Tuy sống
chung với nhau, nhưng đôi lúc hình như họ không còn hiểu nhau được nữa mặc dù
hai vợ chồng cùng sử dụng một thứ ngôn ngữ!
Tây gọi đây
là solitude à deux còn người mình thì văn chương hơn nói đó là nỗi cô đơn đồng sàng dị
mộng.
Ông ở nhà
trước, thì bà ở nhà sau, bà ở dưới bếp thì ông ở trên lầu, ông gõ laptop thì bà
ôm TV, ông ăn trước thì bà ăn sau, bà đi phố thì ông ở nhà, bà nói nhiều thì
ông nín thinh hay ngược lại,v.v.
Các nhà
phân-tâm-học nói gì về hiện tượng nầy?
Vậy vợ chồng có thể nào hoàn toàn
hiểu nhau được hết không?Làm sao có
được sự đồng cảm?
Câu trả lời là có, nhưng có lẽ ở lúc ban đầu, lúc còn
mới toanh mà thôi. Về lâu về dài thì có thể hơi khó khăn hơn vì cuộc tình cũng
đã nguội lạnh đi phần nào theo năm tháng cũng như những chiều chuộng mơn trớn,
những săn đón ân cần đã không còn như xưa nữa.
Đây chỉ nói chung chung chớ người gõ cũng không dám
quơ đũa cả nắm đâu!
Cũng có những cặp cũng còn rất mặn nồng tình nghĩa,
tuy thỉnh thoảng có hơi khắc khẩu đôi chút cho vui cửa vui nhà vậy thôi và sau
đó lại làm lành trở lại.
Nhà phân tâm học Jacques Lacan đã trả lời một cách mĩa
mai cho những cặp vợ chồng mà sự bất-hòa xảy ra kinh niên như sau: “Họ chỉ có
thể nghe và hiểu nhau hơn khi họ la hét với nhau mà thôi”.
(Jacques
Marie Émile Lacan April 13, 1901 – September 9, 1981) was
a French psychoanalyst and psychiatrist who made prominent
contributions to psychoanalysis and philosophy, and has been called 'the most
controversial psycho-analyst since Freud)
Vậy vợ chồng có
thể hiểu nhau được không? Làm sao có được sự đồng cảm?
Helène
Fresnel đã phân tích vấn nạn trên qua bài viết Hommes et femmes
peuvent il s’entendre? Đăng trong tạp chí Psychologies no 297 juin
2010.
Xí
cái bản mặt thấy mà PHÁT ghét!–-Solitude à deux- cô đơn đồng
sàng dị mộng
Mới
có sống chung vợ chồng được có 45 năm thôi
Bây giờ như cặp khỉ già, Nhưng mà vẫn cứ “mình à, mình ơi
Dưới đây là bài phỏng dịch của tác giả-
-/Không thể nào hiểu nhau được nữa
Theo nhà phân tâm học nổi tiếng S. Freud, thì không thể
nào có được một người chồng hoàn toàn 100% là đàn ông, cũng như không thể nào
có một người vợ hoàn toàn 100% là đàn bà được!
(Sigmund Freud (6 May
1856 – 23 September 1939), was an Austrian neurologist who founded the psychoanalytic school of psychiatry).
Trong mỗi người của họ, chồng cũng như vợ, đều có hình
bóng của một người khác phái tính.
Cái hình bóng trong vô thức của chồng là một người thuộc
phái nữ, còn trong vô thức của người vợ có ẩn hiện cái bóng của một người thuộc
phái nam!
-/ Bà quá bí mật, ông phải câm nín
Trong một cặp vợ chồng không phải chỉ có hai người mà
thôi, nhưng thật ra phải có tới bốn người
lận (?)!
Hai người thật ở phía trước sân khấu và hai cái bóng của
họ ở phía sau hậu trường.
Hai vợ chồng đều mong muốn có thể chôn mất đi hai cái
bóng nói trên để họ có thể tự khẳng định phái tính của họ.
Marie Laure Colonna, một nhà phân tâm học thuộc trường phái Jung (pschyanaliste jungienne)
nói rằng: “Với
tư cách là một người đàn bà, tôi yêu người đàn ông nào gần gũi với phần đàn ông
trong vô thức của tôi, đó có thể là cha hay cũng có thể là phần nam tính của mẹ
mình.
Ngược lại ở
người đàn ông thì họ yêu người đàn bà nào gần gũi nhất với hình bóng người phụ
nữ trong vô thức của họ, và đó có thể là mẹ, là chị, hay cũng có thề là phần nữ
tính của cha mình...”
Trong mỗi người đàn ông lúc nào cũng có mẫu người đàn
bà ẩn núp trong vô thức (inconscience) và điều nầy ảnh hưởng
không ít vào việc tạo ra nhân cách của chính họ.
Đối với người đàn bà thì họ cũng có cùng một mô hình tạo
lập nhân cách như ở người đàn ông.
Hiện tượng lưỡng tính tâm lý bisexualité psychique đã giải thích phần nào sư thu
hút với người kia cũng như lòng ước muốn “nghe
nhau”, nhưng than ôi, đó cũng chưa đủ để chúng ta, vợ và chồng, có thể
phải hiểu nhau và đồng cảm với nhau được.
Người kia luôn luôn thoát ra khỏi ta và
cuộc sống của hai người đôi khi đượm vẻ trật nhịp sâu xa.
Lý thuyết của Carl Gustav Jung
(1875-1961): Trích dẫn
“Carl
Gustav Jung là người cùng thời với Freud, một nhà phân tâm học tại Zurich. Lúc
đầu, Jung là môn đệ trung thành của chủ thuyết Freud (Freudianism) sau khi tiếp
xúc với Freud tại Áo, vào năm 1907. Nhưng sau đó, ông từ chối hoàn toàn chủ
thuyết của Freud, cho rằng đó là lý thuyết dục tính đã bị đồng hóa bởi dục tính
cá nhân của Freud; và do đó, ông nỗ lực xây dựng một lý thuyết mới, gọi là
"tâm lý trị liệu".
Theo đánh giá của Calvin S. Hall
và Gardner Lindzey, trong "Theories of Personality" (32), thì Jung
luôn luôn sáng tạo trong cách phân tích tâm lý của mình. Với ông, cái tự ngã
(personality) như là một tổng thể bao gồm các mặt của đời như: ý thức, vô thức,
cảm thức, cá nhân, xã hội, nữ tính, nam tính, nhân tính, thú tính, tri giác,
trực giác v.v..., tất cả tính chất đó được xem như là tác năng của một
"trục nhân tính" (axis of the personality). Do đó, theo Jung, trong nam giới có chứa những nữ tính, trong
nữ giới có chứa những nam tính. Tương tự như thế đối với những thú tính
(animal nature) và nhân tính (personality) trong cùng một con người.
Và cũng từ đó, Jung phân tích bệnh
lý qua các hội chứng như: dồn nén (repression), mặc cảm (oedipe), giận dữ, tức
tối (truculent), trầm mặc (inhibited), qui kỷ (egocentric), đa cảm
(hyperémotivité) v.v... đều xuất sinh từ ý thức tự ngã, những ấn tượng, tri
giác, ký ức, cảm xúc... đã qua và bị dồn nén vào vô thức tạo thành những
xung năng (pulsion) gây nên trạng thái bất bình, bất an, bực tức, căng thẳng
cho dòng chảy của tâm lý. (33)
Mặc dù Jung phê bình Freud, như
vừa đề cập ở trên, nhưng chúng ta thấy lý thuyết của Jung nhằm vào các hiện
tượng tâm lý nhiều hơn là bản chất của tâm lý như ở tâm lý học Freud. Tuy
nhiên, lý thuyết của cả Freud và Jung đều là những dấu ấn vàng son, đặc sắc
trong lịch sử tâm lý học hiện đại”.
-/ Tại sao người chồng không bao giờ thố lộ ra những nỗi niềm
chất chứa trong lòng?
Theo nhà phân tâm học Marie Laure Colonna cho biết:
« chúng ta tiến hóa trong một xã hội phụ hệ société patriarcale, trong đó sức mạnh và sự cường tráng virilité không cho phép người chồng biểu lộ ra ngoài những cảm xúc, nhũng tình cảm
yếu hèn của anh ta.
(Marie Laure Colonna: DEA de philosophie, Paris IV, Sorbonne – 1983.
Psychanalyste didacticienne à la SFPA - Société Française de Psychologie
Analytique – 2002).
Nét văn hóa trong xã hội loài người đã thôi thúc ông phải
cắt đứt hết mọi tình cảm cá nhân.
Ông phải câm nín, tịnh khẩu, vì không còn biết phải nói
ra bằng ngôn từ nào nữa.
Ông phải đè nén những cảm xúc cá nhân của mình vào trong
hố sâu của vô thức. Mỗi khi những tình cảm nầy trỗi dậy, ông không còn biết
cách nào để thốt ra bằng lời được.
Nói chung, ông chỉ còn có cách là rút vào cố thủ trong sự
câm lặng, và nếu có một vấn đề nào đó xuất hiện ra thì ông ta không có khả năng
nói ra thành tiếng được.
Thế giới nội tâm làm cho ông lo ngại, cảm thấy mình bị đe
dọa và tâm thần bất ổn.
-/ Bà nói nhiều,
ông nín khe
Theo nhà phân tâm họcYves Despelsenaire thì sự câm nín của
người chồng lúc người vợ chờ mình nói có nguyên nhân là vì ông ta bị nghẹn lời
á khẩu.
“ Trước mặt người
đàn bà, người đàn ông cảm thấy như họ đang đứng trước mặt một nỗi bí ẩn của sự
ham muốn désir và khoái lạc jouissance.”
Trong người chồng, người vợ đã có chỗ đứng thật rõ rệt rồi,
nhưng người vợ thì không phải như vậy.
Vợ chờ chồng nói, chờ trả lời nhưng làm sao anh ta nói gì
được trước một người đàn bà quá mưu lược (?)
(intrigante). Bà ta đã làm
ông nghẹn lời (?).
«L’univers de l’intériorité les angoisserait, leur
apparaitrait menaçant,
déstabilisant. Le psychanalyste Yves Depelsenaire observe pour sa part que si les hommes restent silencieux quand
les femmes attendent qu’ils leur parlent, c’est parcequ’elles les laissent sans
voix. « Face à la femme, l’homme est quand même devant l’énigme d’un désir et d’une jouissance. Chez lui,
elle est localisée. Pas chez elle. Que voulez vous qu’il dise à cette
partenaire si intrigante? Elle le laisse interdit. »
Trước mặt một người đàn bà quá lấn át, người đàn ông
nói chung, thường có khuynh hướng trốn chạy. Họ đè nén tình cảm vào bên trong
và làm như thế họ có cảm giác tăng cường được nội lực của mình qua sự câm nín.
Theo Marie Laure Colonna, 80% trao đổi giữa vợ chồng
không thông qua bằng lời nói (non verbale)
nhưng nhờ vào các cảm quan (perception)
mà chúng ta có thể hiểu nhau được.
Khi người chồng thương yêu vợ mình, anh ta không cần
phải nói ra nhưng sẽ chứng tỏ bằng hành động: anh ta lăn xả vào bếp, xào nấu, rửa
chén, múa lân, chia sẻ sinh hoạt với
vợ mà không cần phải nói đến hoặc kể công (?), ngoại trừ mấy năm đầu lúc mới gặp
nhau, anh ta hơi màu mè nên thích khoác bộ áo hiệp sĩ hào hùng…
Theo các nhà tâm lý học, sự sai lầm của các bà vợ là tại
sao theo đuổi chồng mình bằng ngôn từ để rồi anh ta vọt mất…Nhưng nếu vậy thì
nghĩ cho cùng, khỏe cho cả ông lẫn bà, tránh cái cảnh chiến tranh lạnh hoặc cái
cảnh…đồng sàng dị mộng và không còn trói buộc nhau nữa!
Và, tự do ôi, ta lại chào mi một lần nữa trong cuối đời!
-/ Đàn ông khác
đàn bà
Bà nói nhiều, ông câm nín. Đúng lắm, nhưng không phải
lúc nào cũng như vậy đâu.
Rất nhiều giả thuyết khoa học cho rằng đó có thể là do
nguyên nhân thuần túy sinh học mà ra.
Các nhà khảo cứu của University of Sheffield ở Anh Quốc
cho biết, giọng nói của quý bà và quý cô được cấu tạo bởi những làng sóng âm
thanh rất phức tạp. Não bộ của quý ông đòi hỏi phải có nhiều cố gắng mới hiểu
được. Về lâu về dài não bị mỏi mệt vì vậy các ông không còn nghe thấy được gì hết.
Theo Allan
& Barbara Pease, tác giả của quyển sách bestseller «Why
men don’t listen & women can’t read maps», thì
ngày xa xưa, cách nay lối mười ngàn năm, đàn ông phải đi săn trong rừng nên có
thói quen phải giữ sự im lặng, ít nói để săn. Đàn bà ở nhà lo trông nom nhà
cửa, lo trong lo ngoài, vừa la hét con cái và cũng vừa phải giao tế với xóm
giềng nên bắt buộc cần phải nói nhiều và nói thường xuyên.
Và về
lâu về dài theo thời gian các đặc tính tiêu biểu trên đã gắn vào não bộ của
người đàn ông và của người đàn bà cho đến ngày hôm nay.
Allan Pease còn nói rằng não của đàn ông chỉ program để làm mỗi lần một việc mà thôi.
Họ chỉ sử dụng có một bán cầu não (thường là phía trái) để suy nghĩ. Mỗi khi ngừng
xe lại để đọc bản đồ là họ cần phải vặn nhỏ cái radio xuống rồi mới có thể đọc
được.
Đang xem TV mà bà xã hỏi thì có ông nào nghe đâu. Bởi
vậy lúc các ông xã đang lái xe, các bà xã đừng nên nói đừng nên hỏi gì hết vì
có thể nguy hiểm đó!
Ngược lại ở đàn bà, mỗi khi suy nghĩ họ thường sử dụng
cả hai bán cầu não phía trái và phía phải, và nhờ vậy các bà có thể dễ dàng làm
được nhiều việc cùng một lúc.
Đàn bà có thể vừa đọc sách và vừa nghe radio hoặc vừa
làm bếp nấu nướng vừa nói điện thoại.
Các bạn có để ý không, trong các siêu thị ở quày trả
tiền thường các cô thu ngân viên, mắt vừa nhìn các món hàng, tay thì bấm máy
lia lịa, đôi khi vừa làm vừa trả lời khách hàng hoặc vừa viết và vừa nói điện
thoại kẹp nơi cổ.
Nếu được hỏi thình lình phía nào là tay phải, phía nào
là tay trái, các bà thường hay lộn nếu họ không nhìn vào chiếc nhẫn đeo trên
tay.
Các ông thường phàn nàn các bà là miệng thì biểu người
ta quẹo trái nhưng trong đầu họ thật sự muốn mình quẹo mặt.
Đàn ông thán phục Đàn bà về cách bắt chuyện giữa đám
đông hay trong các buổi tiệc. Mặc dù toàn là khách lạ nhưng các bà vẫn có cách
trao đổi với nhau về đủ thứ chuyện, người này khen qua người kia khen lại, nói
đẩy đưa quên thôi…
Các bà cho rằng các ông thường hay lạnh nhạt về tình cảm,
ít thố lộ tâm sự và có vẻ kín đáo e dè trước đám đông. Các bà nghĩ rằng Đàn bà
có nhiều tình cảm hơn Đàn ông, còn các ông thì cho rằng bọn họ cũng rất tình cảm
nhưng ít bộc lộ ra ngoài.
Tuy nhiều lúc thấy người Đàn ông im lặng nhưng thật sự
chính lúc đó họ nói một cách âm thầm cho chính họ! Đàn ông không thích ai cho
mình ý kiến nầy nọ.
Sự ít nói của người Đàn ông có thể được người Đàn bà
hiểu lầm là mình không còn được thương nữa (?). Nhưng cũng có ông lại thích nói
nhiều, nói uyên thuyên khi được người khác phái hỏi chuyện và quên hẳn đi một nửa
của mình bên cạnh!
Đối với chuyện chăn gối, các bà thường trách các ông
thiếu sự lãng mạn, sao chỉ muốn vụ đó một cách nhanh chóng, sau đó thì quay lăn
ra ngủ khò quên cả người ta nằm bên cạnh. Còn các ông đôi khi trách các bà hơi
thụ động và thiếu sáng kiến.
Nói
tóm lại, theo Allan Pease thì men want to
have sex but women want to make love.
Đàn
ông thường trách đàn bà thường hay nói nhiều, nói đay nghiến nagging, hay chê bai và nói móc lò và cũng như thường hay đem chồng ra so sánh
với người khác quá. Thậm chí có khi còn chê bai chồng mình trước mặt con cái và
người lạ.
Nói chuyện mới đã đành đi, đàng này chuyện cũ
đã được nói nhiều lần rồi các bà vẫn có thể hâm nóng lại và đem ra nói nữa, nói
mãi.
Ở
người Đàn bà, các dữ kiện, tín hiệu, thông tin bên ngoài được cất giữ trong não
của họ một cách khá lộn xộn. Cách duy nhất để các bà đem vấn đề ra ngoài là phải
nói nó ra và nhìn nhận nó.
Bởi
vậy Đàn bà nói nhiều hơn Đàn ông là lẽ thường. Các bà cần nói ra để bớt căng thẳng
tinh thần, để làm giảm stress. Các
ông phải ráng mà nghe thôi và đừng bao giờ đề nghị một giải pháp nào hết cho vấn
đề mà các bà tuôn ra. Các bà chỉ cần có người ngồi nghe chớ không phải các bà
muốn tìm cách giải quyết vấn đề đâu.
Ở
Đàn bà, việc nói chuyện và việc tâm sự là cách duy nhất để họ dễ làm bạn với
nhau. Tuy cả ngày đã đi shopping với
bà bạn, mà khi vừa về đến nhà các bà cũng còn chuyện để nói với nhau qua điện
thoại cả tiếng đồng hồ nữa.
Các
ông mỗi khi cần nói chuyện là họ đi thẳng vào vấn đề. Ở người Đàn ông các tín
hiệu thông tin bên ngoài được cất giữ riêng rẽ trong những ngăn riêng biệt
trong não. Cuối ngày các ông đem nó ra ngoài rất dễ dàng để giải quyết (?).
Các
bà cũng có những khổ tâm riêng, phải giải quyết phần lớn những gánh nặng một
mình thí dụ như, vừa phải lo cho chồng vừa lo cho con, vừa sắp đặt nhà cửa cho
sạch sẽ ngăn nắp vừa lo chu toàn ngân quỹ của gia đình, nên bà có nhiều stress,
và có khi cũng cần phải nói ra để mong được chia sẻ cho nhẹ…gánh. Nhưng có ông
có tật hay quên hoặc toàn hứa lèo hứa cuội, nên bắt buộc các bà phải nói nhiều,
nói mãi. Tại sao cùng là đàn ông mà có người vầy người khác! Có bà gánh chịu một mình không xuễ lại đâm ra
quẫn trí, và gây ra nhiều cảnh đổ vỡ tan nát cả mái ấm gia đình mà chúng ta đã
từng đọc trên báo chí!
Nhưng
việc nói nhiều, nói mãi của các bà thường làm các ông bực mình không ít, Tây gọi
đây là những irritants, hay sự hành hạ
về tinh thần rất nguy hiểm đã tạo ra những cảnh dở khóc dở cười như chúng ta đã
từng nghe thấy!
Thế giới ta-bà là đó! Hỉ nộ aí ố là đây!
Nhưng nếu các bà im lặng, thì các ông phải đề phòng là
có điều chẳng lành sắp xảy ra đó, còn tệ hơn nữa là các bà phớt tỉnh ăn glê, không thèm đếm xĩa đá động gì đến
các ông và xem các ông như nơ pa
không có, đó là dấu hiệu sắp rã hùn rồi, đố tránh khỏi!
-/ Bộ xúi dại hả?
Tại sao bà nói nhiều
quá vậy? Tại sao ông hổng chịu nói gì hết? Đó là những câu mà nhà tâm lý học
Leven Migerode nghe kể mỗi ngày trong trung tâm tư vấn vấn đề hạnh phúc vợ chồng
của ông ta tại Vương quốc Bĩ.
(Psychologist, trainer in couple and family therapy
at uzleuven. Brussels Area, Belgium).
Sau vài
chục năm sống chung với nhau nhiều cặp vợ chồng có khuynh hướng ít nói hơn xưa.
Họ chỉ trao đổi với nhau vài lời lúc nào thật cần thiết mà thôi.
Tình huống nầy càng trở nên đậm nét hơn khi cả
hai đều nghĩ hưu và bắt buộc phải ở bên nhau suốt ngày suốt đêm, suốt tháng,
suốt năm. Đây có thể là ác mộng của nhiều cặp vợ chồng già, cả ông lẫn bà.
Theo Giáo sư L. Migerode, có nhiều cặp vợ chồng
tuy nói ít, nhưng họ vẫn cảm thấy hạnh phúc bên nhau.
Thật ra, sự im lặng tự nó chẳng phải xấu hay
tốt. Tất cả còn tùy thuộc vào cách hành xử của mỗi người.
Nhiều người nói nhiều quá nhưng không bao giờ
biết lắng tai nghe người kia nói gì.
Một cuộc tranh cải xây dựng cần phải được ngắt
đoạn bằng sự im lặng: để nghe, để người kia trình bày, để suy tính kỹ càng những
gì mình muốn nói ra…Mỗi cặp phải biết tìm cho họ cách hành sử modus vivendi nào thích hợp nhất.
Ngược lại, chúng ta phải tự đặt câu hỏi khi mình
cố né tránh những đề tài có thể đưa đến khẩu chiến.
Theo Giáo sư L. Migerode, những cuộc gây lộn,
khẩu chiến tơi bời tới tấp rất cần thiết trong một mối giao tiếp lành mạnh.
Chúng sẽ giúp làm sáng tỏ vấn đề, phơi bày nỗi lòng, tuôn ra hết bực dọc ấm ức
trong lòng, xóa tan những hiểu lầm nhau và cũng giúp cả hai vợ chồng xả xú bắp
được phần nào để có thể khởi đầu lại một cách tốt đẹp.
(En effet,
les conflits et échanges verbaux musclés font partie d’une relation saine. Une
bonne scène de ménage désamorce les conflits sous jacents et de repartir sur
une base saine).
Câu hỏi cần được đặt ra đây
là, liệu ông chồng hay bà vợ có cảm giác và có biết được con người thật của vợ
mình hay chồng mình lúc hai người mới lấy nhau không?
Câu trả lời thường thấy là
có.
Thông thường thì chúng ta
lựa chọn người hôn phối qua một nét hay một tánh nết nào đó và cũng chính cái
tánh nết đó lâu ngày làm chúng ta bực mình.
Mấy ông bà già trầu đôi khi
dám nói tại thằng chồng hay con vợ bị con đó hay thằng đó cho ăn bùa mê thuốc
lú gì đó, nên chẳng tính hơn tính thiệt gì cả!
Một ông chồng hay một bà
vợ, ít nói, hướng nội introverti, lúc
đầu đã bị mê hoặc một cách mù quán tính nói nhiều, chép chép, lanh lợi của
người kia nhưng ngày nay thì không thể chịu đựng nỗi tánh ý đó nữa.
Cũng có thể có trường hợp
theo thời gian một người ít nói ngày xưa, nay lại trở nên hoạt bát và nói nhiều
extroverti.
Người ta tự hỏi phải chăng
chính những thái độ của chúng ta đã khiến người kia phải thay đổi.
Thông thường trong đời sống
lứa đôi, cả hai người hôn phối đều có khuynh hướng xác định hình ảnh của người
kia và của chính mình. Kết quả là họ phóng đại hình ảnh đó một cách quá lố, méo
mó và họ có thể tạo ra những vấn đề không có thật.
Thật sự ra, người ít nói có
thể không hẳn là nói ít như người ta tưởng, và người nói nhiều cũng không thể
nói họ hoạt bát như mọi người đều lầm tưởng đâu.
Thật ra, Đàn ông ít nói,
Đàn bà ham nói.
Nhưng không phải lúc nào
cũng như thế đâu. Mỗi một nhân cách có thể có nhiều bộ mặt. Có thể bà ham nói extroverti lại nín khe và ông ít nói introverti lại thao thao bất tuyệt trước
một vấn đề trúng tủ nào đó và nhất là nếu người hỏi là người khác phái (?),
thật không tài nào hiểu được!
Bởi vậy nên có nhiều trường
hợp ông ăn chả bà ăn nem và lại đi vào cái vòng lẩn quẩn mãi không có exit.
Người ta tự hỏi có phải một
cặp vợ chồng lý tưởng cần phải có một người ít nói và một người nói nhiều, đúng
theo luật bù trừ trong tâm lý học chăng?
Phức tạp, vô cùng phức tạp
lắm!
Kết luận
Vậy, bạn muốn có được một người vợ hay người chồng lý
tưởng hả?
Điều kiện trước tiên bạn phải là một người chồng hay
người vợ lý tưởng trước đã!
Mà lý tưởng là gì?
Thật ra không là gì cả!
Vậy là không có!
Đàn bà quá bí mật, quá phức tạp và quá mâu thuẩn đến đổi
nhà phân tâm học Freud phải thốt lên rằng “ Đàn bà họ muốn gì?” (que veut la femme?Was
will das Weib).
Một câu hỏi quá lớn, khó có ai có thể trả lời chính
xác được!
Và cũng không thấy có câu hỏi tương tợ cho Đàn ông!
Và cũng chính Đàn ông cứ mãi xông xáo đâm chém nhau để
đi tìm, chiếm đoạt Đàn bà của mình để rồi sau cùng thốt lên:
«Phải chăng đàn bà muốn là Trời muốn» (Ce que femme veut Dieu le veut)
Đã
mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
(Kim Vân Kiều)
Ai cũng biết như vậy rồi mà cũng vẫn còn ham!
Thôi thì cùng nhau ráng chịu riết rồi cũng quen!
Vợ chồng ai cũng vậy, sau một thời
gian dài sống chung thì thế nào tâm tánh cũng phải thay đổi chút chút…Chịu đựng
nhau được hay không là chuyện riêng rẽ của từng gia đình và từng cá nhân mỗi người.
Vấn nạn ông hay bà nói nhiều, cằn
nhằn (nagging), chì chiết (tiếng bên nhà hiện nay) là thực đơn của rất nhiều cặp
vợ chồng trên thế giới.
Tuổi
càng già, thực đơn càng phong phú các bà các ông ơi.
Không thể phê phán ai đúng ai sai
được. Chuyện gì cũng phải có nguyên nhân hết. Đàn bà nhìn vấn đề khác hơn đàn
ông. Đây là một chân lý bất di bất dịch từ thời
vô thủy vô chung (from time immemorial).
Vợ chồng già như cặp khỉ già –
“…Cãi nhau tôi lại với
mình giận nhau
Nhưng mà giận chẳng được lâuGiận nhau hôm trước hôm sau lại hòa
Nhìn mình tôi bật cười xòa
Nhìn tôi mình lại lăn sà vào tôi
Chúng mình như đũa có đôi
Có đôi để gọi “mình ơi, mình à !”
Bây giờ như cặp khỉ già
Nhưng mà vẫn cứ “mình à, mình ơi …”
Tú Lắc
Mừng 45 năm ngày Thành Hôn Feb 1975- 2020-
Mời nghe
Khánh Ly & Elvis Phương - Niệm Khúc Cuối (Ngô
Thụy Miên) PBN 94
https://www.youtube.com/watch?v=JOFBt65TQUw
Nguyễn Thượng Chánh
No comments:
Post a Comment