Khi nào nên tập trị liệu, khi nào phải phẫu thuật?
Người bị thoát vị đĩa đệm có thể tập vật lý trị liệu
Hầu hết những người bị
thoát vị đĩa đệm đều không cần phải mổ. Ngoài uống thuốc, bệnh nhân có thể được
trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau để giảm đau. Cần phải chú ý các biểu
hiện của bệnh để thăm khám kịp thời, tránh biến chứng nặng nề, dẫn tới phải
phẫu thuật.
1. Triệu chứng phổ
biến của thoát vị đĩa đệm là gì?
Hầu hết tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra ở lưng dưới, nhưng cũng có trường hợp xảy ra ở cổ. Các triệu chứng thường gặp nhất gồm:
- Đau tay hoặc chân:
Thoát vị đĩa đệm lưng dưới thường gây cảm giác đau dữ dội ở mông, bắp đùi, bắp
chân, có thể lan tới một phần bàn chân. Thoát vị đĩa đệm cổ sẽ gây đau vùng vai
và cánh tay.
- Cơn đau sẽ nhói lên
ở vùng cánh tay hoặc chân khi bạn ho, hắt hơi hoặc di chuyển cột sống ở một số
tư thế nhất định.
- Tê hoặc đau nhức ở
những vùng cơ thể có liên quan tới những dây thần kinh bị ảnh hưởng
- Yếu cơ: Các cơ có dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ bị yếu đi, khiến bạn dễ bị vấp ngã, ảnh hưởng tới khả năng nâng đỡ hoặc cầm nắm đồ vật.
Cũng có những trường hợp, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm mà không hề hay biết, bởi bệnh không gây ra bất cứ triệu chứng gì.
2. Khi nào cần tới gặp
bác sĩ?
Nếu cơn đau ở cổ hoặc lưng lan tới cánh tay hoặc chân, hoặc nếu xuất hiện triệu chứng đi kèm như tê bì, đau nhức, yếu cơ, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định cụ thể tình trạng bệnh và có phương án điều trị phù hợp.
Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không cần phải phẫu thuật. Việc tập luyện và sử dụng thuốc theo liệu trình sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh sau vài ngày hoặc vài tuần. Nếu tình trạng đau vẫn tiếp tục đeo bám không giảm, bạn có thể được chỉ định tập vật lý trị liệu để hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của bệnh. Người bị thoát bị đĩa đệm có thể tập vật lý trị liệu hoặc áp dụng phương pháp như châm cứu, mát-xa để giảm triệu chứng đau
Trong một số ít trường hợp, khi tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa (nằm ngay bên dưới thắt lưng). Lúc này, bệnh nhân cần phải được mổ ngay để ngăn ngừa bệnh nặng thêm, gây yếu tay/chân hoặc liệt.
Cần tới bệnh viện ngay nếu bạn thấy mình có các biểu hiện:
- Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn: Đau, tê bì hoặc yếu cơ tới mức gây cản trở sinh hoạt hàng ngày
- Rối loạn chức năng
ruột hoặc bàng quang: Người bị hội chứng đuôi ngựa (cauda equina syndrome) có
thể gặp tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu, ngay cả khi bàng quang căng đầy
- Hội chứng mất cảm
giác yên ngựa (Saddle anesthesia): Tình trạng mất cảm giác tiến triển, ảnh
hưởng tới những khu vực có thể chạm vào vùng “yên ngựa” trên cơ thể - bắp đùi
bên trong, phía sau chân và vùng quanh trực tràng.
3. Nếu không muốn phụ thuộc vào thuốc, có thể điều trị bằng cách nào?
Một số phương pháp trị liệu thay thế uống thuốc, hoặc trị liệu kết hợp dùng thuốc có thể giúp giảm đau thường xuyên ở lưng dưới. Ví dụ:
- Chiropractic (phương
pháp kéo nắn xương khớp): Phương pháp này được cho là mang lại hiệu quả ở mức
độ vừa phải với những cơn đau lưng dưới kéo dài ít nhất 1 tháng. Trị liệu
chiropractic với bệnh nhân thoát bị đĩa đệm cổ, trong một số hiếm trường hợp,
có thể gây đột quỵ.
- Châm cứu: Có tác
dụng làm giảm đau lưng và đau cổ kinh niên tương đối tốt
- Mát - xa: Giảm đau
trong ngắn hạn cho những người bị đau lưng dưới kinh niên
- Yoga: Là sự kết hợp
của vận động thể chất, bài tập thở và thiền, yoga có thể cải thiện chức năng,
giảm làm giảm đau lưng kinh niên.
Bác sĩ Lưu Hồng Hải
Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa
No comments:
Post a Comment