Bắt đầu từ năm 2012 là năm tấp nập các chuyến đi Á Châu, đặc biệt vùng Đông Nam Á, của
giới chức cao cấp Mỹ như Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng và
ngay cả Tổng thống Mỹ ngay sau khi thắng cử nhiệm kỳ 2. Điều này đã nói
lên sự quyết tâm của chính sách trở lại Châu Á của Mỹ. Tuy nhiên, sự trở
lại này đã gây ra nhiều lầm tưởng quá mức về sự can thiệp của Mỹ trong
vấn đề tranh chấp Biển Đông. Để hiểu rõ giới hạn của mục tiêu chuyển
hướng Châu Á của Mỹ trong nhiệm kỳ 2 của TT Obama, chúng ta cần phải
minh định hai điều:
(1) Mỹ trở lại không phải để ‘ngăn chặn’ hay ‘bao vây’ Tàu cộng;
(2) Mỹ trở lại không phải để làm trọng tài trong tranh chấp Biển
Đông hay đi xa hơn là bảo vệ biển đảo cho các quốc gia đồng minh.
Chúng ta có thể thấy năm 2014 là năm Hoa kỳ bắt đầu vận hành mạnh
mẽ trong tư thế chuyển trục về Biển Đông và Đông Nam Á sau khi Ngoại
trường Hillary Clinton làm chuyến công du sang vùng này vào tháng 11,
2011. Cựu Ngoại trưởng John Kerry cũng liên tục tuyên bố rất cứng rắn
như: “Sẽ không bao giờ các mục tiêu chiến lược lâu dài vì lợi ích của Mỹ
ở châu Á”; “Nhưng Mỹ cương quyết phản đối việc sử dụng vũ lực, gây hấn
và đe dọa để khẳng định chủ quyền lãnh thố”; và “Chúng tôi kiên quyết
phản đối bất kỳ ý kiến nào cho rằng quyền hàng hải là ưu tiên nước lớn
ban cho nước nhỏ” trong một thông điệp gửi cho TC.
Mỹ trở lại Châu Á không phải để ‘bao vây’ TC
Chính sách ‘bao vây’ (containment) TC là chính sách
từ thời chiến tranh lạnh cho tới khi Mỹ bắt lại quan hệ ngoại giao với
TC năm 1972 để cô lập Liên Xô. Từ đó chính sách ngoại giao của Mỹ đối
với TC đã chuyển từ bao vây sang ‘hội nhập’ (engagement),
tức là khuyến khích TC hội nhập vào các sinh hoạt của thế giới tự do với
hy vọng chuyển hóa suy nghĩ của giới lãnh đạo TC và tạo sự thay đổi dần
dần theo chiều hướng dân chủ.
Với chủ trương này, Mỹ đã giúp TC canh tân đất nước với những kỹ
thuật tân tiến và đầu tư; kết quả là sự tiến bộ vượt bực của TC suốt hơn
30 qua (từ 1979 sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ).
Sau một thời gian dài áp dụng, chủ trương ‘hội nhập’ vẫn không thay
đổi được bản chất độc tài của CSTC, mà ngược lại còn tạo nên một đối
thủ mới cho Mỹ trong vị thế cường quốc thế giới. Sau đó, Mỹ đã phải kiểm
tra lại chính sách hội nhập để tìm ra cách thức đương đầu với tình thế
mới. Giải pháp ‘bao vây’ không sử dụng lại được vì sự toàn cầu hóa đã
ràng buộc chặt chẽ nền kinh tế hai nước với nhau; giải pháp ‘hội nhập’
thì chỉ giúp nuôi dưỡng một đối thủ đáng gờm; còn lại là con đường ở
giữa: vừa giao thương buôn bán nhưng cũng phải có cách kiềm giữ sự bành
trướng của TC.
Chính sách này được đặt tên là ‘congagement’, vừa ‘hội nhập’ vừa ‘bao vây’.
Để thực hiện chính sách này trên khía cạnh ‘bao vây’, Mỹ đã chuyển
sức mạnh quân sự thiên về khu vực Á Châu (hơn Âu Châu) và tìm cách liên
kết với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trên bình diện
quân sự cũng như kinh tế. Và hiện tại, trục Ấn-Thái Bình Dương đang được
thành lập với Liên minh quân sự Mỹ-Ấn-Úc-Nhật.
Về mặt ‘hội nhập’ thì Mỹ vẫn tiếp tục giao thương kinh tế với TC
như thường lệ. Hội nhập trên phương diện quân sự thì khuyến khích sự
minh bạch trong các hoạt động quân sự như cùng với TC tập trận hay tạo
mối giao tiếp giữa giới lãnh đạo quân sự hai bên để học hỏi kinh nghiệm
nhằm mục đích là để giảm thiểu nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh
nguyên tử có thể bắt nguồn từ sự hiểu lầm; nếu hai bên hiểu biết tiềm
lực của nhau thì sẽ giúp ngăn cản chiến tranh xảy ra.
Ngoài ra, một cuộc chiến quân sự giữa TC và Mỹ là điều cả hai bên
đều không muốn xảy ra vì hại nhiều hơn lợi; thực tế cho thấy ngay cả TC
cũng không nghĩ họ có thể thắng Mỹ trong một cuộc chiến cục bộ. Do đó,
trận chiến giữa Mỹ và TC để kiểm soát khu vực Châu Á TBD phần nhiều sẽ
nặng về ngoại giao và kinh tế.
Một Châu Á hòa bình sẽ có lợi cho kinh tế Mỹ và chuyện này hoàn toàn không liên hệ tới vấn đề nước nào làm chủ Biển Đông.
Nếu Mỹ bị loại ra và TC trở thành đối tác chủ yếu trong khu vực thì
vị thế cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới của Mỹ sẽ bị đe dọa. Đây là
tình thế Mỹ không muốn bị rơi vào vì khu vực Châu Á TBD sẽ là khu
thương mại lớn nhất thế giới trong tương lai. Muốn đạt được nhiều lợi
ích nhất thì Mỹ phải có chân trong vùng Châu Á TBD và đồng thời cũng
phải tìm mọi cách để ngăn chặn ảnh hưởng của TC lên toàn vùng hay ít
nhất là, nếu TC trở thành cường quốc thứ nhì thế giới thì phải tuân theo
luật chơi quốc tế.
2. Mỹ xem Biển Đông là vùng tranh chấp
Đối với Mỹ thì sự xung đột ở Biển Đông chỉ được xem là một cuộc
tranh chấp giữa TC và các quốc gia tiếp giáp Biển Đông. Quan điểm này
thể hiện qua các tài liệu nghiên cứu thế giới về lời đề nghị phương cách
giải quyết ‘cùng quản lý’ (joint management), và cho rằng
TC cũng có quyền khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á và Brunei (dĩ nhiên sẽ không có chuyện
ngược lại như Việt Nam có quyền khai thác vùng Hoàng Sa do TC chiếm
giữ).
Sự thể hiện này trong các tài liệu của các cơ quan nghiên cứu Mỹ như Nhóm ICG (Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Thế giới) là một tia sáng hé lộ về lập trường của Mỹ: quan tâm của Mỹ chỉ giới hạn trong vấn đề an toàn hàng hải mà không muốn liên hệ đến chuyện chủ quyền. Vì thế, Mỹ sẽ không nhảy vào cuộc tranh cãi phân chia lãnh hải hay các hải đảo, nhất là nước gây chuyện lại là nước có giao thương lớn, quan trọng và có khả năng trả thù Mỹ bằng con đường kinh tế như TC.
Mỹ sẽ có lợi nhất khi tránh xa vấn đề tranh chấp Biển Đông, miễn là cuộc tranh chấp không gây ra cản trở giao thông hàng hải. Điều này có nghĩa là nếu không xảy ra chiến tranh quân sự làm cản trở giao thông hàng hải thì Mỹ sẽ đứng bên lề.
Lợi thế này có 2 mặt:
– Một mặt là vẫn giữ được quan hệ kinh tế tốt đẹp với TC;
– Mặt kia là lôi kéo thêm các nước trong vùng ngả vào bàn tay Mỹ để tìm sự che chở trước tham vọng bá quyền khu vực của TC.
Còn đối với Trung Cộng thì cũng có nhiều lợi:
– Thứ nhất, TC đã loại trừ được một đối thủ duy nhất là Hoa Kỳ,
quốc gia có khả năng cản đường họ lấn chiếm biển đảo và vùng biển lưỡi
bò, miễn là họ hạn chế cuộc tranh chấp trong giới hạn dân sự;
– Thứ hai, không phải tốn kém nhiều tiền cũng như nhân mạng để
chiếm được lãnh thổ vì chỉ dùng lực lượng bán quân sự (như lực lượng hải
giám trước kia, và lực lượng quân sự thực sự như bây giờ 2018); thực ra
chỉ với lực lượng hải giám và đội tàu cá ngư dân của họ là đủ sức đối
phó với Việt Nam hay Phi Luật Tân vì các tàu hải giám này là tàu quân sự
được biến cải; lực lượng tàu chiến hải quân chỉ đứng ngoài làm nhiệm vụ
đe dọa;
– Thứ ba, xâm lăng với hình thức dân sự thì dù sao cũng mang vẻ
‘yêu chuộng hòa bình’ hơn và vì thế sẽ giảm bớt sự phản đối của thế
giới; nhất là khi họ luôn luôn che đậy hành động xâm lược dưới cái vỏ
‘bảo vệ chủ quyền’ (mà họ tuyên bố Biển Đông thuộc chủ quyền không thể
tranh cãi của họ và Việt Nam hay Phi Luật Tân lại chính là những kẻ xâm
lăng dưới “mắt TC”).
3. Bứt dây… động rừng?
Tuy nhiên, kể từ khi TT Trump, chính sách đối đầu với TC ở Biển
Đông rõ ràng và dứt khoát hơn. Gần đây nhất, trong vòng một tháng, tháng
5, Hoa Kỳ cho huy động 3 hàng không mẫu hạm và tổ chức cuộc tập trận
lớn gồn 23 quốc gia mà không có sự có mặt của TC như thường lệ trong năm
nay.
Và, trong kỳ họp lần thứ 17 của Đối thoại Shangri-La 2018, Hoa Kỳ
lại thay đổi thái độ với TC, bằng những luận điệu gay gắt như trong bài
phát biểu của đại diện Hoa Kỳ. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông James
Mattis ngoài việc đề cập đến vai trò và tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với
khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mà còn lên án các hành động gia tăng quân
sự của nhà cầm quyền Bắc Kinh gần đây trên Biển Đông có thể ảnh hưởng
đến hòa bình và ổn định trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung.
Trên thực tế cũng chính Hoa Kỳ là quốc gia đã có những hành động
cứng rắn đối với việc gia tăng quân sự của Trung Cộng ở Biển Đông trong
mấy tháng vừa qua như: Lên án Tàu Cộng lắp đặt các hệ thống tên lửa hành
trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B tại các bãi đá
Chữ Thập, Vành Khăn và Subi ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt
Nam.
Độc đáo hơn nữa. thái độ diều hâu cố hữu của Hoa Kỳ đã thể hiện qua
ngày 31-5, khi được phóng viên đặt câu hỏi về khả năng Mỹ cho “nổ tung”
một trong các đảo nhân tạo mà TC bồi đắp trái phép ở Biển Đông, trung
tướng Kenneth McKenzie – Giám đốc Tham mưu liên quân Mỹ, đã đưa ra câu
trả lời hết sức cứng rắn: “Tôi chỉ muốn nói cho các bạn biết rằng quân đội Mỹ có nhiều kinh nghiệm trong việc xóa sổ các đảo nhỏ ở Tây Thái Bình Dương”.
Phải chăng sự chuyển hướng thiên về quân sự của Hoa Kỳ lần này so
với chính sách mềm mõng dựa trên ngoại giao trước kia trong cuộc đối đầu
với TC nói lên sách lược dứt khoát mới của Mỹ trong vấn đề Biển Đông
chăng?
4. Thái độ của Cộng sản Việt Nam hiện tại
Ngày 27/5 vừa qua, hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Higgins
và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Antietam của Hải quân Mỹ đã
tiến vào vùng biển thuộc phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo Cây, Linh
Côn, Tri Tôn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Dĩ nhiên, TC phùng mang trợn má phản đối bằng mồm, gọi hành động
này của Mỹ là vi phạm luật pháp quốc tế và gây tổn hại đến chiến lược
tin cậy nhau giữa quân đội hai nước.
Trong lúc đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng “mũm mĩm” “khẳng định”: “Việt
Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ
quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Và chiều 31/5, bà Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên
yêu cầu cho biết phản ứng của Việt Nam về thông tin hai tàu chiến Mỹ đi
vào vùng 12 hải lý quanh các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
gần đây; theo đó, bà Hằng nhấn mạnh: “Việt Nam tôn trọng các quyền tự
do hàng hải và hàng không ở Biển Đông của các quốc gia, phù hợp với các
quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước luật biển năm 1982
của Liên Hợp Quốc”.
Một động thái bán nước khác nữa là Phó Chủ tịch Quốc hội của CSVN
Uông Chu Lưu (cũng là một Hán gian trá hình nằm trong Quốc hội từ hơn 10
năm qua) đang dọn chỗ đón “phượng hoàng” (ám chỉ Đại Hán) vào 3 đặc khu
qua dự luật “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc”, với thời gian thuê đất là 99 năm!
Do đó, nói để mà nói thôi, vì tất cả đã được an bài qua… thế trận
biển Đông giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng như đã phân tích ở phần trên, cũng
như tình nghĩa “16 chữ vàng và 4 tốt giữa Tàu Cộng và Việt Cộng.
Và hiện tại, CSVN do Tướng Ngô Xuân Lịch,
Tổng trường Quốc phòng đang phó hội tại Hội nghị “Đối thoại Shangri-La
2018“ lần thứ 17 tại Singapore từ 31/5 đến 3/6/2018 và đã phát biểu vào
ngày 2/6 2018 trong phiên thảo luận thứ 3 với chủ đề “Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á”. Nội dung phát biểu cũng vẫn “vũ như cẩn” nghĩa là:
“Độc lập, tự chủ, tăng cường hợp tác, tuân thủ luật pháp
quốc tế là nền tảng của an ninh, hòa bình và phát triển… cần
hành xử có trách nhiệm của tất cả các bên”. Trong phần nói về vấn
đề Biển Đông, phát biểu của ông Lịch vẫn rập khuôn giống như nhiều phát
biểu của nhiều thành viên Bộ Chính trị CSBV khác là không dám nói thẳng
vào sự mục hạ vô nhân của bá quyền Bắc Kinh.
Đó là một thái độ hèn nhác của CSVN trong giai đoạn dầu sôi lữa bỏng của đát nước.
5. Kết luận
Qua các phân tích trên chúng ta thấy rõ ràng là tâm cảnh nô lệ của CSVN ngay từ ngày đầu chiếm lĩnh toàn cõi Việt Nam là:
Ngày sau ngày 30-4-1975, CSVN đã làm nô lệ cho Liên Sô qua phát biểu của Lê Duẫn: “Đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, cho Trung Quốc”.
Sau ngày 19-1-1979, ngày Đặng Tiểu Bình dạy cho Việt Nam một bài học, CSVN lại một lần nữa làm nô lệ cho Tàu Cộng.
Vì vậy, cho đến hôm nay, câu nói sau ngày 30/4/75 từ cửa miệng của mọi người dân miền Nam là: “cái cột đèn nếu có chân cũng…vượt biên tuốt!”
Và, sau 43 năm “sống chung với “lũ”” (không phải lũ lụt đâu nghe!),
chúng ta vẫn còn nhìn thấy cảnh người người miền Nam nào cũng đều muốn
rời bỏ quê hương mà đi, đi trong nỗi buồn tẻ mất quê, như những lời dưới
đây lượm lặt trên FB của tác giả Đỗ Duy Ngọc nói về sự ra đi của 3 gia
đình người bạn dù đang ở và sống trong tình trạng “đại gia” ở trong
nước.
Xin được ghi lại:
“Ai cũng buồn khi sắp rời bỏ quê hương. Ai cũng thấy đọan đường
còn lại cũng lắm gian nan. Nhưng ai cũng bảo phải đi. Sức chịu đựng đã
lên đến đỉnh rồi. Bởi cuộc sống không chỉ là tiện nghi,là vật chất để
thụ hưởng. Mà cuộc sống còn cần phải có không khí để thở, tự do để sống,
thoải mái để sinh hoạt. Sống chứ không phải để tồn tại. Sống là phải
biết tương lai và tự mình định được tương lai cuộc đời mình. Những người
bạn tui cho rằng ở lại là chấp nhận những bất công, những điều chướng
tai gai mắt mà bất lực chẳng làm chi được. Xã hội tàn nhẫn quá, con
người tàn ác quá. Ở lại là chấp nhận bị đầu độc, không chỉ bị đánh thuốc
độc ở thực phẩm, ở hơi thở mà còn bị đánh độc cả tư duy. Chưa kể đất
nước này, dân tộc này có còn tồn tại được không trước biết bao âm mưu
thâm độc của kẻ thù và sự hà hơi tiếp sức của một bộ phận có quyền lực.
Anh bạn già hỏi tui với ánh mắt buồn rầu: Cho thuê đất 99 năm thì nước
Việt còn gì? Bạn trả lời tôi đi.”
16.06.2018
TS Mai Thanh Truyết
No comments:
Post a Comment