Pages

Tuesday, September 30, 2014

Hà Nội Thanh Lịch Ơi! Em Ở Đâu?

Chuyện dễ gặp ở Hà Nội, một người đàn ông cầm ghế nhựa đuổi theo đánh một khách hàng vì đi vào vỉa hè, vướng đồ của quán ông ấy bày ra. Ảnh: VT

1. Sáng đi ăn phở, phở bưng ra đang bốc khói. Bạn tôi hỏi: “Cô ơi, cho cháu ít chanh”. Chủ quán im lặng.
Lại hỏi: “Cô ơi, có chanh không cho cháu một ít”. Chủ quán quay sang ra chiều giận dữ, từ khuôn mặt mỡ màng béo tốt, hai vành môi của bà nâng lên sin sít: “Hỏi một lần nghe rồi, tôi có điếc đâu mà hỏi lắm thế”! Bạn tôi im bặt. Lát sau bà cầm chanh đến, vứt độp trên bàn. Bạn líu ríu đưa tay với lấy mà hình như vẫn còn run. Chúng tôi đến một quán nhậu, vừa mở thực đơn ra thì thấy bốc mùi nước mắm, nhoen nhoét bẩn thỉu. Bạn hỏi nhân viên phục vụ: “Em ơi, sao cái thực đơn bẩn thế?”. Phục vụ lầm lì im lặng. Bạn tôi bực bội, hỏi tiếp: “Em bị thế này lâu chưa?”. Phục vụ hỏi lại rằng bị gì. “Thì bị khó khăn đường ăn nói đấy” - bạn tôi đáp. Rồi bạn kéo tay tôi đi thẳng, vừa đi vừa nói: “Mình đi tìm quán nào có nhân viên biết nói”.

2. Trong một tọa đàm về đô thị, một nhà nghiên cứu về đô thị học thế giới đã khá ngạc nhiên trước cuộc sống trên vỉa hè của Hà Nội. Ông dùng chiếc máy ảnh du lịch của mình, chân bước chậm trên vỉa hè, lách qua những chiếc xô chậu, bàn ghế bày ra, tránh những hàng quán chỉ chực trào ra lòng đường… Và ông chụp, nhiều góc độ trên cái vỉa hè ấy… Rồi ông nói mỉa rằng người dân Hà Nội “biết vận dụng một cách khôn khéo và đồng thuận không gian công cộng thành không gian riêng của mình”. Sự phân chia không gian chiếm dụng khiến mọi người đều tự thỏa hiệp với nhau. Thế nên bạn đừng lạ lẫm khi vô tình chạm chân vào một vài thứ họ bày trên vỉa hè, dù nơi đó bạn được quyền đi lại. Người ta sẽ sấn sổ, đe nạt, mắng nhiếc bạn như đang xâm phạm cái sân của nhà mình. Rồi bạn có thể cũng tự tin đối đáp lại sòng phẳng về quyền đi lại của mình. 
Tuy nhiên, bạn phải vận dụng lý lẽ này để an toàn: Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Bởi tôi đã từng chứng kiến bạn tôi đi ngang hàng phở, tranh cãi kiểu như trên và kết quả là nhận nguyên một muôi nước phở từ tay bà chủ quán vào mặt.

3. Cây xăng trên đường Láng chiều tối đông người, tôi đang kiên nhẫn đợi đến lượt mình thì một em mặt xinh da trắng, quần ngắn đầu trần (sau đây tạm gọi là em thiên thần) cưỡi xe tay ga lao tới chia cắt đội hình rồi ném cho một ánh nhìn như muốn nói: “Ê anh, cho em tranh chỗ tí”. Chẳng cần anh gật đầu, em ủn bánh xe của em lên trước bánh xe tôi. Trước nhan sắc, tôi cực kỳ bản lĩnh. Tuy nhiên, lúc đó bỗng tình thương trỗi lên, tôi mỉm cười nhân nhượng rồi cong mông đẩy xe mình lùi lại cho em chiếm chỗ. Đến lượt mình, em đỏng đảnh đẩy xe lên, thanh niên bơm xăng nhìn em giận dữ, nói: “Đi vòng lại xếp hàng, em có mang bầu, tàn tật hay vấn đề gì không mà đòi ưu tiên?”.
Thanh niên vừa dứt lời, em thiên thần đã ngúng nguẩy đẩy xe ra khỏi đội hình, vừa đẩy vừa nói: “Mẹ mày, không đổ thì thôi, tao có bầu với bố mày chắc”. Lúc đó, em thiên thần trong mắt tôi đã vội vã bay đi, chỉ để lại hình hài của một thiếu nữ vô cùng đanh đá.
Còn lại tôi với thanh niên bán xăng, thanh niên bán xăng lầm rầm nói trong khói xe tay ga: “Hôm nay anh mà không bận làm thì con đó không xong với anh”. Tôi chen ngang: “Không xong thì anh định làm gì?”. Thanh niêan bán xăng mặt vô cùng hiên ngang, đáp: “Thì chẳng cần đến bố anh, riêng anh đủ làm cho nó có bầu. Chú tin không?”.

Ôi, Hà Nội thanh lịch ơi, em đang ở đâu?! 

Viết Thịnh

ÁO THẮM - Thơ Hồng Thúy

Mời xem youtube một điệu dân ca nhí nhảnh dễ thương từ bài thơ Áo Thắm của tác giả Hồng Thúy. Cám ơn người thực hiện.

Trái Thơm Trăm Mắt - Tạp ghi - Huy Phương


“Trái thơm trăm mắt” là hình ảnh mà cán bộ cộng sản Việt Nam thường đem ra để hăm dọa răn đe những người tù trong trại tập trung, với cả dân chúng, đồng bào, vì họ cho rằng, không có gì che giấu hay thoát khỏi những con mắt nhòm ngó, rình mò của người khác, những người chỉ điểm, lập công mà họ gọi là nhân dân: “Nhân dân như trái thơm trăm mắt, không có gì qua khỏi con mắt nhân dân.”

Ðảng cộng sản nhân danh nhân dân để đàn áp nhân dân. Với chế độ công an trị, công an khu phố, công an phường để theo dõi hành động và tư tưởng của quần chúng chưa đủ, họ còn tạo ra một màng lưới chỉ điểm, tố cáo những người mà họ cho là nguy hiểm cho chế độ. Trong chế độ cộng sản, sự sợ hãi bao trùm, ai cũng nghĩ mình đang bị nhòm ngó, tố cáo, và bản năng sống còn lại đi nhòm ngó tố cáo người khác. Ðó là những người chỉ điểm không công, vì nghĩ rằng mình không tố cáo người khác, thì cũng bị người khác, dò xét, tố cáo mình. Những người này dưới chế độ cộng sản có thể là vợ chồng, anh em, bạn bè. Họ tỉnh táo trong khi bạn say, ghé tai qua vách lá hay đang chui dưới gầm giường của bạn. Cũng có thể họ là các em “khăn quàng đỏ,” “thiếu nhi Bác Hồ” đã được đào tạo, vinh danh thành những thần đồng chỉ điểm.


Ngày trước, trong những vùng xôi đậu, ngày là quốc gia, đêm là cộng sản, họ triệt để khai thác việc tố cáo nhau, làm tê liệt ý chí, gây đòn cân não trong quần chúng, tạo ra một sự sợ hãi bao trùm, và không thiếu gì người đã yếu đuối, sợ sệt quy hàng, đi tố cáo người khác. Do đó, trong họ hàng thân thích, giữa vợ chồng, anh em đều nghi kỵ và sẵn sàng tố cáo, điềm chỉ nhau. Và chính sách giết lầm hơn tha lầm bắt đầu, như là một đợt khủng bố quy mô, làm tê liệt sự đối kháng bất bình của người dân đối với đảng và nhà nước. Một người chỉ than phiền, thốt ra một lời chỉ trích Việt Minh trong một số bạn bè nhỏ là đêm đó bị chém đứt lìa cổ vứt ngoài bờ ruộng. Một người dân khác, trong phạm vi gia đình chỉ vì mắng con “theo cộng sản thì có cạp đất mà ăn!” thì sáng hôm sau người ta thấy ông chết bên ngõ nhà, miệng bị nhét đầy đất cát! Hầu hết các nước bị cộng sản, hay các chế độ độc tài, đều áp dụng lối tố cáo lẫn nhau để kiểm soát những ai có tư tưởng, lời nói và hành động chống lại nhà nước, lãnh tụ. Công khai thì có những buổi họp phê bình, kiểm thảo cả đám đông tập thể tại chỗ, trong bóng tối thì có đảng khuyến khích chỉ điểm, tố giác, bằng thư rơi. Không cần phải lập tòa án, cũng không cần phải tự biện hộ, minh oan, một lời tố cáo vu vơ của ai đó cũng đủ yếu tố cho một bản án chung thẩm.

Câu chuyện cải cách ruộng đất khi mà kẻ chịu ơn mắng nhiếc xỉ vả người ơn, gây nên bao cảnh tương tàn, làm cho con người mất hết nhân tính, trở thành những con thú nhe răng gầm gừ, mắt đỏ ngầu những tia máu.

Trong nhà tù tập trung, cộng sản chiêu dụ, ve vãn những ai hợp tác với họ để làm thành một mạng lưới điềm chỉ? Ðó là những thành phần chúng nghĩ là bất mãn với chế độ VNCH, những gia đình nghèo khó, vô sản, và nhất là những gia đình có dính líu đến “cách mạng” căn cứ vào những bản lý lịch tự khai. Hồi ở trại Cẩm Nhân, Hoàng Liên Sơn, nằm cạnh tôi là một vị đại úy tuyên úy Phật Giáo. Ông xuất gia từ thuở nhỏ, nhà quá nghèo nên cha mẹ phải gửi ông vào chùa nương thân. Ông tu học, chay tịnh suốt 20 năm, chăm học, đỗ tú tài nên được bổ dụng đi làm tuyên úy Phật Giáo. Ông cho tôi biết, trại tù nhắm vào thành phần giai cấp thuở nhỏ của ông, gọi ông lên làm việc và dụ dỗ ông làm chỉ điểm để tố giác những bạn đồng tù, nhưng ông từ chối. Tôi biết ông nói thật qua tư cách đáng quý hằng ngày của ông mà tôi đã được biết. (1)

Ngay tại trại Công Binh Hốc Môn, chỉ sau một tháng bị tập trung, một ông bạn tù chỉ vì khai báo có một ông anh ruột tập kết ra Bắc, giữ một chức vụ trưởng trong Bộ Giáo Dục, đã được “kết nạp” ngay, và từ đó người quản giáo phụ trách đội ra rả lên án, “anh này không an tâm học tập, anh kia còn tư tưởng mơ màng đến Mỹ.”

Nhân dân dưới chế độ độc tài sợ chính quyền độc ác thì chính quyền cũng sợ và coi nhân dân như kẻ thù, lúc nào cũng nghĩ có người chống đối, thù ghét mình, sẵn sàng đàn áp không nương tay những mầm mống chống đối. Cộng sản tạo nên một bộ máy công an đầy uy quyền, đặc lợi, gần như đứng trên luật pháp như “có quyền bắn người khi thi hành công vụ” chưa đủ trấn an nỗi sợ hãi, mới đây CSVN đã cho con người, sau gần 40 năm “giải phóng” trở lại thời kỳ đấu tố, điềm chỉ của miền Bắc thời mới tiếp thu Hà Nội, của thời “cải cách ruộng đất.”

Ðừng cho chuyện nhà cầm quyền cộng sản Quận 4, Sài Gòn, vừa phân phối “phiếu tố giác tội phạm” đến quần chúng là chuyện sai trái của cấp nhỏ, chứ không phải là chủ trương đường lối của đảng, mà phải hiểu rằng đây là một thí điểm bắt đầu. Nếu với những tội danh vu vơ như “kích động, nói xấu chế độ,” thì có khác chi những tội trạng đã bị Việt Minh chặt đầu, thả trôi sông thời 1945 đối với những người bất mãn. Tố giác chuyện “vận động khiếu kiện tập thể” là chính quyền muốn diệt chuyện dân oan, ngày nay đã lan tràn khắp nước, từ Nam ra Bắc. Bất bình vì tham nhũng, chiếm đất, cưỡng chế, người dân phải dùng đến vũ khí như súng bắn đạn hoa cải, bom xăng, mìn tự chế để đối kháng, hay kéo nhau đi khiếu kiện, ăn chực nằm chờ, đói khát ở công viên, bờ đường, dù biết rằng tuyệt vọng. Chính vì nỗi lo sợ các phong trào này lan rộng, cộng sản muốn truy tìm những người lãnh đạo những phong trào dân oan, để đánh rắn dập đầu, giết họ từ trong trứng nước.

Khi người dân bắt đầu đẩy lùi sự sợ hãi can đảm đứng lên thì chính quyền bắt đầu biết sợ hãi, chẳng khác nào người sợ ma đi trong bóng đêm huơ ngọn đuốc trước mặt, nhưng sợ bóng tối sau lưng. Họ khuyến khích mọi người dân tố giác, lấy bàn tay ma quỷ vô minh để tiêu diệt người ngay thẳng, yêu nước. Cộng sản cũng dùng “phiếu tố giác tội phạm” để hãm hại người trung chính, vì chính quyền không công bố tên tuổi những người tố cáo, mà họ chỉ là những bóng ma không lộ mặt. Từ những chi tiết trong “phiếu tố giác tội phạm” dân chúng có thể trở thành những nạn nhân bị kết tội “chống phá, mưu toan lật đổ nhà nước” hay “làm gián điệp cho nước ngoài!”

Tôi cho đây là dấu hiệu suy yếu của chế độ, khi cộng sản tự cho là vững mạnh nhưng dùng thủ đoạn của những toán phiến quân khủng bố ngày trước.

(1) Cựu đại úy Tuyên Úy Phật Giáo Nguyễn Hữu Hoàng, bây giờ ông ở đâu?

 Huy Phương

Monday, September 29, 2014

Nỗi Sợ Của Người Già!


Cách đây 30 năm, khi bước vào tuổi 50, tôi chân tình hỏi ông bạn vong niên: “Cuộc đời này khi về già ông sợ điều gì nhất?”. Tức thì ông bạn trả lời: “Ở tuổi về già, tôi chỉ sợ duy nhất một điều là… chết đói!”.

Câu trả lời rất ngắn gọn, nhưng khiến tôi đêm ngày suy nghĩ. Bởi theo cách hiểu giản đơn thì hằng ngày người già ăn uống có tốn kém bao nhiêu?

Năm tháng trôi qua, tôi đã tìm đọc nhiều sách vở và qua nhiều trải nghiệm nên rất tâm đắc lời Phật dạy rằng: “… Con người sống ở trên đời có tám nỗi khổ, thì tuổi già… là một trong những nỗi khổ được coi là khủng khiếp nhất!”

Bởi ngoài xã hội, người có địa vị, chức tước cao, họ càng có nhiều quyền lực. Mỗi lời nói, mỗi bước đi, họ sẽ có nhiều người lắng nghe, có lắm kẻ vâng người dạ. Song với bậc làm cha, làm mẹ trong gia đình thì ngược lại. Bởi các cụ tuổi đời ngày một cao đâu còn làm ra hạt thóc, củ khoai… Dẫu rằng hằng ngày được con cháu gọi là ông, là bà, là cụ, là cố… nhưng sức khỏe ngày một kém; bệnh tật ngày một nhiều. Do đó tiếng nói và uy tín của các cụ sẽ ngày một tụt dốc và hết phần tác dụng.

Lúc đó, trong không ít gia đình, chân lý và lẽ phải sẽ thuộc vào những thành viên có khả năng kiếm được nhiều tiền.
Thế nên, cái sự … “chết đói “ mà ông bạn vong niên của tôi nói trước đây như đã được chứng minh đâu phải vì người già không có gì ăn. Mà do sự ứng xử nhạt nhẽo, thậm chí hắt hủi tệ bạc của con cháu.
Chúng ta đang sống trong thời đại nền khoa học văn minh đem lại lắm cái được, nhưng cũng làm mất đi không biết bao nhiêu cái hay, cái đẹp mà ông cha ta đã ngàn đời tạo dựng. Khi mà sức mạnh của đồng tiền có khả năng ngự trị trên nhiều lĩnh vực. Nền tảng gia đình đã bị tấn công từ mọi phía.

Cùng chung một mái nhà nhưng vợ chồng con cái đều có một phòng riêng biệt, cửa đóng then cài... Tình cảm của họ chỉ còn là những viên sỏi không hồn, huống hồ thân phận người già!
Phải chăng câu tục ngữ đáng giá ngàn vàng “Trẻ cậy cha, già cậy con” đã không còn tác dụng?
Đó còn là những người ở tuổi về già mà không có lương hưu. Hoặc ít nhiều trợ cấp không đủ sống mươi lăm ngày và hơn thế. Dẫu rằng pháp luật có lời bênh vực “người già được quyền nghỉ ngơi, được quyền hưởng thụ, được quyền chăm sóc” nhưng nếu “sổ đỏ” cách đây ít năm đã trót sang tên cho con, thì các cụ chỉ còn là hai bàn tay trắng với tuổi già mà thôi

Dường như cũng đã lường được tình huống này nên người xưa có dạy: “Sống được tuổi về già dù ở thời đại nào cũng phải quan tâm đến các thế hệ nối tiếp. Nhưng chúng ta cũng chỉ nên “nhìn” bằng một mắt - còn một mắt phải dành “nhìn” cho chính bản thân mình.
Đó không phải là vị kỷ. Bởi người già vốn tự trọng và hay tủi thân. Chớ có dại dột vội vàng đem hết của cải, đem cả đất đai nhà cửa giao cho con, cho cháu rồi ngồi đó mà chờ lòng hiếu thảo, cầu mong sự hảo tâm của chúng, thì thôi rồi… cuộc đời sẽ chìm trong nước mắt”.

Hóa ra chuyện con cái ăn ở có hiếu có nghĩa thời nào cũng có, hoặc đối xử tàn nhẫn với cha mẹ già cũng là chuyện có tự ngàn xưa. 

Theo Trần Ngọc Lân
PLVN

Nghiệp Nặng và Sự Cứu Độ Của Đức Phật - Nguyễn Xuân Chiến


        1- Một bậc trưởng lão, thọ giới Tỳ-kheo và tu hạnh đầu đà (khổ hạnh) đã hơn 50 năm. Ngài là niền tin và là tấm gương sáng cho nhiều Phật tử. tuy đã lớn tuổi, nhưng Ngài vẫn thường xuyên giữ chánh mạng, chưa hề bỏ quên khất thực hóa duyên, dù chỉ một ngày.

Hôm nọ tin dữ loan truyền khắp thành phố khiến mọi người sửng sốt: Khi đi hóa duyên trở về, ngài đã gặp tai nạn bất ngờ, một chiếc xe gắn máy đụng phải. Ngài đã thâu thần nhập diệt ngay tại hiện trường.
Chúng tôi nghe rất nhiều Phật tử xì xào to nhỏ: “Ngài tu hành tinh tấn và nghiêm túc, tại sao lại chết thảm như vậy? Chắc là nghiệp của Ngài quá nặng? Nghiệp nặng?
Một vị Ni sư gần 60, xuất gia từ nhỏ, giới hạnh nghiêm túc, luôn phát tâm hoằng pháp, bố thí, cúng dường. Hôm nọ ngồi sau xe gắn máy, té xuống bị xe hơi cán dập nửa thân mình. Tuy vậy Ni sư vẫn còn tỉnh táo, chắp tay niệm Phật và căn dặn đệ tử nên tha thứ cho ngời tài xế vừa gây án, xong mới nhẹ nhàng tắt thở.

Người bạn tôi vô cùng rúng động, vội vã về tường thuật mọi sự và gào to: “Không thể chịu nổi, một người tu hành như vậy sao lại nhận lấy nghiệp nặng như thế?”
Tôi chờ anh ta hết xúc động mới nói: “anh còn nhớ không, trong kinh sách Phật dạy rõ: ‘Chết như thế nào và chết trong hoàn cảnh nào đều là do quả báo quá khứ từ vô lượng kiếp, chúng ta phàm phu không thể can dự được.

Không phải chết trên giường là tốt hơn trên hiện trường tai nạn, tất cả chỉ là lý do để ta xa rời thân xác này để đi tới kiếp sống khác’. Anh là người Phật tử có hành trì, tất nhiên không nên đặt tâm vào chuyện được chết trong tình trạng ưng ý, mà tốt nhất là được chết khi “nhất tâm bấn loạn”, khi tâm định tĩnh, khi làm chủ tâm thức lúc lâm chung – phải thế chứ?

Còn nữa, một nữ Phật tử gần như trọn đời tu tại gia, thọ giới Bồ tát, ăn chay trường, ngoài ra luôn luôn tham gia từ thiện không bao giờ tiếc lẫn tài sản và công sức.
Thế nhưng, khi về già, thân thì mang trọng bệnh, gia cảnh nghèo túng, mà đạo hữu càng lúc càng thưa dần. Đã thế con cái đứa thì bị tai nạn, đứa thì làm ăn thất bại, phải bỏ xứ mà đi, khiến bà ta chỉ còn chiếc bóng thui thủi, sớm chiều chỉ biết vui với xâu chuỗi hột. Nhiều nguời chép miệng dè bỉu: “nghiệp nặng!”.
Trong cuộc sống và cả trong những buổi đàm luận chuyện đạo, chúng ta thường nghe những người xung quanh hay thốt lên hai chữ “nghiệp nặng”. Từ ngữ này được sử dụng để kết thúc một câu chuyện đời, một mẫu tin thời sự, hoặc để phê phán hành vi kém cỏi của một cá nhân nào đó.

Ở đây, chúng tôi không đánh giá việc làm ấy là đúng hay sai. Mà chỉ đơn giản thảo luận đến ý nghĩa của từ ngữ Nghiệp nặng theo quan điểm Phật giáo mà chúng tôi được học mà thôi. Còn những ai muốn tìm hiểu sâu xa về Nghiệp thì xin kiếm tìm trong kho tàng kinh sách Phật giáo, hoặc có thể tham vấn các bậc tôn túc.

       2- Phải chăng một thực thể gọi là “Nghiệp nặng” hay là không?
“Nghiệp” là một danh từ triết học Ấn Độ có trước khi Đức Thích Ca xuất hiện. Ý nghĩa cơ bản của nó là “hành động” hoặc “thói quen”.
Nhưng khi được Đức Thích Ca sử dụng để trình bày giáo lý do Ngài giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề, thì từ ngữ này đã mang nhiều ý nghĩa khác biệt, phong phú hơn và thâm áo hơn. Hôm nay, chúng tôi chỉ hạn chế bài viết này trong hai từ ngữ “nghiệp nặng” mà chúng ta hay sử dụng một cách tùy tiện, dễ dãi!

“Nghiệp nặng” cũng là một từ ngữ hết sức hàm hồ đa nghĩa, vì luôn lệ thuộc vào văn cảnh , hoặc tùy thuộc vào hệ thống triết học, tư tưởng mà nó phải diễn giải. Thói thường, người ta chỉ hiểu “nghiệp nặng” nghĩa là nghiệp chướng nặng nề, hoặc là: gặp phải quả báo tệ hại, xấu xa khốn khổ.
Theo quan điểm thế gian (của những người chưa tin Phật và học Phật) thì: kẻ nào nghèo nàn túng thiếu, bệnh hoạn tật ách, tai nạn cấp kỳ, gia đạo bất an, nghịch cảnh đau đớn, đời sống khó khăn, tình cảm bấn loạn, sinh hoạt đời thường không được ổn định v.v.. thì bị thiên hạ gọi là “ kẻ có nghiệp chướng nặng nề” hoặc là “kẻ bị nghiệp nặng”
Phật giáo không hề nhìn nhận một cách thiển cận và thiếu sót như vậy.

       3- Nhưng Phật giáo có rất nhiều loại nhận thức tùy thuộc vào nhiều nền giáo lý; tư tưởng khác biệt. Xin được trình bày lần lượt như sau:
Theo quan điểm nguyên thủy, một chúng sanh được gọi là nghiệp nặng khi kẻ ấy không có điều kiện để thực hiện một nếp sống giải thoát. Mà mục tiêu của giải thoát là chứng dắc thánh quả A-la-hán (đạt tâm vô ngã), chấm dứt sự thọ nghiệp.

Vậy ta có thể kết luận rằng: ngài A-la-hán ra, tất cả chúng sanh chưa giải thoát đều là nghiệp nặng cả, vì còn sinh tồn bởi nghiệp lực chứ không bằng tâm thái vô ngã (Ngay cả những bậc đắc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm cũng còn sống bằng nghiệp lực  nói chung và chưa đạt Vô ngã).
Trên đây là giáo lý dành cho bậc xuất gia, còn người tại gia (những người đã được thọ Tam quy và trì Ngũ giới) thì ngoài việc bố thí cúng dường và đặt bát cho chư Tăng, Ni , thì phải nỗ lực thọ trì Bát quan trai để được sanh Thiên ( sanh lên cõi Trời). Vậy ai không thường xuyên thọ trì Bát quan trai, sẽ không được “sanh Thiên”, như vậy có thể bị gọi là nghiệp nặng.

        4- Còn quan điểm Đại thừa thì sao?
Đại thừa Phật giáo luôn luôn đặt trọng tâm nơi việc phát khởi Vô thượng Bồ-đề-tâm để giải thoát luân hồi sanh tử cho bản thân và để cứu độ tất cả chúng sanh khác, giúp mọi chúng sanh thành Phật như mình.
Vậy kẻ nào không thể liên tục phát khởi Vô-thượng Bồ-đề tâm hoặc không tạo điều kiện để mình cùng mọi chúng sanh thành tựu trí giác Phật-đà, thì kẻ ấy vẫn là n gười đa mang nhiều nghiệp chướng nặng nề.
Đó là ý nghãi tạm thời của hai chữ “nghiệp nặng” được trình bày tổng quát qua giáo lý Đại thừa.
Ngoài ra, tùy theo pháp môn tu hành mà người ta có thể diễn giải từ ngữ Nghiệp nặng theo nhiều ý nghĩa khác nhau, có thể sử dụng trong những văn cảnh khác nhau.
    
        5- Ví dụ, Thiền tông chủ trương: “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” là tiêu chí cho tất cả môn đồ, đệ tử, không loại trừ bất cứ ai. Vậy kẻ nào chưa “thấy tánh”, nghĩa là chưa bắt gặp “cái mặt mày của mình trước khi cha mẹ sinh ra” (ngôn ngữ nhà Thiền gọi là: chưa nhận chân được cái bản lai diện mục của mình), và chưa thành tựu khả năng thành Phật thì là một kẻ nghiệp nặng.

Dẫu là hòa thượng, đại đức, thiền sư, tổ sư, nếu người nào còn lẩn quẩn bên ngoài cửa Đốn Ngộ thì còn trầm luân sanh tử, nên gọi người ấy là kẻ có nghiệp chướng nặng nề, đáng thương đáng trách!
Hoa nghiêm tông lấy “Ly thế gian, nhập pháp giới”làm yếu chỉ tu hành. Người nào còn bị vương mắc bởi dây trói ngũ dục, bị ràng buộc bởi phiền não chướng và sở tri chướng. còn dính líu đến những lợi ích thế gian và ngay cả những hiệu quả xuất thế gian, mà chưa nhập thế tánh siêu việt bình đẳng bất khả tư nghị của pháp giới thì…Hoa nghiêm tông gọi kẻ ấy còn nghiệp chướng nặng nề .
Thiên thai giáo tức Pháp Hoa tông thì lấy “Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến” làm mục tiêu và cơ sở tu hành cho tất cả tín đồ.

Vậy, kẻ nào chưa ngộ nhập Phật tri kiến mà còn đang sống với quan điểm thế gian, nhìn mọi sự vật bằng con mắt phàm tục, đầy ý thức phân biệt, tách bạch  thiện ác tốt xấu chỉ vì thiếu thốn chất liệu từ bi, chưa phát huy năng lực trí tuệ của Phật, thì vẫn là kẻ nghiệp chướng nặng nề, chưa liễu ngộ được tông chỉ của Thiên Thai giáo nói riêng và chưa cảm nhận diệu nghĩa của nhà Phật nói chung.

Pháp Tướng môn tức là Duy Thức tông thì lấy “Nhiếp vạn pháp quy về Chân Duy Thức Tánh” ( tất cả không ngoài thức) làm cốt lõi cho sự hành trì, đồng thời làm cứu cánh tối hậu cho cuộc sống. Người nào chưa có khả năng thực hiện Chân Duy Thức Tánh, thì gọi kẻ ấy còn nghiệp chướng nặng nề.

Luật Tông lấy “Nhiếp thân ngữ ý vào Thi-la-tánh” làm tông chỉ. Nghĩa là đi đứng nằm ngồi, tất cả mọi sinh hoạt, cử động , lời nói, tư tưởng, đều an trú trong Giới Tánh. Nếu chưa biểu hiện được như thế, thì Luật Tông gọi kẻ ấy còn nghiệp chướng nặng nề.
Tam Luận tông lấy “Lìa Có và Không, thẳng vào Trung đạo” làm tông chỉ, rồi tiến tới “siêu Tử Củ, tuyệt Bách Phi” làm cứu cánh tối hậu. Ai biểu hiện trái ngược lại, nghĩa là còn vướng víu cái Có của phàm phu, hoặc cái Không của Thánh nhân, thì ta gọi kẻ ấy còn nghiệp chướng nặng nề.

       6- Pháp môn Tịnh độ thì sao?
Người theo Pháp môn Tịnh độ, niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực lạc thì phải lấy “Tín Nguyện Hạnh” làm điều kiện chính yếu cho việc tu hành, và chấp nhận “ Một đời vãng sanh, được bất thối chuyển” làm mục tiêu cuối cùng cho việc niệm Phật. Dù là tăng, tục, nam, nữ đều không biệt lệ.
Tín là lòng tin chuyên nhất về sự cứu độ của chư Phật.
Nguyện là ý nguyện mong muốn được trở về sinh sống tại cõi tịnh độ.
Hạnh là, thường xuyên xưng niệm nam mô A Di Đà Phật liên tục, không gián đoạn.
Ai không có khả năng thực hiện được Tín Nguyện Hạnh và khi lâm chung không đuợc vãng sanh Cực Lạc, thì tông phái này sẽ gọi kẻ ấy là nghiệp chướng nặng nề vì “còn vướng lụy”, phải ở lại thế gian, lăn lộn trong ba cõi sáu đường.

        7- Đặc biệt ở Tịnh độ Nhật Bản, chư vị Tổ sư như Ngài Nhất Biến, Pháp Nhiên và Thân loan, đều cực lực tuyên dương 2 phần:
I- Danh hiệu Nam mô A Di Đà là phương tiện thù thắng, vừa là cứu cánh tối thượng, vừa là chỗ quy túc cho mọi hành vi, tư tưởng và lời nói của hành giả.
II- Bản nguyện A Di Đà có khả năng vĩ đại là cứu vớt tất cả kẻ “nghiệp nặng, phước khinh, chướng sâu, huệ cạn”, Hết thảy chúng sanh không phẩm tâm linh cần thiết cho mọi chúng sanh không phân biệt.

Do đó chúng ta chớ quên rằng, trong Pháp môn Tịnh độ các Tổ sư vô cùng hân hoan, thích thú khi che chở cho những kẻ  thường bị thế gian miệt thị là nghiệp chướng nặng nề, là đôn căn hạ trí, là ươn hèn yếu đuối.
Vì Đức Phật A Di Đà luôn ưu ái  những người tội lỗi, nghiệp nặng, va luôn luôn đối xử với họ bằng lòng bi mẫn đặc biệt:
Nhưng thật ra, ngoại trừ những bậc thánh vào ra sanh tử cốt thị hiện để cứu độ chúng sanh thì…tất cả chúng sanh đều là kẻ nghiệp nặng hết thảy.

        8- Tóm lại, từ ngữ “nghiệp nặng”không có chỗ đứng trong lòng người Phật tử (vì ai cũng là kẻ nghiệp nặng, dưới những hình thức khác nhau, trong những lốt vỏ khác nhau, trong những vị thế khác nhau-thì cần chi phải luận bàn vô ích đến một sự kiện rất ư là hiền thiện như vậy?) hoặc nói cách khác:
Đạo Phật không có sự phân biệt “nghiệp nặng” hay là “nghiệp nhẹ”. Vì trái lại, kẻ nào nghiệp càng nặng, càng được Phật cứu độ một cách khẩn trương, càng được ưu ái bởi Bản Nguyện A Di Đà một cách triệt để, hoàn mãn.
Hòa thượng Quảng Khâm, một cao tăng trong thiền môn thời nay, đã dạy rằng:
Danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật chứa đựng vô biên năng lực bất khả tư nghì, há không thể tẩy rửa mọi nghiệp chướng của chúng sanh dẫu sâu nặng tới đâu chăng nữa hay sao?
Vậy mà chúng ta chớ e sợ mình nghiệp chướng nặng nề, mà hãy tự hỏi: chúng ta hành trì sáu chữ hồng danh đã thực thà, chân thật hay chưa?

Lại nữa, Đức Phật A Di Đà tựa như Bà Mẹ tràn đầy yêu thương, thế nên đứa con nào gặp phải nguy nan, khốn cùng, tai họa thê thảm mà lớn tiếng kêu cứu thì Bà mẹ ấy đương nhiên phải quan tâm ngay lập tức, phải bày tỏ lòng xót xa và cứu trợ cấp kỳ. Và điều này cũng không phải khó hiểu!

Cho nên chúng ta đừng ngại rằng mình nghiệp nặng, mà cũng đứng miệt thị kẻ khác là “nghiệp nặng”, vì nếu chủ trương như vậy, e rằng chúng ta dường như chưa hiểu và chưa tin vào Bản Nguyện A Di Đà! Ngài Thân Loan lại bảo:
May mắn thay cho những kẻ chất chứa nhiều ác nghiệp, bởi vì họ sẽ được Đức Phật cứu độ khẩn cấp!
Bởi vì tôi là một chúng sanh không chồng nghiệp nặng, tôi còn biết ơn sâu xa hơn đối với Bản Nguyện, nó đích thực được thiết lập ra để cứu độ tôi.
(Trích Sông Lửa Sông Nước của Taitetsu Unno, bản dịch An Cư)
Vâng, phài một danh hiệu thù thắng nhiệm màu như vậy, mới thừa khả năng cải biến tâm linh chún ta, chuyển hóa cái tâm dơ bẩn xấu ác này trở thành Niết-bàn vi diệu, bằng cách  vận chuyển những kẻ u mê ám chướng tội lỗi nghiệp nặng sang định cư tại cõi Cực lạc chứ?

       9- Chúng ta cần khẳng định rằng đạo Phật không những chỉ dành cho những người thông minh, đạo đức (hạng này rất ít, không mấy người), mà là đặc biệt dành cho những con người yếu đuối trước cám dỗ của tội lỗi, cưu mang lắm nghiệp nặng, hành vi xấu ác, tâm lý mê đắm. Nhờ vậy, mới làm sáng tỏ đức từ bi vô hạn của chư Phật, chư Bồ Tát.
Như Angulimala từng giết 999 người, còn âm mưu sát hại Đức Phật Thích Ca, thế mà còn được Phật khai ngộ và dạy dỗ cho đến khi chứng đạo.
Như Yasa, một công tử giàu có  đam mê dục lạc, vẫn được Ngài thâu nhận làm đệ tử, rồi chẳng bao lâu đã chứng quả. Như Châu-lợi Bàn-đà-già là người u mê, si độn , vẫn được Phật đưa vào giáo đoàn. Sau này trở thành người có tài biện luận sắc sảo, nổi tiếng là bậc Nhớ Nghĩa Hay đệ nhất.

Cho nên chúng ta nên lạc quan, không cần biết nghiệp mình nhẹ hay nặng, hãy hành trì chắc thật và luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự cứu độ không giới hạn của chư Phật.
Nguyễn Xuân Chiến

Sunday, September 28, 2014

Đánh Ngay Bộ Chỉ Huy


Sau ngày 30.4.75 nhiều gia đình Cán bộ, bộ đội từ miền Bắc vào Nam lập nghiệp, trong số đó có vợ chồng Hương, từ Hải phòng vào đây, vì là Cán bộ thâm niên nên đôi vợ chồng này được ưu tiên "hóa giá" nghĩa là được mua một căn nhà với giá tượng trưng, căn nhà do một gia đình sĩ quan chế độ cũ đã vượt biên. 

Từ ngày có gia đình Ông Hương dọn về ở, xóm tôi tự nhiên náo động hẳn lên, vì hầu như không ngày nào hai vợ chồng này không có những cuộc cãi vã, chúng tôi chẳng ai muốn can ngăn, phần vì còn lạ lẫm nhau, phần vì giữa chúng tôi và họ vốn đã có một hố sâu ngăn cách, khó mà hòa hợp nhau được. Ông chồng vốn là một tay nát rượu, xưa nay bị kềm chế, bây giờ vào Nam, mặc sức mà uống, nên mỗi lần uống là mỗi lần say khướt, mà mỗi lần say là thế nào hai vợ chồng cũng lục đục. Một hôm cả xóm đang yên tĩnh, bỗng nghe tiếng thất thanh: 
- Ối giời đất,thánh thần ơi, ối làng nước ôi, sao tôi có thằng chồng khốn nạn thế này hở Giời?

Chúng tôi chạy lại trước cửa, thấy anh chồng hai mắt nhíu lại, giọng lè nhè :

- Khốn nạn hả, mày bảo ông khốn nạn hả, Khốn nạn mà sao mày cứ bám lấy ông như đỉa, mày làm khổ ông, mày giam hãm ông.

Hai bên lời qua tiếng lại, nhưng vì anh chồng đã nát rượu nên không thể cãi lại mụ vợ dẻo mồm, dẻo miệng, anh chỉ còn cách sử dụng nắm đấm làm biện pháp chiến thắng, nhưng đấm quờ đấm quạng, càng đấm cái loa rè càng tăng công suất. Chị vợ cũng không kém, càng sấn sổ vào gần chồng để xỉa xói. Bất ngờ, một cú đấm mạnh trúng ngay vào mồm

Chị vợ hét lên :

- Ối làng nước ơi, đồng bào, đồng chí ơi! Nó đánh vào đài rồi. 

Thừa thắng xông lên, anh chồng nhắm ngay mắt vợ đấm cho một cú, chị vợ lảo đảo, vừa né vừa la:

- Ối giời ôi, Nó đánh trúng trung tâm nghe nhìn rồi. 

Ông chồng đá tiếp vào chân vợ.

- Ối nhà nước ôi! Nó đánh vào Bộ giao thông vận tải rồi.

Anh chồng quơ tay phải trúng ngay vú trái! Bà vợ càng la to hơn:

- Đồ vô nhân đạo! Đồ dã man, Mày dám tấn công vào cơ quan Bảo vệ bà mẹ và trẻ em nữa à?

Vợ càng la to, chồng càng hăng tiết, đấm ngay một cái vào vú phải.

- Ối giời đất ơi, Nó tấn công vào Tổng cục cao su rồi!

Anh chồng gào to:

- Mày nói gì, cái gì mà cao su với không cao su, Ông cho mày biết tay luôn...vừa nói hắn vừa nhắm ngay chỗ kín mụ vợ đá thẳng vào.

Bà vợ thét lên:

- Ối làng nước ơi, Ối Bác Hồ, Bác Giáp ơi, cái thằng chồng khốn nạn của con nó đã tấn công thẳng vào Bộ Chỉ Huy Sinh Đẻ Có Kế Hoạch của Bác rồi Bác ơi!

(Trích báo Saigon Echo)

Dùng Dầu Cá Đúng Liều

Hồi tháng 6, tôi thấy trên đùi chân trái tôi có một vết bầm lớn bằng ngón tay cái.  Tôi đi gặp bác sĩ. Bác sĩ hỏi tôi có té hay va chạm vào đâu không, có cảm thấy đau không. Tôi cho bác sĩ hay là tôi không té,  không đụng vào đâu và không cảm thấy đau gì hết.  

Bác sĩ cho tôi đi thử máu ngay, còn gọi điện thoại cho pathology hỏi khi nào có kết quả.  Bác sĩ nói với tôi là đi đến  pathology ngay để thử máu và ngày kia đến gặp bà.  Thường thì  bác sĩ bảo tôi đi thử máu hay X ray, chẳng bao giờ họ gọi điện thoại hỏi bao giờ có kết quả, lần này tôi hãy còn ngồi ở phòng mạch chờ bác sĩ viết order cho pathology, chưa đi tới pathology mà bác sĩ đã bảo họ gởi kết quả ngay.
Hai ngày sau, tôi trở lại gặp bác sĩ để biết kết quả thử  máu,  bác sĩ cười tươi nói không có bệnh gì hết, không bị ung thư máu.  Và bác sĩ bảo tôi : ngưng  uống dầu cá  ngay lập tức. 
Thông tin về dầu cả trong bản tin này có thể tin được.    

Dầu cá chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá bởi được chiết xuất từ cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá tuyết…
Do đó, các chế phẩm của dầu cá thường chứa một lượng lớn axít béo omega-3. Ngoài ra, chúng còn có vitamin E, canxi, sắt, các vitamin A, B1, B2, B3, C hoặc D. Nhờ vậy mà dầu cá được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh, phổ biến nhất là những bệnh liên quan tới tim mạch.
Một số người sử dụng dầu cá để giảm huyết áp hoặc triglyceride (mỡ máu). Dầu cá cũng được dùng để phòng ngừa bệnh tim và đột quỵ.

Bằng chứng khoa học cho thấy dầu cá thực sự làm giảm nồng độ triglyceride và có vẻ giúp phòng ngừa bệnh tim cũng như đột quỵ khi sử dụng theo đúng liều khuyến nghị. Dầu cá khá an toàn đối với hầu hết mọi người, bao gồm phụ nữ có thai và cho con bú, khi dùng với liều thấp (3 g trở xuống mỗi ngày).
Tuy nhiên, dùng quá nhiều dầu cá (trên 3 g/ngày) có thể dẫn đến nguy cơ làm tăng đột quỵ hay những tác dụng phụ khác. Cụ thể:
       - Dùng hơn 3 g dầu cá mỗi ngày có thể khiến máu khó đông và làm tăng nguy cơ bị chảy máu. Mặt khác, khi dùng dầu cá liều cao còn làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch, dẫn đến giảm khả năng chống nhiễm trùng.
      - Các tác dụng phụ có thể xảy ra như ợ hơi, hơi thở hôi, ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban và chảy máu cam. Uống dầu cá trong bữa ăn hoặc để lạnh có thể giảm những tác dụng phụ này.
      - Lạm dụng dầu cá còn có thể khiến những người mắc bệnh gan tăng nguy cơ chảy máu. Những người bị dị ứng với hải sản cũng có thể dị ứng với dầu cá. Uống dầu cá có thể làm tăng triệu chứng của bệnh trầm cảm. Sử dụng dầu cá liều cao còn có thể khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.
      - Dầu cá có thể làm giảm huyết áp và khiến huyết áp tụt xuống quá thấp ở những người đang dùng thuốc hạ huyết áp. Đối với người có HIV/AIDS và các bệnh suy giảm miễn dịch khác, dầu cá liều cao có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
      - Một số nghiên cứu cho thấy dầu cá có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim không đều ở những bệnh nhân cấy máy khử rung. Để an toàn, tốt nhất nên tránh các chế phẩm dầu cá. Với trường hợp polyp tuyến có tính gia đình thì dầu cá có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở những người bị căn bệnh này.
     - Với thuốc chống đông máu, dầu cá có thể làm máu khó đông. Sử dụng dầu cá cùng với các thuốc chống đông máu có thể làm tăng khả năng xuất huyết. Các thuốc làm máu chậm đông bao gồm: aspirin, clopidogrel (Plavix), diclofenac (Voltaren, Cataflam), ibuprofen (Advil, Motrin, others), naproxen (Anaprox, Naprosyn), dalteparin (Fragmin), enoxaparin (Lovenox), heparin, warfarin (Coumadin)...

Tóm lại, khi sử dụng dầu cá cần có sự chỉ dẫn của thầy thuốc, không tự ý mua dùng để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra. 

Việt Báo (Theo_Alobacsi)

Saturday, September 27, 2014

Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa

Mời xem một youtube tri ân những người chiến sĩ vô danh và những anh thương binh đã quá vãng hay còn đâu đó trên thế gian này.
Cám ơn Cánh Thép 

.


Người Thương Binh Việt Nam ! Non sông nợ ơn người
Người Thương Binh Việt Nam ! Giữa quê người tôi hát tên anh

Xin viết những vần thơ về người thương binh phương Nam
Xin hát khúc ngợi ca về người đồng đội năm nào
Từ khi quê hương chinh chiến anh lên đường – theo tiếng núi sông
Liều thân ra nơi quan tái lấy máu đào tô thắm sử xanh
Từ thân chinh nhân hoang phế các anh người chiến sĩ vô danh trở về..

Bao chiến tích liệt oanh còn hằn sâu trơ hốc mắt
Trong bóng tối nghiệt oan gậy là kiếm chống giữa trời
Vòng xe lăn theo cơm áo tiếng hát khàn thay “Khúc Xuất Quân”
Tàn y phai theo năm tháng những huyết lệ oan trái xót xa
Ngưới thương binh đã mất nước vẫn âm thầm cay đắng hiên ngang làm NGƯỜI

Người Thương Binh Việt Nam ! Non sông nợ ơn người
Người Thương Binh Việt Nam !Tổ Quốc nhớ công anh
Người Thương Binh Việt Nam !chúng tôi vẫn nhớ người
(Người Thương Binh Việt Nam ! Giữa quê người tôi vẫn nhớ anh)
 Người Thương Binh Việt Nam ! Giữa quê người tôi hát tên anh

Đi Thuê Nhà Là Chiện Nhỏ - MathildeTuyet Tran

BBT.- Chớ nghe xúi dại mà làm bừa như cô gái khuyên người mẹ trong bài này. Vì theo đài F1 hôm qua 25/9/2014, chính phủ Pháp vừa ra luật phạt 40.000 euros và 2 năm tù đối với những ai làm giấy giả hoặc man khai để được thuê nhà. Đừng có mang cái óc trí trá gian manh như Việt Cộng trong nước.Nếu ở bên Pháp không có đủ tiền thuê nhà thì nên đến vùng giáp giới Pháp và Bỉ mà thuê. RẼ MẠT kể cả việc ăn uống!!!Cứ thật thà chân thật là hơn.


Tôi đi thuê một căn hộ ở Pháp. Tưởng là chiện nhỏ. Nhà cho thuê, nhà bán treo bảng đầy rẫy, cửa sổ trống trơn, không có màn cửa, thiếu gì? Chủ nhà cần tiền thì phải cho thuê chứ, ai lại để nhà trống? Nghĩ vậy.

Giá nhà thuê ở tỉnh nhỏ, thành phố nhỏ thì rẻ. Nhưng chỗ nào gần đường xe lửa chạy vô Paris thì giá tăng vọt lên. Thời chiến, các nhà ga thường bị quân thù địch dội bom để phá hủy các tuyến giao thông, ai cũng sợ ở gần nhà ga, bom đạn dội nát nhà, chết hết người. Nhưng, bây giờ, có ai còn nhớ đến chiến tranh ? Chiến tranh nó ở đâu đó xa xôi kia, chứ đâu có ở kề cận mình ?! Ai cũng muốn tìm thuê nhà ở gần nhà ga, miệng hầm xe điện, gần phi trường, gần bến xe bus để đi làm đi ăn cho tiện.

Nước Pháp rộng rãi, không đánh thuế xe hơi như ở bên Đức, ai có chút tiền thì mua một cái xe cà tàng còn chạy được, đổ hai ba chục oi rô xăng dầu vào, là chạy kiếm cơm được. Tuy vậy, số lượng xe hơi lưu thông trên đường phố, xa lộ…giảm đi thấy rõ.
Con gái tôi trợn mắt, má biết không, tiền con đổ xăng chạy loanh quanh một tháng là hơn một nửa tháng tiền thuê nhà rồi, còn tiền đâu mà ăn ?!

Vợ chồng tôi lái một chiếc xe cũ, còn có vẻ mới nhờ chồng tôi thường xuyên chăm sóc, loại xe gia đình để chở đàn con, vật dụng mỗi khi chợ búa, dọn nhà, đi chơi với bạn…Hôm trước, bị một người không quen biết gì cả, tình cờ gặp ngoài đường, hét ngay vào mặt, cái mặt ông là mặt nhà giầu ! Giật cả mình. Dù là chúng tôi ăn mặc rất giản dị, bình dân, không sơ mi cà vát, không son phấn lòe loẹt, giầy cao gót cả tấc. Thời buổi này, người nghèo đang ghét người giầu thậm tệ, "nó" cho mình là giầu, hễ có chiện là nó sẽ "thịt" mình, phá nhà hôi của.

Mấy cái công ty địa ốc, đã vung vẩy từ ngay trong điện thoại, hễ bà có hợp đồng làm việc vĩnh viễn thì tôi mời bà đến, còn như bà chỉ có hợp đồng giới hạn, hợp đồng anh-tê-rim (interim), hay "ăn" xã hội thì chúng tôi xin miễn, không cho thuê được. Hay là sinh viên, có cha mẹ đứng sau lưng trả mọi thứ phí tổn nuôi con ăn học, thì được. Chủ nhà đã mua hợp đồng bảo hiểm mất thu nhập từ tiền thuê nhà, nên chúng tôi không thể cho bất cứ ai thuê, phải theo quy luật của bảo hiểm đặt ra.

Tôi cười, tôi vẫn còn là sinh viên đấy. Họ trợn mắt, bà học gì lâu thế ?! Phải học chứ, học cho óc không bị mòn, cùi, vô cảm. Cha mẹ lên trời rồi, nhưng có chồng nuôi, chồng tôi bảo lãnh. Họ tưởng tôi nói đùa, cười lại một cách lịch sự.
Cái ông chủ nhà, sơ mi sọc, cà vạt bông, thắt lưng da, quần ôm thẳng ống nhỏ, đánh bóng loáng giầy da đen, hỏi tôi lửng lơ tò mò…bà thuê cho bà ?…mà tôi nghe tiếp theo trong đầu nửa câu sau…"bị chồng bỏ, ly dị rồi hả ?…". Giọng ông ta to, rõ ràng, rành mạch:
         - Tôi sẽ đưa cho bà một danh sách những giấy tờ cần phải nộp cho tôi: căn cước, giấy chứng nhận thu nhập ba tháng lương, giấy bảo lãnh của nhà băng, tháng đầu thì phải trả thêm một tháng tiền cọc, đáng lẽ tôi đòi ba tháng, nhưng tôi thấy bà có vẻ hiền lành tử tế…Bà nên nhớ, ba điều kiện của tôi là trả tiền nhà đều đặn trước ngày 10 mỗi tháng, không phá hoại nội thất trong nhà, không làm ồn làm phiền hàng xóm !
Ông ta kể thêm để răn đe:
        - Tôi mới đuổi một người thuê nhà đi. Tôi không chơi kiểu kiện tụng, tòa án tòa iếc gì hết, tốn tiền luật sư hai ba năm, mất thêm thì giờ ! Bọn tôi sáu người, đem bao tải đến, quăng đồ đạc vào trong bao tải, khuân ra ngoài, thay ngay ổ khóa, thế là xong. Khỏi mất công.

Cái ông Tây này, nếu nó là Tây thực dân bên mình ngày xưa thì có mà chết với nó.
Bây giờ là giữa tháng chín rồi, mùa đông sắp về, người cần nhà phải có chỗ ở trong mùa đông, người cho thuê biết là chỉ còn ít thời gian thôi là luật cấm đuổi nhà mùa đông sẽ có hiệu lực, để bảo vệ người thuê nhà, chủ nhà không được đuổi người thuê từ tháng mười cho đến hết tháng ba, nếu họ vì thiếu thốn không trả được tiền nhà.
Ông ta than thêm:
       - Mười người xin thuê thì chín người thất nghiệp, không đủ tiền, còn người có công ăn việc làm thì lại chê đắt ! Bà tính, tôi cho ai thuê bây giờ ? Tôi có một căn nhà rao bán từ đầu năm nay, đến giờ chỉ có một người đến xem ! Chỉ có hai trăm ngàn thôi, nhưng không có người mua ! Bạn tôi, làm nhà băng, không cho ai mượn tiền mua nhà hết, họ mượn rồi lấy đâu ra mà trả, lỡ thất nghiệp nửa chừng ?! Thị trường nhà cửa lúc này chỉ còn người đã có nhà, bán nhà mua nhà khác, mà chiện đó cũng còn khó ! Bán ? ai mua ?
Câu cuối của ông đầy hứa hẹn:
       - Tối mai, bẩy rưỡi, bà đến coi nhà, nếu bà muốn sơn trắng hết, thì tôi sơn cho bà.
Ông khoe thêm, gây thêm ấn tượng:
       - Tôi muốn vay tiền nhà băng, mua thêm nhiều nhà cho thuê cũng được, nhưng sẽ mất lợi vì cái khoản thuế thu nhập, thuế nhà đất tăng lên. Còn như tôi muốn bớt đóng thuế thì phải qua nước Bỉ ở, nhưng phải có thu nhập ít nhất một triệu oi rô một năm.

Cái chiện dân giầu xụ triệu phú, tỷ phú của Pháp, nhất là ở Paris, đua nhau bán những căn hộ bạc triệu oi rô ở thủ đô nước Pháp, dọn nhà qua thủ đô nước Bỉ Bruxelles để bớt đóng thuế nuôi dân tộc của mình, mua cả một khu phố ở gần nhau, chuyển địa điểm cư trú chính thức sang Bỉ, nhà nào cũng là nhà riêng và có cầu thang máy, thì báo chí đã phát huy nhiều rồi 1).  Cái cầu thang máy trong nhà, ở thế kỷ thứ 21 này, thì đó chính là dấu hiệu nhà giầu đích thực. Cả đời tôi chẳng hề mơ ước có cái cầu thang máy, chỉ mong sao chồng tôi đêm nào cũng ngáy đều đặn, rù rì bên cạnh tôi.

Nhìn ông chủ nhà giầu xụ, có nhiều căn hộ cho thuê, bận rộn lo lắng tuyển chọn người thuê nhà, leo lên chiếc xe mẹc sơ đéc (Mecedes) mầu trắng, tôi mới sực nhớ, hồi nãy quên "đánh" chiếc xe "bế-em-về" xì po (BMW Sport) cũ của tôi ra, modell 1980, để chấn lại với ông ! Giá thuê trung bình ở cái thành phố nhỏ này chỉ có 10 oi rô một mét vuông, mà ông này đòi 14 oi rô một mét, cộng thêm tiền sưởi nữa là thành 17 oi rô một mét.

Nghe tôi kể chiện thuê nhà, con gái tôi cười phì, má ơi là má, thiệt là chân chất như cục bột, thời buổi này, đi thuê nhà thì phải diện cho thật sang, mượn cái xe hơi đẹp của bạn, làm mấy cái giấy lương giả, cóp pi, móc túi ký "sếc" một cách thoải mái, vay mượn bạn bè trước đó tiền cọc, tiền thuê nhà tháng đầu, là xong thôi ! Chi mà thành thật, thành tâm quá cho nó khổ cái thân !

Nhưng tôi buồn tình đời quá.
Trong buổi họp hôm đó, tôi ngồi giữa những người thất nghiệp, toàn là dân Pháp chính gốc. Đa số trẻ từ 25 đến 40, chỉ có một ông già 56 tuổi, và tôi, già nhất, nhưng cũng còn phải làm việc thêm 3 năm nữa mới đúng tuổi về hưu. Năm nay mà xin về hưu sớm trước thời hạn ấn định thì nó cắt tôi 11% vĩnh viễn cho đến chết ! Tội vạ gì. Còn sức thì còn ráng. Càng ngày nó càng kéo tuổi hưu cho dài thêm, 58 lên 60, 60 lên 63, 63 lên 65, 65 lên 67, có thằng chính khứa lại còn đề nghị kéo dài thêm lên thành 69. Nhiều người chết sớm trước khi được hưởng lương hưu, bọn nó lời thêm cái khoản ấy.

Người nhân viên trẻ điều khiển buổi họp trấn an một cách nhẹ nhàng trước rằng, chúng tôi biết là thị trường thiếu công ăn việc làm, nhưng bạn nên cố gắng để giữ tinh thần tích cực, học hỏi thêm kinh nghiệm của những người khác cùng hoàn cảnh. Bản thân tôi, muốn làm thông dịch viên, nhưng không có việc, nên tôi phải làm hướng dẫn cho các bạn.

Mỗi người kể về tình trạng đi tìm công ăn việc làm của mình. Những người trẻ còn cười nói, hăng hái. Ông già 56 luôn có giọng phẫn nộ. Ông có gì đâu ?! không vợ, không con, không công ăn việc làm, không có chỗ ở, lại còn phải làm việc thêm 7 năm nữa mới nộp đơn xin về hưu, lãnh lương hưu được.

Một bà trung niên kể rằng, bà là thợ thêu (bằng máy thêu), hãng đóng cửa, thất nghiệp, thêm cảnh vợ chồng bỏ nhau, bà ôm hai đứa con ra ở trong một cái xe kéo, loại du lịch (caravan), dựng ở trong một chỗ cắm trại công cộng, gần 2 năm trời. Không có chủ nhà nào cho bà thuê nhà. Nhưng ở caravan cũng tốn kém tiền thuê chỗ. Bà tìm việc dọn xẹp lau chùi nhà cửa, vừa tiền để dành, vừa vay mượn thêm của người quen, bà mua một cái chòi vườn bằng gỗ, tự láp ráp xây dựng lấy, giá khoảng ba ngàn oi rô, đặt trên mảnh vườn của cô em gái, rồi ở trong đó với hai đứa con từ vài tháng nay, bớt được tiền thuê chỗ ở để có thêm tiền ăn uống cho ba mẹ con.

Tôi không còn ngạc nhiên khi những người ấy bĩu môi về cái chiện bà tình nhân Trieiwillier của tổng thống "có quyền" tự xưng mình là Đệ nhất phu nhân, ăn, xài, du lịch, có văn phòng trong cung điện, có gác đờ co cho cả gia đình bằng tiền đóng thuế của dân, khi họ phản đối nước Pháp thu nhận "quá nhiều" người ngoại quốc đến dành dật công việc và ăn bám xã hội. Toàn cầu hóa, kéo theo tự bảo vệ, cũng là một phát triển tất yếu. MTT

Chú thích:
1) theo nhật báo Le Monde ngày 13.09.2014, các triệu phú, tỷ phú Pháp đã chuyển một số lượng tài sản lên đến 17 tỷ euos qua nước Bỉ : Bai viết " Les Français détiendraient 17 milliards d’euros en Belgique"

MathildeTuyetTran, France 2014, http://mttuyet.fr

Friday, September 26, 2014

Ngã rẽ Cuộc Đời - Quang Minh - Hồng Đào -Trang Thanh Lan - Mỹ Huyền

Nếu nói láo không làm hại ai thì cũng nên nói láo cho vui lòng người ta.

Dùng Cung Nỏ... Bắn Hạ Máy Bay "Mỹ Ngụy"!


QĐND - Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, địa bàn huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) thường bị máy bay Mỹ quần thảo, chà xát và bắn phá. Đồng bào dân tộc Tà Ôi sống trong vùng chăn nuôi được trâu, bò, lợn, thường bị máy bay trực thăng của Mỹ-ngụy bắn chết rồi cướp về căn cứ mổ thịt. Để bảo vệ đàn gia súc và bản làng, đồng bào đã nghĩ cách tiêu diệt máy bay của địch.

Theo sáng kiến của già bản Rúa, xã A Đớt, một nhóm thanh niên của làng tập hợp lại, nấp trong thân núi, trên cây rậm, che kín lá để máy bay địch không phát hiện. Như mọi lần, hai chiếc máy bay trực thăng địch bay vào bản, xả súng bắn chết hai con trâu mộng. Khi chúng hạ cánh xuống khu đất bằng phẳng, bọn lính mở cửa máy bay để ra khiêng trâu lên khoang. 

Từ trên lưng chừng núi và trên các thân cây, thanh niên dân bản đồng bào Tà Ôi dùng cung nỏ, súng tự chế bắn vào phi công và bọn địch. Bị bất ngờ, bọn địch không kịp trở tay, vội vàng cho máy bay cất cánh. 

Nhưng do bị trúng tên nỏ, nên tên phi công loạng choạng, điều khiển máy bay đâm vào núi, nổ tung... Từ đó, quân Mỹ không dám cho máy bay đến bắn giết trâu bò, gia súc của dân bản vì sợ cung nỏ và súng tự tạo của đồng bào.

Nhật Quang


Dùng cung nỏ bắn hạ... máy bay 'Mỹ Ngụy'?!

(Cảnh báo: Khi đọc bài này không nên ăn hay uống, coi chừng chết sặc!!)
Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao) - Trong mục Khoa học - Nghệ thuật Quân sự của báo Quân đội nhân dân của đảng CSVN có 1 bài, dưới tiêu đề "Ông cha ta đánh giặc" mà đọc vào cái tựa đã muốn té ngửa "Dùng cung nỏ bắn hạ... máy bay"!!! 

Đọc vào nội dung thì càng choáng váng hơn nữa khi bài báo cho biết Mỹ - Ngụy dùng "trực thăng đi bắn trâu, bò, lợn để cướp về ăn"!!!

Má ơi, công nhận Mỹ Ngụy chơi sang thiệt! Bỏ tiền triệu ra sắm trực thăng, tốn tiền xăng, tốn công, tốn lính bay vào vùng miền núi để "săn" trâu bò về ăn thịt?? Giá 1 con trâu 1 con bò là bao nhiêu so với phí tổn cho 1 chuyến bay như vậy? Hay là "nhân dân ta" lúc ấy toàn nuôi trâu bò Kobe, cho ăn nhân sâm và nghe nhạc giao hưởng nên quý hiếm và mắc tiền đến nỗi Mỹ Ngụy phải tốn ngần ấy tiền và liều mạng vô cướp? 

Chưa kể con trâu, con bò Kobe của họ bao lớn? Bên trong khoang của 1 chiếc trực thăng nhỏ xíu, chỉ ngồi vừa 4 người kể cả phi công, cửa khoang cũng chỉ vừa 1 người chui lọt, chỗ đâu mà nhét cả con trâu vô hả trời??? Đã thế lại còn cần thêm "1 bọn lính" để "khiêng trâu" nữa mới ác!!! 


Đọc tiếp xuống dưới thì xuýt xỉu vì thấy kể "đồng bào ta" dùng cung và nỏ tự chế, bắn trọng thương phi công đang ngồi trong buồng lái khiến "phi công loạng choạng, điều khiển máy bay đâm vào núi, nổ tung..."!!!

Thiên địa quỷ thần ơi! Cung và nỏ tự chế của "nhân dân" làm bằng cái thứ chi mà kinh khủng vậy trời? Bắn theo kịp cả tốc độ trực thăng và xuyên thủng cả kính chống đạn để làm trọng thương phi công??
Đề nghị đảng cho bà con dân tộc Tà Ôi này chế thêm cung nỏ đi, đem ra bắn tàu Trung Quốc xâm lược coi bộ hiệu quả hơn mấy con Kilo với tuần dương hạm á!!
Cái này là bó toàn thân luôn rồi!!

Ngoc Nhi Nguyen

Muốn Thành Công Không Thể Lười Biếng

Thông qua truyn tranh ngn và đy ý nghĩa này, tác gi mun truyn ti mt thông đip: trên con đường thành công không có du chân ca k lười biếng.

Mời các bạn cùng thưởng thức câu chuyện đầy ý nghĩa này :



Khởi đầu, mọi người đều phải gánh một cây thập giá nặng đè lên vai và chậm chạp bước về phía trước.


Trên đường đi một thanh niên dần dần dừng lại và suy nghĩ…

Chúa ơi, nó nặng quá! Cho con đẽo bớt nó được không…

Và anh ngồi đẽo khí thế, trong khi những người khác vẫn nỗ lực kéo…

Chẳng mấy chốc anh vác cây thập giá lên và vượt qua những người khác…

Nhưng đi được một chặng, anh thấy nó vẫn còn nặng…

… anh đã cầu nguyện, cho con đẽo thêm chút nữa để đi được dễ dàng hơn!

Vì vậy, anh cắt bỏ một phần của nó! Cảm ơn Chúa, để anh cảm thấy thoải mái hơn!

Nhưng khi đến hẻm núi, anh phải dừng lại và suy nghĩ: “Làm sao vượt qua nó đây”?
Aha! Thật bất ngờ, đột nhiên xuất hiện ở phía trước của một rãnh sâu và rộng! Không có cầu mương, không có cách nào xung quanh nó. Spiderman hay Superman đã không đến để cứu anh ta …

Anh đứng nhìn những người khác dùng cây thập giá lớn làm cầu và vượt qua hẻm núi một cách dễ dàng…

… thì anh cũng thử, nhưng… cây thập giá của anh nhỏ quá…

Không th đi tiếp, anh khy xung đt, ăn năn và hi hn vì tính lười biếng ca mình.

Chính vì cái tâm muốn được thoải mái an nhàn, chàng trai trẻ này đã không nhẫn nại để vượt qua những khó khăn trên con đường mà mình đang đi. Khi đến vực thẳm, anh không có cách nào vượt qua nó. Cũng như trong cuộc sống, chúng ta thường phàn nàn về những bất hạnh và khổ đau mà mình gặp phải. Đến khi những chuyện thống khổ xảy ra, chúng ta không có can đảm để đối diện và thường gục ngã.

Thông qua câu chuyện trên, chúng ta học được một bài học sâu sắc: “Để thành công thì không có con đường tắt”.

Sưu tầm