Dù đang tìm những giây phút tĩnh an trong cuộc hồng
trần nơi xứ lạ quê người này, Bạn và tôi vẫn là người Việt Nam, làm sao chúng
ta không có những phút giây xúc động mỗi lần tháng Tư lại đến, phải không
Bạn?
Thời gian vẫn cứ
trôi qua và con người vẫn còn đau buồn mỗi khi nhắc đến ngày 30 Tháng Tư năm
1975:
« Bao mươi
năm! Cuộc đời dầu đổi khác
Nhưng tấm lòng yêu
nước, nhớ quê hương
Và nỗi buồn của kẻ
sống tha hương
Vẫn còn đó trong lòng người dân Việt »
(Thơ Sương Lam)
Tôi đã nhiều lần ra ngắm biển ở Oregon. Đứng ở bờ bên này nhìn màu xanh tuyệt đẹp của biển ở xa xa, tôi lại nhớ đến bài thơ Biển và Dân Việt của tôi viết từ năm 1982 khi tôi mới đến Portland. Lúc đó, tôi mới rời xa quê mẹ, nên niềm thương nỗi nhớ về một quê hương mới vừa xa cách là niềm cảm hứng cho các bài thơ của tôi. Tập thơ Tháng Tư với Nỗi Nhớ Quê Hương của tôi nói lên nỗi niềm tâm sự của một kẻ phải rời xa cha già mẹ yếu, gia đình thân yêu để đi lưu lạc nơi xứ người được ra đời năm 1982 nhờ sự thương mến, giúp đỡ của những người bạn tốt mà tôi mới quen biết ở truờng Portland Community College khi tôi trở lại học đường. Tập thơ này được tái bản nhiều lần do sự ủng hộ tài chánh của những bạn bè đồng tâm sự như tôi và cũng nghèo như tôi vào lúc ấy.
Nhân
đây, tôi cũng xin cám ơn những người bạn trẻ sinh viên ngày nào (đặc biệt, anh
Trần Văn Minh, chồng tôi và họa sĩ Huỳnh Lương Vinh, người đã vẽ
hình bìa và các tranh ảnh trong các tuyển tập thơ của SL) đã cùng tôi thực hiện
ước mơ giữ gìn tình tự dân tộc Việt Nam trong tháng ngày sống lưu lạc nơi xứ
người. Tôi cũng xin cám ơn quý thân hữu, quý độc giả đã đọc tâm
tình của tôi được chuyển đạt qua thơ văn và đã cảm thông với tôi.
Xin mời
quý bạn nghe tâm sự của người viết qua vài đoạn thơ mà tôi rất thích nhất
trong bài thơ Biển và Dân Việt như sau:
….Người chỉ biết những con tàu đã đến
Còn bao nhiêu lạc nẻo hoặc chìm sâu
Giữa phong ba xanh thẳm chỉ một màu
Ai đếm được bao nhiêu mồ giữa biển …
(Thơ Sương Lam)
Xin mời bạn đọc bài thơ Biển Và Dân Việt của người
viết dưới đây được đăng trong tập thơ Tháng Tư Với Nỗi Nhớ
Quê Hương của tôi. Hy vọng Bạn sẽ cảm thông tâm tình của người viết nhiều
hơn nữa sau khi đọc bài thơ này.
Biển
Và Dân Việt
Chiều
biển vắng, một mình ngồi lặng lẻ
Nhìn
xa xa chỉ thấy một màu xanh,
Gió
êm êm mặt biển thật an lành
Nào
ai biết, ấy mồ chôn vĩ đại
Người
dân Việt ra đi không quản ngại
Cái
chết kề sóng bão giữa đại dương
Bao
hiểm nguy gian khổ vẫn lên đường
Thoát
ngục đỏ để tìm Tự Do bến
Người
chỉ biết những con tàu đã đến
Còn
bao nhiêu lạc nẻo hoặc chìm sâu
Giữa
phong ba xanh thẳm chỉ một màu
Ai
đếm được bao nhiêu mồ giữa biển
Hết
gió bão lại sa vào giặc biển
Cướp
bạc tiền và cướp cả đời hoa
Biết
làm sao cho thế giới hiểu là
Nỗi
đau đớn người dân Nam gánh chịu
Trong
sung sướng nào ai đâu có hiểu
Những
con tàu lạc hoang đảo cô đơn
Hết
cơm ăn, nước uống, chết dần mòn,
Sáng,
trưa, tối, xác người thay lương thực
Nào
những cảnh đớn đau thê thảm nhứt
Nhìn
xác con nhè nhẹ lắng chìm sâu
Vợ
nhìn chồng đang chới với ngụp đầu
Giữa
sóng biển, đưa tay chào vĩnh biệt
Ôi
đất thảm, trời sầu khôn kể xiết
Ở
quê nhà chịu kiếp sống giả nhân
Thoát
ra đi, lảnh đau đớn vạn phần
Tội
ác ấy! Người ơi, bày chi nhỉ?
Người
đừng hỏi tại sao dân tôi chỉ
Nụ
cười buồn và ánh mắt xa xăm
Hoặc
nhiều khi đứng lặng lẻ âm thầm
Mắt
ướt lệ, dáng đau buồn chẳng nói
Biển
vẫn đẹp, vẫn hiền lành vô tội
Vẫn
màu xanh trong nắng sớm long lanh
Nhưng
buồn thay! Biển đẹp ấy lại thành
Vùng
tử địa chôn bao người dân Việt!
Sương
Lam
Những năm trước khi xảy ra nạn dịch Covid 19, vợ chồng người viết
thường đi tham dự những buổi tưởng niệm Tháng Tư Đen 30 Tháng
Tư do Ban Chấp Hành Cộng Đồng Oregon tổ chức.
Người viết đã gặp những khuôn mặt quen thuộc của các thân hữu đã từng tham dự các buổi lễ tưởng niệm hằng năm ngày lễ Quốc Hận này. Họ là ai? Họ là những quân nhân, cán chính ngày cũ, là thân nhân của những người đã bỏ mình trong cuộc chiến Việt Nam hay trên bước đường đi tìm tự do, là những quân nhân Mỹ đã từng chung vai sát cánh chiến đấu cho lý tưởng tự do, là những người trẻ tuổi lớn lên sau ngày 30 Tháng Tư đau buồn, v..v.. Là ai đi nữa nhưng chúng tôi đã cùng một tâm niệm như nhau.
“Cờ vàng đó! Bạn, tôi cùng lặng ngắm
Để nhớ rằng hồn nước Việt còn đây
Dù gian nan, dù sóng gió đọa đầy
Tôi và Bạn vẫn yêu màu cờ ấy
Nay tôi bạn sống cuộc đời viễn xứ
Tháng Tư buồn! Tôi, Bạn gặp nhau đây
Trời Portland vẫn mây xám giăng đầy
Ta vẫn hát bài Quốc Ca ngày cũ!
(Trích trong Bài Tình Ca Tháng Tư - Thơ Sương Lam)
Sài gòn luôn sống ở trong tim của tôi. Có rất nhiều youtube về Sài gòn nhưng với tôi, tôi yêu nhất Youtube Saigon Của Tôi (Saigon of Mine) do ian bui thực hiện vì nói lên được: một Saigon đơn sơ giản dị, đấy ắp tình người của một thuở thái bình thạnh trị.
Youtube Sài Gòn Của Tôi (Saigon of Mine)
https://www.youtube.com/watch?time_continue=14&v=uPBq_6bJ3MY
Một Sài gòn
hiền hòa
* Một
Sài gòn dễ thương
“….Tôi yêu bầy con gái
Sài Gòn Của Tôi (Saigon of Mine) - YouTube
Bạn có thấy mình thấp thoáng
trong đó chăng?
Mời Bạn xem thêm những hình ảnh về Sài
Gòn do người viết sưu tầm dưới đây:
Board Sàigòn Việt Nam Sương Lam Pinterest- 192 Pins
You saved to Sàigòn Việt Nam
https://www.pinterest.com/suonglamportland/s%C3%A0ig%C3%B2n-vi%E1%BB%87t-nam/
Xin chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng
ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé.
Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn
Sương Lam
(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới
internet, qua điện thư bạn-MCTN 610-ORTB 1037-4272022)-
Sương Lam
Website: www.suonglamportland.wordpress.com
Chúng ta đã xa rời Quê Cha Đất Mẹ Việt Nam với bao nhiêu kỷ niệm mến yêu, ai mà không thương không nhớ, phải không Tố Kim?
ReplyDeleteCũng may mắn cho chị Sương Lam đã thực hiện được tập thơ ThángTư Với Nỗi Nhớ Quê Hương với sự giúp đỡ của các sinh viên cùng một tâm tư như chị.
Cám ơn Tố Kim đã chấp cánh cho tâm tình của chị được bay cao bay xa đến những phương trời xa lạc khác để chúng ta cùng nhớ đến một quê hương Việt Nam nay đã nghìn trùng xa cách.
Sương Lam
Cám ơn chị Tố Kim chuyển.
ReplyDeleteCám ơn chị Sương Lam , đoc bài viết của chị,xem youtube mà hoài niệm cố hương. Ơi! Nỗi nhớ Sài Gòn càng da diết.
Hồng Thúy