Pages

Wednesday, July 11, 2018

Cả Đời Giúp Đỡ Người Khác Nhưng Vẫn Tổn Thọ Đoản Mệnh Chỉ Vì…


Ngày đưa tang, bà con lối xóm đều tiếc thương cho bố tôi là một người hiền lành lại thiện lương, hay giúp đỡ người khác, một người tốt như thế sao có thể chết sớm như vậy. Tôi lúc ấy chỉ biết khóc cùng mẹ. Sau này lớn lên đi học Phật pháp, tôi mới minh bạch lý do vì sao…

Lúc còn nhỏ, tôi là một người có được hạnh phúc mỹ mãn: Bố làm nghề kinh doanh, thành thật, uy tín, lại thường xuyên nhiệt tình giúp đỡ người khác. Mẹ làm công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, là người chăm chỉ, tiết kiệm. Hoàn cảnh gia đình an khang khá giả, mọi người trong nhà hòa thuận vui vẻ.

Mỗi khi ráng chiều nhuộm đỏ chân trời, hai bố con tôi lại đến bờ cỏ lau rậm rạp bên khe suối để câu cá. Đây là niềm say mê của bố, bởi vì bố rất chăm chỉ làm việc, bình thường rất ít có ngày nghỉ, cho nên bố thường tận dụng những buổi chiều tối để đến sông suối câu cá, mà tôi đương nhiên trở thành người bạn đồng hành cùng bố.

Bố tôi là một người câu cá có nhiều kinh nghiệm, bất kể là về kỹ thuật câu hay cách thăm dò nơi nào cá nhiều đều rất thành thạo. Chỉ cần một ngọn đèn nhỏ chiếu thẳng đến cái phao nổi trên mặt nước, chỉ cần thấy phao nhấp nhô lên xuống, lập tức nắm cần câu kéo mạnh lên, rất ít khi mà không có cá. Nếu gặp con cá to thì nên kéo lúc mạnh lúc nhẹ, theo phương hướng con cá vùng vẫy chạy đi mà buông dây theo nó, cho nó giãy giụa một phen mới kéo lên khỏi mặt nước, rồi lại dùng vợt lưới vớt lên.

Câu cá đã trở thành đam mê của Bố, cứ cá cắn câu là vật lộn một hồi, con cá giãy giụa tuyệt vọng rồi mới kéo lên mặt nước. (Ảnh: ThePinsta)

Mỗi khi gỡ cá ra khỏi móc câu, có con miệng bị xé rách, có con mắt bị thủng, mà có con miệng đang mở ra khép lại như đang nói lời oán hận, hoặc như đang la hét chửi bới. Khi dùng lưỡi câu xoắn để câu lươn lại càng đáng thương hơn, vì con lươn ăn cái gì cũng đều nuốt chửng, cho nên nó thường nuốt chửng luôn cả mồi câu cùng lưỡi câu vào bụng. Mỗi khi kéo câu, con lươn đau đớn quằn quại thân mình, oằn cong cả người lại, nhìn nó thống khổ vô cùng. Đến bây giờ nhớ lại, câu cá thực sự là một việc làm rất tàn ác, cũng thực sự là một việc làm ngu ngốc!

Sau khi tôi tốt nghiệp không bao lâu, có một ngày từ bên ngoài trở về nhà, vừa mới bước chân vào cửa chính, tôi thấy mẹ cùng các anh chị em trong nhà ôm nhau khóc lóc thảm thiết. Hỏi ra mới biết rằng bố tôi vừa phát hiện bị ung thư dạ dày. Nghe tin này, trong tâm tôi chợt nổi lên từng trận đau đớn, bi thương. Cả nhà như bị bao phủ trong một tầng không khí ảm đạm. Là một gia đình hạnh phúc mỹ mãn, quây quần vui vẻ, trong phút chốc tất cả đã sụp đổ không còn.
Khi đưa bố vào bệnh viện chữa trị, mẹ tôi lệ rơi ướt mặt, khóc xin với bác sĩ, xin bác sĩ hãy hết sức cứu chữa cho bố. Bố được đưa vào phòng phẫu thuật, bác sĩ mổ bụng của bố ra kiểm tra, rồi khâu lại, sau khi ra khỏi phòng bác sĩ lắc đầu nói với mẹ rằng: “Cứu không được nữa rồi”.

Mỗi khi gỡ cá ra khỏi móc câu, có con miệng bị xé rách, có con mắt bị thủng, nếu là lươn thì càng đáng thương hơn vì lúc kéo lên rách cả bụng quằn quại đau đớn. (Ảnh: ThePinsta)

Bố được đưa về nhà an dưỡng. Mọi người đều tìm cách giấu giếm và an ủi, nhưng mà bố cũng biết được tình trạng bản thân mình là không còn hy vọng. Bởi vì ngày ngày ông phải chịu đựng những đợt đau đớn thống khổ không ngừng, bụng cũng dần dần chướng to. Mỗi khi nhìn thấy bố rên rỉ, gào khóc, oằn mình quằn quại trong đau đớn, tôi chợt liên tưởng đến hình ảnh những con lươn bị mắc câu, cũng giãy giụa, oằn mình đau đớn như vậy. Đồng thời nhớ lại hình ảnh mỗi khi đi câu xong, mang cá về nhà bố cũng sẽ mổ bụng làm cá, như vậy có khác nào hình ảnh khi bố bị bác sĩ mổ bụng kiểm tra chứ. Sau mấy tháng chịu thống khổ của bệnh tật tra tấn, bố tôi cuối cùng cũng vĩnh biệt cuộc đời.

Ngày đưa tang, người trong khắp khu phố đều đến đưa tiễn, ai ai cũng bàn tán tiếc thương cho bố tôi là một người hiền lành lại thiện lương, hay giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn, một người tốt như thế sao có thể chết sớm như vậy. Mẹ tôi càng nghe càng đau đớn ôm quan tài khóc gào: “Nghe nói ông có tướng mệnh “nhân trung” sẽ sống lâu trăm tuổi, sao bây giờ lại nỡ đi sớm như vậy”. Còn tôi lúc đó chỉ có thể đi theo mẹ cùng khóc. Sự đời quả nhiên là vô thường.

Đời người một kiếp nhân sinh, phúc đức tự bản thân đo lường, lấy trò sát sinh tiêu kiển, quả báo ắt nhập thân lúc nào không hay. (Ảnh: 2sao)

Mãi cho đến khi tôi lớn lên đi học Phật pháp, tôi mới hiểu ra rằng: dù bố tôi suốt đời làm việc thiện, nhưng lại không hiểu Phật lý, không biết đạo lý nhân quả, ông đam mê câu cá, coi đó như một loại giải trí, tàn sát chúng sinh vô số. Ngày thường chỉ cần da thịt chúng ta bị rách cũng đã cảm thấy đau đớn đến khó chịu nổi, nên cũng có thể hiểu được sự đau đớn và thống hận của những sinh mệnh khi bị mổ bụng moi tim.

Tuy rằng bố tôi có tướng mệnh trường thọ, nhưng sát sinh là việc làm có thể bị tổn thọ nhiều nhất, hơn nữa quả báo của việc sát sinh là rất nặng nề, cho nên bố tôi vì sát sinh mà đã đánh mất tướng mệnh trường thọ của mình.

Theo NTDTV.com
Minh Phúc biên dịch

1 comment:

  1. Tác giả bài này cho rằng bố mình chết yểu là do luật Nhân-Quả,tức do cái
    Nhân sát sinh mà phải chịu cái Quả chết sớm.Thiết tưởng,nhận định như thế
    trong trường hợp này e rằng không được chính xác cho lắm.Trên đời có biết
    bao người sát sinh gấp trăm ngàn lần bố của tác giả mà họ vẫn cứ sống dai
    như thường.Tất nhiên là luật Nhân-Quả không sai,họ phải chịu quả báo nặng
    nề,nhưng không nhất định phải chịu ngay trong đời này như tác giả nghĩ.Nếu
    nghĩ như thế,tại sao tác giả không nhớ những việc từ thiện mà bố đã làm để
    được quả phúc sống lâu?Vấn đề Nhân-Quả rất là thâm diệu,không hề đơn giản
    như tác giả nghĩ.
    Tác giả nói rằng mình đã học Phật,nay xin mạn phép lạm bàn về hai vấn đề:
    1/KHÔNG SÁT SINH:Thông thường,nhiều người không sát vì có sở cầu:hoặc cầu
    phúc báo,hoặc cầu trường thọ.Không sát đúng là việc thiện,nhưng có sở cầu
    lại thành ra việc bất thiện.Vì sao?Vì cầu lợi ích cho tự ngã vậy.Việc thiện
    Bố Thí cũng thế,bố thí để cầu phúc báo cho mình thì không còn là từ thiện,
    phải nói đó là "đầu tư" mới đúng.Nếu là người học Phật chân chính,họ không
    sát sinh không vì giới cấm,không vì mong cầu phúc báo,đơn giản là vỉ từ bi,
    không nỡ nhìn chúng sinh đau khổ mà thôi.Về việc bố thí cũng vậy,họ cũng
    không vì phúc báo mà vì thương cảm những người đói khổ.Đây chính là Vô Ngã.
    2/Về việc nhân sinh thọ yểu.Tác giả đã học Phật,chắc cũng đã nghe Phật nói
    SỐNG LÀ KHỔ rồi chớ gì?Cho dù đang sống trong cảnh hạnh phúc an vui,nhưng
    cái tướng Khổ nó vẫn âm thầm trôi chảy trong tâm,Phật gọi đó là Hành Khổ.
    Thế rồi cái thân phú quý cũng phải tới lúc già yếu bệnh tật,đó là Hoại Khổ.
    Nên biết,sống lâu không phải là phúc,chết sớm không phải là hoạ.Vả lại,Phật
    cũng đã cho biết tướng "SỐNG" của tất cả chúng sinh không thật,chỉ là hiện
    tượng hư huyễn mà thôi.Và tướng "CHẾT" cũng vậy,không phải thật chết.Do đó
    mà biết bố của tác giả sẽ lại tái sinh ở cõi nào đó,tuỳ theo nghiệp thức
    Thiện-Ác lúc sinh thời vậy.Cái chết không quan trọng lắm,điều quan trọng là
    giữ tâm hạnh trong sạch khi sống.Bố của tác giả khi sống đã có tâm hạnh như
    thế,chắc chắn tái sinh vào cõi tốt đẹp,tác giả không cần buồn khổ.

    ReplyDelete