Pages

Friday, January 17, 2020

Cô Gái Và Những Trái Táo - Nguyên Trần lược dịch


Xin vui lòng đọc câu chuyện thú vị này sắp được quay thành phim “Cô gái với những quả táo”. Một câu chuyện có thật về nhừng người còn  sống sót từ cuộc thảm sát Holocaust kinh hoàng của Đức Quốc Xã trong Đệ Nhị Thế Chiến và những cách thức bí ẩn của  Chúa đã cứu vớt nhiều người đến nước Mỹ sau khi sinh mạng của họ cần kề những ngày tháng đen tối dưới chế độ Hitler.

Tháng 8 năm 1942. Piotrkow, Ba Lan

      Bầu trời ảm đạm sáng hôm đó khi chúng tôi hồi hộp chờ đợi. Tất cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở khu phố ổ chuột Do Thái  Piotrkow đã bị dồn vào một quảng trường.
      Tin đã nhận được rằng chúng tôi sẽ phải di chuyển. Cha tôi vừa mới chết vì bệnh ban sốt. Cơn bệnh nầy đã  tràn lan qua khu ổ chuột đông đúc. Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là gia đình chúng tôi sẽ bị chia cách. 
- “Dù em có làm gì đi nữa”, Isidore, anh cả của tôi, thì thầm với tôi, “ thì cũng đừng nói với họ tuổi thật của em. Cứ nói rằng em đã 16  tuổi.”
     Thực ra, tôi hơi cao với số tuổi 11, vì vậy tôi có thể nói lớn hơn con số đó. Như vậy,  tôi có thể được như là một công nhân.
       Một người lính Phát Xít SS tiến lại gần tôi bằng đôi giầy sô dẫm trên đám đá sỏi. Anh nhìn hết cả người tôi, rồi hỏi tuổi tôi.
- “Mười sáu” tôi nói. Anh biểu tôi quay sang trái, nơi ba anh em tôi và những thanh niên khỏe mạnh khác đang đứng.
       Mẹ tôi được chuyển sang bên phải với những người phụ nữ, trẻ em, người bệnh và người già.
      Tôi thì thầm với Isidore  “Tại sao?”
Anh không trả lời.
     Tôi chạy đến bên mẹ tôi và nói tôi muốn ở lại với bà.
“Không” Mẹ tôi nghiêm khăc nói. “Đi đi. Đừng làm phiền. Hãy đi với mấy anh em của con đi”
        Bà chưa bao giờ nói quá gay gắt trước đây. Nhưng tôi hiểu: Mẹ tôi đang bảo vệ tôi. Bà thương tôi rất nhiều nhưng chỉ lần này thôi, bà  giả vờ không. Đó là lần cuối cùng tôi từng thấy bà như vậy. 
        Anh em tôi và tôi được chở trong một chiếc xe gia súc đến Đức.
       Một đêm sau, chúng tôi đến trại tập trung Buchenwald và được dẫn vào một doanh trại đông đúc. Ngày hôm sau, chúng tôi được cấp đồng phục và số căn cước.
     - “Đừng gọi tôi là Herman nữa”. Tôi nói với anh em tôi. “mà hãy gọi tôi là 94983”.
      Tôi được đưa vào làm việc trong lò thiêu của trại mà công việc là  đưa người chết vào thang máy quay tay.
      Tôi cũng vậy, cảm thấy chết. Căng thẳng đã biến tôi trở thành một con số.
       Chẳng mấy chốc, anh em tôi và tôi đã được gửi đến Schlieben, một trong những trại tập trung chi nhánh gần Bá Linh.
        Một buổi sáng, tôi nghĩ rằng tôi nghe thấy giọng nói của mẹ tôi. “Con trai” bà nói giọng nhẹ nhàng nhưng rõ ràng “Mẹ sẽ gởi cho con  một thiên thần”
     Rồi tôi tỉnh dậy. Chỉ là giâc mơ. Một giấc mơ đẹp.
     Nhưng ở nơi này không thể có thiên thần. Chỉ có công việc. Và đói. Và sợ hãi.
      Vài ngày sau, tôi đang đi dạo chung quanh trại, xung quanh khu nhà ở, gần hàng rào kẽm gai nơi lính canh không thể dễ dàng nhìn thấy. Tôi đứng đó một mình.
      Ở phía bên kia của hàng rào, tôi phát giác ra một người đúng ra là một cô bé với những lọn tóc xoăn nhẹ, gần như ánh dạ quang. Cô che khuất  một nửa người sau một cây bạch dương..
     Tôi liếc nhìn xung quanh để chắc chắc rằng không ai nhìn thấy tôi. Tôi khẽ gọi cô bằng tiếng Đức. “Em có gì để ăn không?”
      Cô không hiểu.
      Tôi nhích lại gần hàng rào và lặp lại câu hỏi bằng tiếng Ba Lan. Cô bước về phía trước. Lúc bấy giờ tôi thật gầy và hốc hác, với đám giẻ rách quấn quanh chân, nhưng cô gái có vẻ không sợ hãi. Trong đôi mắt sinh động của cô bé, tôi mới ý thức được cuộc sống.
     Cô ta lấy một quả táo từ áo khoác len của mình và ném nó qua hàng rào.
    Tôi nhanh tay chụp lấy và khi tôi bắt đầu chạy trốn, tôi vẫn nghe được cô bé với giọng nhỏ nhẹ dịu dàng: “Em sẽ gặp anh vào ngày mai nha”.
      Thế là kể tử đó, tôi tới cũng ngay chỗ hàng rào vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Cô bé luôn ở đó với một món gì đó để tôi ăn - một miếng bánh mì hay khá hơn là một quả táo.
      Chúng tôi không dám nói hay nấn ná lại vì nếu bị bắt gặp đồng nghĩa là cái chết cho cả hai chúng tôi.
      Tôi không biết gì về cô ấy, chỉ biết đó là một cô gái nhà quê  tốt bụng và cô ấy hiểu tiếng Ba Lan. Thế thôi! Tên cô ấy là gì? Tại sao cô ấy liều mạng vì tôi?
       Chỉ hy vọng là nguồn cung cấp nhỏ nhoi như vậy sẽ được kéo dài, và cô gái ở phía bên kia hàng rào đã cho tôi một ít để nuôi dưỡng tôi bằng  bánh mì và táo.
    Gần bảy tháng sau, tôi và anh em tôi bị dồn nhét vào một chiếc xe than và được chuyển đến trại Theresienstadt ở Tiệp Khắc ...
"Đừng trở lại" tôi nói với cô gái ngày hôm đó. “Chúng tôi sẽ rời khỏi đây”.
     Tôi quay về phía doanh trại và không ngoảnh lại, thậm chí không nói lời tạm biệt với cô bé mà tôi chưa bao giờ biết tên, cô gái với những quả táo.
      Chúng tôi đã ở Theresienstadt trong ba tháng. Chiến tranh đã kết thúc và các lực lượng Đồng Minh cũng đã giải tán, nhưng số phận của tôi dường như bị phong kín.
     Vào ngày 10 tháng 5 năm 1945, tôi dự định chết trong buồng đầy hơi gas  lúc 10:00 sáng.
      Trong sự yên tĩnh của bình minh, tôi cố gắng chuẩn bị xong xuôi để ra đi về vùng miên viễn. Rất nhiều lần cái chết dường như đã sẵn sàng đến với tôi, nhưng bằng cách nào đó tôi vẫn còn sống sót. Bây giờ, nó đã kết thúc.
     Tôi nghĩ đến bố mẹ tôi. Ít nhất, tôi nghĩ chúng tôi sẽ được đoàn tụ.
    Nhưng lúc 8 giờ sáng đã có một cuộc hỗn loạn. Tôi nghe thấy tiếng hét, và thấy mọi người chạy khắp mọi nơi trong trại. Và nhờ đó, tôi gặp được hết mấy anh em của tôi.
    Quân đội Nga đã giải phóng trại! Cánh cổng mở toang. Mọi người đều chạy, nên tôi cũng vậy. Thật đáng kinh ngạc, tất cả anh em của tôi đều sống sót; Tôi không biết nhờ vào phép mầu nào.... Nhưng tôi biết rằng cô gái với những quả táo là chìa khóa cho sự sống còn của tôi.
    Ở một nơi mà cái ác dường như chiến thắng thì lại có lòng tốt của một người đã cứu mạng tôi, đã cho tôi hy vọng ở một nơi không có tín hiệu gì.
     Mẹ tôi đã hứa sẽ gởi cho tôi một thiên thần, và thiên thần đã đến rồi đây.
     Cuối cùng, tôi tìm đường đến Anh, nơi tôi được một tổ chức từ thiện Do Thái bảo trợ. Tôi được đưa vào một nhà trọ với những cậu bé khác sống sót sau cuộc tàn sát Holocaust và được đào tạo về ngành điện tử. Sau đó tôi đến Mỹ, nơi anh trai Sam của tôi cũng đã chuyển đến đó. Tôi phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên, và trở về Thành phố Nữu Ước sau hai năm.
     Đến tháng 8 năm 1957 tôi đã mở cửa hàng sửa chữa điện tử của riêng mình và cuộc đời bắt đầu ổn định.
     Một ngày nọ, người bạn Sid mà tôi quen biết từ Anh gọi cho tôi nói: “Tôi đã có người yêu. Cô ấy có một cô bạn Ba Lan. Bạn hãy hẹn hò với cô bạn đó cho chúng ta thành hai cặp.”
      Một cuộc hẹn hò chưa thấy mặt nhau? Không, đó không phải là cách của tôi. Nhưng Sid cứ kèo nài tôi, và vài ngày sau chúng tôi đã đến khu vực Bronx cùng tham dự cuộc hẹn hò của anh ấy và cô bạn Roma.
      Tôi đã phải thừa nhận, đối với cuộc hẹn hò chưa biết mặt quả thật không tệ lắm. Roma là một y tá tại bệnh viện Bronx. Nàng tốt bụng và thông minh. Xinh đẹp quá, với những lọn tóc nâu xoáy và đôi mắt màu xanh lá cây hình quả hạnh nhân lấp lánh trong cửa sổ linh hồn..
     Bốn người chúng tôi lái xe ra đảo Coney. Roma rất hòa mình thân thiện và dễ gần. Hóa ra nàng cũng có cùng cảm giác với những cuộc hẹn hò một người chưa từng gặp mặt!
     Lúc ban đầu, cả hai chúng tôi chỉ đển với nhau vì nễ lòng tốt bạn bè muốn kết hợp. Chúng tôi đi dạo trên cầu tàu, tận hưởng làn gió Đại Tây Dương mặn nồng, rồi ăn tối bên bờ biển. Tôi không thể nhớ có một thời gian nào tốt hơn như vậy.
    Chúng tôi cùng lên  xe của Sid, Roma và tôi ngồi hàng ghế sau.
     Là những người Do Thái Châu Âu sống sót sau chiến tranh, chúng tôi nhận thức rằng còn nhiều điều chưa nói hết với nhau. Roma thì thầm bên tôi: “Anh ở đâu” cô khẽ hỏi “trong chiến tranh?”
     "Các trại" tôi nói. “Những ký ức kinh hoàng vẫn còn sống trong anh, những mất mát không thể khắc phục. Anh đã cố quên. Nhưng chắc em  không bao giờ có thể quên”. Nàng  gật đầu. "Gia đình em đã trốn trong một trang trại ở Đức, cách Berlin không xa" Roma nói với tôi. “Cha em biết một linh mục, và ông ấy đã đưa cho gia đình em giấy tờ Aryan”
      Tôi tưởng tượng làm thế nào mà nàng phải chịu đựng sự sợ hãi như một người bạn đồng hành liên tục. 
     Nhưng ở đây, cả hai chúng tôi đều sống sót trong một thế giới mới.
    “Có một trại bên cạnh nông trại” Roma tiếp tục. 'Tôi thấy một cậu bé ở đó và tôi đã ném táo mỗi ngày.'
     Thật là một sự trùng hợp đáng kinh ngạc khi nàng đã giúp đỡ một cậu bé khác. “Cậu ấy trông như thế nào? Tôi hỏi.
    “Cậu ta cao, gầy và đói. Em đã nhìn thấy cậu ta mỗi ngày trong vòng sáu tháng”
    Trái tim tôi đã rộn lên Tôi không thể tin được. Điều này hoàn toàn là không thể. “Có phải cậu ta đã nói với em là đến một ngày nào đó đừng quay lại vì cậu ấy đã rời khỏi Schlieben?”
     Roma kinh ngạc nhìn tôi “Đúng!”
      -“Em ơi! Người con trai đó chính là anh đây” Tôi đã sẵn sàng để vỡ òa trong niềm vui và sự sợ hãi, cũng như tràn ngập cảm xúc. Tôi không thể tin được! Thiên thần của tôi đây rồi.
“Anh không để cho em đi đâu”. Tôi nói với Roma. Và ngay ở phía sau xe vào ngày hẹn hò không biết trước,  tôi đã cầu hôn nàng Tôi không muốn chờ đợi.
“Anh thật điên rồi!” nàng nói. Nhưng vẫn mời tôi đến gặp cha mẹ nàng – hay nói rõ hơn là ông bà nhạc tương lai của tôi-cho bữa ăn tối  Shabbat vào tuần sau.
       Có rất nhiều điều tôi mong đợi để tìm hiểu thêm về Roma, nhưng điều quan trọng nhất tôi luôn biết: sự kiên định, lòng tốt của nàng.
Bằng cớ là trong nhiều tháng, trong hoàn cảnh tồi tệ và nguy hiểm nhất, nàng đã đến hàng rào để nuôi sống tôi bằng những quả táo ân tình và nhất là đã cho tôi niềm hy vọng. Bây giờ tôi đã tìm thấy Roma  một lần nữa, tôi không bao giờ có thể để nàng rời đi.
      Hôm đó, nàng gật đầu ưng thuận và tôi sung sướng đã giữ lời. Sau gần 50 năm kết hôn với sự ra đời của hai đứa con và ba đứa cháu, tôi chưa bao giờ để nàng ra đi và tôi đã ngụp lặn trong hạnh phúc tuyệt vời với Roma, người vợ yêu dấu và cũng là thiên thần xếp đôi cánh trắng để ở lại bên chồng./.

 Herman Rosenblat - Bờ biển Miami, Florida

Câu chuyện này đang được dựng thành phim có tên là Hàng Rào. Email này dự định sẽ tiếp cận 40 triệu người trên toàn thế giới.
Xin hãy tham gia với chúng tôi để tạo thành một liên kết trong chuỗi tưởng niệm và giúp chúng tôi phổ biến trên khắp thế giới.
Xin đừng xóa bỏ. Bạn sẽ chỉ mất một phút để vượt qua điều này.
Cảm ơn!

 THE GIRL WITH THE APPLES!


      Please read this interesting story that is about to be into a movie. The girl with the apples. A true story of survival from the Holocaust in the 2nd World War and the mysterious ways of God that drew people together here in America after their lives had touched in the dark days of Hitler.

August 1942. Piotrkow, Poland
      The sky was gloomy that morning as we waited anxiously.
All the men, women and children of Piotrkow's Jewish ghetto had been herded into a square.
      Word had gotten around that we were being moved. My father had only recently died from typhus, which had run rampant through the crowded ghetto. My greatest fear was that our family would be separated.
 'Whatever you do,' Isidore, my eldest brother, whispered to me, 'don't tell them your age. Say you're sixteen.’
 'I was tall for a boy of 11, so I could pull it off. That way I might be deemed valuable as a worker.’
       An SS man approached me, boots clicking against the cobblestones. He looked me up and down, and then asked my age.
 “Sixteen” I said. He directed me to the left, where my three brothers and other healthy young men already stood.
         My mother was motioned to the right with the other women, children, sick and elderly people.
      I whispered to Isidore, “Why?”
He didn't answer.
      I ran to Mama's side and said I wanted to stay with her.
“No”she said sternly.
“Get away. Don't be a nuisance. Go with your brothers”
       She had never spoken so harshly before. But I understood: She was protecting me. She loved me so much that, just this once, she pretended not to. It was the last I ever saw of her.
         My brothers and I were transported in a cattle car to Germany.
      We arrived at the Buchenwald concentration camp one night later and were led into a crowded barrack. The next day, we were issued uniforms and identification numbers.
“Don't call me Herman anymore” I said to my brothers. “Call me 94983”
 I was put to work in the camp's crematorium, loading the dead into a hand-cranked elevator.

I, too, felt dead. Hardened, I had become a number.
 Soon, my brothers and I were sent to Schlieben, one of Buchenwald 's sub-camps near Berlin.
        One morning I thought I heard my mother's voice.
“Son” she said softly but clearly “I am going to send you an angel”
 Then I woke up. Just a dream. A beautiful dream.
 But in this place there could be no angels. There was only work. And hunger. And fear.
 A couple of days later, I was walking around the camp, around the barracks, near the barbed wire fence where the guards could not easily see. I was alone.
 On the other side of the fence, I spotted someone: a little girl with light, almost luminous curls. She was half-hidden behind a birch tree.
 I glanced around to make sure no one saw me. I called to her softly in German. “Do you have something to eat?”
 She didn't understand.
 I inched closer to the fence and repeated the question in Polish. She stepped forward. I was thin and gaunt, with rags wrapped around my feet, but the girl looked unafraid. In her eyes, I saw life.
 She pulled an apple from her woolen jacket and threw it over the fence.
 I grabbed the fruit and, as I started to run away, I heard her say faintly, “I'll see you tomorrow.”
         I returned to the same spot by the fence at the same time every day. She was always there with something for me to eat - a hunk of bread or, better yet, an apple.
 We didn't dare speak or linger. To be caught would mean death for us both.
      I didn't know anything about her, just a kind farm girl, except that she understood Polish. What was her name? Why was she risking her life for me?
 Hope was in such short supply, and this girl on the other side of the fence gave me some, as nourishing in its way as the bread and apples.
 Nearly seven months later, my brothers and I were crammed into a coal car and shipped to Theresienstadt camp in Czechoslovakia ..
 “Don't return” I told the girl that day. “We're leaving”
 I turned toward the barracks and didn't look back, didn't even say good-bye to the little girl whose name I'd never learned, the girl with the apples.
    We were in Theresienstadt for three months. The war was winding down and Allied forces were closing in, yet my fate seemed sealed.
 On May 10, 1945, I was scheduled to die in the gas chamber at 10:00 AM.

In the quiet of dawn, I tried to prepare myself. So many times death seemed ready to claim me, but somehow I'd survived. Now, it was over.
 I thought of my parents. At least, I thought, we will be reunited.
 But at 8 a.m. there was a commotion. I heard shouts, and saw people running every which way through camp. I caught up with my brothers.
 Russian troops had liberated the camp! The gates swung open. Everyone was running, so I did too. Amazingly, all of my brothers had survived; I'm not sure how. But I knew that the girl with the apples had been the key to my survival.
 In a place where evil seemed triumphant, one person's goodness had saved my life, had given me hope in a place where there was none.
 My mother had promised to send me an angel, and the angel had come.
 Eventually I made my way to England where I was sponsored by a Jewish charity, put up in a hostel with other boys who had survived the Holocaust and trained in electronics. Then I came to America, where my brother Sam had already moved. I served in the U.S. Army during the Korean War, and returned to New York City after two years.
 By August 1957 I'd opened my own electronics repair shop. I was starting to settle in.
 One day, my friend Sid who I knew from England called me.
”I've got a date. She's got a Polish friend. Let's double date”
A blind date? Nah, that wasn't for me. But Sid kept pestering me, and a few days later we headed up to the Bronx to pick up his date and her friend Roma.
 I had to admit, for a blind date this wasn't so bad. Roma was a nurse at a Bronx hospital. She was kind and smart. Beautiful, too, with swirling brown curls and green, almond-shaped eyes that sparkled with life.
 The four of us drove out to Coney Island. Roma was easy to talk to, easy to be with. Turned out she was wary of blind dates too!
 We were both just doing our friends a favor. We took a stroll on the boardwalk, enjoying the salty Atlantic breeze, and then had dinner by the shore. I couldn't remember having a better time.
 We piled back into Sid's car, Roma and I sharing the backseat.
 As European Jews who had survived the war, we were aware that much had been left unsaid between us. She broached the subject, “Where were you?”she asked softly, “during the war?”
 “The camps” I said. The terrible memories still vivid, the irreparable loss. I had tried to forget. But you can never forget.                       She nodded. “My family was hiding on a farm in Germany, not far from Berlin” she told me. “My father knew a priest, and he got us Aryan papers”
 I imagined how she must have suffered too, fear, a constant companion. And yet here we were both survivors, in a new world.
 “There was a camp next to the farm” Roma continued. “I saw a boy there and I would throw him apples every day”'
 What an amazing coincidence that she had helped some other boy. “What did he look like?“ asked.
 “He was tall, skinny, and hungry. I must have seen him every day for six months”
        My heart was racing. I couldn't believe it. This couldn't be. “Did he tell you one day not to come back because he was leaving Schlieben?”
 Roma looked at me in amazement. “Yes!”
 “That was me!”
        I was ready to burst with joy and awe, flooded with emotions. I couldn't believe it! My angel.
-“I'm not letting you go” I said to Roma. And in the back of the car on that blind date, I proposed to her. I didn't want to wait.
-“You're crazy!” she said. But she invited me to meet her parents for Shabbat dinner the following week.
        There was so much I looked forward to learning about Roma, but the most important things I always knew: her steadfastness, her goodness. For many months, in the worst of circumstances, she had come to the fence and given me hope. Now that I'd found her again, I could never let her go.
 That day, she said yes. And I kept my word. After nearly 50 years of marriage, two children and three grandchildren, I have never let her go.

Herman Rosenblat of Miami Beach , Florida

This story is being made into a movie called The Fence.
This e-mail is intended to reach 40 million people world-wide.
Join us and be a link in the memorial chain and help us distribute it around the world.
 Please don't just delete it.
It will only take you a minute to pass this along.
Thanks!

1 comment:

  1. Thật là kỳ diệu, duyên trời đã định, khg sao chạy thoát.
    Cám ơn Chi TK nhe.
    Vinh.

    ReplyDelete