Pages

Wednesday, June 19, 2024

Sài Gòn Xưa Qua Những Tấm Postcard Cũ – Những Bức Hình Màu Của Sài Gòn Thuở Xưa Rất Hiếm

Tưởng nhớ về Sài Gòn – Hoa pensée – Một loài hoa với cái tên vô cùng lạ nhưng thật ra đây là một loài hoa vô cùng quen thuộc khi được biết đến với một tên vô cùng thân thuộc là hoa bướm.


Bưu thiếp hay còn được biết đến với cách gọi Việt Nam là bưu ảnh, đó là những bức ảnh được gửi qua đường bưu điện. 

Ngày xưa, khi phương tiện truyền thông vẫn chưa phổ biến như hiện nay thì thư từ cùng bưu thiếp chính là phương thức liên lạc chính yếu. Những bức ảnh là món quà nhỏ được gửi tặng cho nhau, như một kỷ vật lưu giữ kỷ niệm, lưu lại hình ảnh của nơi mà người gửi đang sống. Hay khi đi du lịch đến một vùng đất lạ cùng những lời nhắn sau ảnh để gửi về cho người mình yêu quý, để kể cho nhau nghe những kỉ niệm về nơi đã đi qua. Theo thời gian, những giấc mơ này ngày càng trở nên xa lạ và có giá trị hoài niệm không hề nhỏ, hãy cùng với Góc Xưa ngắm nhìn những giấc mơ qua chùm ảnh sau: 

Đại lộ Bonard (sau này đổi tên thành đường Lê Lợi) – Hai xe hơi trong hình , xe sau là Peugeot 203 , xe trước là Peugeot 105 .

Công viên phía trước Nhà hát Thành phố, trước đó còn trưng dụng thành Trụ sở Quốc hội dưới thời Đệ nhất Cộng hòa và Trụ sở Hạ Nghị viện dưới thời Đệ nhị Cộng hòa.

Khu chợ hoa Tết ở công trường Lam Sơn, vị trí công viên trước Nhà hát Thành phố

Đại lộ Bonard – Hai tòa nhà trong tấm bưu thiếp sau này là khách sạn Caravelle và Phòng Thông Tin Đô Thành.

Tòa nhà Catinat mới trên đại lộ Bonard (đường Lê Lợi)

Thời điểm xây dựng nhà EDEN còn đang trong quá trình xây dựng, vẫn chưa hoàn thiện – Góc bên phải là khách sạn Continental.

Khách sạn Continental là một khách sạn lịch sử nổi tiếng ở Thành phố nằm trên đường Rue Catinat (sau đây là đường Đồng Khởi)

Grands Magasins Charner de Saigon (viết tắt là SGMC) ở góc đại lộ Charner và đại lộ Bonnard, gần đại lộ chính được xây dựng năm 1914, là tiền thân của thương xá TAX.

Công ty Charner nằm ở góc đại lộ Bonard – Charner (hay còn gọi là Bùng binh Bồn Kèn)

Bách Hoá Viễn Đông

Tòa nhà Căn hộ góc Lê Lợi – Công Lý, chỗ này giờ không còn tồn tại.

Đường Lê Lợi, gần chợ Bến Thành

Bệnh viện Sài Gòn trên đường Lê Lợi, cạnh bến binh chợ Bến Thành

Tổng nha Ngân khố nằm trên đại lộ Charner

Kiosk sách báo đường Nguyễn Huệ, phía sau bên trái là Tòa Hòa giải

Kiosk nằm trên đường Nguyễn Huệ – Tòa nhà ngói đỏ phía sau là Việt Nam Ngân Hàng (Société Annamite de Cresdit)

Kiosk quà lưu niệm nằm trên đại lộ Charner (sau đây là đường Nguyễn Huệ)

Đại lộ Hàm Nghi nhìn từ chợ Bến Thành

Múa lân Tết phía trước chợ Bến Thành

Trụ sở Công ty Hỏa xa Đông Dương nơi gần chợ Bến Thành

Đầu đường Phạm Ngũ Lão gần bùng binh chợ Bến Thành

La Maison du Combattant (hay còn gọi là tòa nhà cựu chiến binh) được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, sau năm 1954 trở thành rạp Norodom (hay còn gọi là Hý viện Thống Nhất)

Câu lạc bộ Hải Quân Pháp, trên Đại lộ Thống Nhất, gần Sở Thú (trước năm 1975 là Trường Cao Đẳng Quốc Phòng, sau năm 1975 là Phòng Trưng bày Quân Khu 7)

Trụ sở công ty xăng SHELL, góc Thống Nhất – Cường Để
Bảo tàng Lịch sử Thành phố, bên cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Đền kỷ niệm được xây dựng cạnh cổng chính trong khu vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn, đối diện với Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh)

Đền Kỷ niệm – Sau năm 1954, đền được đổi tên là Đền Quốc Tổ Hùng Vương và đến năm 1975, đền đổi tên là Đền Hùng Vương

Viện bảo tàng nhìn từ hồ sen

Khách sạn Majestic Saigon với phong cách kiến trúc được cho là “kỳ quặc”, là một trong những khách sạn có bề dày lịch sử nổi tiếng của Sài Gòn và là một khách sạn 5 sao mang kiến trúc Pháp nằm cạnh bến Bạch Đằng, đầu đường  Catinat.

Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà tại Công trường Công xã Paris – Là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Thành phố.

Trụ sở đài phát thanh Pháp Á – Được đặt tại góc đường Maréchal de Lattre de Tassigny và đại lộ Somme (sau năm 1955 hai con đường này được đổi tên thành đường Công Lý – Hàm Nghi). Tuy nhiên, ngày nay đài phát thanh này đã không còn nữa, trước năm 1975 thì vị trí này đặt trụ sở của Việt Nam Công Thương Ngân Hàng.

Không ảnh bệnh viện Grall – Đây là một bệnh viện lớn của Sài Gòn hoạt động từ năm 1925 đến 1978. Tiền thân của Bệnh viện Grall là Bệnh viện Quân sự được thành lập từ năm 1862 của quân đội Pháp. Đến sau năm 1978 thì bệnh viện Grall chính thức được đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng II.

Chợ Tân Định nằm trên đường Hai Bà Trưng, được xây dựng vào năm 1926 và trở thành một trong những ngôi chợ đi vào lịch sử Sài Gòn.

Rạp hát Aristo (còn có tên là Trung Ương Hí Viện) tọa lạc tại đường Lê Lai, đoạn gần chợ Bến Thành – Đây cũng là nơi trụ diễn của đoàn cải lương Kim Chung thời mới vào Sài Gòn lập nghiệp.

Rạp cải lương Thành Xương nằm trên đường Yersin – góc đường Yersin và Phạm Ngũ Lão, sau này được đổi công năng thành rạp chiếu bóng Diên Hồng.

Rạp chiếu bóng Cathay gần với Hội trường Diên Hồng

Đoạn đường Nguyễn Thái Học, Quận 1 nhìn về phía cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang con rạch Bến Nghé – Được học giả Trương Vĩnh Ký cho rằng do vị lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (hay còn gọi tắt là Lãnh binh Thăng) xây dựng khi đóng quân ở đồn Cây Mai – Thủ Thiêm.

Khung cảnh Chợ xưa Sài Gòn

Bãi đỗ xe hơi ở đoạn cuối đường Nguyễn Thái Học, Quận 1 – Phía trước là ngã ba đường Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Thái Học với dãy nhà mái ngói của ga xe lửa, bên phải là trường nữ sinh Tôn Thọ Tường (sau thì đổi) thành trường Phan Văn Trị và ngày nay là trường THPT Ernst Thälmann)

Trụ sở hãng sữa Nestlé (sữa Con Chim) trên đường Công Lý, đoạn giữa Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Văn Sâm (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đoạn giữa Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Thái Bình).

Đền Ngọc Hoàng nằm trên đường ĐaKao – Quận 1, được xây dựng vào đầu thế kỷ 20.

Bến Cảng và sông Sài Gòn, bãi đất bên trái hình sau này là bến Bạch Đằng.

Hội trường Diên Hồng, trước năm 1975 từng được biểu trưng là Trụ sở Thượng nghị viện, nhưng sau này đổi thành Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Phía trước chính là Rạch Bến Nghé.

Ngân hàng Đông Dương ở Bến Chương Dương, ra đời năm 1875 – trong thời kỳ nền kinh tế Nam kỳ gặp muôn vàn khó khăn .

Đường Nguyễn Văn Thành, phía sau chợ Bình Tây

Bên trong khuôn viên sân trường của trường Pétrus Ký, sau trường này được đổi tên thành trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Được thành lập năm 1927 và là một trong những trường Trung học đầu tiên được thực dân Pháp thành lập tại Sài Gòn.

Xưởng sản xuất lave (Biẻrre) của hãng BGI ở khu vực sân bánh mì Renault trên đường Jean Jacque Rousseau (sau đổi thành đường Trần Hoàng Quân, Quận 5) thuộc khu vực Chợ Lớn, gần nhà thương mại Chợ Rẫy. Sau năm 1975, nó là nhà máy bia Sài Gòn trên đường Nguyễn Chí Thanh.

Kiosk bán báo của nhà sách Albert Portail (Xuân Thu) nằm trên đường Catinat (trước năm 1975 thì có tên là đường Tự Do, sau này mới đổi thành đường Đồng Khởi).

Một Thời Vang Bóng Nay Còn Đâu!!!


Sưu tầm

No comments:

Post a Comment