Buổi
sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm
nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã
quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung
quanh tôi đều thay dổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm
nay tôi đi học.
Tôi nói : Đéo muốn đi học.
Mẹ
mắng : sư cha mày, nhà nghèo tiền đâu mua bằng giáo sư, tiến sĩ. Khôn
không muốn, muốn ngu. Đi học lớn lên làm dư luận viên, cảnh sát lưu
thông không muốn, muốn đi ăn mày hả ?
Tôi nghe mẹ, dậy sớm theo mẹ
tới trường. Từ nhỏ, vẫn mơ ước sau này lớn lên làm dư luận viên, được
trả tiền chửi cha thiên hạ, hay làm cảnh sát giao thông, cần tiền nhậu
hay rút bài, chỉ việc ra góc đường, tóm đầu mấy thằng lớ ngớ chạy xe, về
tội vượt đèn đỏ, hay vượt đèn xanh, đội nón hay không đội nón an toàn,
vừa chạy xe vừa gọi điện thoại, hay chạy xe mà không trả lời iPhone.
Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn, vừa uy nghiêm như đình làng
Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng.
Mái trường không còn, tường trống trơn : cán bộ đã gỡ ngói, gạch về cất
nhà riêng. Cũng như tượng trong chùa đã bị các cán bộ sư đem bán, mua
rượu thịt nhậu nhẹt với bồ nhí sau những giờ tụng niệm. Lòng tôi đâm ra
lo sợ vẩn vơ.
Ông hiệu trưởng gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trưóc
lớp ba. Trường làng không có văn phòng hiệu trưởng. Bàn ghế, bảng đen
ông đã khênh về tặng vợ lẽ. Ông nhìn chúng tôi, nói nhỏ nhẹ :
-Thế
là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ vui lòng,
thầy dạy các em sung sướng. Năm đầu, và những năm sau, các em chỉ học tư
tưởng Bác. Đứa nào không thuộc bài, lần đầu phải đóng cho tao 100 ngàn ,
lần thứ hai 200 ngàn. Các em đã nghe chưa ? ( Các em đều nghe, nhưng
không em nào dám trả lời. Cũng may mà có tiếng dạ ran của phụ huynh đáp
lại ) .
Ông hiệu trưởng ra dấu cho chúng tôi vào lớp. Một cô giáo
nạ dòng, mặt mũi sơn phết son phấn, quần áo xỉn, ân cần đón chúng tôi
vào lớp. Khi cả đám đã ngồi xuống đất ẩm, vì nền nhà đã bị cô giáo ..,
cô ôn tồn nói :
-Năm nay, các em sẽ được học tư tưởng Bác. Phải chăm
chỉ học hành cho xứng đáng là cháu ngoan của Bác. Nhưng trước khi học
tư tưởng Bác, phải học thuộc lòng nội quy : không thuộc bài, nộp cô giáo
200 ngàn, nói chuyện trong lớp 300 ngàn, đi trễ 400, đái ra quần 500
ngàn
Một thằng dơ tay hỏi :
-Thầy hiệu trưởng nói không thuộc bài chỉ đóng 100 ngàn
-Thằng nào, con nào muốn lấy bao nhiêu tao đéo cần biết. Đây là giang
sơn của tao, nội quy do tao đặt ra. Đứa nào không thích thì cút. Mặt mũi
chúng mày ngu như lợn, ngoài tao ra, không có đứa nào dạy chúng mày
thành người được đâu.
Thằng nhỏ hỏi lại :
-Nếu nhà nghèo quá, không có tiền nộp thì sao ?
-Đéo cãi cọ lôi thôi nữa, không có tiền nộp thì cút. Tiên sư cha nhà
mày, nghèo mà bày đặt đi học. Tao đéo nói nhiều nữa, chỉ lộn ruột. Con
nhà mất dạy, chưa học đã phá đạo đức nhà trường. Nhắc lại cho cả lớp :
đứa nào không có tiền nộp thì cút ngay cho khuất mắt
Thằng nhỏ đứng dậy, vùng vằng ra khỏ lớp :
-Ông đéo muốn học. Ông đi chăn trâu sướng hơn.
Lớp học yên tĩnh trở lại. Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ
trống ( cánh cửa đã bị cô giáo…), hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay
cao.
Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi
bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong
trí tôi. Nhưng đó chỉ là những kỷ niệm. Ngày nay, cánh đồng không còn
một tiếng chim hót, bờ sông trở thành đất của hãng Tàu, nước sông đen,
cá chết nổi lềnh bềnh vì hóa chất.
Tiếng phấn của cô giáo gạch mạnh
trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ
nhìn cô viết và lẩm bẩm đọc : Bài tập viết :‘’ không có gì quý hơn độc lập, tự do ‘’( 1 )
( 1 ) Bài này, nếu có những câu giống văn Thanh Tịnh, chỉ là một sự tình cờ, ngoài ý muốn của tác giả.
Từ Thức
Biết được những chuyện như thế này mà đã thực sự xảy ra, thì không chỉ "thấy buồn", mà còn quá kinh hãi, lo sợ, chán nản ...
ReplyDeleteVăn hóa, văn hiến gì đây ? tan nát hết cả rồi ...
Sao mà họ phá kinh thế
Lại thêm vài đợt tỵ nạn giáo dục, tỵ nạn văn hóa mất thôi ...