Ngân Hàng Nông nghiệp, giúp nông ngư dân cải tiến nghề nghiệp, mua nông ngư cụ trả góp lãi nhẹ.

- Ngày 1/12/1970, Tổng thống NguyễnVăn Thiệu ký sắc luật 001/70, về việc tìm kiếm các mỏ dầu trong thềm lục địa VN từ vỹ tuyến 17 trở vào.

4 - VIỆT NAM VONG QUỐC SỬ (5/1975 - 2017)
- Nhâm Tuất (1982) , theo phúc trình của Cao Ủy LHQ, thì khoảng ¼ trong 1,2 triệu dân tị nan cọng sản, đã bị hải tặc cướp bốc, hãm hiếp trên biển đông, nhất là hải tặc Thái Lan. Nhiều phụ nữ bị hoang thai và các loại bệnh phong trình do bọn cướp biển truyền sang. Đây là cái giá tự do mà người Việt miền Nam đánh đổi với VC bằng 3 lạng vàng trở lên, để được ra đi khỏi thiên đàng xã nghĩa.

- Theo tinh thần cuộc họp cao cấp về ODP của Liên Hiệp Quốc, có Hoàng Bích Sơn VC tham dự, thì bắt đầu 1-1982 về sau, Hà Nội sẽ co từ 2000-3000 người tới đoàn tụ với thân nhân đang định cư tại 22 nước tự do. Nhưng nói vậy mà không phải vậy, vì cái gì cũng có giá cả được nhà nước qui định và bị đổ bể vào năm 1986, khiến Hà Nội phải ngưng chương trình trên vì có sự xung đột dành ăn giữa các sở nôi-ngoại vụ, công an-đảng ủy, giữa hai phe Võ Chí Công-Nguyễn văn Linh, giữa phe Nam-Bắc..Chương trình lại tỉếp tục năm 1987 cũng qua thủ tục ' đầu tiên ' muôn thuở của VC.

- Nguyễn Cơ Thạch công du Âu Châu xin viện trợ bị thất bại hoàn toàn, được Trung Cộng mai mỉa là ' bước thụt lùi toàn cầu của VN'. Thái tố cáo VC nhiều lần vi phạm biên giới, pháo kích làm nhiều người thương vong.

- Ngày 12/2/1982, tại quán ăn Thành Nội ở Santa Clara (Calif - Mỹ), đã tiếp đón Cựu Hoàng Bảo Đại , qua sự sắp xếp của Trần Văn Đôn, từ Pháp sang thăm viếng đồng bào tị nạn VN ở Mỹ, lúc đó có chừng 40 người tham dự. Cựu Hoàng không hề đề cập tới chính trị .

- Tháng 2/1982 , Richard Armitage, đặc sứ Hoa Kỳ được Tổng thống Jim Carter cư tới Hà Nội lần đầu tiên, sau ngày 30-4-1975, để thảo luận về vấn đề người Mỹ mất tích tại Đông Dương nhưng không thu lượm được kết quả gì, vì VC lúc đó đã theo Liên Xô, chống Trung Cộng lẩn Mỹ. Ngoài ra VC còn đòi Mỹ bồi thường chiến tranh và tái thiết VN theo tinh thần Hiệp ước ngưng bắn 1973 nhưng Hoa Kỳ trả lời, hiệp ước này đã là tờ giấy lộn quăng vào thùng rác, khi Bắc Việt xâm lăng cường chiếm miền Nam.

- Ngày 31/3/1982, chương trình tin tức thế giới do phóng viên Dan Rather của đài CBS, qua 4 phút trình chiếu quang cảnh buổi lễ tuyên bố cương lĩnh của Mặt trận kháng chiến Hoàng Cơ Minh, giữ rừng có tới 200 kháng chiến quân tham dự. Theo báo Thái đăng, thì số người Việt kháng chiền từ Mỹ tới Xiêm có 8 người là Hoàng Cơ Minh bí danh Chính, Lê Hồng (Hiền), Nguyễn Thành Tiễn (Tín), Nguyễn Trọng Hùng (Huy), Trần Thiện Khải (Khanh), Trương Tấn Lạc (Lộc), Nguyễn Đức (Đại) và Nguyễn Văn Thanh (Thông). Số người trên đến Thái bằng hai nhóm, một từ Mỹ qua danh nghĩa tìm xáx Mỹ. Nhóm thứ hai được tình báo Nhật qua liên hệ tình báo Thái bảo lãnh.

- Đại hội đảng VC lần thứ 5 kết thúc, đã loại 39 ủy viên trung ương, trong số này có Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Lê thanh Nghi, Trần Quốc Hoàn..trong lúc Lê Duẩn, trường Chinh, Phạm văn Đồng, Lê Đức Thọ dù tuổi đã quá đáp nhưng vẫn nắm quyền cả nước.

- Tình báo Nam Dương đi đêm với VC để giải quyết vấn đề Kampuchia mà cần Trung Cộng nhúng tay vào, vì các nước Mã, Tân Gia Ba, Thái Lan, Phi..đều có nhiều Hoa kiều., hơn nửa chẳng ai thích giao du với bọn Tàu phù tham lam bá quyền.

- Ngày 24/4/1982 hơn 1000  đồng bào thuộc 12 đoàn thể chống cộng, đã rầm rộ tổ chức lễ tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30-4 tại Tòa Thị Chính Los Angeles (CA), đặc biệt có sự tham gia củ các đoàn thể tị nạn người Ba Lan, Hung Gia Lợi, Cu Ba.

- Ngày chủ nhật 25/4/1982, có hơn 2000 đồng bào VN tị nạn, tham dự lễ tưởng niệm Ngày Quốc Hận 30-4 tại công viên Thánh James thuộc Hạt Santa Clara. Trong buổi lễ, có hai ca đoàn hơn 80 người của Công gío, một Tóan kèn đồng ở Los Angeles lên và các quân binh chủng hải, lục, không quân/VNCH.

- Tháng 5/1982  ngoại trưởng Thái là Sitthi Saiversila bay sang Bắc Kinh, dụ Sihanouk về Miên lập liên minh quân sự chống VC và Hunsen.

- Tại phiên họp của Đại Hội Đồng LHQ, VC bị thế giới lên án về vụ xâm lăng Kampuchia và cưỡng bách áp bức đồng bào của mình phải bỏ nước ra đi, làm mồi cho bảo tố, cá mập và bọn hải tặc trên biển đông.

- Ngày 22/6, Sihanouk cùng với Son Sann và Khieu Samphan, tới thủ đô Kuala Lumpur của Mã Lai Á, để ký kết thành lập liên minh chống VC, nhưng Mỹ tuyên bố không viện trợ nếu có sự tham dự của Khmer đỏ.

- Ngày 6/11/1982 lần dầu tiên sau ngày 30-4-1975, hàng không mẫu hạm Minsk của Mỹ , với trọng tải hơn 30.000 tấn, có 20 hộ tống hạm, tới ngoài khơi Đà Nẳng và Cam Ranh. Ngoài ra các phi cơ cũg mở chiến dịch tuần thám khắp biển vùng Đông Nam Á. Sự trở lại của Hải quân Mỹ tại đây nhằm đáp ứng việc Nga đang hiện diện trong vịnh Cam Ranh và sự liên kết trở lại giữa Trung Cộng-Liên Xô, đe dọa vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

- Ngày 28/11 đài VC to tiếng kêu gào là đang bị các thế lực trong và nước đe dọa như Mỹ, Trung Cộng, lực lượng chống Cộng của người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới..Tin được báo Le Mnde của Pháp mai mỉa bình luận vào ngày 2/12 rằng ở VN lúc đó ngay cả bây giờ, qua sự kềm kẹp sắt máu, thì làm gì có chống đối. Nên chẳng qua VC phao tin cuội, để có cớ đàn áp thêm đồng bào mình., lúc đoa đang hồ hởi bỏ ruộng và kinh tế mới, về Sài Gòn cũng như các thành phố lớn, bán chợ trời kiếm sống.

- Vượt biên và vượt biển vẫn liên tục, trong số nay không hiếm VC sau khi tỉnh mộng thiên đàng treo, cũng ùa theo dân miền Nam tìm tự do.

- Bính  Tuất (1994)  Du khách tới VN hơn 1 triệu người, nhiều nhất là Nhật, Pháp..có 19 tàu du lịch của các nước, đã ghé Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẳng, Thuận An, Hạ Long. Hàng không VN với 3 Boeing 767, 7 Airbus A-320, đã mở được 19 đường bay ngoại quóc tại Đông Nam Á và Pháp. Năm 1994 VN xuất cảng sang Âu Châu, Nhật, Đài Loan và các nước khác dầu thô, hàng may mặc, gạo, hải sản, cao su..

- VN ký với Úc, Pháp, Anh, Tân Gia Ba, Thái Lan, Nam Hàn, Ba Lan, Nga..hiệp định không đánh thuế hàng hóa hai lần.

- Dự án xây dựng Nhà máy lọc dầu 1 tỷ đô la. tại Dung Quất (Quảng Ngãi) , đầu tiên do tổ hợp ba công ty Toyal (Pháp), Chinese Petroleum Corporation và China Inversment (Đài Loan) trúngthầu thực hiện. Nhưng từ ấy đến nay (1994-2005), dù đã tốn kém nhiều tỷ đô la, nhà máy vẫn không thấy khai trương, nên dầu VN phải bán thô cho Nhật và các nước.

- Tập đoàn Jin Wen của Đài Loan trúng thầu xây dựng công viên quanh khu chợ Bến Thành, Sài Gòn với số tiền tới 524 triệu đô la.

- Công ty Antara Koh Development Pte của Tân Gia Ba, trúng thầu dự án 240 triệu, xây dựng Trấn Sông Hồng, tại bãi Nghĩa Dũng, gần Hồ Tây (Hà Nội)

- Nhà maý xi măng Sao Mai được xây dựng tại Kiên Giang

- Thương xá Tax ở trung tâm thành phố Sài Gòn, được tân tạo thành trung tâm Noga, tốn kém 217 triệu đô la, có phần hùn của Hotel International Thụy Sĩ .

- Ngày 27/1/1994 : Thuợng nghị viện Mỹ thông qua quyết định cho phép Tổng thống Bill Clinton bãi bỏ lệnh cấm vận VN.

- Ngày 4/2/1994 : Mỹ cho phép buôn bán với VC,.

- Ngày 26/5/1994 :  VC và Mỹ bắt đầu mở các văn phòng liên lạc tại hai nước.

BÍNH TUẤT (2006)
. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X  của cộng sản Việt Nam họp từ ngày 18/4/2006 đến ngày 25/4/2006 tại Thủ đô Hà Nội.
. Việt Nam gia nhập WTO và Mỹ thông qua PNTR
Sau 11 năm đàm phán đa phương và song phương, ngày 7/11/2006  Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã kết nạp Việt Nam. Ngày 28/11/2006, Quốc hội đã chính thức phê chuẩn Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập WTO. Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên đầy đủ thứ 150 của WTO vào ngày 11/1/2007.
.
. Đăng cai và tổ chức tại Hà Nội hội nghị  APEC 14 với sự tham dự của các nhà lãnh đạo kinh tế tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2006 đạt 10,2 tỉ USD. Đây là mức thu hút vốn FDI cao nhất kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1997 đến nay. Hàn Quốc dẫn đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam.

-Năm 2006  các định chế quốc tế và các nước cam kết tài trợ vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA),,45 tỷ USD, cũng là mức cao nhất từ khi Việt Nam thực thi đường lối đổi mới. Điều này chứng tỏ các nhà tài trợ tin tưởng vào kế hoạch 5 năm 2006-2010 của Chính phủ Việt Nam và mong muốn đóng góp vào những chuyển biến tích cực về kinh tế, xã hội của Việt Nam.
Năm 2006 xuất khẩu vẫn tiếp tục đà tăng trưởng cao và đạt được những kết quả rất khả quan.
tế chung.
. Thị trường chứng khoán bùng nổ lên hơn 130.000 tài khoản trong năm 2006.
. Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của giới công nghệ thông tin - viễn thông thế giới
- Hạ tầng giao thông được xây dựng thêm nhiều công trình mới

-Trong năm 2006, Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai trong khu vực Đông Nam Á. Đã có 10 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, trong đó 3 cơn bão số 1, 6, 9 đã gây thiệt nặng nề về người và tài sản.

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê thiên tai ở Việt Nam đã làm hơn 500 người chết, mất tích và khoảng 2.900 người bị thương; tổng thiệt hại về vật chất trên 18.700 tỉ đồng. Các địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất về vật chất là Đà Nẵng (5.200 tỉ đồng), Bà Rịa - Vũng Tàu (3.300 tỉ đồng), Bến Tre (3.100 tỉ đồng).

Trong sản xuất nông nghiệp, sự bùng phát của dịch rầy nâu gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên hàng trăm ngàn ha lúa tại ĐBSCL đã làm giảm sản lượng 700.000 tấn thóc trong năm 2006 và khiến giá gạo tăng cao, nhiều doanh nghiệp phải hủy bỏ hợp đồng xuất khẩu gạo.

Ngày nay ngồi đọc lại những trang sử Việt qua hai ngàn năm lập quốc, bỗng thấy thương cảm ngậm ngùi như đang cùng quê hương đồng hành qua kháp miền đất Mẹ, từ Ải Nam Quan tới tận Mũi Cà Mâu, hải đảo,biển Đông..tất cả đều nhờ công trình khai phá và gìn giữ nguyên vẹn lãnh thổ. bằng máu xương huyết lệ cùng với sự khôn ngoan đối ngoại của tiền nhân bao đời .

Việt Công ngày nay làm chủ đất nước (1975-2017) nhưng rõ ràng càng lúc càng để đánh mất quyền sống, quyền tự quyết của dân tộc, nên bao nhiêu làn đã cắt đất biên giới, dâng biển, hải đảo, vùng đánh cá và mới đây, khi Tập Cận Bình sang tuần thú VN, thì Nguyễn Phú Trọng lại vội vã ký với Tàu nhiều hiệp ước, dâng hiến trọn vùng biển chứa dầu khí cho Trung Cộng.
           
Như Hoàng Xuân Hãn đã viết ' Mỗi khi đất nước suy tàn vì bạo quyền, chia rẽ và nội loạn, cũng là lúc nước ta bị kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa xâm lấn, bắt chẹt và mất đất như thời Hồ Quý Ly, mất Cổ Lâu- Lạng Sơn năm 1405, Mạc Đang Dung dâng Tàu đất La Phù-Quảng Ninh năm 1540, Trinh mất nhiều động tại biên giới Hoa-Việt và khi Pháp đô hộ nước ta, đã đem mõ Tụ Long-Cao Bằng cho giặc Bắc. Năm 1974, qua sự đồng thuận của Kissiger và VC, Trung Cộng tấn công cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN.

Tất cả chỉ là bước khởi đầu Bắc Thuộc lần thứ tư, nếu VC vẫn còn nắm quyền lãnh đạo đất nước -/-.

Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 12-2017
HỒ ĐINH
Kbc 4424-3435-4508

No comments:

Post a Comment