Pages

Monday, September 28, 2020

Dịch Vũ Hán và Phong Trào Phản Kháng - Nguyễn Thị Cỏ May

Biểu ngữ của một người biểu tình: chấm dứt việc khiến chúng tôi tin rằng những người thử nghiệm dương tính là những người có bệnh! (Ảnh Gettys Images)

Trước tình trạng dịch Vũ Hán lây lan mạnh trở lại, riêng ở Pháp trong vài ngày qua, cứ mỗi 24 giờ, có tới trên dưới 10000 trường hợp bị nhiễm, tuy chánh quyền chưa chánh thức thừa nhận đợt 2 dẫng tới, bổng xuất hiện «phong trào chống mang mặt-nạ» phòng bịnh, chống đóng cửa. Ở Đức, «phong trào chống mang mặt-nạ» biểu tình trước Cổng Brandebourg qui tụ cả 40 ngàn người đủ lớp tuổi, đủ thành phần xã hội, lớn tiếng phản kháng lệnh chánh phủ bắt mang mặt-nạ với khẩu hiệu «Chết bỏ, không mang mặt-nạ».


Phong trào phản kháng này có nhiều người liên hệ với Tổ chức Reichsburger coi T.T. Trump là người sẽ «giải phóng nước Đức». Một số khác chống tiêm chủng ngừa dịch Vũ Hán, số khác nữa chống thiết lập 5G, hoặc theo «tân quốc xã», ủng hộ những người áo vàng (Gilets Jaunnes của Đức) và cả phong trào QAnon,…
Ở Đức phong trào chống mang mặt-nạ liên kết với nhiều phong trào khác như các phong trào trên đây tạo thành một thứ liên minh lạ lùng.

«Phong trào chống mang mặt-nạ» ở Pháp cũng khá sôi nổi nhưng bề thế yếu hơn, chỉ qui tụ từ 200 tới 300 người, phần lớn là tuổi trẻ, hồi cuối tháng 8 kéo nhau biểu tình ở Paris. Nhưng, trong lúc đó, lại động viên được nhiều ngàn người hưởng ứng trên các mạng xã hội.
«Phong trào chống mang mặt-nạ» khởi đầu từ nhiều tháng nay ở Huê kỳ và từng bước xâm nhập qua u châu.

Xưa nay, những hiện tượng xã hội, cả những môn thể thao, đều từ Anh và Huê kỳ đem tới. Ít thấy có một phong trào xã hội nào xuất phát từ u châu rồi ảnh hưởng qua Anh và Huê kỳ tuy Huê kỳ đối với u châu là Tân Thế giới!
Biểu tình chống mang mặt-nạ nay đã trở thành toàn cầu. Ở Canada, ở Espagne, ở Luân-đôn, ở Zurich, Thụy sĩ, cả ở Phi châu và Á châu, nhiều ngàn người tụ tập trên đường phố đòi được tự do …đối phó với dịch Vũ Hán.

Huê kỳ tiên phuông chống mang mặt-nạ
«My body, my choice» và cái bảng vể hình mặt-nạ bị gach tréo bằng màu đỏ, tức xóa bỏ. Người biểu tình chống mặt nạ vì họ thấy trong chiếc mặt nạ là cả một sự xúc phạm tới tự do cá nhơn của họ.
Tụ tập trước chánh quyền địa phương, những người biểu tình đồng xác nhận chống mang mặt-nạ là lập trường kiên định của họ. Không có một nhà cầm quyền nào có thể điều hành hơi thở của họ. Thở là quyền bất khả xâm phạm của mọi người. Can thiệp vào sự hít thở là qui định độc tài cộng sản. Nên nhớ ở đây không phải là Cu- ba, không phải là Việt nam, là Trung quốc. 

Có người còn quá khích cho rằng «Mặt nạ là thứ giết người» hoặc họ bảo «măt nạ làm cho trẻ con không nhận ra được những kẻ ấu dâm». Những người chống mặt-nạ tiến tới chống luôn các biện pháp an toàn do chánh phủ ban hành. Từ đó, họ gây ra xung đột xã hội nghiêm trọng. Nhiều nơi dẫn tới đẫm máu..
Nhưng các cuộc thăm dò dư luận cho thấy xu hướng chấp hành những biện pháp phòng bệnh của chánh phủ này càng đông hơn số người phản đối vì họ thấy rõ tình hình nhiễm bịnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Như vụ tập họp 460 000 người đi mô-tô ở Dakota trong đó nhiều người không mang mặt-nạ, sau đó có ngay 260000 người bị nhiễm bịnh.

Mang mặt nạ và chống mặt nạ lại ảnh hưởng luôn tới chánh trị Huê kỳ. Trong một phỏng vấn đăng trên nhựt báo Libération (Nhựt báo Pháp), tác giả giải thích sự phản kháng mặt-nạ là khởi đầu của phong trào quần chúng cực hũu nhưng lại tuyên bố «không theo tả, cũng không phải hữu». Họ không ở giũa, mà ở bên lề. Là nhũng người ly khai khỏi một hệ thống – chánh quyền - thường dối gạt họ và muốn dẫn áp họ!

Trong lúc đó, ông Tổng thống Trump xuất hiện nơi công cộng vẫn không mang mặt nạ. Vì ông nghĩ uống mỗi ngày 1 viên Chloroquine là chắc ăn rồi?. Trump cũng nghĩ sẽ tái đắc cử để cúu nước Mỹ. Nghĩa là không chỉ đưa dẫn Mỹ thoát khỏi nạn dịch Vũ Hán! Còn ông cụu Phó Tổng thống Biden thì mong sẽ đắc cử để cung cấp đủ mặt-nạ cho dân Mỹ và bắt buộc họ mang ở nơi công cộng để phòng bịnh corona Vũ Hán. 

Canada phản kháng mặt-nạ
Ngay từ đầu tháng 8/2020, ở Montréal, hàng ngàn người xuống đường biểu tình, hô lớn khẩu hiệu «Tự do».
Những người biểu tình vì phản đối mang mặt-nạ nên họ đều không mang mặt-nạ. Họ trương biểu ngữ «chống vắc-xin». Theo nhà báo Pascal Lapointe trên Radio thì những người biểu tình thật sự không phải chỉ nhằm chống mang mặt-nạ, mà phần lớn họ chống những điều khác. Phải nhìn nhận lực lượng biểu tình ở Montréal rất hùng hậu. Theo người tổ chức biểu tình thì họ xuống đường đông cả 50 000. Theo cảnh sát ước tính chỉ có khoảng 4000 người.

Đúng như nhà báo Lapointe nói, đằng sau những người tổ chức biểu tình chống mang mặt-nạ quả thật là những người của tổ chức cực tả «Alt-Right» của Mỹ mà người nổi bật là Alexis Cossette-Trudel, đệ tử của phong trào QAnon cho rằng «bắt buộc mang mặt nạ là một thứ tiêu chuẩn xã hội dùng để khóa miệng dân chúng» và đó còn là «một đòn độc của Nhà nước nhằm đánh vào nhơn dân».

Một nhà giàu người Canada dứt khoát không chịu mạng mặt-nạ. Để bênh vực lập trường chống mặt-nạ của mình, ông vừa đưa ra ý kiến riêng là mở một trường học tư, học sinh vào học sẽ không bị «ngăn cách» và không mang mặt-nạ. Trả lời phỏng vấn, ông giải thích muốn bảo vệ và cứu vớt những trẻ con trước một chánh phủ toan làm hại chúng về tâm lý và xã hội bằng cách làm cho chúng sợ hãi và ép mình vào khuôn khổ nhứt định.
Nhưng cũng may cho tới nay, ông đại gia đó chưa có đủ điều kiện để thực hiện sáng kiến lớn của ông!

Chống mặt-nạ ở Đức
Ở Đức phong trào chống mặt-nạ biểu tình thường xuyên ở Thủ đô. Vào cuối tháng 8/2020, phong trào biểu tình với khẩu hiệu «Chào mừng Tự do và Hòa bình». Phong trào do Micheal Ballweg lập với tên «Sáng kiến Querdenken 711» để bảo vệ những quyền căn bản chống lại những biện pháp cách ly.

Mỗi lần biểu tình ở Berlin, họ qui tụ từ 30 000 tới 40 000 người gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau, nhiều xu hướng cũng khác nhau. Một sự pha trộn không giống ai cả: những người chống mặt nạ, chống chích ngừa virus Vũ Hán, cực tả và cực hũu, tự do,...tất cả tập họp lại lên tiếng cùng bênh vực những quyền tự do cá nhơn và kinh tế, hoặc đơn giản như bênh vực những người quá mệt mỏi ví bị cách ly,...

Nhưng cuộc biểu tình hôm 29/8 làm cho nhiều người Đức bất mãn vì họ toan tấn công vào Quốc Hội. Họ dương cao nhiều là cờ màu đen, trắng và đỏ. Cờ của Đế chế Đức. Kết quả có 300 người bị cảnh sát bắt giữ.
Phong trào chống mặt nạ ở Đức có xu hướng cực hữu. Những người theo dân tộc chủ nghĩa, tân quốc xã, những thành phần ủng hộ Trump, ủng hộ Poutine, kêu gọi chuẩn bị cho ngày biểu tình lớn 3 tháng 10, ngày Quốc khánh, mà năm nay lại kỷ niệm 30 năm thống nhứt nước Đức.

Những người cực hữu cho rằng Bà Merkel cai trị quá độc tài. Biện pháp ngăn cách phòng bệnh và giữ vệ sinh là tiêu biểu của đường lối độc tài. Tuy nhiên theo kết quả thăm dò dư luận, đa số (60%) cho rằng những biện pháp vệ sinh và phòng bện của chánh phủ là hoàn toàn đúng, và 77% yêu cầu chánh phủ phải tăng cường kiểm soát việc áp dụng những biện pháp của chánh phủ.

Phong trào chống mặt nạ ở Pháp
Ở Pháp, phần lớn dân chúng (77%) ủng hộ những biện pháp bảo vệ sức khỏe dân chúng của chánh phủ ban hành. Đa số đồng ý mang mặt-nạ nơi công cộng. Tuy nhiên vẫn cón khá đông những kẻ phản kháng, chống biện pháp mang mặt-nạ phòng bệnh. Hai phe khi có cơ hội gặp nhau thường xung đột mạnh với nhau.
Ở Bayonne, thành phố Tây-Nam, Pháp, một nhóm thanh niên đen và rệp lên Bus không mang mặt-nạ, anh tài xế yêu cầu hãy mang, bèn cùng nhau đánh chết anh tài xế ngay trên xe. Hoặc họ hành hung nhơn viên an ninh của những nơi công cộng như Thư viện, chợ,...

Theo kết quả điều tra của nhà nghiên cứu Antoine Bristielle ở Viện Jean Jaurès thì phong trào phản kháng mặt-nạ là một hiện tượng xã hội phi qui luật. Tuy nhiên, có thể hiểu đó là biểu hiện sự bất tín nhiệm đối với cơ chế quốc gia. Giải thích như vậy vì phong trào gồm nhiều người có bằng cấp cao hơn mức trung bình thường thấy trong những tập họp khác. Như có 36% những người trung lưu trong lúc giới này chỉ chiếm có 18% trên toàn quốc thay vì phải đông đảo thợ thuyền như người ta tưởng!

Những người chống mang mặt nạ vì họ cho rằng mang mật nạ «vô ích», mà còn «nguy hiểm». Họ cho rằng dịch Vũ Hán «sẽ hết». Có người tin có lẽ «không có dịch xảy ra»!
Sau cùng, họ bảo rằng bắt buộc mang mặt nặt nạ ở nơi công cộng đóng kín như chợ, cửa hàng, công tư sở,… hoặc cả trên đường phố là biện pháp của chánh phủ khống chế dân chúng, cướp mất quyền tự do của dân. Chánh phủ xâm phạm trực tiếp vào đời sống của người dân.

Có người nghĩ chánh phủ bắt buộc mang mặt nạ có thể là một thứ âm muu muốn thử sự ngoan ngoãn của dân chúng để chánh phủ sẽ thiết lập một thứ trật tự thế giới mới trong đó người dân sẽ không có một thứ tự do nào nữa cả.
Có điều đáng chú ý là trong phong trào phảng kháng có tới 63% phụ nữ và phụ nữ đứng tuổi có bằng cấp ít nhứt là cở Tú Tài + 2.

Mẫu số chung của phong trào phản kháng chống mang mặt-nạ là không tín nhiệm cơ chế chánh trị và truyền thông, từ khước những cưỡng bách và giá trị của lớp uu tú trong xã hội. Họ bị ảnh hưởng bởi thuyết âm mưu. Tất cả bùng lên mạnh, đồng loạt ở khắp nơi, do sức mạnh mạng xã hội. Hiện tượng này tuy phức tạp, thiếu tổ chức, không có lãnh đạo nhưng thực tế cho thấy nền dân chủ tự do ngày nay đang trên đà suy thơái nghiêm trọng.

Riêng ở Pháp, hiện tượng mất lòng tin ở Chánh phủ đã biểu hiện rõ qua các cuộc bầu cử. Cụ thể, cuộc bầu cử chánh quyền địa phương, trực tiếp tới đời sống dân chúng, hồi tháng 3 và tháng 6 vừa qua, cử tri vắng mặt quá đông, có lối 30% đi bầu. Từ thập niên qua, sự tín nhiệm chánh quyền của dân chúng sút giảm từ 34% tới 25%.
Nếu không giải quyết được hiện tượng bất tín nhiệm cơ chế hiện nay thì mai này e khó tránh những biến động xã hội khác xảy ra. Mà điều có thể nghĩ tới ngay bây giờ là 95% chống mang mật nạ hiện nay sẽ chống tiêm chủng ngừa dịch Vũ Hán.

Nguyễn thị Cỏ May
vietbao.com

No comments:

Post a Comment