Pages

Friday, October 29, 2021

Mì Gói Ung Thư – Luật Chơi Mỗi Nơi Mỗi Khác - Vũ Thế Thành


Ethylen oxide (EtO) là chất khí, không có trong tự nhiên mà do con người tạo ra cho nhiều mục đích khác nhau. EtO chủ yếu được dùng trong kỹ nghệ dệt, lạnh, plastic… Trong y học, EtO dùng để sát khuẩn các dụng cụ y tế, trong thực phẩm để bảo quản nông sản các loại.  

Bài này ch nói v ng dng ca EtO trong thc phm, các đim li – hi và lut chơi v an toàn thc phm.


Ethylen oxide gây ung thư qua đường hô hp 

Ethylen oxide không phải là phụ gia thực phẩm để đưa vào chế biến. Nó được dùng ở dạng khí dung để phun vào nông sản như các loại hạt, đậu để diệt khuẩn và nấm mốc. Vì là chất khí, EtO sẽ bay hơi, một số ít còn tồn đọng trong thực phẩm. 

Hít thường xuyên khí EtO có thể gây kích ứng da, mắt mũi, cuống họng, phổi, gây tổn thương não và hệ thần kinh, và sau cùng có thể gây ung thư cho người nếu EtO hiện diện với nồng độ cao trong không khí. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute), ung thư do EtO gây ra được ghi nhận chủ yếu là ung thư máu, dạ dày và vú. 

EtO là chất gây ung thư qua đường hô hấp đã được khẳng định, không còn là điều tranh cãi trong giới khoa học nữa. 

Tuy nhiên, khí EtO tản mác rất nhanh trong không khí, nên tác hại của khí EtO có tính nghề nghiệp, chủ yếu xảy ra trong môi trường sản xuất EtO hoặc dùng EtO làm nguyên liệu. Còn trong bảo quản nông sản, tác hại của khí EtO nhiễm qua đường hô hấp không được quan tâm nhiều. 

 

Qua đường tiêu hóa li là chuyn khác

Thế dư lượng EtO đng li trong nông sn thì sao? Nói cách khác, EtO lây qua đường tiêu hóa, ăn ung có tác hi không? Đây còn là vn đ tranh cãi. 

Khi EtO có mặt trong thực phẩm, nó dễ dàng chuyển hóa thành ethylen glycol, hoặc các halogenur như 2-chloroethanol (2-CE) và 2-bromoetanol. Những chất này (kể cả EtO), dù chưa có bằng chứng gây ung thư, nhưng thí nghiệm cho thấy có thể gây ngộ độc gen. 

Đây là điều mà một số nhà khoa học lo ngại, dẫn đến mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về EtO trong thực phẩm. 

Châu Âu (EU) không cho phép dùng EtO trong khử trùng nông sản, như một giải pháp “giết lầm hơn bỏ sót”, và xem chất EtO như là thuốc trừ sâu (dù chưa nghe nói EtO diệt được sâu, được rầy, nhưng diệt khuẩn và nấm mốc là điều chắc chắn). Năm 2003, Úc cũng theo chân EU, cấm dùng EtO.

Hoa Kỳ và Canada vẫn cho phép dùng EtO trong bảo quản nông sản, với giới hạn dư lượng nới rộng hơn nhiều so với EU. Còn các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, ngay cả Ủy Ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (Codex) cũng cho phép dùng EtO, và không có ngưỡng giới hạn. Tiêu chuẩn Việt Nam đi theo Codex, nên cũng không giới hạn EtO.

Như vậy, hiện nay chỉ có EU và Úc là cấm dùng EtO trong bảo quản nông sản, còn các nước khác thì thả lỏng. 

  

T v ethylen oxide trong ht mè châu Âu…

Năm ngoái (2020), dù vn còn đang giãn cách v dch Covid, châu Âu cũng dính vào v vic khá n ào lên quan đến EtO. Khong 268 tn ht mè nhp t n Đ đã b thu hi B vì có dư lượng EtO. Khá nhiu trong s lô hàng ht mè này có giy chng nhn nông sn hu cơ do t chc đánh giá châu Âu cp.

Vì không phi là ph gia thc phm nên EtO không được phép đưa vào chế biến,  nhưng trong thc tế, EtO được dùng đ phun vào nông sn như các loi đu, ht có du đ dit khun và nm mc. Các loi gia v như bt tiêu, bt ngh, bt gng, t khô, mè, các gói gia v hn hp…, hoc các loi bánh có ht như ht điu, ht óc chó, ht d… rt được các cơ quan an toàn soi mói v nguy cơ nhim khun như Salmonella, E. coli, nm mc, men. EtO li là cht lý tưởng đ tiêu dit nhng mm bnh này mà không gây tn hi đến mùi v sn phm như các phương pháp dit khun khác như chiếu x

Thế gii hin nay đi theo chui cung ng toàn cu. Trong khi EtO có gây ung thư hay không chưa có bng chng, mà EU li chơi nghit kiu dung sai bng 0 (zero tolerance) như thế thì ch còn nước h t sn t tiêu. 

Nhiều nước thành viên trong khối EU cũng thấy điều đó không ổn. Trong thực tế, một khi đã cấm dùng EtO trong bảo quản nông sản, thì không cần đặt ra ngưỡng giới hạn làm gì cho tốn công. Chỉ cần test: Yes or No là cho qua hay loại bỏ. 

Dù sao cũng nên có chút gì đó… “thông cảm” chứ, nếu không thì chơi với ai?  Do đó, EU đành phải đưa ra ngưỡng giới hạn, dù rất thấp. Nghĩa là ngầm ngầm làm lơ chuyện xài EtO với các nước xuất khẩu, miễn là dư lượng EtO không được vượt mức cho phép.

 

Hiện nay quy định của châu Âu về EtO như sau với mức giới hạn tùy thuộc vào loại sản phẩm:

. Gia vị, trà, ca cao do sử dụng rất ít nên chỉ được phép có mức cao nhất: 0,1 mg/kg. 

. Các loại hạt có dầu quy định gắt hơn với mức 0,05 mg/kg. 

. Các thực phẩm được tiêu thụ nhiều hơn như trái cây, mứt, rau, ngũ cốc ở mức gắt gao nhất: 0,02 mg/kg. 

Hoa Kỳ có mức giới hạn EtO rất hào phóng, cho phép EtO cao gấp cả vài trăm lần so với EU, từ 7 cho tới 940 mg/kg, tùy loại sản phẩm 

 

… cho đến v ethylen oxide mì Ho Ho – Thiên Hương 

Báo chí mới đây đang ồn ào về vụ mì gói Hảo Hảo bị thu hồi ở Ireland vì dư lượng EtO, rồi lại “băn khoăn” về mì gói Hảo Hảo, liệu có chất gây ung thư trong đó hay không. Gần đây hơn nữa, mì gói Thiên Hương cũng bị EU “vịn” vì dư lượng EtO

Ireland là quốc gia thành viên EU. Công ty Acecook xuất hàng sang EU phải tuân thủ luật chơi của EU, nên vi phạm bị thu hồi cũng không có gì lạ. Vấn đề đặt ra là, đây là lỗi vô tình hay cố ý. 

Như đã nói ở trên, EtO không có trong danh mục phụ gia thực phẩm, và cũng chẳng có công dụng gì trong chế biến thực phẩm, ngoại trừ diệt khuẩn, nấm mốc,  nên rất có thể, EtO nhiễm vào các gói gia vị hoặc gói dầu. Đây là những thứ nguyên liệu tiêu hành ớt tỏi… đặt mua bên ngoài (outsource); nên khâu kiểm soát chất lượng đầu vào có thể bị hớ hênh. Xin nhấn mạnh, đây chỉ giả thuyết. Acecook đang rà soát, kiểm tra lại từng khâu. Hãy chờ xem họ kết luận sơ sót xảy ra ở đâu. 

Nhưng đó là hớ hênh khi xuất mì Hảo Hảo sang châu Âu thôi, chứ còn xuất đi Nhật Bản, Hàn Quốc hay tiêu thụ ở Việt Nam… không có mức giới hạn EtO thì sai sót chỗ nào để phải “băn khoăn” về mì gói?

Quy đnh v an toàn thc phm mi nước khác nhau là chuyn thường, không th căn c vào đó đ đánh giá nước này quy đnh ngt hơn, nước kia lng lo hơn đ tôn vinh hay lên án. Đơn c mt thí d mi đây thôi. Đó là v tương t Chinsu dùng cht bo qun benzoate b cm Nht, xut qua đó, b thu hi sn phm hi năm ngoái. Nhưng châu Âu và M li không cm dùng benzoate trong tương t, k c Vit Nam. Chng l nói M và EU cu th v an toàn thc phm hơn Nht Bn? 

 

"Tâm tư" mì gói làm gì cho mt

Nhược đim ca mì gói là thiếu cân bng dinh dưỡng, vì ch yếu là cht bt và cht béo, thiếu đm, xơ và vitamin, nên ch ăn chơi hay ăn ung dã chiến thì được, ch ly mì gói làm ba ăn chính thì không tt cho sc khe. Nếu ăn mì gói, nên b sung thêm rau c, trng tht cá… cho đ dinh dưỡng.  

Còn nói mì gói gây ung thư, phải đưa bằng chứng khoa học được thừa nhận rộng rãi. Quy định cấm dùng EtO của EU không phải là bằng chứng, mà chỉ là chính sách “giết lầm hơn bỏ sót”. Đa số các nước khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngay cả Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (Codex) không chấp nhận quy định về EtO của EU.

Trước khi lên án nhà sn xut làm ra thc phm đc hi, cn phi xem li quy đnh an toàn ca mi nước s ti. 

Còn để xác định ăn thực phẩm nào đó gây ngộ độc mãn tính do có chứa chất gây ung thư (dư lượng trong giới hạn theo quy định) là điều rất khó khăn trong khoa học, vì phải theo dõi lâu dài, mà trong suốt thời gian dài đó họ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Do đó, khoa học chỉ đưa ra thống kê có tính tham khảo và khuyến cáo nên hạn chế ăn nhiều, chẳng hạn ăn bớt thịt nướng, khoai tây chiên (vì có độc chất acrylamid)…

Người tiêu dùng nên bình tĩnh chờ thông tin chính thức từ cơ quan thẩm quyền. Đừng hoang mang trước những phán xét như thánh của những KOLs trên mạng xã hội, không có kiến thức về an toàn thực phẩm. Dù là thuyết âm mưu đi nữa, cũng không loại trừ chiêu bài “đánh dưới thắt lưng” của giới kinh doanh với nhau… 

Đang lúc giãn cách vì dịch, không thể ra ngoài, mì gói đắt hàng vì là món ăn tiện lợi, trữ được lâu. Nhè lúc này mà gây khủng hoảng “mì gói ethylen” thì đúng là… ác ôn.

 

Vũ Thế Thành

1 comment:

  1. Theo bản thân tôi nghĩ không phải bị ung thư vì ăn mì gói (tôi không gọi là mì ăn liền vì phải nấu chín), nếu mà bị ung thư thì mì gói của Nhật và các nước khác đã không được phép bán ở bất cứ Siêu Thị lớn nhỏ nào trong nước Mỹ.

    ReplyDelete