Thời Đệ Nhất Cộng Hoà không có Đệ Nhất Phu Nhân vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm sống độc thân không lập gia đình để toàn tâm toàn trí lo cho đất nước còn rất non trẻ trước sự rình rập phá hoại của phía Bắc . Bởi đó trong những dịp lễ lớn cần sự hiện diện của phụ nữ, phu nhân cố vấn Ngô đình Nhu- bà Trần Thị Lệ Xuân - được đưa vào vị trí này . Lịch sử chứng minh bà là một nữ lưu vừa có tài vừa có sắc đem lại nhiều vẽ vang cho thời gian cầm quyền ngắn ngủi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm . Bà là người thành lập lực lượng Thanh Niên ( Thanh Nữ ) Cộng Hoà , tiền thân của Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn và sau này dưới nền Đệ Nhị Cộng Hòa biến thành phong trào Nhân Dân Tự Vệ . Tất cả những lực lượng trên đây từng là nổi lo , sự sợ hãi và là những cơn nhức đầu đối với lính xâm lược miền Bắc cùng với bọn du kích trốn chui trốn nhủi trong bưng biền, đồng ruộng phèn chua ở miền Nam . Bà cũng có công trong việc cải tổ luật Ly Dị, cấm đa thê....Đặc biệt bà nổi tiếng trên chính trường thế giới khi đại diện VNCH ra nước ngoài để "TẨY ĐỘC " dư luận về lời đồn đại áp bức Phật Giáo do các ( anh đại ) thầy chùa AK47 ( Thích Trí Quang , Thích Nhất Hạnh...) bố láo tung ra . Bà từng được báo chí thế giới gọi là Dragon Lady mà phải một thời gian dài sau thế giới mới biết tới người thứ hai là Margaret Thatcher ( Bà Đầm THÉP -Iron Lady).
Bà Trần Thị Lệ Xuân là một người Công Giáo
ngoan đạo, chấp nhận số phận goá phụ sau khi hầu như toàn bộ gia đình chồng bị
thảm sát bởi bọn Cộng Sản và bọn tham lam nhưng thất học tàn dư của thực dân
Pháp để lại . Từ khi lưu vong cho tới ngày nhắm mắt bà sống âm thầm trong cầu
nguyện và làm từ thiện . Đối với đa số người miền Nam , dân chúng trân trọng
gia đình chồng bà như những người có
công đem lại ấm no cho đất nước dân tộc - nhất là một triệu người di cư lìa bỏ
mìền Bắc . Họ cũng xem bà như một phụ nữ
mạnh mẻ , can đảm, góp phần trong việc sửa sang mặt mũi nền chính trị , xã hội
miền Nam thời đó .
Thời Đệ Nhị Cộng Hoà , dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu Bà Nguyễn Thị Mai Anh là vị Đệ Nhất Phu Nhân của đất nước . Dân miền Nam có thể không ưa ông , nhưng không ai dè bỉu hay có cái nhìn ác cảm về bà . Khác với bà Trần Thị Lệ Xuân với gương mặt đẹp nhưng cứng rắn , phu nhân ông N.V.Thiệu đẹp hiền hậu , dễ gần và nét quý phái của những mệnh phụ thời Trung Cổ . Cũng như gương mặt vóc dáng của Hoàng Hậu Nam Phương phu nhân vua Bảo Đại .
Bà thuộc mẫu người chia sẻ khóc với kẻ khổ đau và cười với ai đang hạnh phúc . Sẽ không ngạc nhiên khi thấy bà ôm hôn một trẻ mồi côi với tấm lòng . Thiên Chúa ban cho bà trái tim yêu thương vốn toả sáng trên khuôn mặt đầy phúc hậu Kính Chúa Yêu người . Chồng bà theo đạo Phật nhưng cuộc sống hôn nhân giữa hai người khác tôn giáo không bị rắc rối . Cuối cùng ông Tổng Thống xin rửa tội cũng nhờ vào cách sống nhân chứng tình yêu của bà .
Một điểm quan trọng nữa trong cuộc đời của
vị Đệ Nhất Phu Nhân là bà không can thiệp hay " xía " công việc của
ông . Việc ông điều hành đất nước như thế nào là do ông và các cộng sự viên ,
là chuyện của đàn ông , không việc gì liên quan tới đàn bà . Và như vậy thì
chuyện " Pillow Talk " như giữa
các cặp vợ chồng viên chức cao cấp chắc không xãy ra . Bà là một " Mệnh Phụ
Phu Nhân " đúng nghĩa . Việc ông Thiệu lên làm Tổng Thống cần phải tính đến
nhân đức " Vượng Phu Ích Tử " của người vợ vốn nổi tiếng yêu dân như con .
**********
Tuy nhiên nét đẹp bên ngoài sẽ không là gì nếu so sánh với tâm hồn như viên ngọc quý trong tim bà . Là vợ của người cầm quyền cao nhất trong nước , bà có quyền chỉ tay năm ngón , ra lệnh cho bá quan văn võ dưới quyền phải thi hành theo chỉ thị . Nhưng qua lời kể dựa vào những người từng phục vụ trong dinh Tổng Thống , vị Đệ Nhất Phu Nhân lại là một người dể gần gũi , thân thiện . Không nghe ai than phiền bà nóng nảy, chửi rủa la hét những người dưới quyền .
Đặc biệt bà có lòng thương xót lính và gia đình của họ . bà thường hay tổ chức thăm viếng ủy lạo thương bệnh binh , quả phụ
tử sĩ . Người ta không ngạc nhiên khi vợ Tổng Thống ẳm một đứa bé lem luốc -con
một tử sĩ - trên tay mình , vì chuyện đó là bình thường với bà . Bà cũng không ẳm
đứa bé để chụp hình , bà ẳm nó vì lòng thương xót của một bà mẹ , vì cha nó vừa
đền nợ nước và đứa bé từ nay mồ côi không cò cha bên cạnh nữa .
Để ý những phóng sự về các chuyến thăm viếng
thương bệnh binh , thay vì trao quà cho có lệ , bà dường như gởi gấm sự thương
cảm vào quà tặng như lòng biết ơn và lời an ủi của hậu phương đối với những chiến
binh ngoài trận tuyến . Tình cảm phúc hậu của bà từng là nỗi an ủi rất lớn và
thiết thực cho thương binh. Bà coi những người lính chân tay đầu cổ còn quấn
băng trắng như anh em ruột thịt , hoặc như con . Từng chứng kiến nhiều phóng sự ghi
hình thời đó khi bà dẫn đầu các mệnh phụ của Sài Gòn vào thăm thương binh trong
TYV Cộng Hòa mới thấy chân tình của bà đối với chiến binh bị thương tích ngoài
mặt trận . Bà từng là người hổ trợ , quyên góp , kêu gọi các mạnh thường quân
tiếp tay để phát triển , mở rộng và trang bị hiện đại cho TYV Cộng Hòa vào đúng
lúc chiến tranh đang bùng nổ.
Bà để ý tới đời sống quân nhân , nhất là đối
với tử sĩ . Thời Đệ Nhất Cộng hoà , Tổng Thống Ngô Đình Diệm đặt nền tảng cho
việc lo lắng tương lai con cái chiến sĩ , thương binh khi ký nghị định thành lập
hệ thống giáo dục lấy tên Quốc Gia Nghĩa Tử . Cái tên đã tỏ rõ ý định của
nguyên thủ quốc gia coi con em tử sĩ là tài sản , là Nghĩa Tử của Tổ Quốc , xứng
đáng với công ơn cha anh đã hy sinh cho
đất nước . Nhiều con em tử sĩ tốt nghiệp trung học và nhận học bỗng ra
nước ngoài . Chính học sinh Nghĩa Tử và hệ thống Thiếu Sinh Quân hòan chỉnh từ
thời đó đã nêu lên rõ ràng lòng ưu ái của vị lãnh đạo quốc gia; vừa để đền đáp
phần nào công ơn chiến sĩ , vừa vun xén
tài sản quý của quốc gia qua các con em những anh hùng trong chiến tranh giữ nước
. Thực tế đã chứng minh sự tiên liệu của nhà lãnh đạo là đúng đắn khi nhiều học
sinh của hai hệ thống trên ra trường làm
rạng rỡ quê hương nhờ học tập chuyên cần và xuất sắc . Nhớ rằng dù rất tốn
kém để tài trợ và vận hành , học sinh hệ thống Quốc Gia Nghĩa Tử được miễn hết mọi lệ phí học tâp .
Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị sát hại trong
niềm thương tiếc của những công dân yêu nước . Tuy nhiên công trình xây dựng
QGNT may mắn thay vẫn còn tồn tại . Thời Đệ Nhị Cộng Hoà giữ nguyên và phát triển để hoàn chỉnh những
dở dang . Năm 1971 tháng Ba , phu nhân TT Thiệu-sau thời
gian vận động , quyên góp trong thầm lặng- đã chủ toạ lễ khánh thành Thư Viện
Trung Học Quốc Gia Nghĩa Tử Sài Gòn . Tâm tư của vị Đệ Nhất Phu Nhân luôn
bên các cháu con em tử sĩ , bởi vì không
quan tâm chắc bà đã không bỏ công sức vận động cưu mang cho đến khi hoàn tất hầu các em có thêm phương tiện trau
dồi tri thức .
Nhưng công trình lớn nhất bà để lại cho đời và cho dân miền Nam phải nói đến Bệnh Viện Vì Dân . Hồi đó dân SàiGòn thuộc loại Hoàng Gia . Hễ nhức đầu sổ mũi chút xíu là bác sĩ ( thứ thiệt, học hành thi cử đàng hoàng ) khám bệnh cho thuốc theo giá bình dân . Nặng nữa thì vào bệnh viện nào là Bình Dân , Chợ Rẫy , Sùng Chính , Triều Châu... Nặng nữa (mà có tiền) thì nằm Grall ( nghĩa là xui lắm ...mới chết !! )
Tuy nhiên bệnh nhân cũng phải có chút tiền , nhưng dân nghèo không có tiền thì sao ?
Hồi đó nhà thương thí rất nhiều nhưng tất
nhiên là nhà thương thí nên mọi thứ không được như ý muốn . Lúc này tâm Bồ Tát
của vị Đệ Nhất Phu Nhân xuất hiện . Dù sinh ra trong một gia đình điền chủ ở Mỹ
Tho , cô Bảy Anh coi bộ biết cảm thông
và chia sẻ với dân nghèo cùng đinh . Tuy thế đến khi làm vợ của Tổng Thống bà mới
có cơ hội thực hiện ước mơ cứu giúp bệnh
nhân nghèo . Dân Sài Gòn giàu , gặp trở
ngại về sức khoẻ có cả chục bệnh viện chăm sóc bởi những bác sĩ tài giỏi, yêu
nghề và yêu người , nhưng với thành phần đầu đường xó chợ , khố rách áo ôm thì
số mạng rất nhứt chín nhì bù trong mấy nhà thương thí .
Thế là bà hoài bảo xây dựng một nhà thương
cho người không tiền , mà không phải là
nhà thương thí. Bởi đó bệnh viện Vì Dân
được xây cất quy mô , hiện đại như nhà thương ở Mỹ . Từ ước mơ tới thành sự thật
là quãng đường rất dài và rất khó khăn nếu không có quyết tâm . Nhất là làm từ
thiện phải bắt nguồn từ tình yêu , không yêu không xót thì đâu cần quan tâm cho
mệt ?
Vậy là bệnh viện Vì Dân ra đời . Hoạt động
theo đúng ý nghĩa của tên gọi, bệnh viện hoàn toàn miễn phí cho bệnh nhân
, được chăm sóc hữu hiệu tận tâm bởi y
tá bác sĩ lành nghề . Giống các bệnh viện Mỹ , Vì Dân có nhiều khoa, kể cả giải
phẩu , X ray... . Bệnh nhân nhập viện không phải lo lắng gì về viện phí , dinh
dưởng trong thời gian chữa trị , sau
đó Vì Dân trao lại cho thân nhân
bệnh nhân hoàn toàn hồi phục mà không phải trả một lệ phí nào. Bất cứ ai cần được
chữa trị đều có thể nhập viện vì bệnh viện không quan tâm lý lịch , giàu nghèo
, con ông cháu cha hay đại chủ.
Đó là chuyện thời trước Bảy mươi Lăm dưới
chính thể Đệ Nhị Cộng Hòa . Còn bây giờ VC cướp nhà thương này dành chữa bệnh
cho những con quỷ cao và trung cấp đội lốt người .
Linh hồn
đã qua đời đi về đâu không ai biết
được nhưng có thể phỏng đoán dựa vào
cách cư xử khi còn sống , và lời tuyên dương cảm tạ của giới bần hàn từng trãi
qua sự cứu chửa miễn phí từ bệnh viện Vì Dân .
(Bài này không phải viết về tiểu sử của một Đệ Nhất Phu Nhân ( nên rất đại cương ) ,
nhưng ghi lại lòng ngưỡng mộ về một bậc
Mẫu Nghi Thiên Hạ khi ra nước ngoài thì làm sáng mặt chồng , vinh danh Tổ Quốc
( không kém cạnh với bất cứ vị Đệ Nhất Phu Nhân nào trên thế giới ) mà trong nước
thì yêu lính thương dân , chăm sóc chu đáo họ trong từng hành động .)
Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ xin cho linh hồn Christine (Nguyễn Thị Mai Anh ) được lên chốn nghĩ ngơi
Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời thiêng
liêng sáng láng vô cùng
AMEN
Nguoiviettudo
Cám ơn Blog NPN đã đăng bài viết rất hay về Đệ Nhất Phu Nhân.
ReplyDeleteVâng bà đúng là một bậc mẫu nghi thiên hạ.
Bà đã có công xây dựng bệnh viện Vì Dân dành cho dân nghèo được chữa trị miễn phí. Thật dáng buồn ngày nay bệnh viện Vì Dân nay đã bị chính quyền cộng sản biến thành bệnh viện “Vì Quan” ….
Nguyện cầu linh hồn bà sớm được về hưởng Nhan Thánh Chúa.
ReplyDeleteShe is adorable ! May her soul rest in the loving arms of The Lord in Paradise
forever and ever.