Wednesday, November 13, 2024

Jacaranda Tour Kirribilli - Sydney

Jacaranda in Kirribilli, Sydney Source: Flickr


Mỗi năm, từ cuối tháng mười đến tháng mười một là mùa của phượng tím Jacaranda ở Úc châu. Chung quanh Sydney, con đường nào cũng thấy rải rác vài cây phượng tím vươn lên bầu trời trong xanh, màu hoa tim tím như sương như khói mơ màng phủ lên thành phố một vẻ đẹp vừa thơ mộng, vừa liêu trai.   

Hôm nay chúng tôi cùng một nhóm người già hẹn nhau đi ngắm hoa ở Kirribilli, ngoại ô thành phố Sydney được tổ chức free bởi hiệp hội chuyên chở cộng đồng.
Xe bus đi tới từng nhà rước người, chạy lòng vòng trong thành phố rước 15 người mất gần hai tiếng đồng hồ mới đi tới nơi. Con đường hoa này đẹp có tiếng nhưng tiếc thay trước đây vài ngày, Sydney bị một cơn mưa khá lớn làm tàn tạ một số hoa trên cành, mất đi vẻ đẹp vốn có.  

Xe bus cộng đồng
















Sau một tiếng đồng hồ dạo quanh ngắm nghía và chụp hình kỷ niệm, chúng tôi được chở tới một câu lạc bộ trong vùng để ăn trưa. Mỗi người tự order và trả tiền món ăn của mình. Chúng tôi order Hawaiian pizza và sesoned chips. 



Cuộc du ngoạn ngắm hoa chấm dứt sau 5 tiếng đồng hồ. Ông tài xế đưa mỗi người về  tận nhà như lúc đi.
Cám ơn ông driver Dave và cô carer Cathy. Cám ơn Community Transport cho chúng tôi một ngày vui như ý.


11/11/24
Chụp từ ipad
Người Phương Nam 

Tuesday, November 12, 2024

Trong Vòng 72 Giờ Sau Khi Trump Đắc Cử

 

"Hiệu ứng Trump" 
Chỉ sau 72 giờ Donald Trump thắng cử, ông vẫn chưa bước vào Nhà Trắng trở lại, ông chưa được nhậm chức và chuyển giao quyền lực, nhưng hiệu ứng quá mạnh.

����NYC sẽ ngừng cấp thẻ ghi nợ cho người nhập cư bất hợp pháp
���� Một số công tố viên đặc biệt liên quan ông Trump và vụ J6 vội vã từ chức.
���� Bộ Tư Pháp "tự nguyện" phanh phui âm mưu ám sát Tt Trump của Iran
���� FEMA "tự nguyện" phanh phui vụ trợ lý FEMA chỉ đạo bỏ qua thiệt hại những căn nhà ủng hộ tt Trump.
����Các công ty Hoa Kỳ thông báo đưa sản xuất về nước, rút khỏi Trung Quốc.
����Thị trường chứng khoán đạt mức cao nhất mọi thời đại.
����Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại.
����Đoàn di cư lậu mới nhất tan rã, 300 người Venezuela lậu đầu tiên đã bị trục xuất
����Qatar chính thức đồng ý trục xuất các nhà lãnh đạo Hamas
����Hamas muốn "ngay lập tức" chấm dứt chiến tranh, Houthi chỉ sau vài giờ tuyên bố ngừng phong tỏa biển Đỏ và bắn tên lửa.
����Taliban tuyên bố muốn "chương mới"
���� Iran mong muốn ông Trump xuống nước, giảm sức ép
����Trung Quốc muốn "chung sống hòa bình"
����Nga "sẵn sàng" đàm phán với Hoa Kỳ, và sẽ dùng USD trong giao dịch bán dầu.
����EU thông báo muốn mua Hoa Kỳ khí đốt, không phải khí đốt của Nga
���� Israel ca ngợi sự trở lại vĩ đại nhất trong lịch sử, và hợp tác với tổng thống vĩ đại của nước Mỹ. TT Trump bật đèn xanh Israel tấn công Iran không hạn chế.
����Các nhà lãnh đạo Ukraine đang đàm phán với Trump/Elon
...
Còn gì không nhỉ?

Có điều là bữa nào đảng DC nói đó là công của họ, bởi vì nó diễn ra trong khi Biden-Harris cầm quyền. Ai đó đánh thức 2 người này dậy làm việc với! 


Trump breaks through in California, flips 10 counties 

https://www.deseret.com/politics/2024/11/08/california-harris-trump-flip-counties/ 


Kim Duncan chuyển

Nhịp Cầu Tháng Mười Một - Trầm Vân

Một Thoáng Qua Hồn - Vi Vân


Con đường đến Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ bỗng dưng quen thuộc với tôi hơn một tháng nay, kể từ ngày anh tôi được đưa về đây an nghỉ.

Mỗi ngày sau khi tan học tôi đến đây ngồi trước mộ anh để ngậm ngùi tiếc thương, đau đớn. Người anh thân yêu của tôi đã ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, mộng sông hồ chưa phỉ chí, mộng tình còn dang dở.

Anh là một người lính đa sầu đa cảm, anh có một chuyện tình thật buồn, anh yêu say đắm một người con gái. Nhưng định mệnh trớ trêu, nàng đã quay lưng ngoảnh mặt để anh ôm mối hận tình vạn thuở.

Sau khi chôn cất anh, ngày nào tôi cũng đến đây, tôi ngồi hàng giờ, thật lâu, mãi khi bóng chiều đổ xuống tôi mới lửng thửng ra về.

Con lộ nhỏ vắng vẻ loáng thoáng chỉ có vài bóng người đi thăm mộ như tôi. Nghĩa trang buồn hiu hắt, gió chiều lên nhè nhẹ gợi cảm giác sầu muộn bơ vơ. Trong nỗi cô tịch, lặng lẽ đến não lòng của nghĩa trang, tôi cảm nhận được những hồn hoang đang vất vưởng đâu đây, đang lang thang, đang tìm kiếm những gì thân mến đã chợt xa tầm tay. Tôi thấy ngậm ngùi thương tiếc làm sao những người nằm xuống nơi đây, họ hầu hết là những thanh niên trẻ, rất trẻ, những người trai của thế hệ, những người hùng, những người con yêu của tổ quốc. Ai cũng hiểu vì sao họ nằm nơi đây, để đêm đêm rên rỉ xót thương nuối tiếc những ngày ngắn ngủi trong cuộc đời đã đi qua, để đêm đêm mơ về một thời oanh liệt vẫy vùng giữa đạn tên khói súng. Họ không chùng bước trước kẻ thù, vẫn kiêu hùng bước đi trong lằn tên mũi đạn, với hào khí ngất trời họ đã làm sống lại những trang sử oai hùng từ nghìn năm trước:

Lam Sơn ơi, hồn Chí Linh, sông Đằng

Vạn Kiếp hay Hà Hồi… những giòng lịch sử đâu rồi? 

Tôi đi về hướng con đường chính để đón xe về nhà, bao nhiêu ngày rồi tôi vẫn thế: đến ngồi bên mộ anh thở than, tâm sự cùng anh rồi lủi thủi ra về khi bóng chiều dần xuống.

Một ngày kia vì mãi ngồi than thở với anh tôi mà trời đã tối lúc nào tôi không hay. Màn đêm đã bao phủ mọi vật chung quanh, tôi hốt hoảng đứng lên bước theo con lộ nhỏ để ra đường lớn đón xe. Trong bóng tối chập choạng tôi thấy hình như có một người lính đi đến gần tôi, tôi cảm thấy có chút sợ sệt và vội vã bước nhanh.

Khi gần tới đường lớn tôi quay lại chẳng thấy ai cả. Tôi lẩm bẩm:

– Cái anh chàng nào mà bất lịch sự thế, dù không quen nhưng giữa đường như thế nầy mà bỏ đi chẳng một lời từ giã.

Có lẽ anh đã đi về một ngã khác không màng gì đến sự cô độc của một người con gái giữa nghĩa trang lúc màn đêm đang dần xuống.

Nhiều buổi chiều sau đó tôi vẫn đến thăm anh tôi rồi lại ra về. Tôi có ý nhìn quanh trên đường về xem có thấy anh lính đó không nhưng chẳng thấy gì cả. Tự nhiên tôi cảm thấy như mình thiếu một người bạn đồng hành trong nghĩa trang hiu hắt nầy. Tôi có cảm giác như anh đang đứng ở đâu đó, đang nhìn tôi nhưng không xuất hiện để trêu chọc tôi, làm cho tôi mong đợi.

Chiều nay tôi chợt thấy buồn hơn những buổi chiều qua, hình ảnh không rõ rệt của người lính ngày ấy cứ mãi ám ảnh tôi, không biết anh có còn trở lại đây để thăm ai đó trong nghĩa trang nầy, hay sẽ không bao giờ trở lại? Mãi nghĩ vẩn vơ nhìn quanh thấy những người đi viếng mộ đã ra về hết rôi, tôi giật mình sợ hãi, nhanh chân bước ra đường để đón xe về nhà.

Thật không may tôi đã trễ chuyến xe nên phải đứng đợi bên đường khá lâu để chờ chuyến tới. Trời chẳng thương tình lại đổ cơn mưa, tuy không lớn lắm nhưng cũng đủ làm tôi run rẩy vì gió lạnh.

Vì quá thương anh mình mà hơn một tháng qua tôi đã không quan tâm đến sức khỏe yếu đuối của một người con gái. Hôm ấy tôi về nhà muộn và lên cơn sốt mê man…

Chiều nay tôi lại đến nghĩa trang thăm anh tôi. Tôi rất ngạc nhiên vì khi tôi vừa đến mộ đã thấy anh lính đứng đó, anh nhìn tôi mỉm cười:

– Sao đến trễ quá vậy cô bé?

– Sao anh biết ngôi mộ nầy là người thân của tôi?

Anh nói:

– Tôi còn biết người trong mộ là anh của cô nữa kia, vì anh của cô bé cũng là bạn của tôi mà.

Tôi nhìn anh ngờ vực:

– Sao tôi không nghe anh tôi nhắc tới anh khi còn sống? Anh tên gì vậy?

Anh làm ra vẻ bí mật:

– Rồi cô bé sẽ biết sau, cô bé tên gì?

– Tôi tên Ngọc Lan.

Anh nhìn tôi một lúc rồi nhìn vào mộ bia của anh tôi:

– Tôi lớn tuổi hơn anh của Ngọc Lan, vậy cho phép tôi gọi Lan bằng em nhé? Anh không có ý gì đâu, muốn nhận Ngọc Lan làm cô em gái nhỏ thôi vì anh thấy Lan thật ngoan, thật tốt bụng. Một người vợ khi chồng chết còn chưa chắc đã đến nghĩa trang thăm chồng mỗi chiều chớ đừng nói chi là em gái, ước gì anh được là người anh, người bạn của Ngọc Lan.

Sau đó cả anh cùng tôi đốt mấy nén hương cho anh tôi. Tôi lại sụt sùi rơi lệ. Anh nhìn vào ngôi mộ và nói:

– Cậu có một cô em tuyệt vời đó có biết không?

Trời bắt đầu về chiều, một màu xam xám u buồn đang dần dần đổ xuống nghĩa trang, tâm trạng của kẻ mất người thân nào ai hiểu được, tôi nghe lòng xót xa đau buốt. Tôi thấy hình ảnh anh tôi lờ mờ giữa màn sương đục của buổi chiều như còn lưu luyến đứa em nhỏ dại. Tôi và anh lính cùng đứng dậy đi chầm chậm về phía con lộ chính. Ngoài xa xa có một quán nước nhỏ, anh nhìn tôi và nói:

– Trông Lan cũng mệt mỏi quá rồi, hãy đến quán nước kia kiếm gì uống cho khoẻ một chút rồi về cũng không muộn, được không Lan?

Không hiểu sao tôi bỗng gật đầu dù tôi quen anh chưa được bao lâu.

Anh rất chửng chạc trầm ngâm, tôi liếc nhìn anh: sắc mặt anh xanh xao nhưng nét kiêu hùng hiện rõ trên khuôn mặt phong trần dày dạn gió sương.

Khi vào quán nước anh kêu cho tôi một ly cam vắt, anh một ly cà phê đá. Bây giờ tôi mới nhìn thấy tên trên áo lính của anh là Chinh. Anh hỏi tôi:

– Ngọc Lan học lớp mấy rồi?

– Dạ, Lan học lớp Đệ Nhị.

Anh cười:

– Sắp là cô Tú rồi đó. Ráng học đừng để bị rớt nghe cô bé. Anh của em đã yên nghỉ rồi em đừng quá đau buồn. Những người lính như tụi anh là phải chấp nhận sống chết vì quê hương, vì tổ quốc thôi, đó cũng là danh dự, là niềm kiêu hãnh em có biết không?

– Lan hiểu nhưng khó tránh khỏi đau lòng anh ạ! Nó đến bất ngờ quá, Lan chưa từng chuẩn bị tâm tư để chờ cái ngày đó xảy ra. Lan cứ mong đợi ngày anh của Lan về phép, anh em vui vẻ bên nhau, chia xẻ tâm tình trong những ngày xa cách, vậy mà…

Tôi lại rưng rưng nước mắt. Anh nhìn tôi lắc đầu:

– Thật tội nghiệp cho em.

Tôi ngước nhìn anh, phong cách và tư thái anh rất đứng đắn. Anh không có vẻ gì tán tỉnh hay lợi dụng tình cảm của tôi cả. Anh đối xử với tôi đơn thuần như một người anh quan tâm cho em gái.

Tôi đoán anh khoảng 25 hoặc 26 tuổi gì đó. Anh có thể lợi dụng lúc tôi đang đau buồn, đang mềm yếu nầy đắp xây tình cảm với tôi, sao anh không làm vậy?

Anh như đoán được ý nghĩ của tôi nên nhìn tôi hơi lâu rồi nói như lời tâm sự:

– Lan biết không, gia đình anh có 4 anh em, đều là con trai cả. Anh lớn nhất học Quốc Gia Hành Chánh đã ra trường mấy năm và đang làm việc cho một quận thuộc tỉnh Vĩnh Bình. Một đứa em đang còn trong quân trường Hải Quân ở Nha Trang, đứa em út còn đi học. Riêng anh không thích làm quan văn như anh của mình nên anh gia nhập trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, anh muốn sống hùng, sống thật đúng ý nghĩa của một trang nam tử. Anh ra trường cũng hơn 3 năm rồi, hiện anh đang phục vụ tại Sư Đoàn 7 BB và đang đóng quân ở Cai Lậy, Mỹ Tho.

Tôi nhìn anh bằng ánh mắt cảm kích:

– Sao mới quen Lan mà anh kể hết về anh và gia đình anh cho Lan nghe vậy?

– Vì anh đã nhận Lan làm em gái rồi mà.

– Ham lắm, người ta có chịu hứa chưa mà tự tin thế?

Anh cười buồn:

– Chắc em không nở từ chối một kẻ cô đơn như anh đâu.

– Ai biết anh cô đơn hay không, chỉ có trời mới tin được mấy ông lính.

Anh nhìn tôi như không mấy hài lòng về câu nói đó:

– Em đừng chanh chua với anh, hãy nghe anh nói. Ngày xưa khi còn đi học anh đã yêu thầm một cô bạn cùng lớp, nhưng anh mang mặc cảm mình chưa có sự nghiệp gì nên câm lặng chẳng dám mở lời với cô ta. Đến một ngày kia cô ta bước lên xe hoa cùng người khác anh mới thấy bẽ bàng tiếc nuối. Từ ngày anh rời khỏi trường học, vào quân trường, rồi ra đơn vị lăn mình vào lằn tên mũi đạn, chiến đấu ngày đêm, khi thì giữa rừng cây rậm rạp âm u, khi thì nơi đồng ruộng sình lầy. Thú thật với em anh không có thì giờ để có được một mối tình đẹp, một người yêu để nhớ thương. Bây giờ gặp được em, một cô gái ngoan hiền, anh đã theo dõi em bao nhiêu ngày rồi, anh hiểu và biết về em khá nhiều, nhất là tánh tình của em. Anh ước gì có được người bạn gái như em để có người tâm sự, chia xẻ niềm vui nỗi buồn nhưng…mình gặp nhau muộn màng rồi.

Tôi nhìn anh ngập ngừng:

– Anh nói vậy có nghĩa là…anh đã có vợ rồi phải không?

– Không phải, anh đã nói là anh không có được một mối tình nào mà, làm sao có vợ được.

– Vậy thì tại sao anh nói là muộn màng?

Anh lắc đầu buồn bã:

– Rồi một ngày nào em sẽ biết thôi.

Tôi không được hài lòng:

– Anh thật khó hiểu, nếu anh có ý muốn làm bạn với Lan đâu có gì muộn màng, trừ khi Lan không bằng lòng. Anh đâu có già đến đổi “quá tuổi” có bạn gái.

Anh im lặng thật lâu, mắt nhìn ra ngoài xa.

Buổi chiều thầm lặng, mây xám hờ hững trôi buồn. Gió thổi từng cơn cuốn theo những chiếc lá chết vàng võ bơ vơ, không gian chợt như lạnh lẽo giá băng. Nhìn về phía nghĩa trang hoang vắng tiêu sơ lòng tôi dâng lên nỗi sầu dịu vợi, một cánh chim vừa bay ngang buông giọng lạc loài, khắc khoải.

Thật lâu anh lên tiếng:

– Thôi em về đi kẻo mẹ mong.

style="background: white; margin-bottom: 0cm; text-align: justify;">– Sao anh biết mẹ em mong?

– Anh biết em chỉ có mẹ và các em thôi. Anh biết tất cả về gia đình em mà.

Tôi ngạc nhiên:

– Anh điều tra về gia đình em tự bao giờ?

– Anh đã nói anh là bạn của anh em mà!

Tôi nhìn thẳng vào mắt anh:

– Nhưng em không biết gì về anh cả. Nhà anh ở đâu, con cái nhà ai? Những lời anh nói có thể nào tin được hay sao? Một người lính vào tuổi anh mà không có người yêu, không vợ, không con…ai tin anh mới là…ngu đó.

– Ngọc Lan à, mình không dễ gì có cơ hội gặp nhau, hãy vui vẻ tâm tình với anh một chút đi em. Mai đây biết đâu mình không còn có dịp thấy nhau nữa!

Tôi nhìn anh ngờ vực:

– Anh thật lạ và khó hiểu. Mình đang ở trên cùng một đất nước, nếu ta muốn gặp đâu có gì trở ngại? Chỉ có điều được gặp nhau thường hay lâu lâu mới gặp mà thôi. Anh nói đang đóng quân ở Mỹ Tho thì đâu có xa xôi gì.

Anh trầm ngâm như có chút nghĩ ngợi. Thật lâu, anh thở dài:

– Ngày chủ nhật em đến chùa Bửu Pháp sẽ gặp mẹ anh đến đó cúng chùa, mẹ anh là bà Ngọc Trâm. Em hỏi bà thì sẽ biết về anh tất cả, đừng thắc mắc nhiều cô bé, anh mong ước rằng dù thế nào Lan vẫn là em gái hay bạn của anh nhé. Thôi bây giờ anh kêu xe cho em về, trời tối rồi.

Anh và tôi rời quán nước trở ra đường chính. Một chiếc xe vừa chạy đến, anh sợ trễ chuyến xe cho tôi nên chạy nhanh ra đường giơ tay chận đầu xe lại. Thật không may, tài xế ngừng xe không kịp nên đâm thẳng vào người anh làm anh té văng ra bất tỉnh, máu đầu chảy ra lênh láng.

Tôi kinh hãi kêu thất thanh:

– Trời ơi, anh ơi, anh có sao không? Bớ người ta mau cứu giùm anh ấy…bớ người ta!

Tiếng tôi la hét thật lớn làm một người nắm bàn tay tôi lắc mạnh:

– Ngọc Lan. Con làm sao vậy? Con nằm mơ à?

Tôi mở mắt ra bàng hoàng ngơ ngác. Thì ra chỉ là một giấc mơ, tôi đã gặp anh trong cơn mơ. Đầu tôi còn nóng sốt, mồ hôi ướt đầm trên trán. Mẹ tôi lấy khăn lau mồ hôi cho tôi, cho tôi uống một viên thuốc với ly trà nóng và nói:

– Con đừng lên thăm mộ anh con mỗi ngày như vậy. Sức khoẻ con không được tốt. Con có biết nỗi đau của một người mẹ mất con sâu sắc thế nào không, nhưng mẹ phải cố gắng chịu đựng, cố gắng dằn nén để còn lo cho các con. Nếu mẹ ngã quỵ thì ai lo cho các con đây? Con cũng phải giữ gìn sức khỏe để tiếp mẹ lo cho các em con, ít ra cũng là về mặt tinh thần.

– Dạ con hiểu và con xin nghe lời mẹ.

Mẹ xoa đầu tôi, tôi thấy mắt bà long lanh ướt.

Người tôi bắt đầu ấm lại, tôi thấy dễ chịu hơn, mẹ đã bước ra ngoài cho tôi được yên tỉnh nghỉ ngơi.

Tôi nằm nhớ lại những gì đã xảy ra trong cơn mơ. Không biết vì quá mệt mỏi nên tôi mê sảng hay đó là điềm báo trước tôi sẽ được gặp anh trong tương lai? Chúng ta có duyên gì với nhau chăng?

Nhưng anh là ai, ở đâu? Tôi chỉ gặp anh có một lần đó vào một buổi chiều nhạt nhòa sương khói trong nghĩa trang buồn, chưa từng nói chuyện, chưa từng thân mật, tại sao lại vương vấn cả trong giấc mơ? Tôi thắc mắc và không thể nào xua tan hình bóng anh trong đầu tôi, hình ảnh anh cứ mãi hiện ra trước mắt, thật trầm ấm, thật ngọt ngào.Tôi nhớ lại anh bảo tôi ngày chủ nhật đến chùa Bửu Pháp gặp mẹ anh thì sẽ biết về anh. Tôi tự nhủ mình phải mau hết bệnh để ngày đó đến chùa gặp mẹ anh.

Không hiểu sao tôi cứ nghĩ ngợi, lưu luyến về anh, lòng bâng khuâng, khoắc khoải, lo lắng, hồi hộp. Tôi chợt mỉm cười khi nghĩ đến hai câu thơ của cụ Nguyễn Du:

Người đâu gặp gỡ làm chi.

Trăm năm biết có duyên gì hay không?

Tôi tự trách thầm:

– Mi hư lắm đó, người ta có hứa hẹn gì với mi đâu mà nghĩ vẩn vơ vậy? Chỉ gặp gỡ một lần rồi về đâm ra tương tư, mộng mị.

Dù biết mình ngu dại nhưng tôi vẫn có ý định phải gặp được gặp mặt mẹ anh.

style="background: white; margin-bottom: 0cm; text-align: justify;">Sáng ngày chủ nhật tôi đã thật sự khoẻ nên thức dậy sớm, tôi nôn nóng đi đến chùa để được gặp mặt mẹ anh. Gặp mặt lần đầu phải để cho mẹ anh có cảm tình với mình mới được, tình cảm của anh đối với mình sau nầy tốt hay xấu sẽ liên quan rất nhiều đến buổi gặp mặt mẹ anh hôm nay. Nghĩ vậy nên tôi ra chợ mua hoa quả nhang đèn rồi mang đến chùa Bửu Pháp.

Chùa Bửu Pháp là một ngôi chùa lớn, rất nhiều thập phương bá tánh và Phật tử đến cúng kiến và sinh hoạt mỗi chủ nhật. Hôm nay trời trong mây trắng nắng ấm chan hòa, tôi thấy lòng nôn nao rộn rã, không biết vì sao? Có lẽ tôi sắp được gặp mặt mẹ anh, tôi sẽ biết thêm về anh và…biết đâu tình cảm của mình sẽ thân thiết hơn trong tương lai.

Khi tôi đến chùa thì đã có rất nhiều bạn trẻ trong “gia đình áo lam” tề tựu sinh hoạt nhộn nhịp. Tôi len lỏi vào phía sau chùa thấy có nhiều bà lớn tuổi đang chuẩn bị hoa quả để cúng Phật. Xen giữa đám người đó tôi thấy có một người đàn bà tuổi độ ngũ tuần trầm ngâm, u buồn, đẹp quý phái. Nhìn bà tôi có cảm tình ngay nên đến gần làm quen:

– Thưa bác, bác đến đây cúng chùa thường không?

Bà nhìn tôi bằng đôi mắt nhiều thiện cảm:

– Chủ nhật nào tôi cũng đến đây.

– Bác đến thường vậy bác có biết bác nào tên là Ngọc Trâm không?

Bà nhìn tôi dò xét:

– Cháu tìm bà Trâm mà cháu không biết mặt bà ta sao?

– Dạ không, thật sự cháu không quen bác ấy. Cháu muốn tìm bác ấy để hỏi chút việc mà thôi.

Bà dịu dàng:

– Bác là Trâm đây, cháu tìm bác có việc gì?

– Ồ! Bác là bác Ngọc Trâm?

Tôi có chút lung túng ngại ngùng, nhưng sau cùng tôi quyết định phải nói rõ lý do tôi đến gặp bà:

– Thưa bác, trước tiên cháu xin bác đừng nghĩ cháu lá là đứa con gái xấu tính. Cháu suy nghĩ đắn đo rất nhiều trước khi gặp bác vì cháu quen với con bác: anh Chinh. Anh ấy muốn cháu đến đây để gặp bác.

Bà mở to mắt nhìn tôi:

– Cháu quen với thằng Chinh con tôi? Hồi nào?

Tôi thành thật đem câu chuyện tôi gặp anh vào một ngày tôi đi thăm mộ anh tôi trong nghĩa trang và như có sự “thần giao cách cảm” gì đó nên tôi và anh lại gặp nhau trong giấc mơ và đã kết làm bạn bè…

Bà lặng nghe tôi kể, nước mắt bà rơi rớt vì cảm động, sau khi tôi dứt câu chuyện bà nắm lấy tay tôi:

– Cháu thật tình muốn làm bạn với con bác sao? Ôi môt người con gái đáng mến! Con bác thật có phước lớn nếu có cô bạn gái như cháu.

Tôi nhìn vào mắt bác không biết nên trả lời làm sao. Bác phải hiểu là tôi muốn làm bạn với anh Chinh nên tôi mới tới đây tìm bác. Điều nầy tôi đã tự thấy xấu hổ rồi vì mình là con gái, vậy mà bác nở bắt tôi phải trả lời. Tôi cúi mặt lặng yên. Bác nhìn tôi một lúc rồi vuốt tóc tôi:

– Thôi được rồi, cháu đi theo bác.

Bác kéo tôi đi vào trong chùa nơi có mấy bàn thờ lớn với rất nhiều hình ảnh, bác chỉ vào một tấm hình trên bàn thờ và nói:

– Thằng Chinh con của bác ở đây.

Tôi giật mình toát mồ hôi, ngỡ ngàng, xót xa, tê tái. Đúng là anh rồi, nét mặt nầy, nụ cười nầy tôi đã từng gặp trong mơ, trời ơi, thì ra người gặp tôi trong cơn mơ chỉ là hồn ma bóng quế. Thảo nào nét mặt anh xanh xao, u buồn, khó hiểu và anh bảo tôi rằng mình gặp nhau quá muộn màng vì anh đâu còn trên dương thế nữa.

Tôi nghe lòng thương cảm biết bao nhiêu, tội nghiệp anh biết bao nhiêu, một người lính trẻ đã chết cho quê hương sông núi khi chưa có một mối tình trọn vẹn mang theo.

Nước mắt tôi chợt ướt đầm trên mặt, tôi thắp cho anh một nén hương và khấn nguyện:

– Anh hãy yên nghỉ đi, đừng lưu luyến chuyện thế nhân làm chi. Ngọc Lan vẫn mãi là đứa em, là người bạn của anh. Anh hãy vui cùng non bồng nước nhược, hãy bay thênh thang trên nẻo Thiên Đường, nơi đó sẽ có nhiều trăng sao hoa cỏ, có nhạc có thơ, không có chiến tranh, không có hận thù, đó là miền vĩnh cửu.

Bác Trâm nói tiếp:

– Hôm nay bác đến đây cúng một trăm ngày cho nó. Chinh trước kia là lính thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh, nó đã tử thương trong một trận đánh ở chiến trường Cai Lậy gần Mỹ Tho. Không thể nào tả hết nỗi đau đớn của bác khi người ta đưa xác nó về đây, nỗi đau của “tre già khóc măng non” mới bi thiết làm sao cháu ơi! Bây giờ lòng bác vẫn còn như kim châm muối xát, bác ước gì mình được chết thay con, tuổi đời nó còn quá trẻ, mộng ước tương lai còn chờ đợi, vậy mà Chinh đã vội vã bỏ đi…

Bác Trâm đưa chiếc khăn tay lên lau nước mắt. Một lúc sau bác hỏi tôi:

– Hôm nay sau khi cúng xong bác sẽ lên thăm mộ nó, cháu có muốn đi không?

– Dạ, cháu sẽ đi với bác, cháu cũng đến đó thăm anh của cháu luôn. Anh cháu mới mất gần hai tháng nay thôi.

Bác nhìn tôi rồi nói bâng quơ vào hư không:

– Thật tội nghiệp cho tuổi trẻ các con.

Tôi cùng bác Trâm đến nghĩa trang vào buổi xế chiều khi trời bắt đầu nhạt nắng. Lòng tôi lâng lâng, đầu óc hoang mang trĩu nặng không còn biết nghĩ ngợi gì nữa. Gió thổi lồng lộng, những cánh hoa giấy màu tím trước nghĩa trang bay tản mạn trên lối vào. Con đường nầy tôi đã có lần gặp anh lờ mờ trong bóng chiều nhạt nhòa sương khói, hồn ma anh đi lặng lẽ sau tôi mà tôi nào biết, tôi chỉ biết trách anh sao vô tình bỏ đi không từ giã. Giờ đây cũng trên lối cũ tôi lại đi bên mẹ anh, tâm tư tôi chợt nghe đau buốt. Tại sao anh lại trêu ghẹo tôi, làm quen với tôi làm gì? Anh lại cho tôi gặp trong giấc mơ để rồi tất cả chỉ là mây khói khi sự thật đã phơi bày. Anh đã làm tôi hụt hẫng, ngỡ ngàng và cũng xót xa biết bao nhiêu khi nghĩ về thân phận của tôi, của anh!

Bác Trâm vẫn lặng lẽ bên tôi. Chúng tôi hai người, một già, một trẻ đi bên nhau mỗi người theo đuổi nỗi niềm riêng.

Hôm nay có đông người hơn mọi ngày nhưng rất yên tĩnh. Ai cũng trầm ngâm trước mộ người thân với những giòng lệ nghẹn ngào chua xót, không gây tiếng động, không có tiếng khóc than vật vả.

Tôi ghé qua mộ anh tôi trước, đốt vài cây nhang cho anh, niềm đau vẫn đong đầy chưa suy giảm, vẫn còn nghẹn cứng trong lồng ngực tôi. Bác Trâm nhìn vào mộ bia của anh tôi rồi nói thật nhỏ như chỉ để một mình tôi nghe thôi:

– Mới 25 tuổi, cố Đại Úy… giống như thằng Chinh con bác, thật tội nghiệp!

Sau đó bác dẫn tôi đi ra dãy mộ phía sau, cách mộ anh tôi mấy hàng, thảo nào Chinh bảo anh là bạn của anh tôi, đúng là bạn láng giềng.

Nhìn bức ảnh của anh tôi nghe buồn vời vợi, đắng cay dâng ngập trong lòng. Trong giấc mơ hôm nào anh rất quan tâm đến tôi, rất thân thiết với tôi mà giờ đây trước mắt tôi anh chỉ là một nấm mồ vô tri vô giác với hàng chữ lạnh lẽo trên bia:

Cố Đại Úy Thái Ngọc Chinh

Sinh ngày…

Tử trận ngày…..

Tôi ngồi bệt xuống đất, lòng không kềm được xúc động nghẹn ngào, nước mắt nhạt nhòa.

Gió vi vu thoảng qua buồn rưng rức như âm vang lời anh:

– Đừng khóc em, ráng ngoan nghe cô bé.

Thật bi ai chua xót làm sao! Dù chỉ quen anh qua giấc mơ kỳ diệu nhưng tôi có cảm giác đã quen anh thật lâu rồi, sự việc xảy ra quá bất ngờ ngoài sự tưởng tượng của tôi. Tôi không muốn tin là sự thật, nhưng đó rõ ràng là sự thật không thể nào phủ nhận, anh đã thuộc về cõi hư vô!

Ôi thương tiếc làm sao, đáng kính phục làm sao những anh hùng không tên tuổi. Anh cũng như anh của tôi đã âm thầm nằm xuống cho quê hương, các anh đã đem máu xương báo đền non sông tổ quốc, các anh nằm xuống cho bao người được sống, có mấy ai biết được sự hy sinh của các anh? Tôi nghe mặn đắng bờ môi, tim nhói đau nghèn nghẹn. Tôi chợt nhớ đến một bài hát thật buồn, thật xót xa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:

Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên, tiễn đưa anh trong một ngày buồn, đất ôm anh đưa về cội nguồn.

Rồi từ đó trong trời rộng đã vắng anh, như cánh chim bỏ rừng, như trái tim bỏ tình.

Nơi đây một lần nhìn anh đến, những xót xa đành nói cùng hư vô.

Anh nằm xuống như một lần vào viễn du, đứa con xưa đã tìm về nhà…

Xin cho một người vừa nằm xuống thấy bóng Thiên Đường cuối trời thênh thang…

Bác Trâm đứng sau lưng tôi, bác đặt tay lên vai tôi nhỏ nhẹ nói:

– Thôi mình về cháu, không nên ở đây lâu. Bây giờ cháu hiểu vì sao bác ít đến đây chứ? Bác không đủ can đảm đứng nhìn mộ nó, bác không đủ can đảm đối diện với thương đau.

Tôi theo bác đứng lên. Tôi ngước nhìn lên bầu trời cao thăm thẳm:

– Ông Trời ơi, ông có hiểu được nỗi đau thương, đoạn trường của người dưới trần gian không? Sao chiến tranh cứ mãi dai dẳng trên đất nước tôi để bao lớp trai trẻ phải hy sinh tuổi đôi mươi, phải tan tác cuộc đời trong binh đao khói lửa? Và còn có biết bao mối tình tan tác bẽ bàng vì cuộc chiến nầy?

Tôi chưa phải là người tình của anh mà còn ngậm ngùi như thế thì những người yêu, người vợ của các chiến sĩ nằm đây còn đau đớn đến thế nào!

Tôi theo bác Trâm ra về. Gió lướt thướt đuổi theo, tôi có cảm tưởng như linh hồn anh đang bay theo tôi, không muốn rời tôi. Hoa lá tung bay lả tả trên lối về và nước mắt tôi chợt rơi rớt theo từng bước chân buồn rời rã. Bên tôi bác Trâm cũng đang đưa chiếc khăn tay lên lau những dòng nước mắt.

Sau lưng chúng tôi nghĩa trang vẫn hoang sơ lặng lẽ muôn đời.


Vi Vân