Buổi chiều trời tắt nắng, trường vừa tan học, hai cô giáo trẻ còn đứng trên hành lang trò chuyện, chợt cô giáo Thi nói với cô giáo Tiếng :- Chi ơi mấy hôm nay tôi nhìn ông quét lá dưới sân trường giống như thầy Nam dạy tôi lúc học lớp đệ nhị C ( lớp 11) ở trường tư thục Trường Sơn. Trời ơi lúc đó ông còn trẻ lắm chừng 25 tuổi đẹp trai mà ổng giảng truyện Kiều tuyệt, ông thuộc thơ hết cở!
Tới giờ ông dạy học trò sướng cái lỗ tai lắm! Cô Tiếng cười
và nói :
-Chà, chắc nhiều bà cũng trộm yêu ổng, trong đó có Chị không?
Cô Thi đáp: -Trời ơi lúc đó mình mới hai mươi tuổi nhạy lắm! Mình nhìn nghe ổng giảng đến mất hồn.
-Về nhà có tương tư không bà? Cô Tiếng hỏi
-Thôi hỏi nhiều nhột quá! Để tôi tìm cách hỏi ổng có phải là thầy Nam năm xưa của tui không?
Bẳng một tuần lễ sau , nhân ngày thứ 7 học
trò được nghỉ sớm một giờ, côThi chần chờ ở lại trễ, khi nhìn thấy sân trường vắng
lặng , người quét lá đang lom khom gom rác dưới gốc phượng,
cô Thi bước mau đến và hỏi nhẹ nhàng:-Ông
ơi cho tôi hỏi.
Người quét lá đứng vội dậy và nhìn thẳng cô giáo :- có chi cô?
Cô Thi nói : - Có phải là thầy Nam dạy ở Trường Sơn không?
-Dạ đúng. Sao mà cô biết tôi?
- Thầy còn nhớ em không? Em là Thi ngồi bàn đầu lớp đệ nhị C đây.
- Chà lâu quá! Chỉ ngờ ngợ nhớ thôi, phải qua bao nhiêu biến dổi từ 1975 đến nay là bảy năm trường rồi cô!
- Đến năm 1968 thầy biệt tích, em có ý tìm thầy sau năm đó em đổ tú tài 1
- Ừ năm 1968 tôi bị động viên vào lính và đổi hẳn ra miền Trung đơn vị chiến đấu liên tục . Năm 1975 bi Việt công bắt làm tù binh mới được thả năm 1982 nầy, vào đây làn cu ly được 3 tuần!
- Cô Thi đứng sát vào Nam và nói nhỏ: -hôm nay thứ 7, ngày mai Chủ nhật thầy đến nhà em ta nói chuyện nhiều hơn, ở đây đứng lâu bất tiện. Nhà em bên cư xá Thanh Đa yên lắm, thầy tới Lô I số 209, tôi chờ thầy lúc gần 12giờ nha.
- Vâng tôi sẽ đến.
Sáng hôm sau Nam đến đúng giờ , cô Thi rất mừng giới thiệu với mẹ và người chị cả, cô nhìn Nam nói : - Em nói về anh cho mẹ và chị biết rõ anh đừng lo, người anh rễ chồng
chị hai là sĩ quan dù bị cải tạo chưa về. Ở chơi và
ăn cơm luôn nha .
Chị và mẹ của Thi nhìn Nam với vẻ thân thiện khiến không khí gia đình thật dễ chịu. Thi đưa cho Nam vài tờ báo và nói :- anh ngồi đọc báo , em phụ với mẹ, chị làm cơm.
Vâng được em tự nhiên.
Buổi cơm thật thanh đạm chỉ có cá kho dưa giá canh cải, những câu chuyện trao đổi nhẹ nhàng với chị và bà ngoại thật đầm ấm khiến Nam tìm lại hạnh phúc của một gia đình mà Nam đã mất từ lâu! Bà ngoại nhìn Nam hỏi :- quê con ở đâu?
- Dạ ở Đức Hòa Long An, quê con gần mà xa lắm bà , vì chiến tranh và Việt Cộng nhiều, mấy chục năm rồi chị em con không có về, ba má con chết từ năm 1945 thời Việt Minh, vì ba là công chức ở Saigon lúc Nhật đảo chính Tây ba me dẫn con về quê nôi ở, lúc phong trào Việt Minh dậy họ nói ba má con là Việt Gian họ bắt giết chết! May lúc đó có người chú họ dẫn tụi con trốn, đưa về Gia định ở với ông bà ngoại.
- Thi cất lời:- Chà , vậy mà học giỏi quá cở lại là thấy của tui! Mỗi lần thầy giảng thơ xưa làm tui nhức tim lắm!. Mà sao chắc duyên nợ mình gặp lại.!
- Mẹ nói :- cái gì cũng có Trời , do trời định , như mấy tên Việt Công có ngày Trời cũng hại nó!
Trời
dần ngã bóng,Thi nói với Nam:-trời cũng mát rồi mình xuống, đi dọc bờ sông nói
chuyện chơi, em còn hỏi anh nhiều điều.
Buổi
chiều vùng Thanh Đa giáp Tết thật đẹp, rặng tràm bông vàng rũ bóng trên dòng
kinh, mấy chiếc ghe cặp bến tỏa khói cơm chiều la đà trên đám ô rô, nắng chiều
soi chếch trên cầu Bình Triệu, bất chợt Nam nhớ cảnh nào ở miền Trung một buổi
chiều hành quân vội vàng đi qua, .Nam nắm lấy tay Thi nói bâng quơ:- Trước đây
anh đâu biết khu Thanh Đa nay, lớn quá! Saigon nầy nhiều cư xá lắm, nhà nước
mình xưa lo cho dân an cư!
Thi
nói: -trước 1975 cư xá nầy sạch đẹp lắm, vì đám đó vào vào chiếm nhà, sống bừa bãi dơ
bẩn.; những nhà người cũ còn ở lại thì đóng cửa im ỉm thật buồn vì chồng con
đang bị đi cải tạo! Quanh đây mấy sĩ quan đi cải tạo về chúng thường đuổi về
quê hoặc đi nông trường ,kinh tế mới. Bây giờ em đề nghi anh chịu khó làm lao
công ở trường, để có công việc làm, có thời gian mình xin hộ khẩu thành phố. Tụi
nó thù dai lắm chực chờ mình có phạm điều gì là chúng ra tay! Từ 1975 tới giờ
em cứ tà tà đi day để gia đình có gạo ăn đó anh ! Anh ở trong tù, ngoài nay
cũng ở tù, là cái tù lớn đó thôi,cuộc sống của người cũ mong manh lắm, ai có phương tiện
là người ta vượt biên!
Nam hạ giọng nói cùng Thi :- Ở tù Cộng sản thật đói khổ khi được thả đôi diện với công an, tổ dân phố thật gian nan. Họ bảo anh phải về quê, anh nói anh là dân Saigon chính cống thì họ bảo phải lên nông trường, bà dì anh phải hối lộ nó, công an khu vực mới lờ đi. May quá anh gặp thầy Tương dạy trường cùng em đó, trước là bạn học của anh , ông ấy có chân trong công đoàn đem anh vô trường làm lao công đó. Thầy đó thật tốt giúp anh và nhiều lời an ủi như:- cứ chờ thời, ẩn nhẫn, gặp thời thế thế thời phải thế, anh đừng mặc cảm làm cu li, có việc làm có cơ may ở lại thà!nh phố. À cái nầy anh đề nghị với Thi rằng: gặp nhau ở trường mình cứ lờ đi như xa lạ!
Thi
nói: - ý em cũng như anh vậy, nhưng anh nhớ vào đây chơi với em nha. Ở đây yên lắm,
đi sâu và bến đò có nhiều quán nước thơ mộng lắm!
-Em là nàng tiên, là giọt mưa rơi mát vào cuộc đời mùa hạ hạn hán của anh!
- Chà trở giọng ông thầy thi sĩ của em như thuở nào! Tuần sau nầy là 23 tháng chạp trường cũng nghỉ học nếu rảnh mình qua đò Bình Quới sang Thủ Đức dạo các vườn mai chơi nha anh.
Trong
thời gian nầy Nam cũng
đưa Thi về giới thiệu với Dì- người nuôi Nam từ lúc cha mẹ bị thãm sát, và giới
thiệu với người chị. Gia đình ai cũng mến Thi , chẳng bao lâu Thi rất gần gũi với
dì và chị. Điều nầy làm Nam và Thi rất mừng vun đắp thêm tình yêu của hai người.
Tết
năm đó tuy còn trong vòng kìm tỏa của Công sản, nhưng hai người tìm
được tình yêu nên đời như nở hoa, và họ sống khắng khít hơn. Trong những ngày
giáp Tết, với chiếc xe gắn máy của Thi hai người đi chơi núi Bữu Long, các thôn
trang ngoại thành, nhất là dạo chơi các vườn mai Thủ Đức. Nơi đây Nam rất thích
thú và giải thích cho Thi:-“ này em, nói đến Tết là ta nhớ đến hoa mai. Dù nhà
nghèo không có chi trang trí trong nhà để đón xuân, nếu có một cành mai hay một
chậu mai trong nhà, lòng cũng phấn khới như thật có mùa xuân tới”
Thi
bá vào vai Nam và nho nhỏ nói :-Anh sao
em thấy mai khẳng khiu trong gió, rụng lả tả trông cũng buồn!
-Nhưng
em thấy đó
mai vươn lên và đứng thẳng. Khác với hồng, không lòe loẹt không mời gọi, màu
hoa dịu hiền, lan tỏa vào mắt người, và vương vấn vào hồn thi nhân một chút
tình lãng mạn
Thi
bấm vào tay Nam âu yếm nói ;- chà phải em tên Mai thì sướng quá!
- Em biết không :- mai đứng đầu trong bốn người bạn thân yêu của con người là ; Mai Lan Cúc Trúc. Thời còn chiến tranh lúc đi qua những ngọn đồi thấy mai nở vàng lòng thật buồn, biết xuân về, lúc đó anh không thấy mai đẹp , thấy mai vương vấn một nỗi u hoài.thương nhớ cố hương như lòng người lính trận!
- Lúc đi học nghe anh giảng bài cũng hay như vậy cho nên bao nhiêu tang thương cũng nhớ anh hoài. Lúc đó ông thầy đâu biêt con nhỏ nầy tương tư!
Nam
ôm lấy vai Thi thủ thỉ: - thôi bây giờ thương lắm nè! Con gió nhe mùa xuân rảy
tóc nàng lên mặt chàng tỏa một mùi hương nhẹ khiến chàng ngay ngất!
Hai
người đi chơi tới trưa mới về, ngay lúc mẹ và chị hai cũng rước ông bà theo
phong tục cổ truyền, chị Hai và mẹ khấn vái lâu, cầu mong anh Hai sớm trở về.
Thi và Nam cũng nghiêm trang đốt nhang cầu nguyện.
Sáng
mồng một Tết trên Chiếc Honda của Thi , Nam đưa Thi về quê thăm mồ cha
mẹ mình, dọc theo quốc lộ một hai
bên đường còn nhiều tàng tích của chiến tranh ,nhìn dòng kinh đào còn mới trong
quận Cũ Chi Thi nói với Nam :- khi anh còn trong tù con kinh nầy là nỗi khổ của
thanh niên và người dân thành phố, hầu hết ai cũng phải đi thủy lợi, dòng nước
xanh là mồ hôi nước mắt biết bao con người. Tới quân Củ Chi quẹo trái thẳng qua
Bào Trai ( tỉnh Lỵ Hậu Ngĩa xưa) về Hiệp Hòa, Nam cố tìm lại vết tích xưa, ngôi
trường tiểu học , ngôi đình làng, nay thì mất trong điêu tàng của một cuộc can
qua! Dù xa
quê rất lâu nhưng cũng
nhớ con đương mòn tẻ vào xóm Trại Bí, đi sâu vào trong trên một khóm đất cao
tre trúc um tùm, Nam dừng xe , dẫn Thi vào, dưới gốc những cây dương đang
rì rào theo gió là một nghĩa địa chỉ có những ngôi mộ đất thấp sè sè, Nam chỉ vào
hai ngôi mộ nói với Thi :_ Hai ngôi ộ nầy là của ba má Anh, có hai mộ bia chị
Hai mới trồng sau khi hòa bình trở lại.
Anh
và chị Hai bất hạnh lắm, ngày chôn ba má tụi anh đâu có mặt, lúc đó cùng ông
chú phải chạy trốn Việt Minh
Thi
móc thẻ nhang trong túi xách ra , Nam bật quẹt đốt , cả hai người khẩn nguyện,
buổi trưa mùa Tết nắng thật gắt, khói nhang tỏa lên cao , mắt Nam và Thi rưng
đỏ!
Thi
nắm tay Nam thật chặt và nói nho nhỏ : - Anh ơi chiến tranh tàn bạo quá, biết
bao là tang thương!
Ừ
mà chính con người tàn độc mới gây nỗi tang thương!
Hai
người trở về phố thị, những khu nhà lầu như cư xá Chi Lăng người miền Bắc vào
chiếm pháo nổ tưng bừng!
Sau
Tết đó chẳng bao lâu, nhờ hai gia đình tán trợ Nam và Thi kết hôn nhau, sau đó
Nam dược chỗ làm gia sư cải thiện được cuộc sống, nhưng theo lời khuyên của Thi, Nam vẫn giữ chân lao công tại trường công để chờ được hộ khẩu.
Nhưng
hạnh phúc thì mong manh, tai họa luôn gây nỗi bất hạnh. Vào tháng bảy trường
nghỉ hè, mỗi tuần Nam chỉ và quét sân và hành lang một lần. Một hôm lối 7 giờ tối,
cô giáo Tiếng là bạn thân của Thi vào
nhà cho hay :” Sáng nay ở trường có buổi hợp kiểm điểm công tác niên học qua và
đề ra hướng hoạt đông cho niên học mới, có hiệu trưởng, hiệu phó cũng là chính ủy
của trường, trưởng công đoàn và các giáo viên chủ nhiệm môn. Cuộc họp
chưa vào chủ đề thì ông hiệu phó tức đảng ủy đùng đùng gắt lời và đem ra 3 ảnh
Hồ Chí Minh treo ở lớp 12 A, 11B va 10B bị gach chéo ở mặt , ông ta nói ba ảnh
nầy đều bị liệng xuống đất.
Tất
cả đều yên lặng, nghẹt thở. Bà hiệu trưởng đỏ mặt gằn giọng: -chuyện nầy phải
đưa công an điều tra, bỏ tù thấy tổ nó, Cha hiệu phó khẳng định :- “tôi chắc là
thằng nguy làm lao công Nam chớ chẳng ai khác” Thấy bà Hiệu trưởng cũng đồng ý
như vậy, nhiều thầy cô giáo xu nịnh cũng hùa theo, chẳng một ai cất lời biện hộ
cho Nam, Sau buổi họp tôi thấy hiệu trưởng và hiệu phó phụ trách đảng họp
riêng, Theo tôi chuyện nầy quan trong , chúng sẽ bắt anh Nam. Tôi báo gắp như vậy
để anh chi lo liệu tôi về ở lâu không tiện đâu”
Sau
khi cô Tiếng về cả nhà ai cũng sợ xanh mặt , nhưng Nam tỏ ra bình tỉnh hơn:-
bây giờ mình tìm phương kế để thoát chớ bị bắt lần nữa là tiêu!”
Thi
xen vào; “ trời ơi như chú Phát trên lầu 3 nó nghi ổng liên hệ với phong trào
Trần văn Bá, bắt ra Phan Đăng Lưu điều tra, nó đánh chết đó, anh mà lọt vào
không ra đâu!
Mẹ
Thi:- Bây giờ làm sao? Nam ở tù lâu bây giờ bị tù nữa chắc chịu không nổi!
Chi
Hai :- Bây giờ chú trốn đi biệt, vượt biên!
Mẹ
Thi bỗng lên cơn mệt, Chi Hai đưa mẹ vào buồn.
Chỉ
còn lại hai người Nam nói nhỏ với Thi :_ Bây giớ anh đến anh Quý, em biết anh
đó không?
-Anh
đó là sĩ quan hải quân , mới rồi có đến kiếm anh.
-
Bữa đó anh Quý: hỏi có muốn đi thì
qua nhà ảnh, có gia đình giàu đóng ghe muốn anh Quý làm hoa tiêu, ảnh được kèm
thêm 2 người: anh Quý là bạn học cùng lớp với anh và cùng bị ở tù ngoài Bắc, nằm
sát bên nhau, được thả ra cùng một lúc.
Chị
Hai bước ra nói :- Thôi nếu có điều kiện tốt như vậy thì thoát, chần chờ chúng nó bắt
Nam thì khổ lắm!
Thi
nắm tay Nam nghẹn ngào nói :- Sao chúng ta khổ quá anh nhỉ mới vui sum hop lại
sầu chia ly. Em mẹ già đau tim cũng như chị Hai anh Hai chưa về cũng cô đơn lắm
. Nếu không em đi cùng anh!
Nam
nói: _ không được đâu, sóng gió sao em chịu nỗi, còn vụ bọn hải tặc, vả lại em
mới cấn thai. Thôi em lấy Honda đưa Anh đi nha bây giờ đi mau, tối it ai để ý.
Nam
lái xe Thi ngồi sau lòng buồn khôn tả và thương đời Nam sao lận đận quá!
Xe
chay thẳng hướng Nhà Bè, qua cầu Tân Thuận một đoan vào một đương nhỏ , ngừng
xe lại, Nam :-Thôi em lái xe về, bây giờ phải bình tỉnh để đối phó, rối lắm có
hại , nhất là em đang có thai, Nam trao xe cho Thi , nhưng nàng ôm vai Thi và Nam
hôn lên tóc nàng và nói: -Cố gắng lên Em, ơn trên sẽ phù hộ ta!
Thi
nắm bàn tay Nam nhét vào một túi vải nhỏ nói :- Anh lấy 10 khâu vàng để anh
dùng khi cần, thôi nhét vào túi di
- Em gắng giữ sức khỏe, con yêu
thương của ta trong bụng em đó , nhớ bảo trọng.
- Dạ!
Nam
đi vội khuất mau cuối hẽm.
Thi trở về nhà suốt đêm đâu có ngủ được, sáng hôm sau khoản 2 giờ trưa, công an khu vực đi với 2.công an đến nhà gặp Thi và bảo họ muốn gặp Nam.
Thi bình tỉnh trả lời: : -
Trời ơi tôi với anh Nam bất đồng cãi cọ với nhau kịch liệt rồi ảnh bỏ đi biệt.
-Anh
chi cãi vụ gì
-
Anh đòi dọn nhà ra ở riêng tôi không chịu ( Thi bịa chuyện)
Một
trong hai công an lên tiếng gằn giọng :- Bây giờ chúng tôi mời chị ra cơ quan
làm việc , ở đây nghe lời dối trả của chi là không ổn.
Thế
là chúng bắt chị ra công an quận. Ở dây lúc dọa nạt lúc khuyến dụ Thi chỉ nơi
Nam trốn nhưng Thi trước sau như một là không biết,cứ nói :- vì giận hờn Nam bỏ
nhà ra đi mất biệt.
Một
tháng sau chúng thả Thi về , vì bào thai hành nên thi đau ốm luôn không được đi
dạy lại sau đó bị cho thôi việc!
Phần Nam cũng vất vả lắm , gặp được Quý hai anh em mừng lắm, và Quý mở lời ngay:- theo tôi có anh và thằng con tôi mới 6 tuổi tôi muốn anh bảo vệ nó suốt hành trình, còn tôi và bộ phận máy lo lái tàu nên lúc đó không lo cho con được mọi sự nhờ anh đó. - Anh cho tôi theo là mừng lắm , tôi cố gắng việc đó.
- Quý nói :- bây giờ thi ghe đã gần xong còn ráp máy mới lớn hơn, nên hai anh em mình phải ngụy thức, bây giờ có cái nghĩa trang lớn đang bị giải tỏa , để tôi nói với anh bạn tôi làm trưởng cho anh vào phụ việc , ở đó ít ai để ý, có chút tiền mình ăn cơm , tối mình ẩn tàng ngủ trong đám bỏ kinh tế mới về, con gái lớn tôi liên lạc anh về chuyến đi, anh tin tôi nha tôi không bỏ anh đâu, mấy mươi năm nay mình sống chết có nhau.- Nam :- Bây giờ tôi phải nghe anh , vì trăm sự nhờ Anh.
Thế là mấy tháng trời Nam phải sống trong nắng gió và xú quế, đêm co thân dưới hiên lạnh với những con người nạn nhân mất nhà từ vùng kinh tế mới trở về. Lòng chàng luôn đắng cay của người mất nước. Lòng thật thương Thi người vợ hiền bất hạnh vì thương chàng mà phải lao đao!
Rồi một ngày giáp Tết, Qúy gặp Nam chuẩn bị đi gấp: Nam muốn tìm gặp vợ một lần, nhưng Qúy cản: - Nếu Anh tìm gặp Chị tụi nó theo dõi bắt đươc anh bể chuyện của người ta làm sao!. Bây giờ cũng đừng viết thư, để con gái lớn của tôi sang bên đó báo tin miệng là chúng mình đã ra đi. Anh cũng đừng buồn vì vấn đề tối mật!
Đến khoảng 1 giờ ngày mồng một Tết, Hằng con gái lớn của Anh Quý đến gặp Thi và báo:- ghe đã xuất điểm lúc giao thừa, giờ nầy chắc thoát rồi, khi nào tới đảo cháu sang báo tin mừng cho cô.
Khi Hằng đi rồi, lòng Thi thật rối rắm, lòng nàng lo lắng sóng gió của đại dương. Nàng thầm nguyện cho những người ra đi được bình yên. Nàng thẩn thờ nhìn nắng trưa chói chang thầm nghĩ : Bao giờ tìm được mùa xuân!
Hàn Thiên Lương
No comments:
Post a Comment