Trưa ngày 20/9/2014, đang đi
làm ở Bình Dương, tôi nhận được điện thoại của chị Thục Vân từ Pháp gọi về báo
tin là anh Bùi Phương vừa mới qua đời chưa đầy 24 tiếng đồng hồ. Chị và chị Tố
Kim (hiện ở Úc) nhờ tôi thu xếp công việc để đến viếng điếu tang anh. Tôi thật
ngỡ ngàng và bồi hồi thương tiếc cho anh, một con người rất có tâm hồn
văn nghệ sĩ đang được cư dân mạng dành nhiều cảm tình quý mến qua những tác phẩm
thơ, văn và âm nhạc của anh được thể hiện trên YouTube.
TPB - Bùi Phương - Người nằm ghế
bố suốt 40 năm.
Anh tên thật là Bùi Phương,
sinh ngày 05/3/1954, nguyên quán Ninh Bình. Sinh ra trong một gia đình Bắc di
cư có 6 anh em, anh là con trai út. Là một cựu quân nhân QLVNCH đã trở thành
thương phế binh (bị liệt nữa người từ phần rốn trở xuống) sau cuộc chiến khốc
liệt tại vùng An Lộc - Bình Long năm 1974. Hơn 40 năm qua, anh đã phải sống
trong sự đau đớn triền miên, thể xác bị hoành hành bởi vết thương của chiến
tranh để lại. Tuy phải sống trong những năm tháng khó khăn chật vật, hết sức khổ
sở với bệnh tật nhưng anh cũng đã làm được nhiều điều bổ ích cho xã hội như một
minh chứng cho mọi người thấy rằng dù cuộc đời của anh có tàn đi nữa nhưng tâm
hồn anh vẫn chưa “phế”...
Di ảnh anh Bùi Phương
Ngày hôm sau - Chúa nhật 21/9/2014,
tôi đến viếng tang anh tại số 50 Đường Hiệp Nhất, Quận Tân Bình SGVN. Căn nhà
anh ở nằm sâu trong con đường nhỏ như một con hẻm nhưng cũng không khó tìm vì nằm
trên trục đường Cách Mạng Tháng Tám, từ hướng Quận 1 đi lên gần tới ngã tư Bảy
Hiền quẹo phải là sẽ tìm ra ngay. Căn nhà đúc nhỏ không lầu, sát phía trước nhà
là con đường đi có dựng một cái rạp che để tiếp khách đến viếng. Bước vào bên
trong nhà, chiếc quan tài của anh nằm giữa khói hương nghi ngút. Nhìn qua tấm
di ảnh trên bàn thờ, gương mặt của anh đượm nét khắc khổ, muộn phiền. Trong ánh
mắt thâm quầng của anh như đang cố nén chịu quá nhiều đau thương trong cuộc đời.
Dù là người công giáo nhưng tôi vẫn thắp nén hương trên bàn thờ Phật để cầu
nguyện cho vong linh anh được vãng sanh cực lạc, và một nén hương dành cho anh.
Thay mặt cho các anh chị đã từng mến mộ anh trên diễn đàn thông tin, tôi nguyện
chúc hương hồn anh được an lành sớm về cõi vĩnh hằng.
Chị Bùi Thị Hằng.
Sau khi thắp hương xong, tôi
được chị Hằng (chị ruột kế người anh cả của anh đã mất) và hai cậu con trai con
của chị mời nước phía trong phòng cuối của căn nhà ngay nơi mà trước đây anh đã
từng nằm trên chiếc ghế bố hằng mấy chục năm đăng đẵng.
Trước khi thăm hỏi về anh, tôi có trao cho chị Hằng một phong bì nói là của hai chị Vân và Kim góp phần phúng điếu cho ấm lòng người quá vãng. Chị cảm động nhận và gửi lời cảm ơn đến hai chị cùng tất cả mọi người đã dành tình cảm chia sẻ và đóng góp cho gia đình.
Sau đó tôi ngồi nghe chị Hằng
kể lại: “Sau khi mẹ tôi mất thì tôi là người đã chăm sóc, lo ăn uống và thuốc
men cho cậu Phương suốt mấy chục năm trời. Hai đứa con trai tôi (nay đã hơn 40
tuổi) thì thay phiên đưa đi bác sĩ và tắm rửa cho cậu ấy. Cách đây mấy hôm cậu ấy
bảo là đau bụng hành sốt, không ăn uống gì được. Tôi bảo cháu đưa cậu đi bác sĩ
nhé, cậu không chịu mà bảo tôi đóng hết cửa sổ lại và trong nhà có bao nhiêu mền
chị mang đắp hết lên người em. Sau đó uống thuốc thì cậu được khoẻ lại đôi chút.
Sáng ngày 19/9, tôi có pha cho cậu ấy ly cà phê như mọi ngày thì cậu không chịu
uống bảo chị đổ đi rồi sau đó kêu đau dữ dội. Cậu bảo kêu thằng con trai tôi về
gấp gấp để đưa đi bệnh viện, đau quá chị ơi!
Đến khi thằng con về tới thì cậu đã bị thổ huyết ra đường hậu môn lênh láng. Tôi bảo cậu ra máu nhiều quá rồi, nguy hiểm quá. Cậu không tin mà bảo đó là phân, chị đừng đụng vào, để cháu nó lo. Khi thằng con trai đưa cậu ra taxi thì cậu đã lịm người đi không còn biết gì nữa. Trước lúc còn khoẻ, cậu có nói với tôi chắc là em đi trước chị quá, em đi rồi sẽ phù hộ cho chị. Tôi không ngờ đó là lời cậu ấy trăn trối với tôi. Khoảng một năm trở lại đây cậu thích nghe kinh Phật và thường ngủ sớm, nhưng đến 2 - 3 giờ sáng là thức dậy lui cui với chiếc máy tính lúc nào cũng để kề bên”.
Đến khi thằng con về tới thì cậu đã bị thổ huyết ra đường hậu môn lênh láng. Tôi bảo cậu ra máu nhiều quá rồi, nguy hiểm quá. Cậu không tin mà bảo đó là phân, chị đừng đụng vào, để cháu nó lo. Khi thằng con trai đưa cậu ra taxi thì cậu đã lịm người đi không còn biết gì nữa. Trước lúc còn khoẻ, cậu có nói với tôi chắc là em đi trước chị quá, em đi rồi sẽ phù hộ cho chị. Tôi không ngờ đó là lời cậu ấy trăn trối với tôi. Khoảng một năm trở lại đây cậu thích nghe kinh Phật và thường ngủ sớm, nhưng đến 2 - 3 giờ sáng là thức dậy lui cui với chiếc máy tính lúc nào cũng để kề bên”.
Những đồng đội của anh năm xưa.
Còn hai cậu con trai của chị
thì kể rằng: “Cậu biết vi tính cách đây hơn mười năm do tụi cháu chỉ, khi biết
được cách truy cập internet thì càng ngày cậu càng say mê hơn, không còn thích
xem tivi nữa. Mỗi lần cậu gặp trục trặc thì gọi điện hỏi, mãi sau này cậu tự
mài mò học trên mạng rồi cậu làm được nhiều điều hay mà tụi cháu không ngờ. Khi
gõ chữ thì cậu nằm nghiêng người chồm qua máy, tay phải gõ chữ còn tay trái thì
vừa chống người vừa click chuột một cách tài tình. Hôm 07/9 là ngày giỗ trong
gia đình, cậu còn rất khoẻ và rất vui khi có nhiều bạn cũ của cậu đến thăm,
nhưng bây giờ tụi cháu cũng không ngờ cậu lại ra đi sớm như vậy!”.
Bạn cũ đến thăm anh nhân ngày giỗ của GĐ.
Trên đường về, tôi suy nghĩ
miên man về anh, một con người có nghị lực phi thường, suốt hơn 40 năm sống với
bệnh tật mà anh vẫn sống lạc quan và có một tâm hồn vừa sâu sắc, vừa thơ mộng
và lãng mạn đến như thế! Tôi biết qua anh trong một chuyện tình cờ đọc PPS của
anh làm ra được đăng trên YouTube, thấy hay nên tôi lấy đường link đó chuyển tiếp
cho các huynh đệ đồng môn La San thưởng thức thì được chị Thục Vân giới thiệu
tác giả của PPS này là bạn hữu trên mạng với chị Tố Kim. Cách đây
3 tháng chị Thục Vân về VN có ghé thăm và tặng cho anh một chiếc xe lăn, nhưng
anh nào có ngồi được!
Người có tật thường có tài!. Thật vậy, anh là người có chiều sâu tâm hồn nên những PPS của anh đăng đàn đều có nội dung và hình ảnh rất hay. Ngoài chuyện sưu tầm những hình ảnh đẹp, nhạc hay, cách trình bày rất nghệ thuật, anh còn có những đề tài về tôn giáo, đạo nghĩa mang tính triết học nữa. Vì vậy mà anh được rất nhiều anh chị ở hải ngoại cảm phục, trong đó có GS Trần Năng Phụng (ở Pháp) là người thường hợp tác với anh “ra lò” nhiều tác phẩm thật tuyệt vời. Tôi thầm cảm ơn anh, người đã mang đến cho cộng đồng những niềm vui và nhiều điều bổ ich đáng suy ngẫm và học hỏi, trong khi anh đang phải sống vật lộn với một cơ thể bệnh hoạn, tật nguyền hơn 70% mà vẫn giữ được cho tâm hồn luôn yêu đời và trong sáng, thật là đáng kính phục.
Người có tật thường có tài!. Thật vậy, anh là người có chiều sâu tâm hồn nên những PPS của anh đăng đàn đều có nội dung và hình ảnh rất hay. Ngoài chuyện sưu tầm những hình ảnh đẹp, nhạc hay, cách trình bày rất nghệ thuật, anh còn có những đề tài về tôn giáo, đạo nghĩa mang tính triết học nữa. Vì vậy mà anh được rất nhiều anh chị ở hải ngoại cảm phục, trong đó có GS Trần Năng Phụng (ở Pháp) là người thường hợp tác với anh “ra lò” nhiều tác phẩm thật tuyệt vời. Tôi thầm cảm ơn anh, người đã mang đến cho cộng đồng những niềm vui và nhiều điều bổ ich đáng suy ngẫm và học hỏi, trong khi anh đang phải sống vật lộn với một cơ thể bệnh hoạn, tật nguyền hơn 70% mà vẫn giữ được cho tâm hồn luôn yêu đời và trong sáng, thật là đáng kính phục.
Trước khi kết thúc bài viết này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các anh chị em xa gần đã dành nhiều tình cảm và sự chia sẻ đến anh Bùi Phương cùng gia đình trong thời gian qua và trong tang chế của anh. Kính mong tất cả mọi người hãy hiệp lòng cầu nguyện cho hương linh anh sớm được hưởng nhàn nơi tiên cảnh.
Trân trọng kính chào và kính
chúc sức khoẻ đến các anh chị.
Xuân Vinh
Cam ơn bài viết của Xuân Vinh sư đệ. Với sự thương tiếc quý mến của bạn bè còn lại, tin rằng anh Bùi Phương đã mãn nguyện ngậm cười bên kia thế giới.
ReplyDeleteNPN