Tuesday, May 7, 2024

Câu Chuyện Sinh Viên Nổi Loạn - Vũ Linh


Trong vài tháng qua, tin thời sự chính trị Mỹ đã bị 'thống trị' bởi tin các sinh viên các đại học lớn của Mỹ nhất tề nổi loạn, ngày càng lan rộng mà các ban quản trị các trường không còn kiểm soát, kềm chế được nữa.

    Phong trào sinh viên nổi loạn này đã trở thành một vấn đề khá nghiêm trọng của đất nước này, bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu nhiều hơn. Ta không thể quên một số không nhỏ dân tị nạn thế hệ hai và ba đang theo học tại các trường lớn đó, và dĩ nhiên, không tránh khỏi những hậu quả của cuộc nổi loạn này, cho dù không can dự nhiều vào cuộc nổi loạn.

    Ta thử nhìn qua.

1. Diễn tiến

    Đầu tháng 10/2023, tổ chức khủng bố Hồi giáo quá khích Hamas của Palestine bất thình lình, lén tấn công một làng Do Thái, giết hơn 1.200 thường dân, trong đó có rất nhiều phụ nữ và trẻ con vô tội, kể cả trẻ con trong các nhà giữ trẻ chưa tới tuổi đi học mẫu giáo. Khoảng 250 thường dân đã bị bắt làm con tin, một số đã chết, phần lớn vẫn còn bị nhốt đâu đó không ai biết sống chết ra sao. Hamas công khai, vô cớ, xâm phạm một tình trạng sống chung hòa bình giữa Do Thái và Palestine đã kéo dài cả chục năm nay, mà xâm phạm một cách tàn bạo nhất.

    Sau đó, Do Thái đã phản công, mang quân qua đánh Hamas ngay trên đất Palestine, bằng những trận đánh quy mô, dùng cả không quân, pháo binh tàn phá nguyên cả tỉnh trong giải đất Gaza của Palestine.


Từ ngày đó tới nay, sinh viên thiên tả trong các trường đại học lớn của Mỹ đã ào ạt xuống đường biểu tình chống Do Thái, ủng hộ Palestine. Cuộc 'nổi loạn' của sinh viên bắt đầu từ một số nhỏ phất cờ Palestine, đã bất ngờ lớn mạnh từng ngày. Hiện nay, phong trào sinh viên biểu tình ủng hộ Palestine chống Do Thái đã lan rộng ra trên hầu hết mấy chục đại học lớn nhất của Mỹ, đâu gần 50 đại học trong 30 tiểu bang. Chẳng những lan rộng mà ngày càng hung hãn. Tin mới của tuần rồi, sinh viên Đại Học Columbia, ngay trung tâm thành phố New York, sau khi cắm lều trên sân cỏ của trường, đã leo thang, xâm chiếm một cao ốc của trường, chiếm đóng, quậy phá, bắt buộc bà viện trưởng phải kêu gọi hơn 200 cảnh sát 'dã chiến' của New York đến phá cửa, xông vào bắt cả mấy trăm sinh viên. Tình trạng tương tự cũng đã xẩy ra tại trường UCLA của Los Angeles và nhiều đại học lớn khác Theo tin mới nhất, trong tuần qua, cảnh sát đã bắt giữ gần 2.000 sinh viên nhiều đại học trên khắp nước.

Đại Học Columbia

    Đám sinh viên khùng điên này phần lớn biểu tình trong ôn hòa, nhưng lại hô hào những khẩu hiệu kinh hoàng nhất, đặc biệt là khẩu hiệu "From the River to the Sea" với bàn tay máu và cờ Palestine, nghĩa là 'Từ Sông tới Biển'. Sông đây là sông Jordan, phiá đông Do Thái ráp ranh với xứ Jordan, biển dĩ nhiên là biển Địa Trung Hải phía tây Do Thái. Nôm na ra, nghĩa là dân Palestine sẽ chiếm lại toàn thể đất Do Thái. Nhưng khẩu hiệu này cũng mang ý nghĩa kinh hãi hơn là sẽ có một cuộc tận diệt -genocide- dân Do Thái, không khác gì cuộc tận diệt của Hitler năm xưa.

2. Nguyên nhân gần

    Nhìn vào nguyên nhân tại sao đám sinh viên tại các trường đại học lớn của Mỹ lại nổi dậy ào ạt như vậy, thì hiển nhiên cuộc phản công của Do Thái đã là lý do quan trọng nhất. Đám sinh viên này bất mãn, nổi lên chống Do Thái vì hai lý do:

- Thứ nhất, họ cho rằng Do Thái quá nặng tay, trả đũa quá tàn nhẫn. Trong khi Hamas giết hơn một ngàn người, thì Do Thái, trong gần nửa năm qua, đã giết ít nhất 35.000 dân vô tội Palestine không dính dáng gì tới Hamas hết, tàn phá nguyên cả thị xã, theo thông tin của Palestine, hay khoảng 12.000 thường dân theo tin Do Thái.

- Thứ nhì, những tấn công tàn bạo của Do Thái thật ra chỉ là chuyện nhỏ mới xẩy ra thôi, trong khi Do Thái đã đàn áp dân Palestine một cách thô bạo nhất từ cả mấy chục năm nay, đặc biệt là đối xử rất tàn bạo với dân Palestine còn kẹt, sống trên đất Do Thái hay trên những đất Do Thái chiếm đóng bất hợp pháp qua nhiều cuộc chiến liên tục từ ngày lập quốc tới nay.

    Những lập luận trên, mới nghe có vẻ có lý phần nào, nhưng nhìn kỹ, không vững chút nào.

    Thứ nhất, vấn đề không phải là đáp trả sao cho cân xứng, kiểu như Hamas đánh một bạt tai thì Do Thái chỉ có thể đánh trả một bạt tai chứ không có quyền đấm trả. Vô cớ đánh người thì phải chịu hậu quả, bất kể người bị đánh trả lễ nhẹ hay nặng.

    Thứ nhì, Do Thái là một xứ nhỏ xiú với chưa tới 10 triệu dân, nằm giữa cả khối hơn một tỷ dân Hồi giáo cuồng thù ghét Do Thái, luôn luôn chỉ muốn ăn tươi nuốt sống cả nước, từ ngày lập quốc sau Thế Chiến Thứ Hai, đã trải qua liên tục mấy cuộc chiến tranh từ các xứ Ả Rập lân bang, nếu không cứng rắn, đã không thể tồn tại. Không ai có thể quên Do Thái cách đây cả ngàn năm đã từng bị 'diệt chủng', đuổi ra khỏi đất Do Thái, sống lang bang cả ngàn năm trên khắp thế giới không khác gì dân tị nạn Việt, rồi từng bị Hitler tìm cách tận diệt, giết cả sáu triệu người sống rải rác trên khắp Âu Châu. Không một người Do Thái nào muốn thấy lịch sử tái diễn.

    Chính sách cứng rắn của Do Thái là chuyện sống còn của cả nước, cả một dân tộc đã bị đầy đọa cả ngàn năm nay.

3. Nguyên nhân xa

    Đó là những nguyên nhân gần của chuyện sinh viên nổi loạn chống Do Thái. Nhìn xa hơn, việc chống Do Thái thật ra nằm trong hai vấn đề lớn, tiềm tàng trong xã hội Mỹ: tinh thần kỳ thị chống Do Thái, và những tẩy não từ nền giáo dục thiên tả Mỹ.

    Tinh thần kỳ thị Do Thái

    Thứ nhất là tinh thần kỳ thị chống Do Thái, gọi là tinh thần 'anti-semitism', tiềm ẩn trong các khối dân không phải Do Thái. Cái tinh thần đó được phơi bày rõ nét nhất và một cách cực đoan khùng điên nhất qua chính sách diệt chủng tàn bạo nhất của Hitler. Vì Hitler đi quá xa, quá mạnh nên đã bị hạ, nhưng tinh thần chống Do Thái vẫn tiềm tàng khắp nơi. Tất cả, có lẽ chỉ vì ghen tức, ghen tức cái thông minh hơn người, cái tài giỏi hơn người, cái thành công trên nhiều lãnh vực, đặc biệt là tài chánh, kinh doanh của dân Do Thái. Những đặc tính này đã đưa dân Do Thái đến những thành công lớn, có thể nói thống trị người khác, hay thậm chí các dân tộc khác. Hitler thâm thù Do Thái vì thấy rõ dân Do Thái 'thống trị' cả nước Đức, cả kinh tế Đức. Không chỉ trên lãnh vực kinh tế tài chánh, mà dân Do Thái còn nổi bật hơn người trong các lãnh vực khoa học, văn hóa như âm nhạc, nghệ thuật,...

    Nếu có thể tóm gọn lại thì tinh thần kỳ thị, chống Do Thái, thì ta có thể nói thật ra, cái kỳ thị đó chỉ phản ảnh một sự đố kỵ, ganh ghét, không hơn không kém.

    Ngay cả một số dân tị nạn Việt, chẳng ăn thua dây dưa rễ má gì tới dân Do Thái hay đạo Do Thái, thậm chí chẳng hiểu gì về lịch sử Do Thái, tôn giáo Do Thái, cũng a-dua nhẩy vào 'cuộc chiến' sỉ vả Do Thái.  

    Nhiều người Việt tị nạn biện giải tính căm ghét Do Thái bằng sự kiện Kissinger là dân Do Thái, cũng là thủ phạm số một bán đứng miền nam VN cho Trung Cộng. Đây là chuyện tố cáo bá láp. Tạm bỏ qua việc Kissinger có bán đứng Nam VN hay không là đề tài khác, những việc làm của Kissinger là việc làm của một quan chức lớn Mỹ, làm vì quyền lợi Mỹ, chẳng ăn thua gì đến chuyện Do Thái hết. Mỹ có bỏ VNCH hay không chẳng ảnh hưởng gì tới sự sống còn của Do Thái hết. Nói Mỹ bỏ VNCH để tập trung vào việc giúp đỡ Do Thái là nói chuyện vớ vẩn, vô căn cứ, nói bừa. Mỹ dư thừa khả năng tài chánh và quân sự để vừa giúp VNCH vừa bảo vệ Do Thái.

    Những người công kích, sỉ vả Do Thái cũng quên mất -hay không biết- một trong những 'đồng minh' lớn của VNCH là ông tướng độc nhãn Do Thái Moshe Dayan, đã từng qua Sài Gòn nhiều lần, góp ý các tướng lãnh VN và Mỹ trong cuộc chiến dân vận và du kích chống VC.

    Chính sách giáo dục Mỹ

    Việc các sinh viên ào ạt xuống đường biểu tình ủng hộ Palestine cũng là hậu quả trực tiếp của chính sách giáo dục cực kỳ thiên tả của các trường đại học lớn của Mỹ.

   Hầu hết giới giáo chức đại học Mỹ đều có tư tưởng thiên tả, nhẹ thì thiên về xã nghĩa, nặng thì công khai thân cộng. 

    Thời chiến tranh VN, miền Nam ta đã là hậu quả trực tiếp, hay chính xác hơn, cả hai chế độ CH của TT Diệm và TT Thiệu đều là nạn nhân, bị công kích, bôi bác, miệt thị đủ kiểu, đủ cách, trong khi các sinh viên Mỹ được dạy về 'tinh thần yêu nước vô song của các chiến sĩ dép râu, hy sinh tận cùng để dành độc lập, tự do cho cả nước thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ'. Các phong trào phản chiến nở rộ tại hầu hết các đại học Mỹ khi sinh viên đầy lý tưởng, đầy thiện chí, nhưng ngu dốt vì bị tẩy não, đã ào ạt biểu tình chống chiến tranh, chống sự can dự của Mỹ "giúp đỡ một chế độ thối nát từ quân đến dân, từ tướng đến lính, chống lại cuộc chiến thần thánh của những người Việt yêu nước".

    Cuộc chiến tại VN chấm dứt nửa thế kỷ qua. Bây giờ đám sinh viên được các thầy cô thiên tả dạy những bài học mới: chống sự đô hộ tàn nhẫn của Do Thái, đè đầu đè cổ nhân dân Palestine oai hùng. Các trận đánh tàn bạo mới đây của Do Thái đã là những bằng chứng cụ thể, khó chối cãi được của tính tàn bạo của Do Thái, tăng thêm phẫn uất cho đám sinh viên đầy thiện chí nhân đạo nhưng ngây ngô nhất.

    Các chế độ thiên tả, từ xã nghĩa đến cộng sản, đều đi ngược lại bản tính tự nhiên của con người, nên chỉ có thể sống còn bằng cách 1) tạo ra rồi khích động thù oán chống một kẻ thù, phải tưởng tượng ra nếu cần, 2) áp đặt quan điểm bằng nhà tù và súng đạn.

    Năm xưa, kẻ thù là đế quốc Mỹ ủng hộ chế độ thối nát VNCH, bây giờ là đế quốc Do Thái đàn áp thô bạo dân Palestine. Phải có cái gì nuôi sống lý tưởng của đám sinh viên đầy thiện chí và sinh lực tuy u mê hơn vịt. Cái ngộ nghĩnh là trong đám sinh viên phản kháng đó, trước đây, chưa một tên nào tới Sàigòn tìm hiểu dân miền Nam sống ra sao, VC tàn ác thế nào; bây giờ cũng chưa tên nào qua Gaza xem dân Palestine sống thế nào, Hamas khủng bố dân ra sao. Suốt ngày xuống đường hò hét khẩu hiệu, phất cờ mà ù ù cạc cạc chẳng biết gì thực tế.

    Thế nhưng phong trào sinh viên nổi loạn ủng hộ Palestine chống Do Thái, hiển nhiên đã là phòng trào sinh viên nổi loạn lớn nhất kể từ những ngày sinh viên thiên tả xuống đường chống chiến tranh, ủng hộ VC.

    Thực tế mà nói, các đại học Mỹ không chỉ giảng dạy về các chính sách thiên tả xã nghĩa không thôi, mà còn dạy sinh viên về những môn quái đản nhưng rất thời thượng trong cái gọi là 'văn hóa thức tỉnh', dạy về sex, dạy về đồng tính, về chuyển giới, về tính thượng tôn của da đen, về bản tính độc ác của da trắng, về lịch sử Mỹ được viết lại cho đúng nhu cầu thời thế, ...

    Chuyện lớn đáng lo ngại cho xứ Mỹ này: nếu đám sinh viên thức tỉnh trong ngớ ngẩn đó là tương lai của Mỹ, thì đại đế quốc Cờ Hoa hiển nhiên đang đi theo bước đi của các đại đế quốc Anh, La Mã,... Để rồi nếu ta đi thêm một bước nữa thì câu hỏi sẽ là tân đại đế quốc mới sẽ là xứ nào? Ác mộng của nhân loại: Trung Cộng chăng?

4. Chính sách của Biden

    Khủng hoảng trong các đại học Mỹ không phải là 'khủng hoảng' đầu tiên hay duy nhất của cụ Biden. Trước đó, ai cũng biết hay nghe nói đến khủng hoảng cung cầu hàng hóa, khủng hoảng lạm phát, khủng hoảng giá xăng, khủng hoảng biên giới,... Ba năm dưới Biden là chuỗi dài của hết khủng hoảng này tới khủng hoảng khác.

    Trong vụ khủng hoảng sinh viên hiện nay, chính quyền Biden lại một lần nữa, mặt nghệt ra đứng nhìn, không biết phải làm gì. Cái đau đầu vĩ đại của Biden là dân Do Thái cũng như đám sinh viên và cả khối dân Hồi giáo, tất cả đều là những khối cử tri cột trụ của đảng DC nói chung và của Biden nói riêng. Khi các khối này thẳng tay đấm đá nhau không nương tay, thì cụ Biden đớ người, không biết phải làm gì, vì không muốn hay không thể để mất các khối cử tri này, nhất là trong cuộc bầu khít nút mà tất cả các thăm dò cho thấy cụ đang thua chổng gọng.

    Đáng buồn là cụ không có cái tài mồm mép như Obama hay cái tài đu giây như Clinton, nên loay hoay không tìm ra cách lách qua lách lại giữa các khối đang đấm đá nhau. Mất một khối cũng đã là đại họa cho Biden rồi, thế mà cụ loay hoay làm sao, để rồi bây giờ, bị tất cả mọi khối, từ Do Thái tới Hồi giáo tới sinh viên, mạnh mẽ chống đối hết. Trong khi đó, cụ Biden chỉ còn có đúng nửa năm hay sáu tháng để tự cứu mình ra khỏi cái trận bát quái này. Khổng Minh tái sinh cũng mệt, nói chi tới một Biden lẩm cẩm, lờ mờ.

    Thẳng thừng mà nói, trong vụ khủng hoảng sinh viên này, chẳng những chỉ là chuyện Biden mù mờ không biết phải làm gì để giải quyết, mà quan trọng hơn nữa, chính cái thái độ lờ mờ, bất định, không quả quyết này đã khiến cho khủng hoảng ngày càng trầm trọng thêm, càng rối bù thêm.

    Công bằng mà nói, chỉ trích một mình cụ Biden hơi oan cho cụ. Cái lưỡng lự, tiến thoái lưỡng nan đó đã bao phủ toàn thể đảng DC luôn. Như đã viết, mấy khối cử tri đó cũng là cử tri của đảng DC luôn, nên khi những khối đó đâm chém nhau, thì chẳng những một mình cụ Biden, mà toàn thể đảng, tất cả các chính khách của đảng, đều như cụ Biden hết, á khẩu hết vì mở miệng sợ mắc quai, được đầu này mất đầu kia. Thỉnh thoảng, bất đắc dĩ phải lên tiếng chỉ trích nhẹ nhàng, kiểu khều vai nói nhỏ hay năn nỉ "các bạn làm ơn xuống thang vài bậc giùm đi". Trong khi cả hai phe đều đang áp lực Biden phải mạnh tay hơn. Phe ủng hộ Palestine muốn Biden phải ngừng mọi hậu thuẫn, nhất là viện trợ quân sự cho Do Thái, trong khi phe ủng hộ Do Thái lại muốn Biden phản ứng rõ ràng hơn chống nạn kỳ thị Do Thái.

    Đa số dân Mỹ vẫn ủng hộ Do Thái khá mạnh, nhưng khổ nỗi, cái đám ồn ào nhất lại là đám sinh viên và nhất là khối trẻ Hồi giáo, chẳng những la to hét lớn, mà còn là đám quậy mạnh nhất, chặn xa lộ, bít cầu, chiếm đại học,... Quậy  trong đại học chưa đử, còn quậy mạnh trong quốc hội qua cụ xã nghĩa Bernie Sanders và đám Tứ Quái của bà dân biểu cựu bán bar Alexandria Ocasio-Cortez và các bà dân biểu Hồi giáo Ilhan Omar và Rashida Tlaib. Mà đảng DC nói chung và cụ Biden nói riêng, lại không thể nào lựa chọn, đứng về bên nào vì cần tất cả các khối đang choảng nhau đó. Nhất là khối dân Do Thái, là khối yểm trợ tài chánh mạnh nhất cho Biden nói riêng và đảng DC nói chung.

    Ở đây, phải nhìn cho rõ khác biệt lớn giữa dân Do Thái ở Mỹ và chính quyền Do Thái bên Do Thái. Dân Do Thái tại Mỹ là khối cử tri rất trung kiên của đảng DC, có ảnh hưởng rất lớn trên các chính khách và chính sách DC qua túi tiền của các đại tài phiệt theo tôn giáo Do Thái, cho dù chính quyền DC nhiều khi vẫn phải cân nhắc rất kỹ quyền lợi của khối dân Hồi giáo và gốc Ả Rập tại Mỹ. Trong khi chính phủ Do Thái thì lại đụng độ thường xuyên với Biden và các chính quyền DC, vì Do Thái lo cho sự sống còn của mình, không cần biết tới quyền lợi các xứ Hồi giáo Ả rập.

    Hậu quả là mâu thuẫn khá lớn giữa hai đảng DC và CH: đảng DC được hậu thuẫn rất mạnh của khối Do Thái trong nước Mỹ, nhưng hay đụng chạm với chính quyền nước Do Thái. Trong khi ngược lại, đảng CH không có hậu thuẫn của khối cử tri Do Thái trên đất Mỹ, nhưng lại được hậu thuẫn mạnh hơn của chính quyền Do Thái.

5. Hậu quả 

     Đưa đến vấn đề then chốt: hậu quả gần nhất và thật quan trọng: đó là khủng hoảng sinh viên sẽ ảnh hưởng như thế nào lên cuộc bầu TT cũng như bầu quốc hội cuối năm nay?

    Như đã viết, Biden còn sáu tháng để tìm cách leo ra khỏi cái hố cụ tự đào cho mình. Sáu tháng có vẻ lâu, nhưng với khả năng của cụ lẩm cẩm Biden thì lại quá ngắn. Ít ai nghĩ cụ có thể trong nửa năm tới nghĩ ra giải pháp tự cứu cũng như cứu đảng DC.

    Khủng hoảng sinh viên, sự nổi dậy của khối dân Hồi giáo, báo hại thay, lại nổ bùng mạnh nhất không phải ở những tiểu bang DC chắc chắn như New York hay Cali, mà lại ở những tiểu bang xôi đậu then chốt có tiếng nói quyết định trong cuộc bầu cuối năm nay như Michigan và Wisconsin. Mà trong biến động chính trị này, chỉ có duy nhất cụ Biden là người mất phiếu, trong khi ông Trump chẳng bị xây sát gì.

    Tại Michigan, cuộc bầu sơ bộ bên đảng DC đầu tháng Ba vừa qua cho thấy hơn 13% (hay 101.000 người) cử tri bỏ phiếu 'uncommitted', nghĩa là không bầu cho những ai có tên trong danh sách ứng cử viên hết, kể cả cụ Biden. Nói chung, 19% hay 150.000 cử tri đảng DC KHÔNG bầu cho Biden. Trong một cuộc bầu mà hậu thuẫn của hai bên cách biệt nhau khoảng 1%-2% thì mất 19% làm sao thoát chết? 

Bầu sơ bộ DC tại Michigan 3/2024


    Nhìn vào những kết quả bầu cử tại Michigan, cụ Biden không toát mồ hôi mới là lạ. Nhưng lại chẳng biết phải làm gì.

    Nhìn đường xa, liên minh Do Thái-Hồi giáo-sinh viên ủng hộ đảng DC và Biden đang tan vỡ, sẽ là mối hại vô cùng lớn lao cho đảng DC đặc biệt nhất là tại Michigan, nhất là sau khi Michigan đã mất một số thật lớn phiếu của dân lao động, bất mãn vì thất nghiệp một phần vì chính sách chặn sản xuất xe xăng để cổ võ cho xe điện của Biden, cũng như bất mãn vì vật giá đắt đỏ đã gặm nhấm phần lớn mãi lực của đồng lương của họ. Ta đừng quên năm 2016, Michigan, là thủ phủ của kỹ nghệ sản xuất xe hơi Mỹ, đã bỏ phiếu cho Trump sau khi thất nghiệp tràn làn mà Obama bó tay không biết phải làm gì.

    Đã vậy, Michigan cũng là tiểu bang có nhiều di dân Hồi giáo Ả Rập nhất nước. Bà dân biểu trong nhóm Tứ Quái, Rashida Tlaib, gốc Palestine, là dân biểu Michigan.

 

Bà Rashida Tlaib

       Thái độ bí lối, tiến thoái lưỡng nan của Biden đã bị phe CH khai thác mạnh, tố cáo như đây là bằng chứng cụ thể nhất của hai chuyện. Thứ nhất, Biden và đảng DC thật sự không đứng về phe Do Thái, mà chỉ đứng về phe... lửng lơ con cá vàng, nhìn chiều gió chính trị, và muốn ba phải, ủng hộ hết. Thứ nhì, Biden chỉ là bất tài vô cán, trước những khủng hoảng lớn là bí lối, không biết phải làm gì, hay không dám làm gì vì sợ mất lòng người này, mất phiếu người kia, không có cái quyết tâm và dứt khoát của một người lãnh đạo.

    Việc chính quyền Biden nhát tay, không có phản ứng sớm để cuộc nổi loạn ngày càng lớn mạnh, và nhất là việc bộ trưởng Giáo Dục ông Cardenas đã trốn trong nhà bếp, biệt tăm tích, không lên tiếng cũng chẳng có hành động gì trong suốt sáu tháng qua, đã giúp cơ hội cho phe CH tố Biden dung túng tính kỳ thị chống Do Thái 'anti-semitism' trong các đại học.

    Một hậu quả bất ngờ nhưng thật quan trọng cho giới trẻ Mỹ: một số không nhỏ phụ huynh và sinh viên mất tín nhiệm các đại học lớn, và quyết định theo học tại những đại học nhỏ hơn, ít nổi tiếng hơn, nhưng chú tâm nhiều hơn vào các vấn đề thuần tuý giáo dục, không đặt nặng các vấn đề 'thức tỉnh' trong khi các sinh viên cũng lo chuyện học hành nhiều hơn là tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị.

    Đây là một biến chuyển khá thuận lợi cho đảng CH. Chính trị Mỹ đầy mâu thuẫn. Trong khi CH bị tố là đảng của nhà giàu da trắng và DC được tung hô là đảng của dân nghèo, dân lao động,... thì đảng CH chính là đảng luôn công kích các đại học lớn của các ông con nhà giàu, đã đào tạo ra một lớp trí thức cao ngạo, phách lối, cấp tiến nặng, trong khi các đại học nhỏ hơn bị đảng DC khinh thường, lại đào tạo những trí thức chân chấm đất nhiều hơn, có khuynh hướng ít cấp tiến mà bảo thủ hơn. Việc sinh viên Mỹ đang có khuynh hướng bỏ các đại học lớn, thuộc loại mà Mỹ gọi là trong 'Ivy League', để theo học các đại học nhỏ hơn là điều rất có lợi cho CH về lâu về dài.

    Truyền thông loa phường tìm cách giảm tầm quan trọng của việc sinh viên nổi loạn, cho rằng đây chỉ là một biến cố nhất thời của đám sinh viên bốc đồng, cuối cùng sẽ không thọ mà tự nó sẽ tan thành mây khói, không có gì phải hốt hoảng, làm to chuyện. Chuyện này, chẳng ai biết được, chẳng ai tiên đoán phong trào sinh viên nổi loạn chống Do Thái sẽ xì hơi trong nay mai, hay sẽ có những hậu quả đổi đời trong chính trị, giáo dục Mỹ. Nhưng có điều khá chắc chắn là cuộc nổi loạn quá gần kề ngày bầu cử TT giữa hai người khít nút nhau, chắc chắn sẽ có hậu quả trên cuộc bầu cử, mà hậu quả sẽ không nhỏ chút nào trong tương lai, bất kể gần hay xa.

    Tin mới nhất do FBI loan ra: trong vụ chiếm cứ Đại Học Columbia, FBI đã bắt được nhiều người KHÔNG phải sinh viên của trường, mà ở nơi khác tới, được đài thọ tiền chuyên chở tới và trả luôn tiền ăn uống. FBI còn đang điều tra. Câu hỏi, đám sinh viên nổi loạn đã bị thâm nhập, nhưng ai thâm nhập và ai tài trợ chúng?


Vũ Linh

Soi Gương Mặt Tình - Trầm Vân

Cầu Hôn - Nguyễn Văn Tới


Chiếc Mercedes đen bóng loáng chạy vào khu nhà sang trọng, dừng lại trước cánh cổng sắt khép kín, người đàn ông trạc 35 tuổi cho cửa kính xuống, thò tay ra ngoài và bấm mật mã vào cổng với một vẻ quen thuộc. Cánh cổng sắt từ từ chạy sang một bên, anh ta sang số và chiếc xe lăn bánh về phía trước, chạy qua một vài ngõ quanh co, hai bên đường rợp bóng những hàng cây xanh mát rượi. Chiếc xe dừng lại trước một căn nhà xinh xắn với khu vườn nhỏ ngập tràn sắc hoa và cây cảnh được cắt tỉa kỹ càng. Cánh cửa nhà để xe từ từ cuốn lên, người đàn ông điều khiển xe rất khéo léo vào bên trong và cánh cửa lại từ từ khép xuống.

Người đàn ông tắt máy xe, bước ra ngoài; bên kia, người đàn bà trẻ độ chừng 45 tuổi, vai khoác bóp LV, bước vòng ra phía trước, ôm chầm lấy người đàn ông. Cả hai trao nhau những nụ hôn nồng nàn, vũ bão tưởng như không thể rời nhau được.

Chàng bế nàng trên đôi tay lực lưỡng, bước nhanh về phía phòng ngủ; nàng, một cánh tay quấn quanh cổ chàng, tay kia xoay nhanh nắm cửa. Đèn trong phòng bật sáng, một tia sáng dịu dàng chiếu thẳng về phía giường ngủ trong tiếng nhạc du dương, tha thiết, trầm bổng vang lên nhẹ nhàng của bài “Hello” (1). Căn phòng dường như mới được bàn tay ai trang trí lại, thật trang nhã, gọn gàng, nhưng đượm đầy nét lãng mạn.

Chàng vẫn bồng nàng trên tay, đứng ở bên ngoài ngưỡng của phòng ngủ với đôi mắt mở to, sửng sốt, như không tin ở mắt mình. Trên tấm vải trải giường màu xanh rêu, một cái hộp nhung đỏ thật đẹp mở nắp, trong đó một chiếc nhẫn kim cương chiếu những tia lấp lánh. Cái hộp được đặt giữa những cánh hoa hồng đỏ còn tươi, xếp thành hình trái tim. Cái màn hình TV 55” ở cuối giường hiện lên hai chữ thật to, cũng màu đỏ của tình yêu “Marry Me”.

Quá hoảng hốt và không dằn được cảm xúc, nàng la lớn:

-        Bỏ em xuống, mau lên!

-        Sao em nói là nó đang bay đến Chicago, tham dự một workshop cho công ty?

-        Chính em đưa thằng chả ra phi trường sáng nay mà.

Nói xong, nàng toan bước hẳn vào trong phòng, chàng đưa tay nắm vai nàng kéo lại.

-        Như vậy là có camera thu hình bên trong, em khoan bước vào.

Cả hai người nhìn quanh quan sát với đôi mắt đề phòng. Trên trần nhà, bên trong căn phòng ngủ, ngay cái hệ thống báo khói, có 1 ánh đèn đỏ nhấp nháy, phải để ý lắm mới nhận ra: một máy ghi hình cực nhỏ. Không gian trong nhà tuyệt đối lặng im, không có một tiếng động nào khả nghi ngoài tiếng nhịp tim của nàng đang dồn dập mà nàng không thể nào đè nén xuống được. Không ai bảo ai, cả hai người lặng lẽ quay lui, mở cửa đi ra nhà để xe, ngồi xuống bàn bạc.

Một lúc sau, hai người trở lại trước cửa phòng ngủ. Chàng đứng bên ngoài. Nàng bước vào bên trong, giả vờ ngạc nhiên, cặp mắt mở to, đưa hai tay đè lên trái tim, quay nhìn về phía màn hình TV rồi bước nhanh về phía giường ngủ. Nàng nhẹ nhàng cầm lấy chiếc nhẫn kim cương, đeo vào ngón tay áp út rồi hét lên sung sướng “yes, yes, yes”.

Màn kịch được diễn ra một cách xuông xẻ. Nàng bước ra khỏi phòng ngủ. Hai người nhìn nhau cười to khoái trá.

-        Thằng ngu này làm sao biết được, phải không anh?

-        Tương kế, tựu kế mà em. Có trời biết! Bây giờ mình đi ra khách sạn, uống một chai champagne, ăn mừng sự thành công của chúng ta, em nhé. 

   ***

Trường vượt biển đến Mỹ một thân một mình vào cuối thập niên 80, khi đó chàng vừa tròn 32 tuổi, cái tuổi chín mùi của sự trưởng thành. Chàng đã trải qua những tháng năm cùng cực nơi vùng Kinh Tế Mới và nhọc nhằn kiếm sống ở khu chợ trời Sài Gòn. Trên vùng đất Mỹ đầy cơ hội, chàng lao đầu vào đủ thứ nghề trong các hãng xưởng, vừa đi làm vừa đi học. Chàng quên gia đình, quên bạn bè, quên cả thằng bạn thân năm xưa đã cùng chia nhau từng điếu thuốc đen trong căn gác trọ tồi tàn. Chàng ăn uống kham khổ, dành dụm từng xu, không dám ăn thịt trên cái xứ sở thừa mứa đồ ăn này.

Chàng ra trường với mảnh bằng MBA và đi làm cho nhiều hãng khác nhau để lấy kinh nghiệm cho đến khi chàng cùng Chinh, một người bạn thân lúc còn ở đại học, cùng nhau mở một công ty đầu tư nhỏ cho riêng mình. Sau hơn 20 năm bền chí, giờ đây hai người bạn cũng gầy dựng được một công ty tư vấn đầu tư phát đạt và thành công.


Ngày nay, bước gần vào tuổi 60, nhìn lại đoạn đường đã qua, Trường tạm hài lòng về thành quả do bàn tay mình tạo ra. Nhưng tâm hồn chàng cảm thấy cô đơn, trống vắng lạ thường, cuộc sống như thiếu một điều gì. Chàng quyết định về quê hương thăm lại gia đình, anh em, bạn bè cũ ngày xưa và viếng mộ của song thân.

Trong thời gian ở Việt Nam, chàng quen một cô gái tên Nga, 42 tuổi, đang làm nghề uốn tóc, dang dở một lần đò, hiện còn độc thân và không vướng bận con cái. Cả hai hẹn hò nhau, đi chơi, đi ăn uống với nhau trong những ngày còn lại của chàng ở Sài Gòn.

Trở về Mỹ, dù bận rộn, chàng và nàng vẫn thường xuyên liên lạc và gọi điện thoại để thấy mặt nhau cho thỏa lòng mong nhớ. Rồi chàng quyết định bảo lãnh nàng qua Mỹ theo diện hôn thê. Chàng mua một căn nhà thật đẹp trong một khu dân cư giàu có và an ninh để làm tổ ấm cho hai người. Thấm thoát mà đã gần 1 năm, Trường cảm thấy hạnh phúc ngập tràn, đời chàng chắc sẽ không còn khoảng trống nào cần lấp đầy vì chàng đã có một sự nghiệp vững vàng và một người mình yêu tha thiết.

Chàng muốn cầu hôn Nga với một phong thái lãng mạn mới, trẻ trung, bằng cách tạo sự ngạc nhiên cho nàng. Chàng bàn với Chinh, nhờ người bạn thân giúp làm cách nào để có được một cách cầu hôn đáng ghi nhớ nhất trong đời. Chàng biết Chinh giỏi về công nghệ, Chinh sẽ biết phải làm gì.

Theo sự sắp xếp của Chinh, sáng hôm nay, khi Nga đưa Trường ra sân bay qua Chicago tham dự một buổi hội thảo làm ăn, Chinh và một chuyên viên trang trí sẽ đến nhà gắn cho chàng 2 máy quay phim trong phòng ngủ, ở hai góc cạnh khác nhau, loại máy cực nhỏ thường dùng cho công tác gián điệp.                                                                     

*** 

Nga là một cô gái thích ăn chơi và chạy theo thời trang. Quê cô ở một vùng núi xa xôi phía Bắc Việt Nam. Nhờ có nhan sắc nên nhiều người muốn hỏi cô làm vợ. Ước mơ cháy bỏng của cô vượt cao khỏi những ngọn đồi trồng chè xanh, vươn xa hơn những ruộng lúa bậc thang nơi gia đình cô đang sống. Cô muốn đổi đời.

Cô bỏ làng ra đi và sống ở Hà Nội một thời gian, rồi lập gia đình với một thanh niên ở đó. Năm năm sau, vợ chồng ly dị. Thêm vài ba cuộc tình với hai, ba ông chồng nữa, mỗi ông cũng được vài ba năm, họ lại chia tay nhau, không vướng bận con cái, đường ai nấy đi, vì các đức ông chồng không chịu nổi sở thích mua sắm và thói lẳng lơ của nàng.

Nghe nói miền Nam là đất dễ sống, cô quyết định di cư vào Sài Gòn để che dấu quá khứ và làm lại cuộc đời một lần nữa. Cô học nghề uốn tóc và đi làm. Cô giao du với một nhóm bạn chuyên kết bạn phương xa. Nhờ đó, cô quen được Trường trong chuyến về thăm Việt Nam của chàng và hôm nay cô đang có mặt trên đất Mỹ. Giấc mộng đổi đời của cô sắp thành hiện thực.

Trong lúc sống với Trường, Nga được chàng dẫn đi dự nhiều buổi party ở những nơi sang trọng, gặp gỡ nhiều thân chủ và bạn bè trong giới làm ăn; nhưng nàng bị lôi cuốn bởi Minh, một anh bồi phục vụ với dáng người cao lớn, bắp thịt cuồn cuộn dưới lớp áo đồng phục trắng. Khi Minh đến gần mời rượu, cô liếc đôi mắt ướt rượt, đưa tình với Minh, rồi việc gì tới cũng phải tới. Hai người xáp lại với nhau mà Trường không hề hay biết.

Minh là một du học sinh ở Mỹ đã có thẻ xanh. Minh mới 30 tuổi, tướng tá vạm vỡ, dễ coi, có sở thích tập thể dục thể hình, tập tạ để khoe cơ bắp. Anh này đi học cho có để được ở lại Mỹ. Anh ta đã tốt nghiệp cử nhân, nhưng không rõ là ngành nghề gì. Do bản tính thích ăn chơi, hưởng thụ nên việc làm cũng thất thường, lúc có lúc không.

 ***

Theo kế hoạch, sau khi Nga lái xe về nhà một lúc, Trường cũng đón Uber theo sau về nhà. Chàng sẽ bất ngờ xuất hiện trong nhà với một bó hoa Hồng trong tay để tạo sự ngạc nhiên cho nàng.

Trong lúc Nga và Minh đang hôn nhau đắm đuối bên ngoài cửa phòng ngủ thì cái phone trong giỏ xách của Nga vang lên một âm thanh nhỏ báo hiệu cửa garage vừa được mở lên. Hoảng quá, Nga vội kéo tay Minh đi thật nhanh đến cái pantry, chỗ chứa đồ ăn khô ở nhà bếp và nhét chàng vào bên trong, đóng cửa lại; vừa lúc Trường xuất hiện ngay hành lang phòng ngủ, tươi cười với bó Hồng trong tay. Nga giả vờ vui sướng, lao vòng vòng tay chàng. Cả hai hôn nhau say đắm và dìu nhau vào phòng ngủ.

                                                                          

*** 

Buổi tiếp tân “Pre-wedding” do Trường đứng ra tổ chức tại khu resort sang trọng mà chàng và Nga thường lui tới. Khách mời là những thân chủ có mở tài khoản với công ty và một số bạn thân quen trong giới làm ăn. Ai nấy đều cầm trên tay ly rượu vang đỏ, đi lại và nói cười vui vẻ trong tiếng nhạc đệm nhẹ nhàng trong sảnh đường rộng lớn của khu nghỉ dưỡng. Minh là một trong những người bồi phục vụ ở đây, anh ta mặc áo đồng phục trắng, cổ thắt nơ đen, quần đen, quấn một cái tạp dề quanh bụng, tay cầm khay rượu vang đỏ đang đi mời quan khách.

Nga trong chiếc áo đầm trắng rất cầu kỳ và đắt tiền, nàng đi lại tươi cười chào khách khứa, trên môi lúc nào cũng nở một nụ cười thật tươi. Trường khoác chiếc áo sport-vest, đi cạnh nàng, cũng bắt tay bạn bè và luôn miệng cám ơn những lời chúc mừng. Minh thỉnh thoảng đi ghé lại gần Nga và mỉm cười thì thầm gì đó mà không ai nghe được.

Trường bước lại cầm micro và gõ muỗng vào thành ly, âm thanh trong trẻo của ly thủy tinh khiến tất cả quan khách đều quay về phía chủ nhân của buổi tiệc.

-        Thưa quý khách, xin mời quý khách an vị. Hôm nay Nga và tôi hân hạnh được đón chào quý vị nơi đây để loan báo lễ thành hôn sắp tới của chúng tôi. Mời quý khách nhìn lên màn ảnh ghi lại giây phút tuyệt vời khi tôi mở lời cầu hôn với nàng.

Trên màn ảnh, một khúc nhạc du dương cất lên, Nga xuất hiện với một dáng vẻ tươi trẻ, bước vào phòng, vẻ mặt ngạc nhiên tột cùng, đưa cả hai tay đưa lên chặn ngực, mắt mở lớn nhìn vào cái hộp nhung đỏ trên giường. Và với một sự ngạc nhiên thích thú, nàng cầm lấy chiếc nhẫn đính hôn, đeo vào ngón tay và hét lên sung sướng “yes, yes, yes”.

Quan khách đồng loạt vỗ tay chúc mừng. Nhưng phim không dừng lại ở đó mà chuyển sang góc nhìn hướng ra phía cửa phòng, nơi Minh đang đứng, dơ ngón tay cái lên trời, tỏ ý tán thưởng. Nga bước tới cửa phòng, huơ tay nói gì đó, rồi hai người hôn nhau đắm đuối.

Tất cả khán thính giả trong bữa tiệc ồ lên ngạc nhiên, nhìn nhau không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Khuôn mặt tươi tắn của Nga giờ đây biến sắc, từ hồng hào chuyển sang tái mét. Minh, tay bưng khay rượu, đang đứng từ đằng xa cũng thất thần. Chỉ có Chinh, bạn thân của Trường, khuôn mặt điềm tĩnh, ôn hòa, cẩn thận như mọi lúc, chàng đứng lên, hướng về phía quan khách và từ tốn giải thích.

-        Thưa quý khách, tính tôi vốn cẩn trọng và chu đáo, khi nhận lời giúp bạn, tôi đã đặt 2 camera ở hai góc cạnh khác nhau để ghi lại những khoảnh khắc mà tôi nghĩ rằng bạn tôi sẽ trân trọng nhất. Bạn tôi vẫn thường tâm sự: những chuyện tốt nhất và đẹp nhất trong cuộc đời, không những chỉ được nhìn, được chạm đến, mà còn được cảm nhận với cả trái tim. Tôi xin lỗi bạn tôi vì tôi vô tình đã làm tan vỡ trái tim của bạn.

Trường lúc đó mới đứng dậy, một tay nâng ly rượu thủy tinh sóng sánh rượu vang đỏ, tay kia cầm micro, với một khuôn mặt hiền lành nhưng quyết liệt, chàng lên tiếng:

-        Thưa quý vị và các bạn, tôi biết tất cả các vị đang bối rối không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Xin quý vị bình tĩnh và tiếp tục nâng ly chia vui với tôi. À, tiện thể, một nhân vật không kém phần quan trọng trong khúc phim mà các bạn vừa coi, đang đứng đằng kia, với khay rượu, vẫn sẵn sàng phục vụ quý khách. Xin nhân vật đó cứ tiếp tục rót đầy ly cho tất cả quan khách ở đây.

Nói xong, Trường buông tay cho ly rượu rơi xuống sàn nhà vỡ tan. Mảnh thủy tinh lấp lánh lẫn trong màu rượu vang đỏ lan rộng trên nền gạch trắng ngà của gian phòng. Chàng lại cất giọng trầm buồn nhưng vừa đủ nghe.

-        Thưa quý vị, trái tim tôi đã vỡ tan như ly rượu vừa rồi, nhưng nó cần thiết phải bị tan vỡ một lần. Tôi sẽ cố gắng xây dựng lại niềm tin vào niềm đam mê mà tôi đang theo đuổi mà trong đó sẽ không bao giờ có hình bóng của người vừa làm tan vỡ trái tim tôi.

 

Minh tái mặt quay đi, bước ra sau quầy rượu, đặt khay xuống bàn, cởi bỏ tấm tạp dề và bước khuất vào sau kệ rượu trong khi Nga vẫn còn ngơ ngác chưa biết phải làm gì, nàng hết nhìn Trường rồi nhìn tất cả mọi người như chưa thể tin rằng đây là sự thật.


Sau một thoáng, hiểu ra sự việc, Nga đi như chạy ra khỏi buổi tiệc, khuôn mặt thất thần, ngón tay vẫn còn mang chiếc nhẫn đính hôn. Chinh đến gần ôm vai bạn, an ủi vài câu. Trường bình thản nâng ly rượu bạn mới rót cho mình, đưa lên môi uống cạn, nuốt nhanh nỗi buồn vào tận đáy sâu tâm hồn. Quan khách, sau giây phút bàng hoàng, lại tiếp tục nâng ly mừng cho sự may mắn của Trường.

 

Nguyễn Văn Tới  

CHÚ THÍCH:

1  Bài hát “Hello” do Lionel Richie sáng tác. https://www.youtube.com/watch?v=Axx9IMdL4jc 

Tháng Tư, Em Và Tôi - Đỗ Công Luận

Monday, May 6, 2024

Nước Việt Mến Yêu - Nguyễn Nhơn



Xuân về trên đất Mỹ
Bâng khuâng nhớ Quê nhà

 

Quê hương tôi bên kia bờ Đại Dương. Đẹp não nùng, e ấp như cô gái đẹp Việt Nam. Những ngày tù đày, gian khổ trên đỉnh Hoàng Liên Sơn. Đói và lạnh, đêm trằn trọc, thao thức. Mỏi mòn thiêm thiếp lúc tàn canh. Bừng mắt dậy: Hoa bang trắng xóa một màu trên sườn đồi bên song sắt nhà giam. Mùa xuân đến mang về sức hồi sinh. Cửa tù mở, xa xa đỉnh Fansipan hùng vĩ: Tuyết phủ một màu trắng xóa. Cửa tù mở, đi vào cõi thiền. Trời đất, núi non, cảnh vật hòa đồng. Lòng thanh thản, không còn gì đói lạnh. Ngọn đồi sỏi đá, trơ trọi. Tay run run đào xới. Từng hóc và từng hóc nhọc nhằn. Hom củ mì bỏ xuống đợi chờ. Ngày tháng dài trôi qua bằn bặt. Sườn đồi sỏi đá xanh tươi. Những củ mì bụ bẫm. Tù trồng trọt nuôi thân. Những năm dài chay tịnh. Củ mì băm tên gọi sắn dzui. Dzui cũng như vui cho được đỡ dạ. Những dêm dài thao thức, nhớ về Miền Nam: Nắng ấm chan hòa.


Hè về dưới chân rặng Trường Sơn: Nắng như đổ lửa. Đêm về, tù già không thở được, đứng tựa song sắt khò khè. Tù trẻ trăn trở, mơ màng. Mơ về dòng suối mát quê làng Miền Nam.

Chiều tà trên Bến Ngọc xứ Bắc, nhớ về ánh nắng vàng rơi rụng bên kia dòng sông xứ Thủ, Bình Dương.

Dốc Phục Linh bên rặng Trường Sơn cao vời vợi. Tù nhọc nhằn, oằn vai gánh nặng ráng sức trèo. Dốc Mơ, Gia Kiệm, trên đường đi Đà Lạt vừa cao vừa dài. Những ngày vui thơ mộng. Xe vượt qua thênh thang, những nụ cười âu yếm, đôi tình nhân trẻ:

“Yêu nhau mấy núi cũng trèo,

mấy sông cũng lội,

vạn đèo cũng qua.”

Những ngày thơ mộng ấy. Đà Lạt trăng mờ, tay cầm tay lặng bước:

“Ta nhẹ dìu nhau như tiếng thở.

Thương này, thương cho bõ lúc đợi chờ.”

Suối A Mai dưới chân rặng Trường Sơn hùng vĩ. Mùa khô trong vắt, dịu dàng. Mùa mưa lũ, tràn ngập bãi bờ, ào ạt, dũng mãnh, ngựa bất kham.

“Dòng An Giang, sông sâu, nước biếc.

Dòng An Giang nên thơ khiến nhớ...”

Tuổi học trò bơi lội. Giắt lá sả theo mình, phòng cá nóc đớp, khoét thịt da.

Năm xưa, ra thăm xứ Huế. Dòng sông Hương tình tứ. Câu hò mái đẩy vẳng đưa. Chùa Thiên Mụ cổ kính. Lăng Tự Đức u trầm. Học trò Đồng Khánh áo dài trắng, nón lá bài thơ.

“Học trò xứ Quảng ra thi.

Thấy cô gái Huế, bước đi không đành!”

Đèn Sài gòn, ngọn xanh, ngọn đỏ... Những đêm trường thao thức, nhớ người yêu lỗi hẹn, nhịp bước trên phố vắng, buồn hiu.

Kinh Xà No, người không lo đói. Gạo Nàng Mau vừa dẻo vừa thơm. Chiều tà lặng ngắm chiếc cầu ván bắc qua rạch Nàng Mau đẹp như tranh thủy mạc. Rừng U Minh xanh ngắt một màu. U Minh như quỷ mị đầy chết chóc. Chiến trường máu đổ, tử vong.

Tuổi thanh xuân thích cảnh lạ. Hà Tiên thăm Thạch Động. Mũi Nai ngắm trời mây. Chùa Phù Dung huyền thoại. Bắc Tô Châu pha đèn nhìn cá bay.

Tây Đô, Cần Thơ bên bờ Sông Hậu. Chiều tà, gió lộng, đón người yêu. Bến Ninh Kiều dập dìu tài tử, giai nhân. Vườn Thầy Cầu xinh xinh. Rạch Tham Tướng với truyện “Dưới Rặng Trăm Bầu.”

Ngày Miền Nam hấp hối, đứng trên dốc Châu Thới buổi chiều tà, nhìn về phi trường Biên Hòa mịt mùng trong khói lửa. Tỉnh lỵ mến yêu thời lập nghiệp, bên kia bờ sông Đồng chìm vào tăm tối. Lòng thê lương!

Lưu ly trên đất Mỹ chạnh nhớ quê nhà Việt Nam.


Nguyễn Nhơn

February 15, 2015

Chào Em Buổi Sáng - Đỗ Công Luận

Tình Bạn Lính Xưa - Ngu Yên

Ảnh minh hoạ

Mi 30 tháng 4 là mi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm mt bước na xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hu hết nhng người trc tiếp tham gia vào cuc chiến trước 75, nay đã vng mt. Non na thế k ri còn gì. Khi không còn ai na, không hiu nhng thế h tr tha hương s nh gì? Mt thoáng hơi cay?

Có khi nào bn đc ngi mt mình cht hát lên bài quc ca, ri đng dy, nghiêm chnh chào bc tường, thng cháu nh thy được, cười hí hí. Ông ngoi mát ri.

Trí tưởng tượng ca người tht k diu.  Rượu cũng k diu không kém. Na chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ tr v thi đó. L lùng thay, quá kh dù kinh hoàng, khn kh cách my, khi nh li, có gì đó đã đi thay, dường như mt cm giác đp ph lên như tm màn mng, che phía sau mt thiếu ph tr đang khóc chng. Cô có mái tóc màu nâu đm, kiu Sylvie Vartan, r xung che na mt. Nhưng thôi, đng khóc na. Ch làm đt tri thêm chán nn. Đ tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, nhng người lính rt tr.

Chiếc xe GMC trn tri ch mt by trai non, có dân chơi thành ph, tóc bm xm; có hc sinh mi ln còn ng ngn; có sinh viên b đôn quân, dn dĩ kiu đàn anh; có dân quê nhp ngũ, lúng túng; có k trung người tây, chúng tôi chen ln ngi hai hàng đi din. Xe băng qua thành ph. Mi người sinh hot bình thường. Không ai lưu tâm nhng chàng trai tr, xếp bút nghiên theo vic đao cung. Xa xa, sau lưng ch là nhà tôi. M gi này đang chun b cơm trưa. Bng dưng, mt anh nào đó, ct tiếng hát:

Ri đây mai ngày ai hi đến tên tôi (1)

Bn ơi! Hãy nói khoác chiến y” ri

Lp tc c bn hùa theo.Làm như có tp dt trước. Ai cũng hăng say, dù thuc li hay không.

Người thư sinh y đã xếp bút nghiên

giã t trường yêu vi bao nhiêu bn hin

có v là khi nước non vui bình yên…

Tht là cm đng. Anh bn ngi cnh tôi, người huế,

ct ging tr tr nghe như than th:

Nh lúc lên đường đưa tin chân tôi,

Thương lên khoé mt m nhn đôi li,

Dit thù lp công cho xng tài trai,

St son ghi lòng ch phai.

Ai đi chinh chiến xây đp tương lai,

Con đi chinh chiến đ nước yên vui

Li m hin khuyên nguyn khc trong tim.

Ri anh bt lên khóc gia lúc mi người đang h hi, khiến chúng tôi lng thinh, thông cm. Ch còn nghe tiếng máy xe rú và bánh xe m m nhi gà. Trong lúc có v thành tâm, mt anh dân chơi phá lên. Có đa phát cười. Có đa cau có:

Bn ơi, quan tài xin cn chén đi thôi

Ngày mai tôi đã, đã đi xa ri.

Mt ging khác ln hơn chiếm li ưu thế, vài người hùa vào:

Bn ơi! Khi nào ai hi đến tên tôi

Đi tôi lính chiến cánh chim tung tri.

Ngày nào khi đt nước hết binh đao

gia đoàn hùng binh có tôi đi hàng đu,

tr v thành đô nm tay ta mng nhau.

Tôi bt đu s nghip lính như vy.

Đi đi ca chúng tôi gm có 110 đa. Ra trường vào mùa hè đ la 1972. Mt năm sau, kêu gi, hn hò, gp li nhau, ch còn mt na. Năm đó, bn tôi, chun úy thy quân lc chiến tham gia trn đánh chiếm li C thành Qung Tr và anh đã lên lon c thiếu úy.

Bn tôi hát rt hay. Nhng đêm ngh hc quân trường, anh ôm đàn thùng, mơ màng nhng li truyn cm, đúng tâm s, c bn ngi nghe, mt m, say sóng. (2)

Nhng ngày xưa thân ái, anh gi li cho ai?

Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cau lưa thưa

Anh cùng tôi bước nh, áo qun nhăn gic ng

Đi tìm chim sáo n, ôi bây gi anh còn nh?

Nhng ngày xưa thân ái, anh gi li cho ai?

………

Thi gian qua mau, tìm anh nơi đâu?

Tôi v qua xóm nh, con đò nay đã già

Nghe tin anh gc ngã, dng chân quán năm xưa

Ung nước da hay nước mt quê hương

Nhng đường xưa ph cũ, ôi n đành quên sao?

Xin gi li tên anh gia tri sao long lanh

Anh gi yên gic ng, tôi nm nghe súng n

Như li anh nhc nh, ôi căm hn dâng ngp li

Nhng ngày xưa thân ái xin buc vào tương lai

Anh còn gì cho tôi, tôi còn gì cho em

Ch còn tay súng nh gia rng sâu giết thù

Nhng ngày xưa thân ái xin gi li cho em

Anh có mt người yêu xinh xn. Chúng tôi xem được hình. Không biết ri anh s gi cho ai.

Tôi ri quân đi sm. Tr v trường lut đ tiếp tc chun b ra trường. Hôm chia tay vi các bn trong đi đi. Người thiếu ph đó li khóc lên, tht mi lòng. Tôi vn nh mãi anh chàng nh nhn cùng tiu đi, da trng và o o như con gái. Khi tôi làm trưởng ban văn ngh thc hin l ra trường gn Anh Pha, tôi bt anh gi gái, đi tóc gi màu nâu đm, kiu Sylvie Vartan, mc áo đm, múa vũ khúc “Ác Qu và Giai Nhân” tht là đp, tht là vui. Tht khó hiu, khi bt anh mang cái nt vú ca ch tôi, ri xoay my vòng, trông anh như mt vũ n. Mt năm sau, cô vũ n đã theo chng sang bên kia thế gii trong trn chiến Bình Long.

Chai rượu đã gn cn. Mt mình ung rt d say. Nhưng tôi chưa say vì bn rn nh li nhng bài nhc, mt lch s ngh thut va hin thc va lãng mn, có l ch có trong mt đt nước chiến tranh dai dng vi nhng tâm hn đa cm.

Nếu biết rng tôi đã b c hương

Khoát áo đi trai đi nga lên đường

Tôi tin rng người y thêm thương

Vui lòng cho k phong sương

Dn thân ngoài súng đn sa trường. (3)

Tc cười nht là nhng ca t mang n ý thm nhun hành vi tui tr và ca lính v thành ph, chp nhoáng, thăm người yêu.

Nhng ngày chưa nhp ngũ, (4)

Anh hay dt em v vùng ngoi ô có c bông may.

đây êm vng thưa người, còn ta vi tri,

….

S khi người đi đ thương, đ nh

Tiếng yêu đương ai n chi t.

………….

Nhng ngày anh đi khi

Xin em ch đi li vùng tình yêu lm by nhân gian,

Mt trong s bài hát mà hu hết người lính đu ưa thích, dù không biết hát cũng lm bm vài câu. Din t ni say mê thm thiết “Ca tâm tư là mt, nên khi đi mt, chuyn bun dương gian ln mt…” va văn v va cm đng va đúng chóc, không th nào nói hay hơn. Ri, cái cnh tưởng tượng “vng v ngôn ng tình, làm bng du đôi tay,” nhc sĩ Trúc Phương tht là lão luyn tâm lý.

T xa tôi v phép (5)

Hai mươi bn gi tìm người thương trong người thương

Chân nghe quen tng viên si đường nhà

Chiu nghiêng nghiêng nng đ

Và người yêu đng ch ngoài đu ngõ bao gi

Ca tâm tư là mt

Nên khi đi mt chuyn bun dương gian ln mt

Đưa ta đi v nguyên thu loài người

Mùa yêu đương mun ng

Vng v ngôn ng tình làm bng du đôi tay

Bn gi đi dài thêm bn gi v

Thi gian còn li, anh cho em tt c em ơi

Ta đưa ta đến vùng tuyt vi

Đêm lc loài gic ng m côi

………………………..

nh minh ho

Người thiếu ph đó không còn khóc na. Có l đã quá mt mi, đã cn nước mt, gc đu lên mt bàn. Quê hương chinh chiến ca tôi có biết bao nhiêu thiếu ph mt chng. Ni đau lòng bun thm đó là mt thế gii khác. Thế gii ca mt mát, ly tan, ca nhng tâm hn b cướp git yêu thương, b xô ngã gia đi sng vn tiếp tc đp lên và không nhìn li.

Ri sau 30 tháng 4, h phi làm gì vi thân phn đó? Ly chng khác hay vy nuôi con? Khn kh nói sao cho hết li. Cay đng k sao cho ai hiu. Đp ch v ra, có thy máu chăng?

Đi ca mi người, ai cũng có mt s điu may mn. Mt trong nhng may mn mà tôi ghi khc trong trí nh, đó là ln gp li nhng người bn thân t thi trung hc. Thi tú tài xong, mi đa mi nơi, mi binh chng, mi vùng chiến tuyến. Vy mà may mn thay, bn anh bn này đi phép, tr v thành ph Nha Trang, thăm nhà, có được hai ngày trùng lp vi nhau. Chúng tôi hn mt quán cà phê nh, vng v, sau 8 gi ch còn chúng tôi, ung bia và làm nhiu chuyn ng ngn, tr thơ, ri ca hát, say mèm. Sáng hôm sau, chia xa, tr v đơn v, tôi li thành ph. Điu may mn đó có th là không may mn. Mi khi nh li, không biết gi nó là gì, ngôn ng thiếu ht, đành gi là may mn.

Tôi li gp anh (6)

Người trai nơi chiến tuyến

Súng trên vai bước lê qua đường ph

Tôi li gp anh

Gi đây nơi quán nh

Tui 30 mà ng như tr thơ

[Ngón đàn bolero ca Sơn vn ngt lm như ngày nào. Ging hát ca Phương gi đây thêm nhiu nha thuc lá và thanh qung mòn mài rượu đế.

Khi chúng tôi mang đàn vào quán, cô thu ngân đã chú ý nhng anh lính này. Chc cô đã quen lính tráng nhu nht, có hung thn, có ma qu, có thư sinh, có ngh sĩ. Và cô phi chu đng nhng gì xy ra, k c vic súng n, chai bay. Miếng cơm manh áo có đáng hay không? Không có câu tr li chính xác vì không th làm gì khác hơn. Nhưng đêm nay, cô thu ngân, tên Phương Hnh, ánh mt tr mà ngm bun, mái tóc nâu đm, kiu Sylvie Vartan, nghiêng nghiêng dưới ánh đèn m, rt n tượng, nhưng chúng tôi bn hát, bn sng cho hết đêm. Mi đu, thnh thong Hnh liếc nhìn v hướng bàn bn anh lính và mt anh dân s chìm sâu trong góc ti ri quay đi s h trông thy, mc dù, tai vn lng nghe. Mt lát sau, khi quán không còn ai, ch còn v chai bia và lính, Hnh dn dĩ chng tay lên cm ngi thưởng thc tiếng hát ca anh thiếu úy rn ri nhưng đp trai vi hàng lông mày rm.]    

Nh gì t ngày anh xa mái trường

Nh gì t ngày anh vui lên đường

Li gy v nhà anh hoa phượng thm

Màu xanh áo người thương

Nng chiu đp quê hương

Hay nhc bun đêm sương

Tôi li gp anh

Tri đêm nay sáng quá

Ánh trăng như hé tươi sau ngàn lá

Tôi li gp anh

Đường khuya vui bước nh

K nhau nghe chuyn cũ bao ngày qua

Li gy v nhà anh hoa vn n

K nim t ngày xưa chưa xóa m

Ánh đèn vàng ngoài ô vn còn đó

Bn anh vn còn đây

Sng cuc đi hôm nay

Vi bn mình đêm nay

[Đêm càng ti, lòng càng bay bng mt cách nng n. Không có tâm s nào rõ ràng, ch cm thy xúc đng vi đi vi người vi bn, k c vi Hnh, gi này, không còn là ch quán, cô đã tr thành mt em gái nh, hu phương, đang chia x vi các anh lính t tin đn v ph. Dường như sáu người chúng tôi đang cm bun v nhng điu gì xa xăm. Gn ging thôi nhưng không hn là nim chia tay, ni chết, ch là mt cm nhn, mt th gì mơ h bao quanh ri tràn ngp c quán. Tt c nhng đèn trên tường trên bàn đã ti, gi còn ti thêm. Hùng có l đã say mê, không phi Hnh, ch mt người n cn thiết xut hin thoáng qua, đm đà cm xúc cho anh lính bit đng đang la đà trong câu hát “Và phương đó em ơi có gì vui xin biên thư v cho anh. Nh thương vơi đy, đêm nay trên đn vng, thương em anh thương nhiu lm, em ơi biết cho chăng, tnh l đêm bun… “(7) Đi người d được my khi sng trn vn buông th, chúng tôi không còn nh thi gian. Hnh cũng quên đóng ca quán.]

Anh sng đi trai gia núi đi

Tôi viết bài ca xây đi mi

B tre quê hương

Cây súng anh gìn gi

Tôi hát vang gia đi đ người vui

Thôi mình chia tay

Cu mong anh chiến thng

Ánh trăng khuya sp tàn trên hè ph

Thôi mình chia tay

Ri mai đây có v

Quà cho tôi anh nh chép bài thơ

Nng đp ca bình minh đang hé ch

Ni bun vui bit ly chưa xóa m

Súng thù t rng sâu vn còn đó

t nhiên tiếng còi gii nghiêm hú lên. Mt tiếng hú không đúng lúc, phá v mt thế gii tình t lãng mn. Hnh tr v vi cô ch quán. Chúng tôi tr v vi chiến tranh. “Cm ơn Hnh,” Ch có Hùng nói như vy. 

Năm đa tôi đi ra đu đường, Tôi và Thành v chung mt hướng, ba người kia mi người mi ng.]

Đng lưu luyến gì đây

Thôi bn mình chia tay

Thôi bn mình chia tay.

[Chia xa. Mi người tr v đơn v ca mình. Tôi li thành ph. Và vĩnh vin không còn trông thy nhau na.]

                    Viết trong khi ch 30 tháng 4, 2024

Ghi:

(1)  Bit Kinh K ca Minh K.

(2)  Nhng Ngày Xưa Thân Ái ca Phm Thế M.

(3)  Gõ Ca ca Anh Bng.

(4)  Bông C May ca Trúc Phương.

(5)  24 Gi Phép ca Trúc Phương.

(6)  Trăng Tàn Trên Hè Ph ca Phm Thế M.

(7)  Đêm BUn Tnh L ca Tú Nhi.

Ngun: https://vietbao.com/a318871/tinh-ban-linh-xua