Pages

Friday, January 29, 2021

Nói Chuyện Tử Vi Tướng Số Và Coi Tuổi Hợp Xung - Sương Lam



Cách đây hơn 10 năm, người viết có ghi danh học lớp Phong Thủy Thực Dụng  với Thầy Quảng Đức trên Thư Viện Việt Nam nhưng vì bận việc gia đình nên người viết đành phải bỏ cuộc không học hết khóa được.  

Thấy Quảng Đức là một vị thầy rất tốt và tân tâm dạy cho môn sinh. Các phụ tá của Thầy như Lan Công Tử, Hoa Hạ đã hết lòng giúp đỡ các "sư đệ, sư muội"  mới nhập môn. Người viết thành thật quý mến Thầy Quảng Đức và các phụ tá, nhưng  có lẻ chưa đủ duyên với khoa học Tử Vi Phong Thủy nên không hoàn tất khóa học được. Thật rất tiếc!

Nhân dịp Tết Tân Sửu sắp đến, người viết xin được chia sẻ một chút những gì tôi đã học được và tôi đã đọc được qua sách vở gửi đến quý Bạn đọc cho vui trong ba ngày Xuân sắp đến nhé.

Bàn về chuyện tử vi tướng số hay coi tuổi ngày tháng năm sinh có hợp hay không xin để cho các bậc "cao nhân danh sĩ" nổi tiếng luận bàn. người viết chỉ xin cố gắng tóm lược tài liệu người viết biết được qua sách v  đã đọc  thôi nhé:

Trong Tử Vi Hàm Số của Nguyễn Phát 

Lộc có viết lại lời của Đổng Trọng Thư, một triết gia nổi danh đời 

Hán như sau:

"Khí của Trời Đất, hợp lại thành một, chia ra thì là Âm và Dương, tách ra làm bốn mùa, bày xếp thành ngũ hành."
Ngũ hành được các triết gia xem là 5 nguyên tố căn bản của vũ trụ. Đó là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy.
- Mộc là gỗ hay nói chung là tất cả những loại cây.
- Hỏa là lửa (chất) hay hơi nóng (biểu tượng)
- Thổ là đất (chất) hay khoáng vật nói chung (trừ kim khí)
- Kim là vàng hay tất cả các loại kim khí nói chung
- Thủy là nước hay nói chung là chất lỏng.
Đổng Trọng Thư đã xếp ngũ hành đó theo thứ tự: Một là Mộc, hai là Hỏa, ba là Thổ, bốn là Kim, năm là Thủy. Mộc là hành đầu của ngũ hành, Thủy là hành chót, Thổ là hành giữa. Đó là thứ tự tự nhiên. 
Thứ tự này có nhiều người không đồng ý như Ban Cố đời Hậu Hán. Nhưng qui tắc sinh khắc giữa 5 hành thì tương đồng giữa nhiều danh sĩ.

Qui tắc là: 
1.- Hai hành kế tiếp nhau thì tương sinh nhau.
2.- Hai hành đứng cách nhau một hành thì tương khắc.
3.- Sự tương sinh hay tương khắc chỉ theo một chiều.
4.- Hành sinh tiêu cực được lợi hơn.
5.- Hành khắc tích cực ưu thế hơn. 

Quy tắc tương sinh là:
Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.


 
Quy tắc tương khắc là:

Kim khắc Mộc, Thủy khắc Hỏa, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy
SL xin vẽ ra đây biểu đồ như sau để quý bạn tiện theo dõi:

Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
1 2 3 4 5

 


Tuổi
Tuổi hay năm sinh của người Đông Phương được xem như sự kết hợp của hai yếu tố: Can và Chi.

Thập can
Có tất cả 10 can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Hợp:
Giáp hợp Kỷ
Ất hợp Canh
Bính hợp Tân
Đinh hợp Nhâm
Mậu hợp Quí


Phá:
Giáp phá Mậu
Ất phá Kỷ
Bính phá Canh
Đinh phá Tân
Mậu phá Nhâm
Kỷ phá Quí
Canh phá Giáp
Tân phá Ất
Nhâm phá Bính 
Quí phá Đinh


12 Chi
Có tất cả 12 chi:
Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
10 can và 12 Chi cũng bị âm dương hóa và ngũ hành hóa.

10 Can
Giáp Dương Mộc
Ất Âm Mộc
Bính Dương Hỏa
Đinh Âm Hỏa
Mậu Dương Thổ
Kỷ Âm Thổ
Canh Dương Kim
Tân Âm Kim
Nhâm Dương Thủy
Quý Âm Thủy

12 Chi

Tý Dương

Sửu Âm
Dần Dương
Mẹo Âm
Thìn Dương
Tỵ Âm
Ngọ Dương
Mùi Âm
Thân Dương
Dậu Âm
Tuất Dương
Hợi Âm


Chia Nhóm:
Tứ sinh: Dần, Thân, Tỵ, Hợi
Tứ Mộ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
Tứ Tuyệt: Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu


Tam Hợp
1.- Dần + Ngọ + Tuất
2.- Thân + Tý + Thìn
3.- Tỵ + Dậu + Sửu
4.- Hợi + Mẹo + Mùi

Nhị Hợp
1.- Tý + Sửu
2.- Dần + Hợi
3.- Mẹo + Tuất
4.- Thìn + Dậu
5.- Tỵ + Thân
6.- Ngọ + Mùi


Nhị Xung
1.- Tý # Ngọ
2.- Mẹo # Dậu
3.- Dần # Thân
4.- Tỵ # Hợi
5.- Thìn # Tuất
6.- Sửu # Mùi

Bản mệnh


Mỗi người có một Bản mệnh. Bản mệnh là đặc tính thể chất cơ bản của con người đó. Bản mệnh gồm 2 yếu tố dính liền nhau:

- hành của bản mệnh.
- nguyên thể của hành của bản mệnh.
Về hành, bản mệnh rơi vào 1 trong 5 hành Mộc, Hoả, Thổ, kim, Thủy.
Về nguyên thể của hành bản mệnh, mỗi hành có 6 loại:

1.- Hành Mộc 
- Bình địa mộc (cây ở đồng bằng)
- Tang đố mộc (gỗ cây dâu)
- Thạnh lưu mộc (gỗ cây thạch lựu)
- Đại lâm mộc (cây trong rừng lớn)
- Dương liễu mộc (gỗ cây liễu)
- Tùng bách mộc (gỗ cây tùng bách)

2.- Hành Hỏa
- Sơn hạ hỏa (Lửa dưới chân núi)
- Phú đăng hỏa (Lửa ngọn đèn)
- Thiên thượng hỏa (Lửa trên trời)
- Lộ trung hỏa (Lửa trong lò)
- Sơn đầu hỏa (Lửa trên núi)
- Tịch lịch hỏa (Lửa sấm sét)

3.- Hành Thổ
- Bích thượng thổ (đất trên vách)
- Đại dịch thổ (đât thuộc 1 khu lớn)
- Sa trung thổ (đất lẫn trong cát)
- Lộ bàng thổ (đất giữa đường)
- Ốc thượng thổ (đất trên nóc nhà)
- Thành đầu thổ (đất trên mặt thành)

4.- Hành Kim - Sa trung Kim (vàng trong cát)
- Kim bạch kim (vàng pha với kim khí trắng)
- Hải trung kim (vàng dưới biển)
- Kiếm phong kim (vàng ở mũi kiếm)
- Bạch lạp kim (vàng trong nến trắng)- Thoa xuyến kim ( vàng làm đồ trang sức)

5.- Hành Thủy- Thiên hà thủy (nước ở trên trời)
- Đại khê thủy (nước dưới khe lớn)
- Đại hải thủy (nước đại dương)
- Giản hạ thủy (nước dưới khe)
- Tuyền trung thủy (nước giữa giòng suối)
- Trường lưu thủy (nước chảy thành giòng lớn) 

Tướng công người viết tuổi Canh Thìn mạng Kim (bạch lạp kim) Dương Nam

Người viết tuổi Giáp Thân mạng Thủy (Tuyền trung thủy) Dương Nữ

So lại các tài liệu nói trên thì hai đứa tụi tui có 2 điểm tốt:
- về mạng : Kim sinh Thủy
- về tuổi : Thân Tý Thìn tam hợp

Tuy nhiên về Can thì Canh phá Giáp 

Canh thuộc Dương Kim - Thìn thuộc Dương - Dương Nam

Giáp thuộc Dương Mộc - Thân thuộc Dương - Dương Nữ

Tụi này có hai điểm tốt về mạng và tuổi nên có thể không bị khắc mệnh.

Nhưng có 2 điểm xấu là Dương Kim khắc Dương Mộc và Dương Nam kỵ Dương Nữ, cho nên mở miệng ra là thế nào cũng “khắc khẩu” nên có "khẩu chiến" vì Dương kỵ Dương mà lị! Nếu tôi là Âm nữ thì tôi có thể là "em là cô gái trời cho đẹp và dễ thương đối với chàng" vì Âm phải phục tùng, ngoan hiền với Dương chư'!Đàng này cả hai là Dương cả nên "xẹt lửa" là phải rồi! 

Nói đùa chơi cho vui chứ người viết cũng đã làm một cuộc thăm dò thì hình như trong gia đình nào hai vợ chồng cũng khắc khẩu cả vì ông vẫn là đàn ông, bà vẫn là đàn bà, mà đã khác nhau nhau từ căn bản thì các chuyện vụn vặt kia phải khác nhau là cái chắc rồi. Quý bạn nào có gia đình rồi mà không khắc khẩu với vợ hay chồng, xin giơ tay lên, người viết xin bái làm sư phụ.

Theo tôi thì kinh nghiệm của ông bà xưa cũng có thể đúng khi đặt vấn đề xem tuổi vợ chồng trước khi cưới hỏi để biết sự khắc kỵ nhiều hay ít hầu tránh sự đổ vỡ đau khổ xảy ra sau này. Nhưng cái quan trọng nhất là mỗi người phải tự làm chủ và chịu trách nhiệm về những hành động, lời nói của mình trong cuộc sống vợ chồng. Ngày xưa còn trẻ,  người viết cũng "dữ dằn" lắm, hay "khẩu chiến" với chàng. Bây giờ “không còn trẻ nữa”  rồi, người viết tìm đường đi uống ly đá chanh đường uống ngon hơn là khẩu chiến với chàng nữa, mệt quá!

Vài hàng người viết chia sẻ với bạn bè cho vui với đời mà thôi. Xin các bậc cao minh chỉ giáo cho tại hạ. Xin đa tạ.

Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

 

Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 549-ORTB 972-1272021)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

2 comments:

  1. Cám ơn Tố Kim đã post bài viết này của chị SươngLam trên Blog của em.

    Ngày xưa chị SL thích tìm hiểu khoa Tử Vi Tướng Sô Phong Thủy nên cũng đã từng ghi danh học lớp này. Nhưng vì bận việc gia đình và làm bài quá nhiều nên chị kham không nổi, đành phải bỏ học. cŨng tiếc thật vì thấy hay hay. Smile!

    Nói gì thì nói, mọi sự việc trên đời nếu làm từ thiện tâm của mình với tinh thần Bi Trí Dũng thì vẫn tốt hơn và hy vọng sẽ hóa giải được nhiều điều xấu.

    Chúc sức khỏe và an lạc nha em.

    Chị Sương Lam

    ReplyDelete
  2. Cám ơn chị NPN post, cám ơn chị Sương Lam bài viết chi tiết về Tử Vi Tướng Số. Như chị Sương Lam nói em cũng luôn tâm niệm đức năng thắng số ạ
    Hồng Thúy

    ReplyDelete