Pages

Friday, January 12, 2024

Tùy Duyên Mà Sống - Sương Lam



Người ta thường nói:  “Mọi việc trên đời đều là do Nhân Duyên tác hợp. 

Nhà Phật  cũng thường thuyết giảng  về Thập Nhị Nhân Duyên: Vô Minh, Hành,Thức, Danh Sắc, Lục Xứ, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sanh, Lão Tử.

Người viết chỉ là là kẻ sơ cơ học đạo nên không dám lạm bàn sâu xa về vấn đề này.

Người viết chỉ tâm tình với quý thân hữu những mối liên hệ tình cảm trong gia đình nhỏ bé của mình và chia sẻ những gì người viết sưu tầm được về duyên nghiệp mà thôi, bạn nhé.

Hy vọng Bạn sẽ đón nhận và vui với những gì mà người viết tâm tình.

Mọi chuyện ở đời  hình như là do duyên nghiệp cả.  Có những sự việc nhiều khi không đem đến cho chúng ta kết quả như chúng ta hằng mong đợi hoặc đôi khi còn làm cho mình đau khổ nữa.  Trong phạm vi gia đình nhỏ bé của chúng ta, đời sống vợ chồng đôi khi cũng đem đến cho chúng ta nhiều điều phiền muộn vì nếu vợ chồng không thông cảm, hỗ trợ tinh thần cho nhau thì một “nữa cái xương sườn kia” kia có thể là “nữa hồn thương đau” của ta đó.   

Một người thích thơ văn, nghệ thuật, thích hoạt động xã hội nếu không được sự thông cảm, ủng hộ, khích lệ của người phối ngẫu thì ít nhiều gì thiện chí và khả năng của người ấy cũng bị hao mòn, giảm thiểu và ta cảm thấy đau buồn lắm. Một người làm được việc tốt, giúp đỡ, chia sẻ những điều ích lợi chung cho tha nhân thì thân nhân của họ cũng được chung hưởng phúc báo của những việc tốt, thiện lành đó, cho nên chúng ta cũng cần nên khích lệ, ủng hộ tinh thần của họ.  Có như thế thì cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn nhỉ? 

Nếu hiểu rằng, trong cuộc đời của ta có những thuận duyên làm cho tài năng và thiện chí của ta phát triển tốt đẹp thì cũng có những nghịch duyên làm cho ta phải kiên trì và phấn đấu khắc phục những trở ngại đó với cái tâm an bình và nhẫn nhục.  Hy vọng sẽ có một ngày, chúng ta sẽ đạt được kết quả mà ta mong ước.  Việc gì cũng cần phải có thời gian để cho mọi việc được tiến hành tốt đẹp, phải không bạn?

Cám ơn phu quân của tôi dù chàng không thích thơ văn và cũng không biết.... làm thơ nhưng chàng không ngăn cản tôi "múa bút" trong Một Cõi Thiền Nhàn của tôi hay khi tôi làm thiện việc.

Khi đi tìm tài liệu liên quan đến chữ Duyên, người viết đã tìm được một tài liệu hay hay dưới đây xin mời quý bạn cùng đọc với tôi nhé.

Chữ Duyên trong đạo Phật                                 

Duyên vốn là từ gốc Hán có nghĩa là nguyên nhân; duyên do, duyên cớ phát sinh ra sự việc...cảm nhận về chữ Duyên có vị trí đặc biệt trong tâm cảm người Việt, trong đời sống nhân sinh, đời sống tình cảm lứa đôi trai gái,và đặc biệt trong đời sống tu học và là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong Phật giáo.

1.Chưa quen nhau nay được gặp nhau gọi là Hữu Duyên

2.Muốn làm một việc gì đó giúp người khác biết về Phật pháp gọi là Kết Duyên

3.Hay ấn tống kinh sách băng đĩa, giảng pháp cho người khác nghe gọi là Gieo Duyên

4.Những gì đã đến và chưa đến với mình gọi là Nhân Duyên

5.Mình thường hay làm những việc thiện giúp đỡ mọi người gọi là Thiện Duyên

6. Mình thường hay làm những điều xấu ác hại người gọi là Ác Duyên

7.Mình làm việc gì cũng gặp phải sự trắc trở trái ý mình gọi là Nghịch Duyên

8.Mình làm việc gì cũng suôn sẻ đúng với ý mình gọi là Thuận Duyên

9.Mình thường hay mắc phải những tật xấu gọi là Nghiệp Duyên

10.Có những việc mình chưa biết làm được hay không được gọi là Tùy Duyên

11.Trong cuộc sống những điều tốt đẹp may mắn thường hay đến với mình gọi là Phước Duyên

12.Có những điều tốt đẹp đến với mình hơn cả những gì mình mong đợi gọi là Thắng Duyên.

 

CHỮ DUYÊN TRONG TÌNH YÊU

 

1.Mới gặp nhau đã đem lòng yêu nhau gọi là Hữu Duyên

2.Khi người đó xa cách mình cảm thấy nhớ nhung gọi là Ái Duyên

3.Sau thời gian tìm hiểu rồi đi đến hôn nhân gọi là Nên Duyên

4.Khi chung sống với nhau vợ nói chồng nghe gọi là Có Duyên

5.Khi chung sống với nhau vợ nói chồng không nghe gọi là Vô Duyên

6.Hằng ngày vợ chồng thường hay cãi nhau gọi là Nợ Duyên

7.Mặc dù khổ đau nhưng vẫn còn chung sống với nhau gọi là Còn Duyên

8.Sau một thời gian chung sống rồi đường ai nấy đi gọi là Hết Duyên

9.Mình lấy phải một ông chồng xấu một cô vợ dữ gọi là Bạc Duyên

10. Mình lấy được một ông chồng tốt một cô vợ đẹp gọi là Phúc Duyên.

 

Thích Nguyên An

 

(Nguồn: Trích trong website https://nguoiphattu.com-).

 

Xin hãy đọc những lời thuyết giảng về việc tùy duyên mà sống của Thầy Thích Tánh Tuệ. 

Kính tri ân Thầy Thích Tánh Tuệ. 

Người Biết Sống Tùy Duyên 

 

Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác.

Ta đừng quên khi một việc được thành tựu thì phải hội tụ hàng triệu nhân duyên, nếu chỉ thiếu một duyên thì nó cũng có thể không tựu thành. Nếu ta có hiểu biết sâu sắc hay từng trải nghiệm thì trong vài trường hợp ta có thể đoán biết được mình nên làm gì và không nên làm gì để cho nhân duyên tốt hội tụ đầy đủ trở lại và nhân duyên xấu sớm tan biến đi.

Ta thường gọi nhân duyên tốt là thuận duyên, và nhân duyên xấu là nghịch duyên, tức là những điều kiện có lợi và bất lợi cho ta. 

Có những duyên thuận với ta, nhưng nghịch với kẻ khác và ngược lại. 

Đó chỉ là nói trong phạm vi con người, trong khi nhân duyên luôn xảy ra với vạn vật trong khắp vũ trụ. Bản chất của nhân duyên thì không có thuận nghịch, tốt xấu. Nó chỉ hội tụ hay tan rã theo sự thích ứng giữa các tần số năng lượng phát ra từ mọi cá thể mà thôi. 

Ấy vậy mà thói quen của hầu hết chúng ta khi đón nhận thuận duyên thì luôn cảm thấy sung sướng và rất muốn duy trì mãi nhân duyên ấy, cón khi gặp phải nghịch duyên thì luôn cảm thấy khó chịu và tìm cách tránh né hay loại trừ.. 

Nhưng chưa hẳn thuận duyên sẽ đem lại giá trị hạnh phúc hay

nghịch duyên sẽ mang tới khổ đau, bởi có khi nghịch duyên đưa tới sự trưởng thành, còn thuận duyên sẽ khiến ta yếu đuối. Và nhiều khi thuận duyên ban đầu nhưng lại biến thành nghịch duyên sau này, có khi nghịch duyên bây giờ nhưng lại biến thành thuận duyên trong tương lai. Tất cả đều tùy thuộc vào bản lĩnh và thái độ sống của ta.

Do đó, ta không cần phải khẩn trương thay đổi những nhân duyên mà mình không hài lòng, hay cố gắng tìm kiếm những nhân duyên mà mình mong đợi. Khi tâm ta đã vững chãi đủ để tạo ra những nhân duyên an lành thì những nhân duyên tương ứng sẽ tự động kết nối. Mà sự thật khi tìm được sức sống từ nơi chính mình rồi thì ta sẽ không còn coi là quan trọng những giá trị bên ngoài nữa. Nhân duyên nào cũng được cả, thong dong tự tại.

Đức Đạt-lai Lạt-ma có dạy: ''Hãy nhớ rằng khi không đạt được 

những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời.'' 

- Gặp gỡ trên đời một chữ Duyên

Trân trọng bên nhau phút hiện tiền

Người đến ân cần cho hết dạ

Người về, thôi vướng bận niềm riêng..

Như Nhiên Thích Tánh Tuệ    

Mời Bạn thưởng Thức Youtube Thư Pháp Chữ Ngộ do Sương Lam sưu tầm và thực hiện youtube   

https://www.youtube.com/watch?v=YuU6EmIkv6s 

https://www.pinterest.com/pin/801640802419213726/   

Board Youtube Thiện Đạo 36 Pins

https://www.pinterest.com/suonglamportland/youtube-thi%E1%BB%87n-%C4%91%E1%BA%A1o/

Chúc quý bạn có nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mình nhé. 

Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn


Sương Lam

(Tài liệu và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 696-ORTB 1025-1102024)

Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://www.pinterest.com/suonglamt/ 

3 comments:

  1. Tố Kim ơi,
    Chị em mình được quen biết nhau thật là "Hữu Duyên" rồi vì kẻ ở Úc, người ở Mỹ thế là lại có duyên gặp nhau, dù là trên internet. Smile!
    Đúng là: "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
    Vô duyên đối diện bất tương phùng",
    Phải không Tố Kim. Lành thay! Phúc thay!
    Love,
    Chị Sương Lam

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dạ đúng vậy chị ơi. Rất mừng nhân duyên của chị em mình tới nay đã hơn 10 năm vẫn còn bền vững tốt đẹp. Smile.
      Thân quý,
      TK

      Delete
  2. cám ơn! Mừng cho 2 nữ sĩ hữu duyên!!! Còn tôi lạc lõng một miền cô đơn!!!

    ReplyDelete