Đang lái xe, suy nghĩ mông lung trên đường từ nhà đến trường; tiếng reng của cell phone làm tôi giật mình, rung tay lái:
- Ba ơi Ba, con là PQ đây!
Nó cười thành tiếng làm tôi cũng cười theo. Nó thường trả lời chúng tôi như
vậy mỗi khi được hỏi về tình trạng sức khoẻ. Nó có tính khôi hài giống tôi,
theo lời mẹ nó nói. Cũng theo mẹ nó, như bất cứ bà mẹ nào trên cõi đời này, cái
thói hư tật xấu gì của con cũng giống bố; ví dụ như cái tính ham bạn, mê chơi,
hút thuốc, uống rượu của nó…
Tôi nghẹn ngào, thảng thốt! Như có ai vừa đâm sâu một mũi nhọn vào tim dù biết
đây chỉ là hình thức giấy tờ tự nhiên. Vậy mà tôi vẫn xúc động, ngay cả lúc này
ngồi viết ra những lời đối thoại với con. Dù tôi cũng đã từng sống trên bờ sinh
tử trong cuộc chiến năm xưa; dù biết trước sau gì con tôi cũng tham dự chiến
trường Iraq, vậy mà tôi cứ lo, cứ buồn. Bạn bè vẫn hỏi tôi có lo lắng gì khi
con đi Iraq, tôi vẫn nói dối một cách tỉnh bơ “lo thì được cái gì, cho con đi
lính thì phải chấp nhận”… nào là mình đã ở trong lòng cuộc chiến năm xưa, thô bạo
hơn, khốc liệt hơn mà mình đâu có sợ!!! Nói chỉ để giữ vững tinh thần cho mẹ và
các em nó, che lấp những nỗi lo sợ ám ảnh của một người cha trước mặt mọi người,
chứ làm sao an tâm cho được! Chẳng thà chính mình tham dự còn đỡ lo hơn.
Tôi chạnh lòng nghĩ tới cha tôi cứ mỗi lần loay hoay trong trách nhiệm làm
cha, tôi lại nghĩ đến người! Tôi chỉ có một đứa con đi quân đội, trong khi Ba Mẹ
tôi có tới ba người và hai đứa ở tuổi động viên! Tôi nhớ thương Ba Mẹ tôi quá đỗi!
Nhớ những năm còn đi học, hai anh tôi trong quân ngũ; tôi đã nhiều lần thấy sự
âu lo của Ba Mẹ tôi mỗi khi nghe tin qua đài phát thanh cho biết có đụng trận ở
những nơi các anh tôi trú đóng. Nhất là Ba tôi. Bao giờ Người cũng tỏ ra cứng rắn
với tinh thần chịu đựng và chấp nhận. Thế nhưng, giữa những đêm thâu tôi tình cờ
bắt gặp Người ngồi hút thuốc ngoài hiên, mắt nhìn mông lung về hướng trời xa với
những tiếng thở dài đầy ấp âu lo, với bao nỗi băn khoăn, trăn trở
Trong đầu óc tôi chớp nhoáng những ý nghĩ đen tối… nếu nhỡ con mình… một
ngày nào đó… ôi kinh khủng quá… làm sao đây? Làm sao đây? Mình phải tự lo cho
con mình chứ, mình phải được nhìn thấy nó… lần cuối cùng chứ!
Tôi cúp máy mà lòng vẫn bâng khuâng! Tôi gọi nhà tôi ở sở làm, thuật lại cuộc
điện đàm giữa hai cha con. Nhà tôi nói ngay rằng đâu có gì để phải suy nghĩ, nếu
con có hy sinh trong công vụ thỉ hãy để quân đội họ lo chứ mình biết gì mà lo!
Tôi muốn chia sẻ với nhà tôi những băn khoăn, những xúc cảm mà tôi đang có,
nhưng lại thôi vì tôi phải cố gắng hành xử vai trò trụ cột gia đình. Bỗng nhiên
tôi có sự so sánh “cách sống, cách suy nghĩ” giữa Ba Mẹ tôi và vợ chồng tôi…
tính tình nhà tôi chẳng khác mấy với Mẹ tôi, có nghĩa là cả hai đều cứng rắn hơn
chồng! Tôi lại thở ra chấp nhận, có lẽ ông trời sắp đặt để người này hổ tương
người kia trong cuộc sống chung! Tôi gọi lại cho thằng lính với quyết định là để
cho quân đội lo, và hỏi nó bao giờ nó lên đường.
Mùa thu Colorado tuyệt đẹp! Xa lộ xuyên bang 25 Bắc Nam ngoằn ngoèo, nối liền
thành phố Denver với căn cứ Lục Quân Fort Carson ở Colorado Spring. Hơn 100 dặm
đường với những núi đồi chập chùng. Có nhiều khu đồi hoặc sườn núi toàn lá
vàng! Mùa thu hiển hiện trong buổi sáng ngập đầy hơi lạnh, bầu trời xanh ngắt với
vài dải mây trắng lượn lờ trong ánh nắng vàng mong manh như lụa mỏng. Trên đầu
những ngọn núi cao đã có tuyết trắng lốm đốm. Trong đầu tôi chợt nhuốm lên một
sự so sánh giữa cái oi nồng nóng bức của xứ Houston và hơi lạnh mùa Thu nơi
này; giữa cái phẳng lì, thẳng tắp của đất đai Texas và những đồi núi thơ mộng
đang trải dài trong tầm mắt tham lam của tôi. Có lẽ với tâm hồn lãng mạn, với đầu
óc mộng mơ tôi thích hợp hơn với cảnh trí nơi đây, ngoại trừ mùa băng tuyết.
Tôi đã từng sống một thời gian ngắn ở Tulsa, Oklahoma; ở Nashville,
Tennesse… tuyết giá đã khiến tôi chạy thục mạng về miền nắng ấm California như
chạy theo tiếng gọi vô hình nào đó để rồi tôi gặp nhà tôi. Rồi dòng đời đưa đẩy,
rồi đời sống áo cơm đã khiến cho gia đình chúng tôi trở thành dân cao bồi
Houston, Texas hơn một phần mười thế kỷ nay! Vâng, phải dùng chữ “thế kỷ” mới lột
tả được hết những nỗi thăng trầm của một quãng đời người!
Mặc dù thằng con mới về thăm nhưng cả gia đình ai cũng rất nôn nao để gặp lại
nó! Nhất là hai đứa nhỏ – anh em chúng nó rất gắn bó với nhau từ thuở ấu thơ
cho đến bây giờ. Một đứa bị la rầy thì hai đứa kia tìm cách bênh vực. Giống như
tất cả các anh chị em của mỗi gia đình riêng của chúng tôi, ai cũng sẵn lòng hy
sinh cho người khác. Có lẽ nhờ cái gia phong đó nên con cái cũng sống trong nề
nếp.
**********
Xe dừng ở trạm gác trước cổng vào căn cứ để nhân viên quân cảnh kiểm soát những
xe cộ ra vào. Họ yêu cầu tất cả mọi người rời khỏi xe và mở tung tất cả cửa xe,
từ đầu máy cho tới những nơi chất chứa đồ đạt, giấy tờ.
Sau 15 phút khám xét, họ để chúng tôi đi tự do sau lời chỉ dẫn đến nơi thằng
con trú đóng. Sau khi quanh quẹo hơn 10 phút lái xe, chúng tôi dừng lại trước một
trong những dãy chung cư 4 tầng. Thằng con và các bạn, cả nam lẫn nữ, đã chào
đón chúng tôi tại bãi đậu xe.
Vừa mở cửa xe, hai đứa nhỏ đã phóng tới ôm chầm lấy anh chúng nó cứ như đã
không gặp nhau đến cả năm dài! Tôi chạnh lòng nghĩ tới những ngày tháng sắp tới…
một năm dài nó sẽ ở vùng hỏa tuyến với biết bao nhiêu hiểm nguy chờ đợi, bao
nhiêu sương gió dạn dày! Tôi chợt bùi ngùi nhớ nghĩ đến chiến trường xưa, nhớ bạn
bè kẻ còn người mất, nhớ thương những anh hùng vô danh và gia đình của họ trong
cuộc chiến cốt nhục tương tàn, để cuối cùng sẩy đàn tan nghé, hàng triệu người
phải đau lòng bỏ nước xa quê, sống đời lưu lạc! Tôi cũng xót thương cho mấy chục
ngàn lính Mỹ đã nằm xuống trên một quê hương, mà với họ hoàn toàn xa lạ, không
có hận thù. Tôi xúc động đến trào nước mắt nên vội quay đi như đang quan sát
chung quanh doanh trại cho lòng lắng xuống.
Thấy có vài nữ quân nhân rất trẻ, dáng dấp Á đông, tôi hỏi và thằng con cho
biết họ là công dân Mỹ gốc Đại Hàn và Trung Hoa, ở cùng building với nam quân
nhân, chỉ khác tầng lầu. Họ cũng sẽ đi Iraq chuyến này. Tôi tự hỏi không biết
nam nữ có thể “chung sống hòa bình” ra sao? Nhớ xưa kia trong căn cứ Tân Sơn Nhất
cũng có nữ quân nhân nhưng họ được ở một khu riêng biệt, vậy mà cũng có lắm câu
chuyện tình lâm ly bi đát! Tôi buột miệng hỏi thằng con:
Bạn bè thằng con đã tản mác sau lời mời buổi cơm tối với gia đình chúng tôi.
Theo đề nghị của thằng con, chúng tôi phải chờ đợi tại chỗ vì không được vào
trong cư xá dù chỉ để giúp nó xếp đồ đạc cá nhân, không cần dùng đến, gửi chúng
tôi mang về giữ ở nhà. Sau hơn nửa tiếng đồng hồ, thằng con khệ nệ mang xuống
hai vali đầy ắp, và chúng tôi trực chỉ nơi tạm trú. Nơi tạm trú của chúng tôi
trong những ngày ở Colorado Spring là ngôi nhà của đứa cháu gái con của một người
bạn thân thiết.
**********
Gọi là con bé nhưng thực ra Thanh Thảo đã có số tuổi của một đời tỵ nạn. Cuối
tháng tư bảy lăm, con bé một tuổi với hai bím tóc dài, đôi má phính và đôi mắt
tròn đen, kinh mang khóc sướt mướt, bám chặt mẹ nó chạy xấc bấc xang bang theo
ba rời khỏi cư xá sĩ quan giữa tiếng bom nổ đạn bay từ phía giặc thù! Con bé
bây giờ đã là một Tiến sĩ giỏi dang, là vợ của một Trung úy bộ binh, đang mong
ngóng nhớ thương chồng từ chiến trường Iraq xa xăm, nơi mà bạn và thù rất khó
phân biệt! Thấy hoàn cảnh Thảo tôi càng thương kính những người vợ lính ngày
xưa vì ít ra Thảo còn có nhà cửa tươm tất, có công ăn việc làm đàng hoàng và đang
sống trong một đất nước giàu mạnh, tự do, an ninh!
Chỉ có khác là Phát đã có gia đình còn tôi vẫn lông bông đi đây đi đó một
quãng thời gian khá dài! Đã bao lần hợp tan tan hợp, cuối cùng bây giờ lại ở gần
nhau! Tôi không biết nó thương tôi bao nhiêu nhưng tôi thương nó như anh em ruột
thịt! Tôi thương con bé Thảo vô vàn tại vì nó là hiện thân của bao nỗi thăng trầm
trong cuộc sống ly hương của chúng tôi. Mỗi lần nhìn Thảo là đầu óc tôi như cái
máy chiếu phim cũ chạy rè rè chiếu lại nhiều khúc phim đầy rẫy những kỷ niệm
cùng những nỗi vui buồn của một thời!
Trước ngày đi Colorado tôi đã gọi điện thoại cho Thanh Thảo và được biết Thảo
sẽ về lại Houston dự đám cưới của một người bạn thân trong dịp chúng tôi có mặt
ở Colorado Spring; tuy nhiên, Thảo vẫn một mực yêu cầu chúng tôi nên ở nhà của
Thảo vì nhà rất rộng, đầy đủ tiện nghi, gần căn cứ rất thích hợp cho không khí
sinh hoạt của gia đình, lại không phải tốn kém!
**********
Từ căn cứ chạy về nhà của Thanh Thảo có đến nửa tiếng đồng hồ vậy mà nó nói
“gần”! Quãng đường dài hơn mười dặm, từ Xa lộ xuyên bang 25 về phía đông, có
nhiều chỉ dấu phát triển mạnh với những building nhiều tầng, những khu shopping
to lớn đang được xây cất, nhất là ở những ngả tư đường chính; nhiều khu nhà mới
thành hình, rải rác khắp nơi chen lẫn giữa những cánh đồng thênh thang hai bên
đường.
Cuối cùng, chúng tôi cũng đã tới nhà Thanh Thảo, một căn nhà rất khang trang
còn thơm mùi sơn mới trong một khu subdivision tân lập. Vừa vào trong nhà đã thấy
một cái “note” viết tay để trên quày nhà bếp:
“Kính hai bác, con rất tiếc
là con không thể ở lại để đón tiếp hai bác và các em vì đám cưới của một người
bạn thân không thể không đi được! Con mong hai bác và các em có được những ngày
vui vẻ ở đây. Hai bác coi nhà này như nhà của hai bác. Con vừa mới mua mấy bộ
khăn tắm và vật dụng cần thiết để hai bác và các em sử dụng; đồ ăn trong tủ lạnh,
trong nhà bếp là con mua để hai bác và các em dùng. Beer trong tủ lạnh con cũng
cố ý mua cho bác trai, không mua thuốc lá vì không muốn khuyến khích bác hút
thuốc có hại cho sức khỏe”. Cỏ và hoa chung quanh nhà con đã nhờ ông hàng xóm
tưới, nếu bác trai sợ bị thất nghiệp thì bác cần thảo luận với ông ấy (vẽ cái mặt
cười với một con mắt nheo)! Con chỉ nhờ bác chăm sóc mấy chậu hoa trong nhà.
Chúc hai bác và các em luôn vui vẻ.
Con Thảo”
Đọc xong cái note, chúng tôi rất lấy làm cảm động về sự chu đáo của cháu, thấy
càng thương mến con bé vô vàn! Nhà cửa rất gọn gang, ngăn nắp. Cách trưng bày
tuy đơn giản nhưng rất nghệ thuật. Tôi ngỏ ý khen thì PQ nói là nó có góp phần
ý kiến.
Sau những thảo luận về buổi cơm chiều với các con, chúng tôi quyết định ở
nhà để các cháu có những giờ phút thoải mái và tự nhiên với nhau hơn. Xong buổi
cơm tối, chúng nó kéo hết về nhà rất đông có tới bốn nữ quân nhân trong bọn –
và bày ra những trò chơi tập thể và uống bia xả láng. Cái hoạt cảnh này nhắc
tôi nhớ tới bạn bè của một thời quân ngũ năm xưa! Mãi đến khuya cả bọn mới tan
hàng và hẹn gặp nhau sớm sáng hôm sau. Một số đông ra về chỉ còn vài đứa ngủ lại,
nằm rải rác quanh phòng khách.
Sau khi tôi vào nhà ăn sáng cùng gia đình một lúc khá lâu thì một số bạn bè
của PQ cũng lục tục kéo tới, số khác thì hẹn ở đầu đường xa lộ 25. Lúc mọi người
lên xe, tôi nhìn đồng hồ thấy gần 12g trưa!!! Chúng tôi dành mọi ưu tiên cho PQ
để mong nó, bạn bè, và các em có cơ hội vui chơi với nhau trong khoảng thời
gian ở đây, nên không có bất cứ một ý kiến nào dù nó vẫn muốn chúng tôi ngỏ ý.
Cuối cùng thì chúng nó quyết định đi Denver chơi ở Six Flag Park.
Bốn chiếc xe chật ních người nối đuôi nhau chạy suốt quãng đường gần một
trăm dặm! Đến nơi thì đã gần hai giờ chiều! Tôi đề nghị với nhà tôi là thả
chúng nó xuống đi chơi với nhau còn mình đi thăm phố xá, khi nào xong chúng nó
gọi cho mình quay lại đón. Tôi điện thoại cho Nguyễn Mai, Nguyễn Minh Hoàng,
Đoàn Sáu… những thằng bạn một thời sinh tử với nhau lâu ngày chưa gặp lại, nhưng
rất tiếc người thì đi làm xa, người thì chỉ có thể để lại lời nhắn.
Phố xá Denver cũng như bất cứ phố xá nào của các thành phố lớn nước Mỹ! Có
nghĩa là rất tấp nập xe cộ, hàng quán trong những ngày cuối tuần. Nắng vàng như
lụa mỏng, vài cơn gió nhẹ làm lá vàng rơi lả tả trong nắng từ hai hàng cây bên
đường, đẹp như bức tranh vẽ. Thời tiết quá tuyệt vời cho nên người đi bộ chen
chúc nhau trên khắp nẻo đường phố. Đặc biệt con đường 16 thẳng tắp, xe điện chạy
hai bên, ở giữa như khu công viên, đầy bóng mát từ những hàng cây cao và các
dinh thự chung quanh. Người ta đặt nhiều loại kiosks bày bán những hàng mỹ nghệ
và trang sức như ở dưới phố Las Vegas. Cũng có ban nhạc lưu động đàn hát rất
vui, lôi kéo một số khán giả mộ điệu như đường phố San Francisco hay Khu French
Quarter ở New Orleans. Người đi bộ, thỉnh thoảng bỏ vào hộp đựng tiền những đồng
bạc biết ơn! Chúng tôi đi dọc mấy block đường, chen lấn cho vui và xem tranh vẽ.
Cuối cùng chúng tôi cũng vào ngồi một quán café rộng lớn bên đường, đông nghẹt
khách để gọi café và ngồi thư giãn, ngắm ông đi qua bà đi lại! Trong lòng tôi rất
thanh thản, rất bình yên! Giá cuộc sống mãi được thế này, con người ta sẽ dễ quên
đi thời gian và những bon chen khắc nghiệt của đời sống thì tốt biết mấy!
Chúng tôi về lại nhà gần 9g tối. PQ xin cho các em đi chơi với bạn bè, còn
chúng tôi lại ở nhà coi phim truyền hình. Thực ra chúng tôi rất muốn cùng chung
vui với các con trong tất cả các sinh hoạt của chúng, nhất là chúng tôi sắp phải
xa PQ cả năm dài đăng đẳng một ý nghĩ đen tối lâu lâu cứ xâm chiếm tâm hồn tôi
làm cho tôi lắm khi bàng hoàng – nhưng nghĩ rằng lũ chúng nó chơi đùa với nhau
vẫn thích hơn, thoải mái hơn khi không có sự hiện diện của ba mẹ!
Lũ trẻ đi mãi hơn 1g sáng mới về, thấy chúng tôi vẫn thức đợi, chúng xin lỗi
và đi ngủ. Tôi trằn trọc không ngủ được mặc dù thường ngày tôi rất dễ ngủ. Cứ
nghĩ tới ngày mai sẽ xa con trong một thời gian dài, nghĩ tới những rủi may
trong trận chiến với súng đạn vô tình ở một đất nước hoàn toàn xa lạ mà thương
xót cho con vô vàn.
Tôi
chợp mắt được một lúc thì trời đã sáng. Thấy các con vẫn còn ngủ, tôi ra sân mở
nước tưới cỏ. Lòng vẫn buồn vời vợi! Tôi lại nghĩ thương ba mẹ tôi đến xót xa
khi phải lo lắng, mong ngóng ba đứa con trai ở ba chiến trường khắc nghiệt! Tôi
nhớ lại Ba tôi như lịm đi không nói một lời cả ngày dài khi được tin anh cả tôi
đã hy sinh đền nợ nước! Tôi bỗng rùng mình thảng thốt, nước mắt đoanh tròng!
Không biết tôi thương nhớ Ba tôi hay tôi thương mông lung cho chính tôi!
**********
thovanyenson.com
Những người lính Mỹ đã rời chiến trường Việt Nam trong đau thương và tủi nhục hơn ba thập niên trước; tôi cầu mong con trai tôi và hàng trăm ngàn quân nhân Mỹ đang ngày đêm cận kề sinh tử tử sinh sẽ không bị bán đứng bởi lũ chính trị gia ngồi ở văn phòng, hoặc do sự vô trách nhiệm của đám truyền thông báo chí. Tôi cầu mong họ trở về nước từ chiến trường Iraq trong huy hoàng của một chiến thắng rực rỡ và trong niềm hãnh diện và hoan lạc của toàn dân.
ReplyDeleteTôi thích đoạn này, cám ơn tác giả đã viết ra cho những ai có cùng quan điểm. Chia sẻ với tác giả cùng gia đình những giây phút thăm viếng bên cậu con trai trong quân đội Mỹ.
M&M