Tôi chẳng
hiểu,
chẳng
biết
từ
khi nào, trong tình cảm
nam, nữ
và trong tình yêu vợ
chồng,
người
ta thường
có “mặc
cảm”
với
tuổi
già. Già mà “ham vui” thì bị
cho là “già dịch”.
Vợ
chồng
già mà âu yếm,
ngọt
ngào với
nhau thì bị
cho rằng
thì là… “Già rồi
mà còn bày đặt
mùi mẫn.”
Thôi thì, “kệ!”
Hơi
đâu
mà để
tâm đến
ba cái chuyện
thị
phi lẻ
tẻ
ấy.
Mình cứ
sống
theo ý mình, miễn
sự
sống
ấy
vẫn
giữ
sao cho đời
sống
CỘNG
ĐỒNG
NGƯỜI
yên vui, không làm cho XÃ HỘI
NGƯỜI
xáo trộn,
nhớp
nhơ
thêm là tốt
rồi!
Cuộc
tình duyên của
vợ
chồng
tôi kéo dài suốt
trên năm
mươi
năm,
vậy
mà, khi nhìn cách ăn
ở,
cư
xử
giữa
chúng tôi, nhiều
người,
lắm
miệng
cứ
nghĩ
méo mó rồi
cho rằng,
“ổng
bả
vừa
chấp
vá, hoặc
mới
tái hôn, nên nghĩa
còn mặn,
tình còn nồng”.
Họ
làm như
trên đời
nầy
“Già” không được
quyền
có hạnh
phúc!
Nhìn cách ứng
xử
của
vợ
chồng
tôi, không ai ngờ,
chúng tôi đã
có đàn
con mười
hai đứa
và đàn
cháu nội,
cháu ngoại
gần
năm
mươi
thằng
cu, cái đĩ.
Mỗi
khi ra đường,
sau khi cho xe vào parking (bãi đậu) xong, là tôi vội vàng xuống
xe trước,
rồi
vòng qua bên kia mở
cửa
cho vợ
tôi, dìu nàng xuống
rồi
quàng vai, hoặc
đặt
tay lên eo lưng,
hoặc
lên vai nàng dìu đi
như
đôi
tình nhân trẻ.
Tôi nhớ
một
lần,
từ
parking vào nhà hàng, một
anh chàng Mễ
chừng
bốn
mươi
tuổi
– có lẽ
đã
gặp
chúng tôi nhiều
lần
ở
đâu
đó.
Hắn
nhìn tôi hỏi
bằng
tiếng
Anh ngọng
nghịu,
cụt
ngủn:
– Your girlfriend? (“Is she your girlfriend?” = Bạn gái (hay người tình) của anh?)
Tôi lắc
đầu,
đáp:
– No! She is my wife. (Không! Cô nầy là vợ
của
tôi)
Vậy
mà nó còn cất
gân cổ
cãi:
– No! I think your girlfriend! (“No! I think she is your
girlfriend!” – Không! Tôi nghĩ
bà ta là bạn
gái (hay người
tình) của
anh)
Đúng
là tên mắc
dịch,
láu cá. Tôi muốn
tống
cho đó
một
đạp,
nhưng
nhìn lại
tướng
tá nó, tôi lại
ngán, sợ
nó chống
trả…
mình “chơi”
không lại,
nên đành
áp dụng
chiến
thuật
“Dĩ
hòa vi quý”.
Thuở
xuân thì, vợ
tôi là một
thiếu
nữ
rất
đẹp,
đẹp
tuyệt
vời
là khác. Nếu
đem
những
nàng hoa hậu
bây giờ
ra so với
vợ
tôi, thì các nàng đội
vương
miện
ngày nay dù có chạy
marathon cũng
không sao sánh bằng
sắc
đẹp
của
vợ
tôi thời
đó.
Còn đối
với
tôi, thì, vợ
tôi vừa
đẹp
vừa
tuyệt
vời
nên chẳng
cô hay bà nào có khả
năng
đẩy
hình bóng nàng ra khỏi
trái tim tôi.
Mặc
dầu
vợ
tôi, hơn
tôi tới
365 ngày, nhưng
tôi bất
chấp.
Tình yêu mà! Cho nên, ban đầu
Cha, Mẹ
tôi không đồng
ý cưới
nàng cho tôi. Vì vậy,
tôi phải
“tranh đấu
sống
còn” với
Cha Mẹ
tôi để
được
cưới
nàng. Tính cương
quyết
của
Cha Mẹ
tôi “bị
tôi hạ
gục”
là nhờ
vào lòng yêu thương
con cái vô bờ
bến
của
hai đấng
sanh thành.
Bây giờ,
vợ
tôi đang
ở
tuổi
bảy
mươi
lăm.
Sau trên năm
mươi
năm
chung sống…
tôi vẫn…
thua nàng một
tuổi.
Thời
gian quỷ
quái vô cùng, cứ
song song đi
giữa
hai đứa.
Phải
chi “nó” – thời
gian, biết
ăn
hối
lộ
như
bọn
tham quan, tôi sẽ
“nhét” vào mồm
nó một
một
chiếc
Mercedes đời
mới,
để
tôi được
tăng
hơn,
hoặc,
ít ra cũng
bằng
tuổi
vợ
tôi, cho nó “oai với
đời”.
Không thì, đôi
khi “tranh luận”
điều gì, nàng cứ đem cái chuyện tuổi tác ra làm vũ khí áp đảo, rồi lên giọng “chị Cả dạy dỗ”. Chẳng hạn:
– Em nói anh nghe, vì mình là vợ chồng,
nên em phải
xưng
hô với
anh bằng
anh anh, em em cho phải
đạo,
chứ
anh dư
biết
mà, dân mình có câu, “hơn
nhau một
nồi
xông thì là hơn
nhau cả
cuộc
đời”.
Em là vợ
anh, em chẳng
muốn
làm lớn
làm liếc
hay so đo
điều gì với anh. Nhưng thực tế, em hơn anh mấy trăm nồi xông có nghĩa là em hiểu biết trước anh 365 ngày; có
“kinh nghiệm
sống”
nhiều
hơn
anh 365 ngày; biết
suy nghĩ
chính chắn
hơn
anh 365 ngày; biết…
Vả
lại,
em mang giới
tính nữ,
anh biết
mà, con gái cho dù bằng
tuổi
với
con trai thì cũng
hiểu
biết
hơn
con trai rồi.
Huống
chi…
Không để
nàng nói hết,
tôi ngắt
lời:
– Huống
chi em hơn
anh tới
ba, bốn
trăm
nồi
xông, có nghĩa
là em hơn
anh cả
cuộc
đời.
Thôi biết
rồi,
anh đã
quen nghe cái “bổn
cũ
soạn
lại”
của
Nhà xuất
bản
Phạm
Văn
Thìn* trên năm
chục
năm
nay rồi…
Giờ
em stop cái miệng
lại
cho anh nhờ!
Thấy
tôi xẵng
lời,
vợ
tôi cười
giả
lả:
– Ơ
kìa! Sao anh giận
em? Mình chỉ
lý luận
chơi
cho vui thôi mà…
Trước
lời
dịu
ngọt
của
nàng, tôi đành…
cười
trừ.
Rồi
hỏi
vặn
lại:
– Em nói anh nhỏ
hơn
em một
tuổi
thì phải
kém hơn
em cả
đời.
Đúng
không?
Vợ
tôi cười,
nói:
– Thì em chỉ
nói chơi
vậy
mà… anh!
Tôi giả
bộ
làm găng:
– Nhưng
mà phải
đúng
như
vậy
không?
Vợ
tôi cười,
rồi
gật
gật
mái đầu
trắng
toát.
Tôi tiếp:
– Vậy
anh hỏi
em, em khôn hơn
anh 365 ngày, mà sao hồi
hai đứa
tuổi
hăm,
em để
cho anh dụ
dỗ?
Vợ
tôi cười
ngất:
– Trời
đất!
Anh đem
chuyện
tình yêu ra bắt
nạt!
Làm sao em trả
lởi
được?
“Ông Kẹ!”
Tôi không dừng:
– À! Thì ra… không phải em bị
anh, mà chính anh mới
là “nạn
nhân” bị
em dụ
dỗ!
Đúng
hôn nè?
Vợ
tôi vẫn
cười.
Nàng hóm hỉnh:
– Cũng
có sao!
Tôi chẳng
chừa,
“thừa
thắng
xông lên”:
– Bây giờ
mới
chịu
thú thật.
Vậy
mà hồi
đó,
có chuyện
giận
hờn
nhau, em thường
thút thít, rồi
nói, “Tại
em nhẹ
dạ…
Xí!”
Vợ
tôi vừa
dứt
tiếng
cười,
liền
xuất
chiêu:
– Em nói, “cũng
có sao!” Có nghĩa
là… giả
dụ,
em có ngỏ
lời
thương
anh trước
thì, điều đó cũng chẳng sao hết. Tình yêu mà anh!
Chớ
em có thú nhận
gì đâu!
Chồng
em hay “bóp méo” sự
việc
quá chừng…”
Rồi
nàng vênh cái càm xinh xinh “đáng
ghét” hất
về
tôi, trề
môi “trả
đũa”:
– Xời!
Tôi ngang bướng,
trây trúa:
– Vậy
mà vẫn
có người
“dụ”
tôi mới
lạ
chứ!
– Chuyện
đó
cần
hỏi
lại
nha “ông bạn!”
Xong, nàng dung hòa:
– Ai dụ
ai cũng
được,
miễn
có người
trao cho “tui” nguồn
vui và hạnh
phúc là tốt
dzồi!
Chớ
vợ
chồng
hơn
thua nhau được
cái gì? Cục
cưng
của
“ông Kẹ”
nói vậy
anh nghe phải
hôn?
Tôi nheo một
mắt
nhìn nàng, cười
vui:
– Nãy giờ
anh mới
nghe em nói câu nầy
nghe được!
Cuộc
sống
vợ
chồng
tôi cứ
êm trôi như
vậy,
trong chuỗi
dài hết
năm
nầy
sang năm
khác… Thoắt
cái, bây giờ
trên mái đầu
hai đứa
chỉ
toàn là muối,
còn tiêu trốn
mất
lâu rồi!
Khi ra đường,
đi
bên nhau, mọi
người
đều
khen, “Thấy
chị
còn trẻ
đẹp
quá! Được
sáu mấy
rồi?”
Hỏi
vậy
mà cũng
hỏi.
Hỏi
như
thế
chẳng
khác nào so về
tuổi
tác, chê tôi quá già! Mà nghĩ
cho cùng, họ
nói cũng
phải,
dù đã
bảy
lăm
(75) rồi,
nhưng
trên mặt
vợ
tôi chưa
hề
có “dấu
vết
thời
gian”. Còn tôi hả?
Tôi thì “luống
cày bừa
lún sâu” làm chứng
nhân năm
tháng!
Thỉnh
thoảng
chúng tôi gặp
lại
vài người
bạn
cũ,
họ
thường
giáng (đánh
mạnh
xuống,
xin hiểu
theo nghĩa
bóng là nói một
câu như
trời
đánh)
câu nói đầu
tiên:
– “Trời,
mình lâu gặp
nhau quá, anh có bệnh
tật
gì không mà coi già dzữ
vậy!”
Đúng
là dân quỷ
quái. Mới
gặp
nhau hỏi,
nói gì khác chẳng
chịu,
lại
nhè bảng
họng
người
ta mà kê tảng
đá!
Thật
hết
nói nổi!
Tuy nhiên, được
cái an ủi,
vì, liền
sau đó
“hắn”
tiếp:
– “Lâu gặp
lại
chị,
thấy
chị
vẫn
trẻ
đẹp
như
trước.
Chị
đúng
là người
phụ
nữ
có nhan sắc
vượt
thời
gian”.
Khen như
vậy
có khác nào chê tôi “già khú cú đế!” Nhưng,
chẳng
lẽ
tôi đi
ganh tỵ
khi nghe người
ta khen vợ
mình đẹp?
Tôi ngậm
ngùi chấp
nhận…
Mỗi
khi chúng tôi ra đường,
tôi phải
lấy
gân, xuống
tấn,
gồng
mình để
chịu
trận
khi nghe những
câu nói như
thế,
hay na ná như
thế!
Lâu dần
cũng
quen!
Có lần
đi
ăn
đám
thôi nôi ở
gia đình
một
cháu gái. Đứa
bé là cháu ngoại
của
bà bạn
vợ
tôi. Khách khứa
đa
phần
là giới
trẻ.
Họ
thấy
vợ
chồng
tôi, mỗi
lần
nói chuyện
với
nhau đều
xưng,
hô anh em ngọt
xớt,
thơm
như
mía lùi. Một
cô khách tuổi
hăm
(khoảng
từ
hai mươi
đến
hăm
chín), nói với
chồng
cô ta:ong_ba10
– “Ông coi kìa! Hai ông bà đó, “già cúp bình thiếc” rồi
mà ăn
nói với
nhau mùi hết
cỡ!”
Nghe xong, tôi ngạc nhiên, “Lạ
thật!
vợ
chồng
xưng,
hô anh anh, em em với
nhau có gì đâu
là khác lạ!
Có lạ
chăng
là những
cặp
vợ
chồng
trẻ
bây giờ
hay dùng “Ông” với
“Tui” để
xưng
hô mí nhau kìa! Bởi
nghe, chẳng
những
nó nghịch
ngợm,
trái cái lỗ
nhỉ
mà còn nghịch
lý cuộc
đời
vô cùng. Nó giống
như,
đa
số,
bọn
già chúng tôi lúc nào, ai nấy
cũng
mày râu nhẵn
nhụi.
Trong khi giới
trẻ
lại
đầy
đủ
râu ria trên dưới
xồm
xoàm…
Ngoài đường
thì như
vậy
đó!
Còn trong nhà, mỗi
khi vợ
tôi nấu
nướng,
tôi thường
hay “ra tay” lặt
rau, rửa
cải,…
Đôi
khi bàn tay… vô tình chạm
vào… hai trái mướp
mát rượi
nhưng…
mềm
xèo. Tôi cảm
thấy
lòng chua xót và thương
vợ
vô cùng. Thời
gian không khả
năng
làm phai mờ
nhan sắc
của
vợ
tôi. Nhưng
tôi “hợp
đồng”
cùng mười
hai đứa
con của
chúng tôi thi nhau ra sức
bú mớm,
nắn
nót,… khiến
hai trái bưởi
Thanh Trà ngày nào giờ
nầy
trở
thành hai trái mướp
khô.
Tôi nhớ
lại…
Có lần
tôi nghe song thân tôi kể,
“hồi
nhỏ
nó có thói quen là, khi ngủ
phải
ôm gối
ôm và mân mê vú gối
mới
chịu
ngủ”.
Nhưng
hai đấng
sinh thành tôi vô tình không biết
thói quen đó
chỉ
chấm
dứt
sau đêm
tân hôn của
tôi.
Trước
đêm
động
phòng hai ngày, các anh chị
tôi dọn
dẹp
và lo trang trí phòng cho “cuộc
chiến”
trong đêm
tân hôn, xong kêu tôi vào hỏi,
“Em thấy
đẹp
không?” Nhìn quanh thấy
cái gối
ôm biến
mất.
Tôi hỏi,
“Ủa,
còn cái gối
ôm của
em anh chị
để
đầu
rồi?”.
Anh chị
tôi đáp,
“Từ
nay em không cần
gối
ôm nữa.”
Tôi nói, “Không có gối
ôm thì không tài nào em ngủ
được!”
Anh Ba tôi cười
nói, “Không ngủ
được
thì thức,
biết
đâu
có khi em muốn
thức
mà không thức
được!”.
Chị
Hai tôi chêm. thêm: “Không có gối
ôm, thì có thứ
khác để
em ôm, lo gì!” Nói xong, tất
cả
cười
to, mặt
mày ai nấy
đều
hớn
hở
đi
ra ngoài.
Vậy
mà, bữa
ăn
trưa
hôm ấy,
anh chị
tôi còn đồng
thanh kể
với
Cha, Má tôi: “Cha, Má coi có tức
cười
hông, nhà mình có đứa
sắp
đem
vợ
về
mà còn đòi
gối
ôm nữa
đó
Cha, Má!” Cha tôi cười
ngất,
còn Má tôi chỉ
mỉm
mỉm
cười.
Trong đêm
tân hôn, vợ
chồng
tôi, dù đã
thương
nhau trước,
nhưng
chuyện
“đưa
quân tiến
vào lòng địch”
thì chưa
bao giờ,
nên chẳng
đứa
nào dám mở
miệng
trước,
vì cảm
thấy
ngượng
ngùng trong khung cảnh
mới
lạ.
Lâu sau, tôi giả
bộ
giơ
tay lên ngáp và vô tình bỏ
tay xuống
nhằm
hai trái bưởi
Thanh Trà rắn
chắc
của
nàng. Tôi giữ
yên nơi
đó,
trong khi bàn tay tôi “nghe được”
những
tiếng
trống
báo động
liên hồi
trong lồng
ngực
vợ
tôi, phần
tôi có cảm
tưởng
như
mình bị
điện giật!… Từ cảm giác lạ lẫm ấy, tôi đoạn tuyệt với gối ôm…
Vậy
mà, giờ
đây…!
Ôi! Vì sao ông Trời cắc
cớ
hủy
hoại
hình thể
người
phụ
nữ
một
cách “dã man” như
thế.
Sự
biến
đổi
đó
phải
chăng
do sinh nở,
do cho con cái mân mê, bú mớm
mà ra nông nổi?
Không! Một
lần
không! Trăm,
ngàn lần
không!… Mỗi
đứa
con được
nuôi từ
bầu
sữa
Mẹ
không quá một
năm.
Chúng tôi có mười
hai đứa
con, vị
chi vợ
tôi chỉ
mất
mười
hai năm
cho con cái. Thế
thì, mấy
chục
năm
còn lại
thì sao? Ai là thủ
phạm
nghiền
nát cặp
bưởi
Thanh Trà, để
giờ
nầy
nó trở
thành hai trái mướp
(thậm
chí có khi còn là hai trái khổ
qua!) Thủ
phạm
là ai? Xin thành khần
khai báo, “thủ
phạm
chính là tôi.”
Còn các đấng
tu mi nam tử
khác thì sao? Quý vị
có dám vỗ
ngực
tự
nhận
mình là thủ
phạm
như
tôi không? Hay, mỗi
lần
nói đến
vú mớm
các bà, quý vị
sẽ
chối
leo lẻo
rằng
thì là “Nó chỉ
để
cho con bú.” Quái!
Do suy nghĩ
tận
tường
mới
xác định
“Mình chính là thủ
phạm”,
bởi
thế
dù vô tình hay cố
ý, mỗi
khi chạm
vào cặp
mướp
lòng thòng đang
treo trên ngực
vợ
nhà, tôi đều
thấy
êm đềm,
mát rượi…
với
cảm
giác như
trở
về
thời
tuổi
hăm…
Hạnh
phúc ngập
trời
mây!
***
Mỗi
khi cơm
nước
xong, tôi giành phần
làm vệ
sinh chén dĩa,
đôi
khi vợ
tôi ngăn
lại,
nàng bảo:
– Anh để
đó
cho em!
Tôi nhất
định
không cho, nói:
– Không được!
Em nấu
nướng
vất
vả
rồi.
Phần
nầy
anh phải
làm!
Vợ
tôi nhìn tôi mỉm
cười
âu yếm.
Nàng lại
bàn nghiêng bình trà vào tách, đem
lại
đưa
tận
miệng
tôi, rồi
nói:
– Em hớp
thử,
vừa
uống
rồi,
anh uống
đi!
Tôi vừa
uống,
vừa
cảm
thấy
tâm hồn
mình vút lên chín tầng
mây.
Có lần,
tôi đang
thu dọn
làm sạch
nồi
niêu, chén bát, soong, chão,… Bất
ngờ,
một
bà bạn
của
vợ
tôi đến
“bắt
gặp
quả
tang”.
Sáu đó,
từ
miệng
bà ấy
vọng
đến
tai vợ
tôi, “cái ông Sỹ
Hùng coi vậy
mà sợ
vợ
hết
cỡ
thợ
mộc.
Tôi đến
nhà thấy
ổng
rửa
chén, còn bả
thì ngồi
uống
nước!”
Nghe vậy,
vợ
tôi nói với
tôi:
– Từ
nay anh đừng
phụ
em làm việc
bếp
núc nữa,
cứ
để
em lo!
Tôi cười
bảo
nàng:
– Mình sống
cho mình chứ
đâu
phải
sống
vì dư
luận
em! Vả
lại,
khi em vất
vả
trong việc
cơm
nước
có ai thấy
đâu!
Còn việc
nhà đâu
có việc
nào của
chồng,
việc
nào là của
vợ.
Tất
cả
đều
là của
chúng ta mà!
Ngừng
một
chút, tôi tiếp,
giọng
vui đùa:
– Giả
như
anh có sợ
em thì anh cũng
chỉ
sợ
vợ
của
mình thôi. Vợ
anh, anh sợ
chớ
anh có sợ
vợ
ai đâu
mà em lo họ
cười!
Vợ
tôi chép miệng,
nói:
– Em chẳng
hiểu,
có nhiều
cặp
vợ
chồng,
sao mà họ
sợ
nhau dữ
quá hả
anh? Rồi
nhìn tôi, nàng cười,
tiếp:
– Em hỏi
thật,
anh có “sợ”
em hôn?
Tôi cười,
đùa:
– Tất
nhiên! Ông Trời
còn sợ
Bà Trời
nữa
là anh!
Vợ
tôi trề
môi xì một
cái dài… chừng
cây số,
nói:
– Hỏi
chơi
vậy,
chứ
em không muốn
anh xem em như
là “con quỷ
cái” đâu!
Tôi hỏi
đùa:
– Vậy
là em sợ
anh. Đúng
không?
Bà cụ
nhìn tôi không đáp,
nhưng
hỏi
lại:
– Anh muốn
em xem anh là người
chồng
mà em hết
lòng yêu thương
quý trọng
nhất
đời
em? Hay là anh muốn
em nhìn anh như
là “ác quỷ
hung thần?”
Trời
đất!
Đúng
là lời
nói như
một
bức
tường
kiêng cố
chận
đứng
hết
“khí phách” của
ông chồng
muốn
“làm oai hiếp
vợ”.
Khôn nào hơn?
Một
hôm, đang
ngồi
viết
trên tầng
trên, bỗng
nghe tiếng
vợ
tôi, ở
phòng ngủ
gần
bên gọi
sang:
– Anh ơi!
Vô đây
em chỉ
cái nầy
coi!
Tôi hoảng
hồn,
vì bị
ám ảnh
bởi
những
lời
nói y chang như
vậy
hồi
mấy
mươi
năm
trước.
Hồi
đó,
mỗi
lần
vợ
tôi “khích tướng”
như
vậy
là tôi vội
vàng “tuân lệnh”
thì, bên ngoài dù trời
không giông bão mà cây cối
cũng
ngả
nghiêng.
Có câu chuyện
tôi nhớ
như
in. Đại
gia đình
tôi chúng tôi có tiệm
tạp
hóa lớn,
bạn
hàng mua sỉ
và khách hàng mua lẻ
lúc nào cũng
đông
nghẹt.
Hồi
đó,
vợ
chồng
tôi mới
cưới
nhau chừng
hơn
tháng, lửa
tình còn nóng bỏng,
đang
sôi sùng sụt…
Bữa
nọ,
chúng tôi đang
phụ
bán hàng, bỗng
nhiên vợ
tôi nhìn tôi nheo, nháy mắt
rồi
hất
nhẹ
cằm
về
hướng
chân cầu
thang dẫn
lên lầu,
nơi
có phòng ngủ
của
vợ
chồng
tôi. Hiểu
ý, tôi hụ
hợ
một
hồi,
rồi
bất
ngờ
vụt
“thăng”
lên phòng nằm
chờ…
Tôi chờ
chừng
năm
phút, mười
phút rồi…
mười
lăm
phút mà chẳng
thấy
bóng dáng vợ
tôi lên. Bực
quá, tôi bẽn
lẽn
trở
xuống.
Vừa
bước
xuống
mấy
bực
thang lầu,
tôi nghe tiếng
Má tôi hỏi:
– Ủa,
thằng
Hùng đâu
rồi?
Đang
bán buôn tấp
nập
như
vầy,
tự
nhiên bỏ
đi
đâu
chẳng
nói chẳng
rằng
gì hết!
Hai, (vợ
tôi là con trưởng,
nên Má tôi thường
âu yếm
gọi
vợ
tôi như
vậy)
chồng
con có nói với
con nó đi
đâu
hông?
Tiếp
theo là tiếng
của
vợ
tôi bào chữa:
– Thưa
Má, ảnh
có nói với
con là đau
bụng,
lên phòng nằm
một
chút. Má cho con lên coi ảnh
thế
nào nha Má!
– Ừa!
con lên coi nó làm sao! Nếu
còn đau,
con xuống
lấy
ống
Bạc
Hà Thủy*
lớn
đem
lên cho nó uống
nha con!
Vợ
tôi khẽ
dạ
rối
tất
tả
quày lưng,
nàng vừa
bước
lên thang lầu,
thấy
tôi đang
đứng
ở
trên. Tôi ra dấu
bảo
nàng lên. Hai đứa
vào phòng, nàng hỏi:
– Sao như
không anh lên phòng làm chi vậy?
Lỡ
bộ
quê, tôi sừng
sộ:
– Còn hỏi?
Hồi
nãy em nheo mắt
hất
cằm
ra dấu
bảo
anh lên mà!
Vợ
tôi cười
ngặt
nghẽo:
– Trèn ơi!
Hiểu
lầm
rồi
anh yêu ơi!
Như
vầy
nè, lúc nãy em thấy
bà kia, đứng
xớ
rớ
chỗ
kệ
mình chất
thuốc
hút dưới
cầu
thang. Bà ta cứ
cầm
cây Cotab (một
loại
thuốc
hút đắc
tiền
thời
thuộc
Pháp) mà hai mắt
cứ
dáo dác hoài, em ra dấu
để
anh cùng em chú ý coi chừng…
– Trời
đất!
Em làm anh cứ
tưởng…
– Tưởng
gì mà tưởng!
Anh thật
kỳ
cục,
đang
buôn bán rầm
rầm
ở
dưới
mà tự
dưng…
Nàng bỏ
lửng
rồi
nhéo tôi một
cái.
Bởi
ảnh
hưởng
câu chuyện
xưa,
lần
nầy
nghe vợ
gọi
tôi qua “chỉ
nầy
coi” khiến
tôi… rụng
rời.
May, liền
sau đó,
nàng tiếp:
– Anh vào mặc
thử
cái áo em mới
mua coi vừa
hôn!
Thật
hú hồn.
Vậy
mà tôi cứ
sợ
“bà già sanh tật,
giở
chứng
cuối
đời”.
Ý nghĩ
tôi thật
lệch
lạc.
Tôi vào thử
áo, vợ
tôi vuốt
ve khen tấm
tắc:
– Anh mặc
cái áo nầy
coi thật
trẻ
trung. Anh thấy
em hay hôn? Lựa
là ngay chóc mà!
Tôi đùa:
– Hổng
vừa
cũng
phải
vừa!
Hổng
đẹp
cũng
phải
đẹp!
Bà Trời
mua, ông Trời
còn hổng
dám chê, huống
hồ
chi anh!
Vợ
tôi cười
híp mắt.
Giọng
đả
đớt:
– Biết
dzậy
là tốt
dzồi!
Nói thật,
mặc
cái áo nầy,
em thấy
anh trẻ
lắm
đó!
Tôi cười
nhại
lại:
– Phải
dzồi!
Trẻ
“nắm
nắm”!
Có điều mặt mày nhăn nhúm, tướng tá lụm cụm thôi…
Vợ
tôi vừa
cười
vừa
đấm
nhẹ
vào ngực
tôi, nói:
– Em dọn
dẹp
tí, lát nữa
mình đi
chợ
nha anh!
Tôi gật
đầu.
Trước
khi trở
lại
phòng làm việc,
thuận
tay, tôi nựng…
dưới
rốn
nàng một
phát. Vợ
tôi giẫy
nẩy,
nhưng
lại
cười
khúc khích:
– Để
yên cho em làm tí mà anh yêu!
Đàn
bả
thật
kỳ
cục,
trong bụng
khoái chí tử
mà ngoài miệng
cứ
làm bộ
làm tịch.
Nhớ,
mấy
chục
năm
trước,
mỗi
khi tôi muốn
“gây sự”,
dù vợ
tôi đang
bận
tay làm bất
cứ
điều gì, hễ tôi đến gần khều nhẹ, rồi nói, “Mình lên đánh bài nha em!” Ngay
lập
tức,
vợ
tôi đưa
cặp
mắt
long lanh nhìn tôi, “Tí đi
anh! em đang
nấu
đồ
ăn
mà!”. Tôi nói nhỏ,
“Bài anh đang
tốt
mà em, sợ
lát nữa
bài xấu,
anh thiệp
không làm sao thắng
em cho được?”
Nghe tôi nói vậy,
vợ
tôi liền
đáp
ứng,
“Anh chờ
em tí thôi! Em rửa
tay đã.
Anh làm như
Ma-rốc
không bằng!”
Sau đó
chúng tôi đam
mê chơi
bài, quên giờ
giấc,
vợ
tôi quên cả
công việc
đang
bỏ
dở,
đến
khi mùi khen khét từ
bếp
xông lên. Vợ
tôi hốt
hoảng,
“Cá khét rồi
anh ơi!”
Nàng vội
vàng quấn
khăn
chạy
xuống,
chưa
đến
nơi
thì thấy
khói đen
phủ
kín nhà bếp,
mùi khét lẹt
bốc
lên cao. Tôi vội
mở
hết
cửa
cho thông thoáng. Những
chuyện
như
vậy
chẳng
phải
chỉ
một
lần…
***
Một
sáng, chúng tôi lên xe, trực
chỉ
siêu thị.
Trên xe nàng nói:
– Chiều
nay, em đãi
anh lẩu
mắm
cá kèo. Mình đi
mua thêm mới
rau xanh và thịt
ba chỉ.
Tôi vờ
khịt
khịt
mũi:
– Hèn chi, “mùi mắm” bốc
đầy
xe!
Nàng nhìn tôi:
– Xí! Đừng
có làm bộ!
Dám chê hô
Tôi áp dụng
chiến
thuật
“Hòa giải
dân tộc”:
– Nói cho vui vậy
mà! Hồi
nào em không là nàng tiên của
anh.
Vợ
tôi cười
bằng
ánh mắt:
– Nói vậy
phải
nghe được
hông?
Chiều
hôm đó,
như
thường
lệ,
trong khi vợ
tôi lo nấu
nướng,
tôi lo rửa
sạch
rau xanh. Cái lẩu
được
bày lên bàn. Mùi mắm
xông lên thơm
phức,
quanh đó
mấy
dĩa
rau cải
xanh dờn,
bắt
mắt.
Chúng tôi ngồi
vào bàn.
Vừa
ăn,
vừa
trò chuyện
vui vẻ,
chợt
tôi cảm
thấy
như
thiếu
thiếu
món rau gì ở
quê nhà! À, phải
rồi,
bông điên
điển, bông súng. Tôi buộc miệng ao ước bâng quơ:
– Phải
chi có thêm bông điên
điển với bông súng ăn với lẩu mắm nầy thì vợ chồng mình bay bổng lên mây.
Nàng nhìn tôi chậc
lưỡi:
– Chậc!
Hồi
nãy, em hết
sức
tìm coi có rau gì khác hơn
ba thứ
nầy
không mà chẳng
có gì hết.
Anh nói trúng phóc ý em!
Nói xong, vợ
tôi gắp
các thứ
rau, mỗi
thứ
một
ít, nàng gói lại
vén khéo rồi
kẹp
vào đũa,
chấm
vào chén mắm,
tay kia cầm
chén cơm
hướng
nước
mắm
từ
cuộn
rau chảy
xuống.
Nàng đưa
tận
miệng
tôi, nói:
– Chà bông điên
điển nầy ngon quá chừng, ăn miếng đi anh!
Tôi há toác hoác miệng mình như
chiếc
tàu há mồm
năm
mươi
tư,
đưa
đồng
bào “ri cư”
từ
Bắc
vào “Lam”. (Nhờ
kỳ
“ri cư”
đó
mà dân miền
Nam chúng tôi mới
biết
ăn
rau heo. Rau muống
trước
năm
1954, trong Nam gọi
bằng
“rau heo”. Nghĩa
là, rau dùng để
nấu
cho heo ăn,
người
không ăn).
Vợ
tôi đưa
gắp
rau vào, tôi nhai ngấu
nghiến,
rối
xuýt xoa:
– Chà ngon thiệt!
Lâu ăn
bông điên
điển chấm mắm kho, giờ ăn sao mà ngon quá chừng!
Vợ
tôi cuộn
mớ
rau khác, lại
kẹp
vào đũa,
lại
đưa
vào miệng
tôi. Nàng cười:
– May mà hồi
nãy em mua được
bó bông súng nầy.
Anh nhai thấy
giòn tan hông? Súng tươi
lắm!
Tôi đồng
tình:
– Ùm! Súng ngon thiệt! Ơ
Mỹ,
chỉ
có mình vợ
anh tài tình mới
mua được
thứ
rau quý hiếm
nầy.
Vợ
tôi cười
toét miệng.
Như
hai cầu
thủ,
vợ
chồng
tôi cứ
luân phiên kẻ
đưa
qua, người
đưa
lại,
hết
anh đến
em, hết
bông súng đến
bông điên
điển. Không dè, hai đứa “chơi” tới bến, làm sạch sành sanh lẩu mắm với khoảng ký rau xanh.
Hạnh
phúc đúng
là “sức
bật
vạn
năng”
của
tình yêu và cả
hai cái bụng
Tạ
Hầu
Đôn.
Sáng Chủ
Nhật,
tôi xuống
bếp,
thấy
vợ
tôi đang
lui cui bầm
thịt.
Trên bàn bày nhiều
thứ
rau xanh mướt.
Tôi ngồi
xuống
lặt
rau cải,
vừa
làm vừa
hỏi:
– Bữa
nay nàng tiên định
đãi
anh món gì đây
mà rau cải
xôm trò quá vậy?
Nàng nhìn tôi:
– Thì anh đoán
đi!
Tôi nói:
– Nếu
đoán
được
thì anh hỏi
làm chi nè? Nhưng
chắc
chắn
không phải
là lẩu
mắm
rồi.
Tuần
trước
ăn
“bông súng” với
“bông điên
điển” chấm lẩu mắm đến nay anh còn “hãi
hùng kinh”.
Vợ
tôi cười:
– Hôm nay mình ăn
“bỏ
giò xuống
đi”
của
ông Tàu ở
Chợ
Xóm Chiếu
bên Khánh Hội.
Tôi cười,
nhớ
lại,
“Bỏ
giò xuống
đi”
là tiếng
rao hàng “Chả
giò nóng đây!”
của
người
Tàu năm
xưa.
Tôi đem
rau rửa
sạch
sẽ
rồi
ngồi
nhìn vợ
tôi bày nước,
thịt
đã
trộn
gia vị,
bánh tráng,… chuẩn
bị
cuốn
chả
giò.
Tôi nói:
– Em để
anh cuốn
cho!
Vợ
tôi cười,
nói:
– Cuốn
dược
hôn đó…
Đừng
cuốn
rối
người
ta tường
là…
Tôi cướp
lời
nàng:
– Mười
hai đứa
con anh còn làm hoàn chỉnh,
sá gì ba cái thứ
lẻ
tẻ
nầy.
Vợ
tôi cười:
– Đó
chuyện
mấy
chục
năm
trước
kìa ông ơi!
Bây giờ
muốn
có một
mụn
cũng
không được.
Tôi đùa:
– Tại
em thôi!
– Sao mà tại
em?
– Thì em còn gì nữa đâu
mà con với
cái! Thử
cưới
cho anh một
nàng còn phơn
phớt
coi anh làm được
không thì biết…
Vợ
tôi mím môi, giả
vờ
làm mặt
dữ:
– Anh dám không?
– Sao không?
– Chắc
không?
– Chắc
chớ!
Em kiếm
cho anh mà! Còn anh thì chỉ
biết
nghe lời
vợ.
– Xí! Đừng
hòng. Chuyện
đó
“còn khuya nha Tám!”
Tôi đổi
tông:
– Kể
em nghe, ở
Trung Quốc
có ông 82 tuổi,
mới
cưới
cô gái 28 xuân xanh.
– Trời!
Cưới
như
vậy
để
làm gì? Chuyện
có thật
hay là anh bịa
để
“mở
ngõ?”
– Thật
chứ
em! Ông ta là Nhà khoa học,
tên Dương
Chấn
Ninh, từng
đoạt giải Nobel khoa học năm 1957.
– Như
vậy
em hiểu
rồi!
Có lẽ
cô nào đó
mê cái danh vọng
hoặc
cái gia tài của
ông ấy.
– Không đâu
em, nàng 28 xuân xanh ấy
tên Ông Phàn, nghiên cứu
sinh Thạc
sĩ,
người
huyện
Sơn
Đầu,
tỉnh
Quảng
Đông.
Vợ
tôi khẽ
thở
dài:
– Chậc!
Sao đời
có nhiều
chuyện
kỳ
quá phải
không anh?
– Gì đâu
mà kỳ
em? Người
hơn
nhau một
tuổi
với
người
hơn
nhau 54 tuổi
có khác gì nhau? Tình yêu mà!
Vợ
tôi lườm
tôi một
cái, rồi
nói:
– Anh lại
méo mó nữa
rồi!
Anh muốn
mở
ngõ nữa
phải
không?
– Không dám! không dám! Nhưng lớn
nhỏ
gì tựu
trung thì cũng
quy vào kết
cục
như
nhau thôi. Em nghĩ
anh nói đúng
không?
Vợ
tôi lắc
đầu:
– Đúng
sao được
mà mà đúng
hả
ông cụ!
Lấy
nhau như
vậy,
đi
ra đường
chẳng
khác gì hai ông cháu!
– Gì mà ông cháu? Tình yêu đâu có kể
tuổi
tác em!
Vợ
tôi lại
lắc
đầu:
– Người
ta nói tình yêu không phân biệt
tuổi
tác, là nói về
sự
rung động
của
con tim, mà anh lại
chuyển
“tông” qua tuổi
tác của
hai thân xác. Thật
hết
ý luôn!
Tôi cười:
– Nhưng
có sao đâu?
– Nhìn vào nó chướng
mắt
lắm,
anh biết
hông?
– Để
hôm nào anh đi
thử
với
một
cô chân dài, trẻ
đẹp
coi nó chướng
thế
nào?
– Anh chỉ
có tài “đấu
võ mồm”,
chứ
làm thì chẳng
dám.
– Vậy
anh làm thử
một
lần
cho biết
nó ra làm sao!
– Chẳng
có sao đâu.
Anh làm đi
thì sẽ
biết.
– Chợt
nàng đổi
giọng
ngạo
ngào:
– À! Anh nhớ
vụ
động
đất
ở
Tứ
Xuyên khiến
hầm
mỏ
bị
sụp
không anh?
Tôi sập
bẫy:
– Nhớ!
Có gì không em?
– Nhớ!
nhưng
anh biết
trận
động
đất
giết
chết
bao nhiêu người
không?
– Không!
– “Chỉ
có” hai trăm
năm
chục
ngàn người
chết
vì trận
thiên tai đó.
Tôi nói gần
như
hét:
– Hả?
Chết
tới
hai trăm
năm
chục
ngàn người
mà em nói “chỉ
có?”
– Đúng!
Em nói “chỉ
có” là để
cho anh biết,
nếu
anh mà anh bày đặt
chân dài chân ngắn
với
con nhỏ
nào, thì em sẽ
cho anh biết
sự
tàn phá, chết
chóc do trận
động
đất
ở
Tứ
Xuyên chẳng
có nghĩa
lý gì với
bom nguyên tử
do em châm ngòi. Anh sợ
chưa?
– Trời!
Thiện
tai! Thiện
tai!
Vợ
tôi cười
thành tiếng,
tiếp:
– Bây giờ
anh phụ
em cuốn
chả
giò nghen!
– Đúng
dzồi,
hôm nay anh phải
tận
lực
làm việc
với
vợ
anh.
Giọng
kẻ
cả,
nàng nói:
– Không phải
chỉ
có hôm nay mới
tận
lực
mà anh phải
tận
tực
suốt
cả
cuộc
đời
nhau.
Tôi đầu
hàng, và không ngờ
người
phụ
nữ
sanh trước
tôi 365 ngày mà có lý luận
“dữ
dằn”
như
vậy!
Tôi nói:
– Biết
rồi
bà cụ
ơi!
– Anh cuốn
nha! Em đi
pha nước
mắm
chấm.
Tôi tằn
mằn
cuốn
đâu
chừng
chục
cuốn,
phơi
bày trên mâm với
đầy
đủ
hình thù, kiểu
dáng, lớn
nhỏ
khác nhau…
Vợ
tôi đang
đập
tỏi,
chợt
nhìn sang, nàng bước
tới
la trời:
– Chèn ơi!
Anh cuốn
gì kỳ
cục
vậy?
Cái thì lớn
quá, cái thì nhỏ
xíu, cái thì dài ngoằn
còn cái thì cụt
ngủn,
sao mà coi được?
Tôi chống
chế:
– Mình làm để
ăn
chứ
có bán buôn gì đâu
mà coi được
với
không em!
– Nhưng
phải
làm cho đẹp,
cho đều,
đặng
nhìn nó đẹp,
mới
ngon miệng
chứ
anh!
– Em coi, ông Trời
mà còn làm cái lớn
cái nhỏ
nữa
huống
là anh.
Vợ
tôi nói:
– Thôi đừng
có nói tầm
xàm tầm
đế
nữa
ông ơi!
Thôi, anh lên lầu
làm việc
đi!
Để
đó
cho em.
– Gì mà tầm
xàm tầm
đế,
em thấy
hổng
phải
sao! Ông Trời
tài ba như
vậy
mà cho đời
đứa
trẻ
4 ký, còn có đứa
chỉ
hơn
một
ký, Còn…
Vợ
tôi đưa
tay ra ngăn
lời
tôi rồi
nói:
– Stop! Biết
rồi,
nói một
hồi
là nói bậy
bạ
không.
Nói xong, nàng kéo tôi đứng dậy,
nói:
– Anh làm ơn
lên làm việc
giùm em đi.
Lát nữa
xong rồi
thần
thiếp
sẽ
thình hoàng thượng
xuống
ngự
thiện.
Tôi vui vẻ
đáp
lại:
– À! Hay là ái khanh để trẫm
giả
tỏi
ớt
sẵn
cho khanh pha nước
chấm.
Vợ
tôi cười,
nói:
– À! Ý kiến
hay! Mình làm vậy
đi
anh.
Thế
là tôi đổi
lane. Trong khi tôi bầm,
giã tỏi
ớt
thì vợ
tôi chăm
chú mở
ra chỉnh
lại
mười
mấy
cuốn
chả
giò do tôi cuốn.
Chốc
sau, tôi thấy
trên mâm, mấy
hàng chả
giò nàng vừa
cuốn
xong đều
đặn
nằm
ngay hàng thẳng
lối
như
tân binh đang
tập
cơ
bản
thao diễn.
Nhìn vợ
mình cặm
cụi
làm, tôi thấy
thương
nàng quá chừng!
Bèn nghĩ,
hay là mình “chơi
trội”,
pha luôn nước
chấm
để
vợ
mình khỏi
vất
vả.
Nghĩ
là làm ngay.
Tôi lẩm
bẩm
nguyên tắc
cách pha chế
nước
chấm
trong báo chí, “muốn
cho nước
mắm
pha xong thấy
bắt
mắt,
đúng
điệu, nhìn là phát thèm
… thì cho ớt,
tỏi
vào tô rồi
vắt
chanh (hoặc
chế
dấm)
vào cho ớt
tỏi
thấm
chất
chua trước,
sau đó,
mới
cho nước
mắm
vào thì tỏi
ớt
mới
nổi
lên lều
bều
trên mặt
nhìn hấp
dẫn
còn hơn
thấy
con gái một
con.”
Còn phần
nêm nếm
và thêm gia vị
khác vào, tôi đâu
có “dại”
mà làm. Ăn
ngon thì người
ta hà tiện
tiếng
khen, còn dở
thì bị
chê “mút mùa Lệ
Thủy”.
Tôi dành phần
đó
cho đầu
bếp
chánh. Nếu
“Bà Trời”
có lỡ
tay thì “Ông Trời”
cũng
phải
ngậm
miệng
mà thôi! Tôi có “kinh nghiệm
sống”
đầy
mình, nên cũng
khôn hết
cỡ
thợ
mộc.
***
Một
hôm, từ
văn
phòng Bác sĩ
gọi
cho tôi biết,
sau kết
quả
thử
nghiệm
tổng
quát, trong máu tôi có mỡ
xấu,
nên ăn
kiêng và phải
tập
thể
dục.
Tôi kể
lại
cho vợ
tôi nghe, Nàng nói:
– Từ
nay, vợ
chồng
mình bớt
ăn
các món chiên xào. Bây giờ
mình đi
chợ,
em mua cá về
kho tộ
ăn
với
rau luộc
nha anh!
Tất
nhiên tôi tán đồng:
– Cá kho tộ
là tuyệt
chiêu của
em mà…
Nàng cười:
– Anh nói, cũng
nhờ
Bà Nội
sắp
nhỏ
dạy
em mới
kho được
như
vậy,
chớ
hồi
mới
về
làm dâu, em có biết
ất,
giáp gì đâu…
Tôi chọc:
– Em có chắc
là em hổng
biết
gì phải
hôn?
– Thôi đi
ông ơi,
đừng
có nói quàng, nói xiêng nữa!
Già rồi
mà cũng
chứng
nào tật
nấy.
Chỉ
giỏi
cái miệng
thôi!
Tôi cười:
– Chẳng
còn gì thì đánh
giặc
miệng
cho đỡ
tủi
và đỡ
xấu
hổ
vậy
mà em!
– Nhưng
anh khiêu khích hoài lỡ
đối
phương
nghênh chiến
thì sao nè?
Tôi cười
gượng
gạo:
– Thì huề
chứ
sao!
Vợ
tôi cười
ngất:
– Nói vậy
mà cũng
nói… Anh thi ê ệt
tình…
Chúng tôi ra xe. Chiều hôm ấy,
trên bàn ăn,
trong tộ
đất
nung, những
con các kèo màu vàng lươn,
no tròn, béo ngậy
nóng hừng
hực,
đang
bốc
khói, bên cạnh
đó
là những
dĩa
ngọn
đậu
luộc
xanh rờn,
nóng hôi hổi,
kế
bên là dĩa
dưa
leo xắt
lát tròn mong mỏng.
Tôi nói:
– Nhìn tộ
cá kèo em kho, làm anh nhớ
Má vô cùng. Hồi
đó,
mỗi
lần
Má kho cá kho tộ
là Tía* hay nói đùa,
“Tôi mê bà vì chiêu cá kho tộ
nầy.
Bà đừng
để
thất
truyền
món ăn
“gia truyền”
nầy
nha! Hãy nhớ
dạy
lại
cho các con dâu rể,
để
sau nầy
đứa
nào “đi
lạc
đường,
lạc
hướng”
nó cũng
không thể
bỏ
vợ
con nó”. Anh hổng
dè em học
dược
tuyệt
chiêu nầy!
Vợ
tôi cười
tươi
tắn:
– Thì bởi
vì em sợ
anh “lạc
đường”
nên em phải
chịu
khó học
bí kiếp
của
Má để
giữ
anh tho.o..oi! (thoi, không dấu
mũ,
cách nói đùa
của
tiếng
thôi).
Tôi khen:
– Cá kho ngon là một việc,
nhưng
em còn biết
chọn
món rau thích hợp
là chuyện
khác. Vợ
anh thật
tài tình!
Chúng tôi vừa
ngồi
vào bàn, bỗng
có tiếng
chuông reo, tôi ra mở
cửa.
Thằng
con Út của
tôi cùng “bầu
đàn
thê tử”
của
nó ào vào. Vừa
mới
vào nhà, vợ
nó chào tôi xong liền
giả
vờ
hít hít lỗ
mũi,
cười
nói với
chồng
nó, cố
ý cho vợ
tôi nghe:
– Anh thấy
linh tính của
em có sai chút nào không? Em biết
thế
nào bữa
nay Má cũng
xuất
chiêu cá kèo kho tộ
mà. Anh mà chần
chờ
chút nữa
là mình “lỡ
độ”
rồi!
Nói xong, nó nắm
hai bàn tay lại
đưa
lên trước
ngực
rồi
gật
mạnh
xuống,
biểu
hiện
sự
khoái chí tột
cùng, đoạn tiếp:
– Em nói là ngay chóc mà…
Vợ
tôi bước
ra tươi
cười,
nàng đón
con, dâu cùng đám
cháu với
nét mặt
rạng
rỡ.
Dang tay ôm hai đứa
cháu nội
vào lòng, rồi
biểu
con dâu:
– Trúng chóc, trúng phóc gì cũng được.
Để
không “lỡ
độ”
con vô dọn
thêm chén đũa.
Để
nguội
mất
ngon.
Atlanta, Dec. 11, 2008
Thái Quốc
Mưu
_____________
Ghi chú:
* Bổn
cũ
soạn
lại:
Trước
30/4/75 Nhà xuất
bản
Phạm
Văn
Thìn chuyên in tái bản
các truyện
thơ
cổ
tích như:
Tấm
Cám, Nàng Út, Thạch
Sanh & Lý Thông,… Dưới
mỗi
tựa
đề
đều
có in hàng chữ
“Bổn
cũ
soạn
lại”.
* Bạc
Hà Thủy:
Một
loại
đông
dược,
trị
bệnh
đau
bụng
rất
hay!
* Tía: Cha, Bố,
Ba. Hiện
ít dùng.
* Ma-rốc:
Vương
quốc
Maroc (cũng
được
gọi
là Ma Rốc);
tiếng
Ả
Rập
là Al Mamlakah al Maghribiyah, là quốc gia tại
miền
Bắc
Châu Phi. Quốc
gia nầy
nằm
ở
Tây – Bắc
Châu Phi. Maroc có biên giới
quốc
tế
với
Algérie vế
phía Đông,
đối
diện
với
Tây Ban Nha qua eo biển
Gibraltar khoảng
cách 13 Km. Và, biên giới
đất
liền
với
hai thành phồ
tự
trị
của
Tây Ban Nha là Ceuta và Melilla. Maroc giáp Địa Trung Hải
và Đại
Tây Dương
về
phía Bắc,
còn phía Nam giáp Mauritania.
Trong 44 năm,
từ
1912 đến
1956 Maroc là xứ
do Pháp và Tây Ban Nha bảo
hộ
(coi như
thuộc
địa).
Vì vậy,
trong các đội
quân viễn
chinh của
Pháp có nhiều
binh sĩ
gốc
Maroc. Thời
Việt
Nam thuộc
Pháp, mỗi
khi đi
ruồng
bố
những
người
lính Maroc trong đội
viễn
chinh Pháp thường
hãm hiếp
phụ
nữ.
Khi nói đến
Maroc là người
ta nghĩ
đến
hành vi dã man nầy.
Ngoài ra còn ám chỉ
khả
năng
tình dục
của
nam giới.
Bài này quá hay, tuy nhiên có điểm nho nhỏ trong phần này: “Nhìn cách ứng xử của vợ chồng tôi, không ai ngờ, chúng tôi đã có đàn con mười hai đứa và đàn cháu nội, cháu ngoại gần năm mươi thằng cu, cái đĩ….. >>>> nếu tôi nhớ không lầm thì trước năm 1975 dùng mấy chữ thằng cu, cái (hĩm) thì đúng hơn là “cái đĩ” như trong bài viết .
ReplyDeleteXin đóng góp ý kiến thô thiển, xin tác giả đừng giận .