Pages

Sunday, October 31, 2021

The Washington Post "Giải Oan" Cho Bột Ngọt

Bột ngọt được FDA công nhận là an toàn. Ảnh Shutterstock

Bài viết của chuyên gia ẩm thực Aaron Hutcherson trên The Washington Post đánh giá bột ngọt là một gia vị “hữu ích nhưng chịu nhiều bất công”.

Không chỉ tại Việt Nam, bột ngọt cũng là gia vị phổ biến trong ẩm thực của nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản... và cả các nước châu Âu. Tuy nhiên, một số người vẫn ngần ngại, thậm chí e sợ sử dụng gia vị này. Nguyên nhân chủ yếu đến từ tin đồn bột ngọt gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn...

The Washington Post (TWP) - nhật báo uy tín hàng đầu tại Mỹ hôm 27/8 đã xuất bản bài viết lí giải tin đồn không xác thực này. Bài viết mang tiêu đề "Why you shouldn’t fear MSG, an unfairly maligned and worthwhile seasoning" (tạm dịch Tại sao bạn không cần e ngại bột ngọt, một gia vị hữu ích nhưng chịu nhiều bất công?)

TWP cho biết, bột ngọt là monosodium glutamate (MSG), là gia vị đã xuất hiện phổ biến hơn một thế kỷ nay. Bột ngọt do giáo sư hóa sinh người Nhật Bản tên là Kikunae Ikeda phát minh vào năm 1908. Trong một lần thưởng thức nước dùng dashi nấu từ tảo bẹ kombu, bằng cảm nhận vị giác tinh tế, giáo sư Ikeda nhận thấy có một vị đặc biệt, khác với bốn vị cơ bản đã được biết đến là ngọt, chua, mặn và đắng.

Giáo sư Kikunae  Ikeda, người phát minh ra bột ngọt. Ảnh Ajinomoto

Qua nghiên cứu, giáo sư Ikeda xác định chính axit amin glutamate đã tạo nên vị đặc biệt này và ông đặt tên là vị umami (nghĩa là vị ngon, vị ngọt thịt). Sau đó, giáo sư Ikeda đã trích ly thành công glutamate từ tảo bẹ, kết hợp với natri để tạo thành bột ngọt, đưa đến sự ra đời của Tập đoàn Ajinomoto vào năm 1909.

Sự phổ biến của bột ngọt tại Mỹ bắt đầu từ Thế chiến thứ II. "Quân đội đã phát hiện bột ngọt chính là giải pháp cải thiện khẩu phần ăn kém hương vị của binh lính. Khi chiến tranh kết thúc, họ trở về nhà và tiến hành công nghiệp hóa sản xuất thực phẩm" nhà báo Natasha Geiling viết trên tạp chí Smithsonian. Tại Mỹ, bạn có thể tìm thấy bột ngọt dưới dạng gia vị tăng cường hương vị Ac'cent trong nhiều cửa hàng tạp hóa.

Lý giải hội chứng "nhà hàng Trung Quốc"

Tin đồn về hội chứng nhà hàng Trung Quốc bắt nguồn từ năm 1968, khi Robert Ho Man Kwok - một nhà nghiên cứu lâu năm tại Quỹ Nghiên cứu Y sinh Quốc gia Mỹ viết một lá thư gửi cho Tạp chí Y học New England để mô tả cảm giác tê bì, mỏi mệt và tim đập nhanh kéo dài khoảng hai giờ sau khi ăn tại các nhà hàng Trung Quốc. Kwok đưa ra một số nguyên nhân giả định là do nước tương, rượu, hàm lượng natri cao và cả bột ngọt.

Thuật ngữ "hội chứng Nhà hàng Trung Quốc" thậm chí còn được đưa vào từ điển, nhưng năm 2020, thuật ngữ này đã được từ điển chỉnh sửa bởi bản chất "dễ gây hiểu lầm và tranh cãi" của nó. Hiện nay, nghiên cứu khoa học theo đúng mô hình khuyến nghị của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho thấy bột ngọt không phải là nguyên nhân của hiện tượng mà Robert Ho Man Kwok mô tả.

TWP cho biết, FDA và các cơ quan có chức năng quản lý khác đã khẳng định bột ngọt là gia vị được công nhận là an toàn (Generally Recognized As Safe - GRAS)". Bột ngọt cũng nằm trong danh mục các phụ gia thực phẩm được phép sử dụng của FDA. Tổ chức Giáo dục về Nghiên cứu Dị ứng thực phẩm cũng đã xác nhận bột ngọt không được coi là chất gây dị ứng.

"Mặc dù nhiều người tự nhận mình nhạy cảm với bột ngọt, nhưng trong các nghiên cứu có sự tham gia của họ với bột ngọt hoặc giả dược, các nhà khoa học đã không thể quan sát thấy phản ứng (nhạy cảm) này một cách nhất quán", một tài liệu của FDA cho biết.

Ngoài ra, FDA khẳng định: glutamate trong bột ngọt có cấu trúc hóa học giống với glutamate có trong protein của thực phẩm. Cơ thể chúng ta chuyển hóa hoàn toàn cả hai nguồn glutamate này theo cùng một cách.

Bột ngọt trong ẩm thực và dinh dưỡng

Bột ngọt có vị umami, cùng tầng với hương vị của món nấm xào, pho mát Parmesan lâu năm. Khi được nêm vào thực phẩm, bột ngọt làm cho hương vị, đặc biệt vị mặn và vị chua của thực phẩm trở nên nổi bật. Andrew Chiou - đầu bếp cũng là người đồng sở hữu nhà hàng Lucky Danger ở thủ đô Washington (Mỹ) cho biết: "Trong một số trường hợp, ta thấy nước xốt ngon rồi. Nhưng chỉ cần thêm một chút xíu bột ngọt, ta sẽ thấy nước xốt còn có thể ngon hơn thế nữa".

Bên cạnh đó, bột ngọt giúp mang đến vị umami trong bếp một cách nhạy bén và tiện lợi. Mặc dù bạn cũng có thể gia tăng vị umami thông qua các loại thực phẩm chứa glutamate khác, nhưng đôi khi bạn không muốn hương vị hoặc kết cấu của những thực phẩm đó bị ảnh hưởng. Có những lúc, nêm bột ngọt có thể thích hợp hơn cá cơm. Bột ngọt giúp điều chỉnh hương vị của món ăn một cách chính xác hơn.

Bột ngọt mang đến vị ngon cho mọi món ăn nhờ khả năng tăng cường umami . Ảnh: Shutterstock

Điểm cộng quan trọng là bột ngọt còn có lợi ích về mặt dinh dưỡng. Tại Mỹ, 9/10 người tiêu thụ quá nhiều natri, trong khi đó bột ngọt có thể giúp giảm lượng natri ăn vào. Một muỗng cà phê muối có đến 1.760 mg natri nhưng cùng một lượng đó trong bột ngọt chỉ có 500 mg natri. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thay thế một phần muối trong các món ăn bằng bột ngọt có thể làm giảm nồng độ natri mà không ảnh hưởng đến vị của món ăn. Nhiều cơ quan tổ chức khuyên nên áp dụng tỉ lệ muối và bột ngọt từ 10:1 đến 1:1 trong bữa ăn hàng ngày để giảm lượng natri ăn vào. "Đó là một kỹ thuật hoàn toàn khả thi để giảm natri trong khi vẫn giữ được hương vị của món ăn", nhà dinh dưỡng tiết chế Ellie Krieger cho biết.


Phương Ngân

nexpress.net/the-washington-post-giai-oan-cho-bot-ngot-4364663.html

Mua Nước Trời Bằng Việc Bác Ái - Pt Giuse Trần Văn Nhật


Ở Việt Nam ngày nay người ta có câu, “Tiền là tiên là phật; Là sức bật lò xo; Là thước đo lòng người; Là nụ cười tuổi trẻ; Là sức khỏe tuổi già; Là cái đà danh vọng; Là cái lọng che thân; Là cán cân công lý; Tiền vô thì hết ý.” Câu nói này phản ảnh một xã hội đề cao vật chất nhiều hơn là giá trị tinh thần.

Ở Hoa Kỳ, người ta lại có câu nói, “Tiền mua được cuốn sách nhưng không mua được trí óc; mua được đồ trang sức nhưng không mua được sự xinh đẹp; mua được căn nhà nhưng không mua được mái ấm; mua được thuốc thang nhưng không mua được sức khỏe; mua được đồ xa hoa nhưng không mua được văn hóa; mua được mọi thú tiêu khiển nhưng không mua được hạnh phúc; mua được tôn giáo nhưng không mua được ơn cứu độ; mua được giấy thông hành đi bất cứ đâu nhưng không mua được thiên đường.” Câu này phản ảnh một xã hội chịu ảnh hưởng của Kitô Giáo, nó cho thấy ngoài những giá trị vật chất còn có giá trị tinh thần.

Sống trong xã hội không ai là không cần tiền, nhưng một người khôn ngoan thì phải biết lựa chọn điều gì có lợi hơn và thi hành. Đó là ý nghĩa của bài phúc âm hôm nay.


Thoạt nghe qua bài phúc âm, người ta có cảm tưởng Đức Giêsu đề cao thái độ lươn lẹo của người quản gia khi sắp bị mất việc, ông đã ăn cắp tài sản của chủ bằng cách tha bớt nợ cho các con nợ. Sự thật thì ngày xưa, trong xã hội Palestine, người quản gia cho một ông chủ giầu có thì họ làm việc không lương, nhưng họ lấy huê lợi từ các con nợ. Thí dụ, mượn 10 thùng lúa của chủ, nhưng giấy nợ viết là 12 thùng. Hai thùng dư này là tiền lời và phần của người quản gia.

Trong bài phúc âm, khi sắp sửa mất việc, người quản gia đã biết nghĩ đến tương lai nghèo đói và nghĩ đến sự giúp đỡ của các con nợ nên ông đã nói các con nợ viết lại số nợ cho đúng. Trên thực tế, ông không lấy của chủ nhưng ông đã biết dùng của cải của người khác – ở đây là ông chủ giầu có – để có lợi cho mình. Đây là điều được Đức Giêsu khen ngợi là khôn khéo.

Từ nghĩa đen của câu chuyện, theo nghĩa bóng có nghĩa chúng ta là những quản gia của Thiên Chúa. Tất cả những gì chúng ta có, như tài năng, bằng cấp, sức khỏe, tiền của, v.v., đều do Chúa ban để chúng ta sống hạnh phúc. Chúa không cấm chúng ta hưởng dụng các tiện nghi, các vui thú ở đời này, nhưng Chúa muốn chúng ta hãy nghĩ đến một ngày nào đó, khi phải từ giã cuộc đời này, không còn quản gia những của cải vật chất ấy nữa, thì số phận chúng ta sẽ ra sao?

Alexander Đại Đế là một ông vua thời Cổ Hy Lạp, khi năm ba mươi tuổi, sau những chiến thắng lẫy lừng từ Á Châu đến bắc Phi Châu, ông đã lập được một đế quốc rộng nhất thế giới, trải dài từ nước Hy Lạp cho đến bắc Ân Độ. Người ta nói rằng, trước khi chết ông đã sai làm cỗ quan tài có hai cái lỗ ở hai bên hông. Các lỗ hổng đó là để hai bàn tay của ông thò ra ngoài để mọi người thấy rằng, khi chết đi người ta chẳng đem theo được gì sang thế giới bên kia!


Đó là một sự thật mà nhiều khi chúng ta không muốn đối diện. Chúng ta không muốn đến nhà quàn để thấy người chết mà một ngày nào đó chính chúng ta cũng chỉ là một thi hài bất động khi bước qua ngưỡng cửa sự chết.

Nhưng người theo Chúa Kitô thì không tuyệt vọng như Alexander Đại Đế hay những người không tin vào Chúa Kitô. Trong phúc âm, Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: của cải, vật chất thì không theo chúng ta sang thế giới bên kia, nhưng những hành động bác ái mà chúng ta đã thi hành khi còn sống thì có giá trị trước mặt Chúa. “Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng tiền của tạm bợ mà giúp đỡ người khác, để khi hết tiền hết bạc, anh em sẽ được đón vào nơi vĩnh cửu.” (*)


Tiền của là những gì nay còn mai mất, nhưng nếu chúng ta biết sử dụng những gì tạm bợ ấy để đổi lấy đời sống vĩnh cữu, đó là sự khôn ngoan. Đó là điều Chúa Giêsu khuyến khích chúng ta.

Nhưng ngày xưa, cũng như ngày nay, người ta không tin vào lời của Chúa Giêsu, không tin rằng sự sống đời sau thì hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn, do đó, họ vẫn bám víu lấy của cải đời này mà không thi hành việc bác ái. Đức Giêsu phải than rằng, “Khi xử sự với người đồng loại, con cái của thế gian khôn khéo hơn con cái sự sáng”!  Chúng ta là con cái sự sáng nhưng không giống như người quản lý kia biết nghĩ đến tương lai và hành động ngay lập tức.

Tại sao chúng ta không muốn chia sẻ của cải, thời giờ, và tài năng để giúp đỡ người khác? Vì hậu quả của tội nguyên tổ, loài người trở nên ích kỷ và không bao giờ thấy mình đầy đủ. Khi đứng trước nhu cầu của người khác, chúng ta thường tự nhủ, “Tôi không có thời giờ, tôi không giầu bằng người khác, tôi không giỏi bằng người khác,” v.v. để từ chối giúp đỡ. Một khi có ý nghĩ như thế thì dù là triệu phú, chúng ta vẫn không muốn giúp đỡ bất cứ ai có nhu cầu. Đây là điều đã được Đức Giêsu cảnh cáo, “Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai không thành thật trong việc rất nhỏ, thì cũng không thành thật trong việc lớn. Do đó, nếu anh em không trung tín với tài sản thế gian, ai sẽ giao cho anh em tài sản đích thực?”


Hành động bác ái mà Đức Giêsu mời gọi thì rất nhỏ, có thể là một ly nước cho người đang khát, một miếng bánh cho người đang đói, một chiếc quần cái áo cho người rách rưới, hay một lời thăm hỏi những người già neo đơn. Nhưng phần thưởng của Đức Giêsu thì rất lớn, là hạnh phúc đời đời. Nếu chúng ta không muốn thi hành một việc rất nhỏ, làm sao Chúa Giêsu có thể ban cho chúng ta một hạnh phúc rất lớn!


Trong Thánh Lễ hôm nay có hội Đạo Binh Đức Mẹ ra mắt, bắt đầu hoạt động sau khoảng 6 tháng thử thách. Tôi được vinh dự là một phần tử của tổ chức ấy và đã sinh hoạt với hội này trong khoảng 6 tháng vừa qua. Điều tôi thường nói với các hội viên là đừng thành lập đoàn thể chỉ để đọc kinh! Ở nhà cũng có thể đọc kinh, không cần phải vào hội đoàn. Nếu chúng ta đã từng tham gia hội này đoàn kia mà lối sống của mình không thay đổi, cách đối xử của mình với tha nhân vẫn như cũ – nhất là đối với con dâu, con rể – điều đó có nghĩa chúng ta chưa hiểu mục đích của một đoàn thể Công Giáo.

Tất cả mọi hội đoàn được gọi là Công Giáo đều nhắm đến mục đích thánh hóa bản thân. Qua những hy sinh thời giờ để hội họp, để thi hành các công tác xã hội, để học hỏi, suy nghĩ về đạo Chúa, chúng ta sẽ trở nên tốt lành hơn, thánh thiện hơn, để trở thành một lớp men tốt cho xã hội như Chúa Giêsu mong muốn.


Một hội đoàn lấy Đức Mẹ làm gương mẫu thì còn khó khăn hơn nữa, bởi vì, đời sống của Đức Mẹ là luôn luôn vâng theo thánh ý của Thiên Chúa. Đây không phải là điều dễ dàng. Các hội viên của Đạo Binh Đức Mẹ cũng phải cố gắng từ bỏ ý riêng của mình để sống cho tập thể, cho cộng đồng, và sau cùng là sống cho Vương Quốc của Thiên Chúa được thể hiện ở trần gian này.

Trong các buổi họp hàng tuần của hội Đạo Binh Đức Mẹ, tôi thấy có phần báo cáo những công tác bác ái, hay xã hội mà họ đã thực hiện trong tuần qua. Đây là điểm rất tốt cho các hội viên vì rất phù hợp với tinh thần của bài phúc âm hôm nay. Các hội viên đang tập trung tín trong việc rất nhỏ, để một ngày nào đó họ có thể trung tín khi được Chúa giao cho một trách nhiệm lớn lao hơn. Nếu ông bà, anh chị em có thể dành chút thời giờ đi họp hàng tuần, hãy tham gia hội Đạo Binh Đức Mẹ, bởi vì đó là một môi trường rất tốt để đào luyện con người chúng ta.


Chúa Giêsu là người trung tín với những gì Người đã hứa. Lời than thở của Chúa trong bài phúc âm hôm nay, “Khi xử sự với người đồng loại, con cái của thế gian khôn khéo hơn con cái sự sáng”, có thể là lời Chúa muốn nói với chúng ta hôm nay. Trong ánh sáng lời Chúa, hy vọng chúng ta sẽ thành tâm nghĩ lại đời sống của mình và hãy theo gương người quản lý khôn ngoan, là dùng của cải Chúa ban để có được hạnh phúc đời đời bằng những hành động bác ái đối với tha nhân.

 

Pt Giuse Trần Văn Nhật

nguoitinhuu.org

Ngày Vượt Biên Nhìn Lại - Hồi Ký Miền Nam

Thưa quý bạn, nhân dạo chơi trên Google, tôi tình cờ tìm thấy youtube audio hành trình vượt biển của gia đình chúng tôi bốn mươi hai năm về trước do nhóm Hồi Ký Miền Nam thực hiện, tôi đem "về nhà" cất giữ để nó khỏi bị lạc loài. 
Ngày này 31/10 năm xưa (1979) là ngày chúng tôi lên đường ra khơi... Xin mời quý bạn nhín chút thời giờ nghe kể lại.  Cám ơn.
NPN 
      

Saturday, October 30, 2021

Phản Ứng Của Các Bà Khi Nghe Các Ông Chồng Nói "Anh Yêu Em"

 

Các ông chồng trong lúc đang nhâm nhi, một người đàn ông bỗng nảy ra một ý tưởng: Mỗi người sẽ nhắn tin có nội dung “Anh yêu em” và gửi cho vợ của mình. Kết quả là các bà vợ đã trả lời hoàn toàn khác nhau:
Bà vợ 20 tuổi trả lời: “Em cũng yêu anh!”
Bà vợ 30 tuổi trả lời: “Uống nhiều rồi phải không?”
Bà vợ 40 tuổi trả lời: “Anh hâm à?” Có tửng không?”
Bà vợ 50 tuổi trả lời: “Nhắn nhầm rồi phải không? Cứ liệu hồn, về đây rồi tôi xử lý ông!”
Bà vợ 60 tuổi trả lời: “Ông về hưu nhàn rỗi rồi phát khùng à, đi bộ hay chơi môn thể thao nào đi”
Bà vợ 70 tuổi lẩm bẩm: “Ông này hôm nay chắc lại quên không uống thuốc rồi”.
Bà vợ 80 không trả lời mà nói với con: “Bố con chắc sắp không qua được mấy ngày, mau chuẩn bị hậu sự đi thôi” 

Sưu tầm

Bài Test IQ Ngắn Nhất Thế Giới Nhưng Chỉ 17% Sinh Viên Harvard Và Princeton Vượt Qua

 

Trả lời trong thời gian càng ngắn, càng chứng tỏ IQ bạn cao. Tuy nhiên, cũng có thể bạn là một người thiếu kiên nhẫn nếu trả lời sai các bài test IQ này đấy.

Hiện tại, Kiểm tra phản xạ nhận thức (CRT - Cognitive Reflection Test) là bài kiểm tra IQ ngắn nhất thế giới, do chuyên gia tâm lý Shane Frederick từ ĐH Princeton đưa ra vào năm 2005. Chỉ gồm 3 câu hỏi, nhưng nó được thiết kế để phân loại thiên tài và người bình thường chỉ trong vòng vài giây.

Về cơ bản, những câu hỏi này rất dễ, và ai cũng có thể trả lời đúng nếu thực sự suy nghĩ nghiêm túc. Tuy nhiên, tốc độ cũng là một vấn đề quan trọng, vì trả lời đúng trong thời gian ngắn, bạn mới được công nhận là một thiên tài.

Câu hỏi:

1. Mất $1,1 để mua một cái chày và một quả bóng chày. Cái chày đắt hơn quả bóng $1. Hỏi quả bóng có giá bao nhiêu? 


2. 5 chiếc máy mất 5 phút để làm ra 5 thiết bị. Vậy 100 chiếc máy mất bao lâu để làm ra 100 thiết bị?

 

3. Có một đám tảo trong hồ. Mỗi ngày, diện tích đám tảo tăng gấp đôi. Sau 48 ngày, tảo phủ kín mặt hồ. Hỏi mất bao nhiêu ngày để tảo phủ kín một nửa mặt hồ?


Thử xem bạn có vượt qua được không nhé. Theo một nghiên cứu, chỉ 17% sinh viên từ Yale và Harvard có thể trả lời CRT một cách hoàn hảo - tức là vừa nhanh, vừa chính xác.


Đáp án:

1. Khả năng lớn bạn sẽ trả lời là $0,1, hay 10 cent. Nhưng đáp án chỉ là 5 cent, hay $0,05 thôi. Theo nghiên cứu từ Princeton, những người ngay lập tức đưa ra đáp án 10 cent có xu hướng thiếu kiên nhẫn hơn những người trả lời đúng.


2. 5 chiếc máy mất 5 phút để làm ra 5 thiết bị, vậy thì 1 chiếc máy cũng tốn 5 phút để làm 1 sản phẩm và 100 chiếc máy cũng chỉ mất 5 phút để làm ra 100 thiết bị thôi.


3. 24 ngày là đáp án của bạn? Không đâu. Nếu như mỗi ngày tảo tăng gấp đôi diện tích, thì chúng ta chỉ cần 1 ngày để tảo phủ từ 1/2 hồ đến cả hồ. Đáp án là 47.


Theo: Trí Thức Trẻ

Nhạc Thiền Tĩnh Tâm | Phi Nhung - Lời : Thích Nữ Minh Viên

Mời quý bạn lắng lòng thanh thản với một bản nhạc thiền êm dịu qua tiếng hát Phi Nhung.

Khả Năng Miễn Dịch Của Bạn Mạnh Hơn Vaccine - Một Số Cách Cải Thiện Sức Đề Kháng

Hệ thống miễn dịch của cơ thể con người là một hệ thống chống virus hoàn chỉnh và thông minh. Nó có tổng cộng bốn rào cản, từng lớp một để tách virus ra khỏi cơ thể. (Public Domain Pictures)

Dịch bệnh trên toàn cầu đã lây lan hơn một năm, thậm chí ngày càng xuất hiện thêm nhiều biến thể mới khiến hiệu quả của vaccine bị giảm sút. Việc đặt quá nhiều hy vọng vào vaccine không phải là một ý hay. Trên thực tế, lý do tại sao vaccine có thể chống lại Covid-19 phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống miễn dịch của chính bạn.

Hệ thống miễn dịch của con người có bốn rào cản để ngăn chặn và tiêu diệt virus

Hệ thống miễn dịch của cơ thể con người là một hệ thống chống virus hoàn chỉnh và thông minh. Nó có tổng cộng bốn rào cản, từng lớp một để tách virus ra khỏi cơ thể:

Rào cản đầu tiên: mũi, họng

Hàng rào vật lý là hàng rào đầu tiên của hệ thống miễn dịch, da và chất nhờn trên cơ thể sẽ loại trừ hầu hết các vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác xâm nhập.

Đối với loại coronavirus lây qua đường hô hấp, mũi và họng là rào cản chính.

Khi virus bay vào khoang mũi, lông mũi và lông mao mũi (lông trên niêm mạc mũi) sẽ chặn một phần virus, chất nhầy sau đó dính virus rồi hắt ra ngoài.

Khi bạn mở miệng để nói, hít thở hoặc ăn thức ăn bị nhiễm virus, chất nhầy trong cổ họng sẽ bọc lấy virus và bài tiết ra ngoài qua ho và đờm.

Ở những vùng có dịch nặng, không khí có chứa mật độ virus cao, lúc này ngoài khẩu trang, thì lông mũi, nước mũi và đờm dãi cũng đóng vai trò chính.

Rào cản thứ hai: tế bào biểu mô

Một lượng virus sau khi thoát khỏi hàng rào vật lý sẽ chạm trán với các tế bào biểu mô tiếp theo.

Tế bào biểu mô là lớp tế bào bao phủ hầu hết bề mặt của khoang mũi, họng, khí quản, phế quản và phổi.

Virus corona chủ yếu tấn công các tế bào biểu mô của đường hô hấp người (bao gồm phế quản và phổi). Khi virus xâm nhập vào các tế bào biểu mô, các tế bào biểu mô tiết ra một loại vũ khí rất mạnh - "interferon". Interferon là một chất kháng virus quan trọng, chúng có thể nâng cao khả năng kháng virus của các tế bào biểu mô, ức chế và giảm thiểu sự sinh sản và lây lan của virus.

Nếu hệ thống miễn dịch của con người đủ mạnh, virus sẽ bị xóa sổ hoàn toàn tại đây.

Rào cản thứ ba: khả năng miễn dịch bẩm sinh

Nếu virus vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn, thì khả năng miễn dịch bẩm sinh của con người sẽ được kích hoạt. Đây là khả năng miễn dịch mà con người sinh ra đã có.

Một số lượng lớn các tế bào miễn dịch, chẳng hạn như đại thực bào và tế bào tiêu diệt tự nhiên, chịu trách nhiệm thực bào của virus, bắt đầu loại bỏ coronavirus mới. Ngoài các tế bào miễn dịch, bổ thể trong chất lỏng cơ thể cũng tham gia trận chiến.

Miễn dịch bẩm sinh được đặc trưng bởi phản ứng nhanh chóng và tấn công ngay lập tức, nhưng nó không thể hoạt động trong một thời gian dài.

Nếu khả năng miễn dịch bẩm sinh không thể ngăn chặn nó, nó sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống khả năng miễn dịch có được - hậu phương vững chắc của cơ thể con người và là tuyến phòng thủ cuối cùng.

Rào cản thứ tư: khả năng miễn dịch có được

Tại sao nó được gọi là miễn dịch có được? Vì nó có thể lưu trữ bộ nhớ và trải nghiệm. Mỗi loại virus đều có hình dạng bên ngoài. Protein hình chóp nhọn trên bề mặt của virus corona có các phần nhô ra, tương đương với "khuôn mặt" của nó. Các tế bào miễn dịch thu được có thể ghi nhớ khuôn mặt này. Nếu lần đầu tiên nó gặp phải SARS-CoV-2, khả năng gây chết đối với virus chỉ ở mức 6, nhưng lần thứ hai gặp cùng loại virus, khả năng gây chết có thể lên tới 9. Con số ở đây chỉ là một sự so sánh tương đối.

Có hai tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch có được, cụ thể là các tế bào T và tế bào B. Tế bào B chịu trách nhiệm sản xuất các kháng thể, có thể liên kết đặc biệt với coronavirus mới, và virus được liên kết bởi kháng thể sau đó sẽ bị loại bỏ. Tế bào T có nhiệm vụ làm sạch các tế bào đã bị nhiễm bệnh và ngăn không cho virus nhân lên và lây lan trong cơ thể.

Chúng làm việc cùng nhau để tiêu diệt coronavirus mới, và cuối cùng, "xác" của virus sẽ bị đại thực bào nuốt chửng.

Trên thực tế, hàng rào cuối cùng này cũng là nơi mà vaccine hoạt động để chống lại virus.

Cách vaccine chống lại coronavirus mới

Vậy, vaccine bảo vệ chống lại coronavirus mới như thế nào?

Vaccine hoạt động trên một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể, là phần mà "tế bào B sản xuất ra kháng thể" (và một lượng nhỏ nó hoạt động trên tế bào T).

Như đã đề cập trước đó, các tế bào B sản xuất kháng thể bằng cách ghi nhớ khuôn mặt của virus. Và vaccine là gì? Vaccine tương đương với một loại "virus mô phỏng", mô phỏng các bộ phận quan trọng trên toàn bộ khuôn mặt của virus, chẳng hạn như "mắt và mũi", để các tế bào B có thể ghi nhớ và tạo ra kháng thể. Bằng cách này, vào lần tiếp theo bạn bị nhiễm "virus thực sự", các kháng thể sẽ được triển khai.

Nói cách khác, vaccine là để giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể và thực hiện một "bài tập" trước khi cơ thể bị nhiễm coronavirus mới thực sự.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể con người mạnh hơn vaccine

Nhiều người coi vaccine là chìa khóa then chốt, nghĩ rằng tiêm vaccine có thể bảo vệ họ an toàn, nên không chú ý đến việc giữ gìn hoặc bỏ qua việc nâng cao khả năng miễn dịch của bản thân. Trên thực tế, hệ thống miễn dịch của bạn quan trọng hơn vaccine.

Vaccine chỉ tăng cường một phần hệ thống miễn dịch

Bốn rào cản của hệ thống miễn dịch giống như không quân, lục quân và hải quân. Sự tồn tại của vaccine tương đương với việc nâng cao một phần khả năng chiến đấu của quân đội.

Tuy nhiên, nếu khả năng miễn dịch tổng thể của người đó được tăng cường, điều đó cũng tương đương với việc tăng cường sức mạnh của lục quân, hải quân và không quân cùng lúc để chống lại Covid-19. Trong trường hợp này, virus thậm chí khó vượt qua nổi ở các hàng rào thứ nhất, thứ hai và thứ ba, trước khi đột phá đến hàng rào miễn dịch có được cuối cùng.

Khả năng bảo vệ của vaccine được chuẩn hóa và cố định, nhưng khả năng miễn dịch của cơ thể lại rất linh hoạt

Ngay sau khi biến thể Nam Phi xuất hiện, hiệu quả của các loại vaccine như Moderna và Novavax đã giảm đi đáng kể. Ví dụ, nghiên cứu của Moderna cho thấy vaccine chỉ có 1/6 khả năng trung hòa kháng thể của biến thể mới. Tại sao lại như vậy?

Bởi vì các mẫu virus được sử dụng để sản xuất các loại vaccine này là các mẫu ban đầu nhất từ ​​tháng 1 năm ngoái. Kể từ đó, virus đã trải qua nhiều lần đột biến. Virus biến thể Nam Phi có chức năng trốn tránh miễn dịch tốt hơn, tức là nó thay đổi "đặc điểm khuôn mặt" để trốn tránh vaccine và hệ thống miễn dịch của con người, ngăn không cho kháng thể nhận ra nó. Sử dụng loại vaccine được chế tạo trên nền tảng virus cũ, rất khó để các kháng thể có từ vaccine nhận ra được biến thể Nam Phi và kích hoạt khả năng bảo vệ trước virus.

Không chỉ vậy, tác dụng của vaccine đối với hệ thống miễn dịch là một lần duy nhất và các kháng thể mà nó tạo ra cũng có thời hạn, công năng của chúng sẽ giảm dần theo thời gian.

Trong khi đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta là một hệ thống linh hoạt và năng động có khả năng chống virus ổn định. Nó có khả năng "phản ứng với mọi thay đổi". Khi chức năng miễn dịch hoạt động tốt và đủ mạnh, ngay cả khi virus đột biến, không cần đến vaccine, khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể cũng đủ để tiêu diệt virus. 

Vậy lý giải ra sao khi cùng một biến thể virus, nhưng có người nhiễm có người không? Đây là lý do:

Chỉ khi khả năng miễn dịch mạnh thì vaccine mới có hiệu quả.

Mặt khác, nếu vaccine có hiệu quả, hệ thống miễn dịch của con người cũng cần phải đủ mạnh. Hệ miễn dịch của người bệnh mãn tính và người già yếu, sau khi tiêm vaccine thì hiệu quả kém hơn so với người khỏe mạnh và người trẻ tuổi.

Vì vậy, để chống lại coronavirus mới, không phải vaccine, mà khả năng miễn dịch tự nhiên của con người mới đóng vai trò quyết định.

 

Nguồn: Khả năng miễn dịch của bạn mạnh hơn vaccine - Một số cách cải thiện sức đề kháng | NTD Việt Nam (Tân Đường Nhân) (ntdvn.com)

Friday, October 29, 2021

Khổ Vì Cái Tên !


Số là tui có một cô bạn gái người gốc Bắc kỳ 9 nút, cô ta được Cha Mẹ đặt cho một cái tên cúng cơm rất đẹp, Đái thị Xinh Xinh, (bên nội của cô ta chính là họ hàng của nhà thơ Đái Đức Tuấn).

Ấy thế mà cô ta có được yên thân với lũ quỷ bạn học cùng lớp đâu.

Cô ta rất đau khổ vì cái tên Đái thị Xinh Xinh của mình trong suốt những năm tiểu học. Ngày nào cũng bị các bạn đem cái tên của cô ta ra trêu cợt để làm trò đùa, như là con Đái nầy, con Đái nọ, Đái mà xinh cái gì, con nhỏ nầy khai quá!...v.v...

Bẳng đi một thời gian, sau năm 1975, đám nhóc tì tụi tui năm xưa tình cờ gặp lại nhau tại Ca li ở tuổi thất tuần, trong số nầy cũng có mặt vợ chồng cô bạn học cũ, họ Đái tên Xinh Xinh năm xưa.

Hôm gặp nhau, bạn bè ai cũng vui vẻ giành nhau nhắc lại chuyện cũ, và đương nhiên phải có câu chuyện cô bạn họ Đái năm xưa....

Thiệt là “chạy Trời không khỏi nắng”, cô ta vừa cười, vừa thở, vừa than, rằng....

Cái số của Xinh nó không xinh chút nào, các bạn có biết không, sau khi được chồng bảo lãnh sang Mỹ đoàn tụ, sau đó mình thi đậu vô Quốc tịch, họ cho mình được đổi tên, Mình tính không đổi, nhưng tên của mình người Mỹ họ không phát âm nghe không rõ, cho nên mình quyết định thay tên XINH XINH thành một tên Mỹ, tên Cindy, và từ đó mình bắt đầu có tên mới, tên CINDY ĐÁI.

Có một lần ngồi chờ nhận Va li bị lạc tại phi trường, họ kêu tên mình mãi mà nào mình có hay biết chi!!!

- Có ai Xin Đi Đái không ? Ai là Xin Đi Đái ???

Thiệt là “Quỷ tha ma bắt“ cho mình, ở trong xứ đã khổ vì cái họ Đái, cho đến nửa thể kỷ sau, ra nước ngoài ngỡ rằng sau khi đổi tên sẽ được yên thân, ai dè lại phải gặp thêm cái nạn tên họ lần nữa...

XIN ĐI ĐÁI (CINDY Đái, người Mỹ gốc Mít)

Ghi lại theo lời kể của chị Đái thị Xinh Xinh, tự Cindy Đái, một “nạn nhơn“ của cái vụ đặt tên 🤣🤣🤣.


FB Van Nguyen

Mì Gói Ung Thư – Luật Chơi Mỗi Nơi Mỗi Khác - Vũ Thế Thành


Ethylen oxide (EtO) là chất khí, không có trong tự nhiên mà do con người tạo ra cho nhiều mục đích khác nhau. EtO chủ yếu được dùng trong kỹ nghệ dệt, lạnh, plastic… Trong y học, EtO dùng để sát khuẩn các dụng cụ y tế, trong thực phẩm để bảo quản nông sản các loại.  

Bài này ch nói v ng dng ca EtO trong thc phm, các đim li – hi và lut chơi v an toàn thc phm.


Ethylen oxide gây ung thư qua đường hô hp 

Ethylen oxide không phải là phụ gia thực phẩm để đưa vào chế biến. Nó được dùng ở dạng khí dung để phun vào nông sản như các loại hạt, đậu để diệt khuẩn và nấm mốc. Vì là chất khí, EtO sẽ bay hơi, một số ít còn tồn đọng trong thực phẩm. 

Hít thường xuyên khí EtO có thể gây kích ứng da, mắt mũi, cuống họng, phổi, gây tổn thương não và hệ thần kinh, và sau cùng có thể gây ung thư cho người nếu EtO hiện diện với nồng độ cao trong không khí. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute), ung thư do EtO gây ra được ghi nhận chủ yếu là ung thư máu, dạ dày và vú. 

EtO là chất gây ung thư qua đường hô hấp đã được khẳng định, không còn là điều tranh cãi trong giới khoa học nữa. 

Tuy nhiên, khí EtO tản mác rất nhanh trong không khí, nên tác hại của khí EtO có tính nghề nghiệp, chủ yếu xảy ra trong môi trường sản xuất EtO hoặc dùng EtO làm nguyên liệu. Còn trong bảo quản nông sản, tác hại của khí EtO nhiễm qua đường hô hấp không được quan tâm nhiều. 

 

Qua đường tiêu hóa li là chuyn khác

Thế dư lượng EtO đng li trong nông sn thì sao? Nói cách khác, EtO lây qua đường tiêu hóa, ăn ung có tác hi không? Đây còn là vn đ tranh cãi. 

Khi EtO có mặt trong thực phẩm, nó dễ dàng chuyển hóa thành ethylen glycol, hoặc các halogenur như 2-chloroethanol (2-CE) và 2-bromoetanol. Những chất này (kể cả EtO), dù chưa có bằng chứng gây ung thư, nhưng thí nghiệm cho thấy có thể gây ngộ độc gen. 

Đây là điều mà một số nhà khoa học lo ngại, dẫn đến mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về EtO trong thực phẩm. 

Châu Âu (EU) không cho phép dùng EtO trong khử trùng nông sản, như một giải pháp “giết lầm hơn bỏ sót”, và xem chất EtO như là thuốc trừ sâu (dù chưa nghe nói EtO diệt được sâu, được rầy, nhưng diệt khuẩn và nấm mốc là điều chắc chắn). Năm 2003, Úc cũng theo chân EU, cấm dùng EtO.

Hoa Kỳ và Canada vẫn cho phép dùng EtO trong bảo quản nông sản, với giới hạn dư lượng nới rộng hơn nhiều so với EU. Còn các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, ngay cả Ủy Ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (Codex) cũng cho phép dùng EtO, và không có ngưỡng giới hạn. Tiêu chuẩn Việt Nam đi theo Codex, nên cũng không giới hạn EtO.

Như vậy, hiện nay chỉ có EU và Úc là cấm dùng EtO trong bảo quản nông sản, còn các nước khác thì thả lỏng. 

  

T v ethylen oxide trong ht mè châu Âu…

Năm ngoái (2020), dù vn còn đang giãn cách v dch Covid, châu Âu cũng dính vào v vic khá n ào lên quan đến EtO. Khong 268 tn ht mè nhp t n Đ đã b thu hi B vì có dư lượng EtO. Khá nhiu trong s lô hàng ht mè này có giy chng nhn nông sn hu cơ do t chc đánh giá châu Âu cp.

Vì không phi là ph gia thc phm nên EtO không được phép đưa vào chế biến,  nhưng trong thc tế, EtO được dùng đ phun vào nông sn như các loi đu, ht có du đ dit khun và nm mc. Các loi gia v như bt tiêu, bt ngh, bt gng, t khô, mè, các gói gia v hn hp…, hoc các loi bánh có ht như ht điu, ht óc chó, ht d… rt được các cơ quan an toàn soi mói v nguy cơ nhim khun như Salmonella, E. coli, nm mc, men. EtO li là cht lý tưởng đ tiêu dit nhng mm bnh này mà không gây tn hi đến mùi v sn phm như các phương pháp dit khun khác như chiếu x

Thế gii hin nay đi theo chui cung ng toàn cu. Trong khi EtO có gây ung thư hay không chưa có bng chng, mà EU li chơi nghit kiu dung sai bng 0 (zero tolerance) như thế thì ch còn nước h t sn t tiêu. 

Nhiều nước thành viên trong khối EU cũng thấy điều đó không ổn. Trong thực tế, một khi đã cấm dùng EtO trong bảo quản nông sản, thì không cần đặt ra ngưỡng giới hạn làm gì cho tốn công. Chỉ cần test: Yes or No là cho qua hay loại bỏ. 

Dù sao cũng nên có chút gì đó… “thông cảm” chứ, nếu không thì chơi với ai?  Do đó, EU đành phải đưa ra ngưỡng giới hạn, dù rất thấp. Nghĩa là ngầm ngầm làm lơ chuyện xài EtO với các nước xuất khẩu, miễn là dư lượng EtO không được vượt mức cho phép.

 

Hiện nay quy định của châu Âu về EtO như sau với mức giới hạn tùy thuộc vào loại sản phẩm:

. Gia vị, trà, ca cao do sử dụng rất ít nên chỉ được phép có mức cao nhất: 0,1 mg/kg. 

. Các loại hạt có dầu quy định gắt hơn với mức 0,05 mg/kg. 

. Các thực phẩm được tiêu thụ nhiều hơn như trái cây, mứt, rau, ngũ cốc ở mức gắt gao nhất: 0,02 mg/kg. 

Hoa Kỳ có mức giới hạn EtO rất hào phóng, cho phép EtO cao gấp cả vài trăm lần so với EU, từ 7 cho tới 940 mg/kg, tùy loại sản phẩm 

 

… cho đến v ethylen oxide mì Ho Ho – Thiên Hương 

Báo chí mới đây đang ồn ào về vụ mì gói Hảo Hảo bị thu hồi ở Ireland vì dư lượng EtO, rồi lại “băn khoăn” về mì gói Hảo Hảo, liệu có chất gây ung thư trong đó hay không. Gần đây hơn nữa, mì gói Thiên Hương cũng bị EU “vịn” vì dư lượng EtO

Ireland là quốc gia thành viên EU. Công ty Acecook xuất hàng sang EU phải tuân thủ luật chơi của EU, nên vi phạm bị thu hồi cũng không có gì lạ. Vấn đề đặt ra là, đây là lỗi vô tình hay cố ý. 

Như đã nói ở trên, EtO không có trong danh mục phụ gia thực phẩm, và cũng chẳng có công dụng gì trong chế biến thực phẩm, ngoại trừ diệt khuẩn, nấm mốc,  nên rất có thể, EtO nhiễm vào các gói gia vị hoặc gói dầu. Đây là những thứ nguyên liệu tiêu hành ớt tỏi… đặt mua bên ngoài (outsource); nên khâu kiểm soát chất lượng đầu vào có thể bị hớ hênh. Xin nhấn mạnh, đây chỉ giả thuyết. Acecook đang rà soát, kiểm tra lại từng khâu. Hãy chờ xem họ kết luận sơ sót xảy ra ở đâu. 

Nhưng đó là hớ hênh khi xuất mì Hảo Hảo sang châu Âu thôi, chứ còn xuất đi Nhật Bản, Hàn Quốc hay tiêu thụ ở Việt Nam… không có mức giới hạn EtO thì sai sót chỗ nào để phải “băn khoăn” về mì gói?

Quy đnh v an toàn thc phm mi nước khác nhau là chuyn thường, không th căn c vào đó đ đánh giá nước này quy đnh ngt hơn, nước kia lng lo hơn đ tôn vinh hay lên án. Đơn c mt thí d mi đây thôi. Đó là v tương t Chinsu dùng cht bo qun benzoate b cm Nht, xut qua đó, b thu hi sn phm hi năm ngoái. Nhưng châu Âu và M li không cm dùng benzoate trong tương t, k c Vit Nam. Chng l nói M và EU cu th v an toàn thc phm hơn Nht Bn? 

 

"Tâm tư" mì gói làm gì cho mt

Nhược đim ca mì gói là thiếu cân bng dinh dưỡng, vì ch yếu là cht bt và cht béo, thiếu đm, xơ và vitamin, nên ch ăn chơi hay ăn ung dã chiến thì được, ch ly mì gói làm ba ăn chính thì không tt cho sc khe. Nếu ăn mì gói, nên b sung thêm rau c, trng tht cá… cho đ dinh dưỡng.  

Còn nói mì gói gây ung thư, phải đưa bằng chứng khoa học được thừa nhận rộng rãi. Quy định cấm dùng EtO của EU không phải là bằng chứng, mà chỉ là chính sách “giết lầm hơn bỏ sót”. Đa số các nước khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngay cả Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (Codex) không chấp nhận quy định về EtO của EU.

Trước khi lên án nhà sn xut làm ra thc phm đc hi, cn phi xem li quy đnh an toàn ca mi nước s ti. 

Còn để xác định ăn thực phẩm nào đó gây ngộ độc mãn tính do có chứa chất gây ung thư (dư lượng trong giới hạn theo quy định) là điều rất khó khăn trong khoa học, vì phải theo dõi lâu dài, mà trong suốt thời gian dài đó họ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Do đó, khoa học chỉ đưa ra thống kê có tính tham khảo và khuyến cáo nên hạn chế ăn nhiều, chẳng hạn ăn bớt thịt nướng, khoai tây chiên (vì có độc chất acrylamid)…

Người tiêu dùng nên bình tĩnh chờ thông tin chính thức từ cơ quan thẩm quyền. Đừng hoang mang trước những phán xét như thánh của những KOLs trên mạng xã hội, không có kiến thức về an toàn thực phẩm. Dù là thuyết âm mưu đi nữa, cũng không loại trừ chiêu bài “đánh dưới thắt lưng” của giới kinh doanh với nhau… 

Đang lúc giãn cách vì dịch, không thể ra ngoài, mì gói đắt hàng vì là món ăn tiện lợi, trữ được lâu. Nhè lúc này mà gây khủng hoảng “mì gói ethylen” thì đúng là… ác ôn.

 

Vũ Thế Thành