Pages

Monday, January 25, 2021

Tầm Quan Trọng Của Đài Loan Tại Châu Á - Đại-Dương

 

Đài Loan nằm trong “Chuỗi đảo số 1” nối liền từ Bắc Nhật Bản đến Eo biển Malacca, hải lộ huyết mạch của các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á thông qua Ấn Độ Dương. “Chuỗi đảo số 2” từ hải cảng Yokosuka của Nhật Bản tới Đảo Guam và Úc Đại Lợi làm rào cản thông ra Đông Thái Bình Dương qua Eo biển Bashir, giữa Đài Loan và Phi Luật Tân.

Do đó, Đài Loan đương nhiên thành rào chắn thiên nhiên trên con đường bành trướng của Bắc Kinh.

Khi Giải phóng quân Trung Hoa (PLA) chiếm Hạ Môn năm 1949, Mao Trạch Đông liền ra lệnh đổ bộ lên đảo Kim Môn (Quemoy có chỗ gần nhất cách Hạ Môn 2 km) đêm 24/10/1949 với 9,000 binh sĩ đợt đầu. Nhưng, đợt hai dự trù đưa thêm 11,000 lính đã thất bại do thuỷ triều xuống quá thấp nên bị mắc cạn làm bia cho quân và dân trên Kim Môn.

Lúc ấy, Kim Môn có 50,000 dân và 100,000 lính do Thống chế Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan chỉ huy đã tiêu diệt toàn bộ lính PLA với 7,000 đầu hàng vào sáng 27/10/1949.

Từ năm 1956, Mao đã lập kế hoạch “Hợp tác Quốc-Cộng lần thứ ba” đã bị Tưởng bác bỏ bất chấp áp lực từ Hoa Thịnh Đốn. Cuối cùng, Tổng thống Dwight D. Eisenhower ra lệnh ngưng đàm phán cấp bộ trưởng với Bắc Kinh và thành lập Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự cho Đài Loan từ tháng 5/1958.

Ngày 23/08/1958, Mao ra lệnh pháo kích Kim Môn suốt 21 năm mà không trấn áp được Đài Bắc.

Kế tiếp, Bắc Kinh kêu gọi hợp tác kinh tế và bình thường hoá dân sự được Tổng thống Đài Loan, Mã Anh Cửu (2008-2016) chấp nhận đã tạo điều kiện cho Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình thao túng tình hình Đài Loan. Dân chúng tức giận bèn dồn phiếu cho Ứng viên Tổng thống Thái Anh Văn thuộc Đảng Dân Tiến (TPP) trong cuộc bầu cử 2016.

Đôi khi Hoa Thịnh Đốn gây áp lực vô cùng nặng nề lên giới lãnh đạo Đài Bắc mà cuối cùng vẫn không làm lay chuyển khát vọng dân chủ, tự do, tự chủ của 24 triệu dân Đài Loan.

Trong bài “Japan should take initiative with Biden on Taiwan” đăng trên The Asia Times ngày 7 tháng 1 năm 2021 gồm có các ý chính của Đảng Dân chủ, Tự do cầm quyền: (1) Muốn biết rõ ý đồ của tân Tổng thống Mỹ để phản ứng thích hợp về vấn đề Đài Loan. (2) Khẩu hiệu suốt 8 năm Obama-Biden “Giảm leo thang” bị Bắc Kinh lợi dụng tối đa để xây dựng Quân đội trong khi nắm quyền kiểm soát thực tế trên Biển Nam Trung Hoa và đe doạ các đối tác của Mỹ. (3) Nếu để cho Trung Quốc nô dịch 24 triệu dân Đài Loan thì chẳng còn ai trên thế giới coi trọng Hoa Kỳ cùng những lời hứa. (4) Nhật Bản sẽ giúp Đài Loan và Quân đội của họ phá vỡ 40 năm cô lập. Nhật Bản ban hành “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” được mô phỏng theo phiên bản của Hoa Kỳ do Đảo quốc này nằm ở vị trí quan yếu đối với an ninh, an toàn trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. (5) Nhật Bản công khai kế hoạch ủng hộ Đài Loan nhằm nhắc nhở Hoa Kỳ về nhu cầu chiến lược trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Mở rộng. Đồng thời, trấn an quân, dân Đài Loan yêu chuộng tự do dân chủ.

Đài Loan đang trở thành mối xung đột ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Thu hồi các lãnh thổ mà người Trung Hoa đã đặt chân tới từ thời cổ đại cho đến bây giờ đã nằm trong tham vọng Đại Hán. Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương, Hồng Kông, Ma Cao đã sát nhập vào Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc (PRC) bằng vũ lực.

Nhưng, Bắc Kinh gặp nhiều trở lực trên đường thu hồi Đài Loan, Đại Hàn, Đông Nam Á, Hy Mã Lạp Sơn: (1) Quân đội Trung Quốc (PLA) sẽ phải đương đầu với các Quân đội ở đó vốn là đồng minh hoặc đối tác của Hoa Kỳ nên dễ dẫn tới cuộc chiến tổng lực mà phần thắng chẳng thuộc về Bắc Kinh. (2) Để chiến tranh bùng nổ sẽ tạo điều kiện cho Cộng đồng Quốc tế bao vây Trung Quốc, giết chết tham vọng bá chủ toàn cầu của Chủ nghĩa Đại Hán. (3) Bắc Kinh không thể thống trị Bán đảo Triều Tiên trong cuộc chiến với Cộng đồng Quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo (1950-1953) mà còn tạo điều kiện cho 28,000 Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đóng thường trực ở Đại Hàn. (4) Ấn Độ hiện-đại-hoá Quân đội đã được Nga và Hoa Kỳ bán cho nhiều loại vũ khí tối tân. (5) Thái Bình Dương đóng vai trò quyết định đối với phát triển và hòa bình của nhân loại nên các cường quốc Hải quân trên thế giới sẽ hợp tác ngăn chặn Bắc Kinh thống trị mạng lưới lưu thông khu vực.

Mô hình “một quốc gia, hai chế độ” đã bị phá sản khi Bắc Kinh sử dụng vũ lực để huỷ bỏ cam kết với Anh Quốc năm 1997 về quyền tự trị của Hồng Kông cho đến năm 2049. Dân tộc Đài Loan càng quyết liệt hơn khi dứt khoát từ chối hợp nhất với Trung Quốc.

Trong bài “China’s Military Actions Against Taiwan in 2021: What to Expect” đăng trên The Diplomat ngày 18/12/2020, của Tiến sĩ Ying-Yu Lin thuộc Đại học Quốc gia Chung Cheng của Đài Loan đã phân tích chi tiết về các biện pháp thu hồi Đài Loan và chiến lược bảo vệ 24 triệu dân Đài Loan.

Thứ nhất, Trung Quốc ngày nay mạnh hơn năm 1949 gấp bội về chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự nên đã thi hành nhiều biện pháp khác nhau: (1) Áp dụng Binh pháp Tôn Tử để thuyết phục Đài Bắc tin rằng không thể thắng PLA. (2) Cô lập ngoại giao, (3) Dùng tổng lực đánh trực diện Đài Loan. (4) Bao vây Đài Loan, đặt biệt đối với Nhóm đảo Pratas (Đông Sa) và Thái Bình (Itu Aba, Ba Bình) tại Sptratly Islands (Trường Sa, Nam Sa).

Thứ hai, nhằm tránh sự can thiệp từ đồng minh và đối tác của Đài Loan, đồng thời, tạo mối đe doạ thường trực lên 24 triệu dân Đài Loan nên Bắc Kinh đang áp dụng “chiến thuật vùng xám”. PLA đưa phi cơ, chiến hạm thường xuyên xâm phạm vào Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Đài Loan nhằm vào hai tác động chính: (1) Buộc Đài Bắc phải đồn nỗ lực theo dõi và sự âu lo triền miên của 24 triệu dân Đài Loan. (2) Làm cho Đài Loan và các đồng minh, đối tác lơ là trước khi Bắc Kinh hành động thực sự.

Thứ ba, Tiến sĩ Ying-Yu Lin khuyến cáo: (1) Đài Loan phải trang bị vũ khí tấn công và phòng thủ toàn diện để kẻ thù không dám động binh. (2) Phải dựa vào một đồng minh có sức mạnh áp đảo Trung Quốc cũng như các đối tác hùng hậu và yêu chuộng tự do dân chủ. (3) Từ giới lãnh đạo tới 24 triệu dân phải đồng lòng vì một quốc gia dân chủ, tự do. Nhất quyết chống lại Coronavirus Cộng Sản.

Khát vọng tự chủ, tự do, sáng tạo, tiến bộ của 24 triệu dân Đài Loan gắn liền với kỳ vọng của nhân loại muốn sống cuộc đời không bị bóp chết những ước vọng chính đáng của con người. Chế độ người bóc lột người, người áp bức người không nằm trong giấc mơ của con người dù ở bất cứ nơi nào trên Quả Địa Cầu.

Vì thế, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã không vì mối lợi nhuận khổng lồ từ Trung Hoa Cộng sản để dồn nỗ lực ủng hộ 24 triệu dân Đài Loan đứng trên đôi chân của họ bên cạnh loài người yêu chuộng tự do, tự chủ, phát triển bằng sức lực cá nhân. Giúp dân Đài Loan cương quyết không làm con ốc vít trong guồng máy độc tài tuyệt đối của Chủ nghĩa Cộng sản.

Tổng thống Trump tuần tự bình-thường hoá quan hệ quốc gia với Đài Loan. Các Bộ trưởng Hoa Kỳ được quyền hợp tác với Đài Bắc trong các vấn đề chuyên môn liên hệ.

Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo cử Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Kelly Craft đến Đài Bắc “để chứng tỏ những gì một Trung Quốc tự do có thể đạt được”.

Hôm 14/01/2021, Đại sứ Mỹ tại Thuỵ Sĩ, Edward McMullen đã tiếp David Huang, Trưởng Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc ngay sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm tiếp xúc chính thức với Đài Loan. Hai ngày sau, đại diện Đài Loan, Chen Hsing-hsing đã gặp Đại sứ Hoa Kỳ, Pete Hoekstra tại Hoà Lan.

Chính quyền Trump đã bán các loại vũ khí tấn công tối tân nhất cho Đài Loan như 4 chiếc máy bay không người lái (UAV) tiên tiến MQ-9B để theo dõi khí tài quân sự Trung Quốc vào ADIZ, kết nối qua vệ tinh chỉ được chia sẻ giữa các đồng minh của Mỹ. Hoa Kỳ bán 100 hệ thống phòng thủ Harpoon có thể phá hủy phân nửa bất kỳ lực lượng xâm nhập của PLA trong 5 năm. Nâng cao khả năng chiến đấu cơ F-16V tấn công chính xác trong bán kính 241 km. Hoả tiễn đất-đối-đất, M57 l có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết với tầm bắn 305 km đặt bờ biển Trung Quốc đối diện với Đài Loan trong tầm ngắm. Eo biển Đài Loan chỉ rộng 180 km.

Hoa Kỳ đã bán Tiêm kích cơ Tàng hình F-35 cho Nhật Bản gồm F-35A cho phi trường và F-35B cho Hàng không Mẫu hạm cất cánh như trực thăng. Mỹ bán trực thăng Seahawk và Apache cho Ấn Độ.

Chiến lược của Chính quyền Donald Trump nhằm tăng cường sức mạnh cho các đồng minh Châu Á cùng nhau duy trì hoà bình, ổn định để phát triển mà không còn bị Trung Quốc bắt nạt.

Đại-Dương

No comments:

Post a Comment