Pages

Friday, January 28, 2022

Ngày Đầu Xuân Nhâm Dần, Tản Mạn Đôi Dòng Về Nói Lái - Mai Khánh Thư - Phạm Doanh Môn

 

Theo vi.wikipedia.org thì Nói lái là một cách nói kiểu chơi chữ của dân Việt.

Có nhiều cách nói lái:

-          Cách 1: Đổi âm sau, giữ chữ đầu và thanh. Thídụ: Cái bằng – nói lái thành - Cắng bài

-          Cách 2: Đổi toàn bộ, trước ra sau, nhưng giữ thanh. Thí dụ: Cái bằng – lái lại thành - Bắng cài

-          Cách 3 : Đổi dấu thanh. Thí dụ: Thuỵ Điển lái lại thành thủy điện

Các câu nói lái phổ thông:

- Câuđố: 

Lăng quằng lịt quịt ...lăng quằng trứng là cái gì? (lưng quần trắng)

Lăng quằng lịt quịt... lăng quằng rừn là cái gì? (lưng quần rằn)

- Chơi chữ cho líu lưỡi: 

Đếm thật nhanh những câu sau sẽ làm líu lưỡi và nói lái xảy ra:

Một con cá đối nằm trên cối đá. Hai con cá đối nằm trên cối đá. Ba con ...

Một thầy giáo tháo giầy. Hai thầy giáo tháo giầy. Ba thầy giáo..."

- Nói lái trong thơ:

Nói lái thành thơ có lẽ là nghệ thuật chơi chữ tuyệt diệu và độc đáo trong tiếng Việt: 

Một bài thơ của cụ Thão Am viết sau khi nghe tin giặc Pháp chiếm lại đồn Mang Cá, 1884:

Lũ quỷ nay lại về luỹ cũ

Thầy tu mô Phật cũng thù Tây.

Cụ Nguyễn Khoa Vy mất năm 1968, cùng với cụ Ưng Bình Thúc Giạ thuộc thế hệ cuối cùng của Quốc tử giám. Cụ Nhớ Bạn thế này:

Nhắc bạn những thương tình nhạn bắc

Trông đời chỉ thấy cảnh trời đông

Đêm thâu tiếng dế đâu thêm mãi

Công khó chờ nhau biết có không

Bài thơ sau đây sẽ còn làm chúng ta thật sự ngạc nhiên về sự phong phú, đa dạng của ngôn từ tiếng Việt cũng như sự tài tình của nhà thơ:

Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi, 

Chiến khu đong lúa chú khiên rồi

Thi đua sao cứ thua đi mãi

Kháng chiến lâu rồi khiến chán thôi!!! 

 

Thầy giáo tháo giầy, tháo giáo án dán áo

Nhà trường nhường trànhường cả hoa, nhòa cả hương

Nhường luôn hết cả xe, nhè luôn hết cả xương

Nhường luôn miếng đất, nhất luôn cả miếng đường

Nhường tới tận rau, nhàu tới tận xương

Nhường tới cái túi, nhúi...tới cái tường

Lấy lương hưu, để lưu hương

Làm giáo chức, phải giứt cháo.

Thảo chương,rồi để được ... thưởng chao

Trích từ: http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%B3i_l%C3%A1i


*******

Một số nhà nghiên cứu cho rằng vì ngôn ngữ Việt Nam đơn âm, nên những tiếng nói lái tương đối dễ cấu tạo và dễ có nghĩa. Điều quan trọng là tiếng nói lái trở lại chỉ có ý nghĩa khi nó trở thành một nghĩa khác như đấu tranh thành tránh đâu. Trái lại, nếu nó vô nghĩa như Cái bằng - nói lái thành - Cắng bài thì không thể gọi là nói lái được. Trong giới bình dân có rất nhiều câu nói hoặc chuyện nói lái rất thô tục, rất dễ nói lái với những tiếng có vần "ôn" như môn, tôn... chủ yếu nhắm vào các bộ phận sinh dục và chuyện quan hệ giữa nam nữ... mà trong thơ Hồ Xuân Hương chúng ta cũng đã thấy ít nhiều như “trái gió”, “lộn lèo” (Trái gió cho nên phải lộn lèo), “đáo nơi neo” (Hỏi thăm Sư cụ đáo nơi neo) hay những giai thoại về Trạng Quỳnh với những chữ “nắng cực”, “đá bèo” … 

Nhà báo NVT ở Sydney có kể rằng trong thời gian ông theo học ở một trường trung học tư thục Công Giáo ở Sài Gòn, ở đó vị linh mục tổng giám thị rất khó và vị này có hàm răng bi hô nên một số học sinh khi gặp thường rất lễ phép nói: “Con xin thưa cha rằng …”. Thoạt đầu cha cho rằng những học sinh này ngoan và nói năng thưa gửi lễ phép, nhưng sau đó thì linh mục này biết những học sinh này trêu chọc về hàm răng hô của mình (vì “thưa cha rằng” nói lái thành “răng cha thừa”). Tương tự như vậy, ở một trường trung học tôi dạy trước đây ở Việt Nam, một cô giáo dạy Pháp Văn đã đôi lần phải khóc vì bị một số học sinh rắn mắt gọi cô bằng một cái tên Tây “Hăng Rô” ( “hăng rô” là chữ nói lái của “răng hô - hô răng”). Cô có bị hô răng chút ít. Tôi nghĩ hồi đó việc niềng răng chưa phổ biến nên cô phải chịu vậy, chứ bây giờ thì cô đã phải tốn vài nghìn để chỉnh hàm răng hô của cô lại rồi!

Sau 30/4/1975, người dân đã có những tiếng nói lái để diễn tả những hiện tượng nghèo đói, tiêu cực, dối trá …khi phải sống dưới chế độ Công Sản như: quy mã nói lái thành qua Mỹgiáo chức nói lái thành giứt cháokhoái ăn sang nói lái thành sáng ăn khoaiđầu tiên nói lái thành tiền đâuđường Bác đi nói lái thành đường bi đáthộ khẩu nói lái thành hậu khổbảng đỏ nói lái thành bỏ đảngBùi Lan nói lái thành bàn luiVũ Như Cẩn nói lái thành vẫn như cũNguyễn Y Vân nói lái thành vẫn y nguyên v.v….

Nghe nói thời gian gần đây khi Việt Nam vẫn còn bị xếp trong danh sách những nước còn nghèo đói nên có người đề nghị phải đổi tên Đèo Ngang (một thắng cảnh đẹp ở miền Trung đã được Bà huyện Thanh Quan tức cảnh thành thơ trong một bài Đường Luật “vịnh Đèo Ngang” vẫn còn được truyền tụng đến ngày nay) thành một tên khác vì “Đèo Ngang “ nếu nói lái thành “đang nghèo”. Hình như đã có ý kiến đề nghị đổi tên “Đèo Ngang“ thành “Đèo Ngừng” nói lái thành “Đừng nghèo“. Nghe có vẻ hay lắm và với tên mới này hy vọng Việt Nam sẽ không còn tên trong danh sách các nước nghèo trên thế giới nữa! Nhưng muốn “Đừng nghèo” về lâu về dài thì thì có lẽ mọi người phải hạn chế sản xuất “tí nhau” cho dân số không tăng nhiều. Muốn vậy thì ai ai cũng phải ngưng làm những công việc vợ chồng lúc đêm khuya. Như vậy lại phải đổi tên Đèo Ngang lần nữa thành “Đèo Đứng” cho thích hợp nhưng tên mới này khó được chấp thuân vì “Đèo Đứng” nếu nói lái lại “đừng đ.” thì cũng hơi có vẻ dung tục. Theo tôi thì nên giữ lại tên này. Bạn nào có sáng kiến nào hay hãy đề nghị một tên hay cho thắng cảnh này, không chừng được thưởng lớn đó nghe!

Như đã nói ở phần trên, vì tên tôi là Môn (có vần ôn) nên khi học lớp đệ nhất trường Nguyễn Đình Chiểu, (một trường nam trung học ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh ĐịnhTường) cũng đã bị mấy thằng bạn trời đánh cùng lớp chọc ghẹo bằng cách nói lái, nhất là trong giờ lý – hóa do thầy Nguyễn Văn Kiến phụ trách. Cứ lâu lâu chúng lại la lên: “Thưa thầy, thằng Môn nó viết bài không chịu chừa lề”. Một số thầy không hiểu và cũng chẳng nói gì vì cho đó chỉ là một câu nói vớ vẩn nhưng thầy Nguyễn Văn Kiến thì biết nên tủm tỉm cười. Chẳng hiểu sao, năm đó tôi học khá chăm mà cũng cứ bị mấy thằng bạn thưa với thầy Kiến: ”Thưa thầy, thằng Môn nó lười quá”. Cũng may năm đó không có cô giáo nào dạy lớp tôi, nếu có thì chắc mấy cô phải khóc vì mấy thằng học trò “trời đánh” này. Kể ra cũng khá bực mình với cái tên của tôi quá. Đã mấy lần định lén tổ chức cúng chè đổi tên … nhưng cha tôi biết được nên rầy cho một trận nên thân và còn suýt bị ăn gậy nữa.

Cũng theo nhận định của một số người, thì chính nhờ những cách phát âm sai của từng miền Bắc, Trung, Nam mà những chữ nói lái lại được phong phú thêm. Điều này mới nghe thấy có vẻ nghịch lý nhưng lại đúng. 

Chẳng hạn, một số người miền Bắc thường phát âm sai phụ âm “tr” thành “ch” do đó mới có những chữ như “trông trời” nói lái thành “chơi chồng” như trong những câu thơ dưới đây:

Cô kia sao cứ trông trời
Để tôi xin nguyện làm trời  trông
Trông trời sướng lắm phải không
Trời  trông lại còn mong nỗi gì!

Một số người miền Nam đôi khi phát âm những phụ âm “v” và “d” ở đầu mỗi chữ,  những phụ âm “c” và “t”, “n” và “ng” ở cuối mỗi chữ đều giống nhau hoặc không phân biệt khi phát âm những chữ có dấu hỏi, dấu ngã nên đã có những chữ được nói lái rất hay phát sinh từ những phát âm sai này. 

Tôi nhớ thầy Nguyễn Văn Kiến, dạy lý – hóa là một giáo sư giỏi, trẻ, đẹp trai và cũng khá nổi tiếng với những chữ nói lái. Khi vào lớp dạy, thường các giáo sư  mở sổ điểm danh đọc tên, riêng thầy Kiến thì chỉ gọi trưởng lớp hỏi: “Hôm nay ai vắng” (“ai vắng“ nếu nói lái thành “ăng vái”, nhưng một số người miền Nam phát âm thành “ăn d.). Cũng vậy, có vài học sinh không chịu học bài và làm bài tập thì thầy thường mắng nhẹ: “Trò này lười quá”, nhưng sau đó thầy lại cuời nhẹ nói thêm: “Trò này lại hỗn nữa, vừa hỗn vừa lười” . Ban đầu chúng tôi không hiểu nhưng sau này thì biết nhưng vẫn không dám cười vì thầy nói những câu này một cách rất bình thường và thầy không cười. Cũng cần nói thêm là lớp tôi và trường Nguyễn Đình Chiểu chỉ có nam sinh nên thầy mới nói vậy cho vui cũng như để làm giảm bớt những căng thẳng cho năm cuối cùng của bậc trung học này. 

Thầy Lê Phú Thứ, giáo sư Anh Văn có kể cho tôi nghe, một vài nam sinh nghịch ngơm, trong giờ chơi thỉnh thoảng bắt con dê đực của bác bảo vệ trường cột vào chân bàn giáo sư trước giờ dạy của thầy Thế Viên. Thầy Thế Viên biết đây là sư nghịch ngợm, đùa vui của học trò nên không rầy la mà chỉ nói trưởng lớp dắt con dê trả lại cho bác bảo vệ trường và nhắc nhở lần sau đừng làm vậy nữa, mất thời giờ dạy của thầy. Thầy Thế Viên là giáo sư Việt Văn và cũng là một thi sĩ nổi tiếng thời bấy giờ. Khi học sinh cột con dê đực vào chân bàn giáo sư trong giờ thầy Thế Viên dạy là có ý nói lái tên thầy (Thế Viên nói lái thành “thiến vê” và phát âm giọng Nam thành  “thiến dê”).

Vâng chuyện nói lái thì rất dông dài nhưng xin phép được tạm ngưng ở đây và hẹn các bạn vào một dịp khác. 

Xin dặn nhỏ riêng các bạn của tôi: “Năm nay là năm Nhâm Dần, năm con Cọp, nhớ dặn bà xã cho kỹ, nếu đi đâu lỡ có thấy cọp, dù là cọp hiền hay cọp nhỏ cũng nhớ đừng “bắt cọp” đấy nhé 


Mai Khánh Thư - Phm Doanh Môn

No comments:

Post a Comment