Tôi đậu cử nhân Luật năm 1971. Ít lâu sau thì xin được vào tập sự tại văn phòng của một vị luật sư khá nổi tiếng bạn thân với bố vợ tôi. Làm luật sư tập sự thì nhàn, đồng lương tương đối cũng khá. Hàng tuần, đi làm về tôi thường tới Trung tâm văn hóa Nhật ở đường Phan Ðình Phùng học thêm tiếng Nhật. Học cho biết vậy thôi, nghề luật sư không đòi hỏi phải biết tiếng Nhật. Sau ba năm tập sự, tôi thi đậu và được Luật sư đoàn công nhận luật sư chính thức, cho phép treo bảng đồng, lập văn phòng riêng. Chưa đầy một năm sau thì tôi thôi không làm luật sư nữa mà cũng thôi không đi học tiếng Nhật, May sao thời kỳ mở cửa, nhờ chút ngoại ngữ tôi nộp đơn xin được
vào làm trong một khách sạn kiêm nhà hàng sang trọng. Tôi giữ chân tiếp đón
khách, mời họ ngồi vào bàn, ghi những món họ muốn dùng, báo cho nhà bếp biết
rồi các cô tiếp viên bưng ra. Tiền lương đỡ lắm, đã vậy mà mỗi cuối tháng
chúng tôi còn được thưởng thêm, vợ tôi có vẻ yên tâm lắm. Một hôm ông giám đốc khách sạn cho người gọi tôi lên văn phòng ở
trên lầu. Ông chỉ chiếc ghế trước mặt trong căn phòng lạnh bảo tôi ngồi rồi cầm
gói thuốc ba số năm trên bàn mời tôi hút:
Ông ngắt ngang câu chuyện, với tay lên chiếc giá ở phía bên cạnh
lấy hai chiếc cốc cao cẳng bằng pha lê rồi mở một chai Champagne của Pháp,
rót ra hai ly, đặt trước mặt tôi một ly: Mời anh !
Ông này là tay sành sỏi, điệu nghệ. Bây giờ ông mới mở cái món
bài tủ là rút trong ngăn kéo ra một gói Dunhill ‘black label’ mới tinh còn
nguyên xi chưa bóc giấy bóng, gỡ giấy kiếng, bảo tôi dụi điếu thuốc ‘ba số’
vào chiếc gạt tàn rồi lịch sự cầm cả gói chìa về phía tôi, mời tôi hút.
Chúng tôi nâng ly. Khốn khổ, rượu Champagne dù loại ‘chính hiệu’
của Pháp hoặc thuốc lá Dunhill ‘black label’ đi nữa đối với một luật sư như
tôi cũng đâu có lạ. Vậy mà bây giờ sao tôi thấy nó ngon thế, cứ mát cả ruột!
Nhưng cũng sờ sợ, phải có chuyện gì ông giám đốc mới ‘ưu ái’ với tôi đến thế
!
Xương sống lưng tôi lạnh toát. Tôi hiểu ông giám đốc khách sạn
đang muốn đề cập chuyện gì. Quả nhiên, ông ta kết luận: – Tôi đã bàn tính với
ông quản lý. Trường hợp này ta phải dùng tới một người tương đối lớn tuổi, có
căn bản học vấn – nghĩa là dùng người trí thức đàng hoàng chứ không thể đưa
ra mấy cô chiêu đãi viên trẻ đẹp hoặc vài nhân viên thông dịch tiếng Anh tiếng
Nhật bình thường. Anh đồng ý với tôi chứ ? Ðồng ý cái khỉ khô! Tôi là anh bồi khách sạn chứ là cái quái gì
mà đồng ý với không đồng ý.
Ông ta bỏ lửng song tôi hiểu. Có thưởng thì phải có phạt. Nếu
tôi loạng quạng, không làm nên cơm cháo sẽ bị mất việc, ở nhà nấu cho vợ dễ
như chơi. Tình hình như vậy, biết nói cách nào bây giờ ?
Tôi dợm đứng dậy. Ông giám đốc ngăn lại, lục các giấy tờ trên
bàn: – À này, họ cho tôi biết tên ông ta là Kwann Tae Palms… Quái, cái giấy
tôi bỏ đâu mất rồi?.. À đây… Anh nhớ cho rõ, chỗ nào tôi cũng ghim sẵn người
của ta, sẵn sàng hậu thuẫn cho anh một cách tốt đẹp. Anh đã có đồ vét,
cravát… chưa nhỉ ?
Tôi đi, tay cầm mảnh giấy. Kỳ lạ, tại sao ông ta lại tên Kwann
Tae Palms, chẳng giống với Nhật chẳng giống với Tàu? – Riêng cái họ – Palms –
thì giống với Mỹ. Theo tôi hiểu, người Nhật tên họ thường là Watanabe,
Saburo, Yamamoto, Fuda, Fudo, Honda, Yamaha, Suzuki .v.v… Ngay đến cái tên
cũng khó hiểu thế chẳng trách ông ta già, khó tính, lẩm cẩm, cố chấp, chỉ nói
tiếng Nhật, không thèm nói tiếng Anh tiếng Pháp. Ôi, tôi mất việc dễ như
chơi! Hôm sau, tôi và anh phụ tá được chiếc xe du lịch màu trắng mới
tinh gắn máy lạnh đưa ra phi cảng, đón ông giám đốc Nhật tận chân cầu thang
máy bay. Ðây là ngoại lệ. Theo tôi hiểu, đáng lẽ chúng tôi chỉ được đón ở
phía trong, sau khi ông ta đã làm thủ tục, khám xét, trình các giấy tờ. Sau cái liếc mắt ‘ra hiệu ngầm’ của cô tiếp viên phi cảng, tôi sửng
sốt: ông giám đốc Nhật trông còn trẻ, chỉ trạc ngoài bốn mươi ngang với tuổi
tôi, nét mặt già dặn có thể nói là rất có duyên, nước da ngăm ngăm đen, mắt
hai mí trông nhanh nhẹn tháo vát chứ không ‘một mí’ như mắt người Nhật hay
người Ðại Hàn. Ðặc biệt, ông ta ăn mặc theo kiểu khách du lịch, áo sơ mi ca
rô sọc chìm, quần jean, áo bỏ trong quần với sợi dây xanh tuya to bản bằng da
cá sấu, giầy Adidas màu trắng. Chà chà, tôi thấy ông ta đẹp trai quá, không
già lão, ‘khó tính’ một chút nào hết. Anh phụ tá đỡ giùm chiếc va ly trong khi tôi cúi đầu thật thấp
theo kiểu người Nhật, nghĩa là cứng đong đong như khúc gỗ bị bẻ gẫy, chắp tay
trước ngực và cố ‘nặn’ ra từng tiếng Nhật: – Kôn ni chi wa, y ô ku i ras shai
ma shi ta. Hi ji ma shi te ? (Xin kính chào ngài, chúng tôi rất vui mừng được
tiếp đón ngài. Thưa ngài đi đường bình an chứ ạ?) Ông ta ngớ người nhìn tôi, nhíu mày suy nghĩ như cố nhớ lại điều
gì. Sau đó ông ta nhún vai, quyết định trao chiếc cặp Xăm-xô-nai cho cô tiếp
viên xách giúp, rồi cũng chắp tay, cúi đầu thật thấp chào lại: – Kônnichiwa!
Yôku irasshaima****a! (Xin kính chào ông! Tôi rất vui mừng được gặp gỡ ông!) Giọng ông ta nhanh và mạnh, tất nhiên thông thạo như… tiếng mẹ đẻ
chứ không ỳ ạch như tôi. Tôi đoán rằng tôi nói ‘hay’ quá nên thấy ánh mắt ông
ta có gì vui vẻ, tinh nghịch pha lẫn nụ cười. Tôi lại hăng hái ‘nặn’ tiếp và
tự giới thiệu: – Wa ta shi wa Trinh de su, ho te ru Y… y a dô zo yo ro shi
ku! (Thưa ngài, tôi tên là Trình, nhân viên khách sạn Y… rất sung sướng được
cử đến đây đón tiếp ngài !) Nét mặt ông giám đốc Nhật vui hẳn lên, ông mỉm cười nhìn tôi sau
đó cũng tự giới thiệu: Watashi wa ‘Kwann’ desu, dôzoyoroshiku! (Thưa ông tôi
tên là Kwann, rất sung sướng được cử đến đây gặp ông) Tiếng Nhật dùng ý giống như tiếng Việt hay tiếng Tàu, nhân xưng
đại danh từ ‘tôi’ và ‘chúng tôi’ nhiều khi dùng chung với nhau, những tiếng
như ‘irasshaima****a’ và ‘yoroshiku’ vừa có nghĩa là đón tiếp lại vừa có
nghĩa là gặp gỡ, tùy câu sử dụng. Hừ, lạ thật, tôi là anh bồi khách sạn chứ
có phải là một VIP nào đâu mà ông ta nói rất sung sướng được ‘cử’ đến đây ‘gặp’
tôi? Ngoài ra tôi để ý thấy những câu ông ta dùng đều… bắt chước tôi y chang
nhưng thu gọn lại, nhanh và thông thạo hơn. Tại sao ông ta chọc ghẹo tôi với
ánh mắt hóm hỉnh như vậy? Tôi nói tiếng Nhật có gì sai sót chăng? Kiểm tra và làm thủ tục tại khu hải quan tương đối đơn giản do
có ‘người của ta’ xong, chúng tôi ra xe. Ông giám đốc Nhật đi lầm lối khác,
tôi đưa tay lễ phép: Kô chi ra e dô zô! (Xin mời ngài đi lối này!) Ông khách
giật mình ngửng lên, vui vẻ: – Arigatô, zogaimasu! (Vâng, xin cám ơn) A, bây giờ thì ông ta không ‘bắt chước’ tôi nữa. Tôi thấy có cảm
tình với ông ta.. Rõ ràng là ông ta mau mắn, lịch duyệt, không già nua, khắc
khổ như ông giám đốc khách sạn đã cho biết. Anh tài xế đã đợi sẵn bên cạnh chiếc xe, vội vàng mở rộng các cửa
mời mọi người lên và xếp va ly vào phía đằng sau. Ông giám đốc ra hiệu cho
tôi ngồi bên cạnh ông ta, anh phụ tá ngồi bên trên với tài xế, sau đó xe chuyển
bánh lướt êm, máy lạnh mát rượi. Xe chạy qua cổng Phi Long, vị khách luôn luôn nhíu mày nhìn những tấm bảng quảng
cáo ‘vĩ đại’ có vẻ suy nghĩ.. Cặp mắt ông ta đăm chiêu, tò mò nhìn từng gốc
cây, từng ngôi nhà lớn hiện đang xây cất ở hai bên đường Nam kỳ khởi nghĩa tức
Công Lý cũ, không hiểu ông ta thấy nó thế nào so với bên Nhật.
Tôi nhẹ nhàng lấy gói ba số 5 và chiếc hộp quẹt ga mới tinh mang
dấu hiệu Công ty du lịch Việt Nam, lễ độ mời khách:- Ip pon i ka ga de su ka
? (Xin kính mời ngài hút thuốc ?) Ông ta giựt mình quay lại, nhíu mày khe khẽ lắc đầu: – Kekhô
desu, arigatô! (Không, tôi không muốn hút, xin cám ơn!) Ðoạn, không hiểu nghĩ
sao, ông ta cầm gói thuốc, ngắm nghía hồi lâu rồi bỗng ngửng lên nhìn tôi:-
Do you usually smoke this kind of Three Fives cigarette? Ôi chao, vậy thì ông ta cũng nói tiếng Anh chứ đâu phải chỉ dùng
tiếng Nhật một cách cố chấp? Tôi sung sướng quá bèn khẽ lắc đầu, buột miệng
nói như cái máy: – Oh no, sir, we don’t. Ông ta hỏi tại sao, tôi đáp ‘because… ‘rồi cũng chẳng biết
because… như thế nào nữa, bèn trả lời thành thật:- Because this kind of
cigarette is more and more expensive than our salary, out of our ability. Vị khách bật cười, rồi tự nhiên ông ta cười lớn khẽ vỗ vai tôi
thân mật như một người bạn. Tiếng Anh ông ta dùng còn thông thạo hơn cả tiếng
Nhật mẹ đẻ của ông ta: ‘Ồ, ông bạn thân mến, ông bạn nghèo lắm phải không?’.
Tôi lắc đầu: ‘Không, tôi không quá nghèo nhưng cũng không nghĩ rằng tôi giàu.
Chúng tôi tiết kiệm tiền bạc’. Vị khách trẻ gật đầu lia lịa: ‘Vâng, vâng, tôi hiểu. Tôi cũng có một vài người bạn Việt Nam ở
hoàn cảnh của ông.. Thỉnh thoảng tôi có gửi quà sang tặng họ’. Chà, tay này được quá, người Nhật mà biết hoàn cảnh của người Việt
Nam, thỉnh thoảng gửi tiền sang tặng, thật đúng kẻ có lòng. Xe chạy ngang qua cửa Nhà khách Thống Nhất, bên trái là Nhà thờ
Ðức Bà. Vị khách ngắm nghía ngôi nhà thờ lớn nhất miền Nam, gật đầu có vẻ vừa
lòng. Sau đó tự nhiên ông ta hỏi tôi: ‘Tôi đoán trước năm bảy lăm ông bạn là
một luật sư?’. Tôi giật mình kinh ngạc: ‘Vâng, trước đây tôi theo ngành luật.
Nhưng tại sao ngài lại biết điều đó?’. Ông ta cười trả lời: ‘Tôi biết những
điều người khác không biết’. Xe về tới đường Ðồng Khởi và từ từ táp vào lề trước khách sạn.
Các cô tiếp viên ra đón, xách giùm va ly cho khách. Ðích thân ông giám đốc
cùng nhiều người khác dẫn vị quý khách lên lầu, giới thiệu từng ưu điểm của
căn phòng hạng nhất, sang trọng. Lúc tôi xuống, ông giám đốc đứng nán lại chờ ở chân cầu thang,
thân mật vỗ vai tôi: – Khá quá, cậu được việc quá. Tôi đã nghe báo cáo đầy đủ.
Từ nay tôi cử cậu đặc trách bám sát ông ta. Công việc đâu đấy xong xuôi, tốt
đẹp tôi sẽ trích số tiền hoa hồng thưởng cho cậu và cả bên công ty đầu tư nữa.
Tôi không quên đâu.
Kể từ hôm ấy, tôi luôn luôn đi kèm với vị khách Nhật. Hình như đối
với tôi, ông ta cũng có chút biệt đãi. Mỗi lần tới công ty đầu tư hoặc thăm
các cơ sở, máy móc thiết bị của người Nhật, gặp gỡ ban giám đốc các cơ quan,
lẽ ra tôi phải ngồi phía sau lưng như một thông dịch viên, ông ta giới thiệu
tôi là một người bạn luật sư, bảo tôi ngồi bên cạnh và luôn luôn xem xét, bàn
bạc với tôi. Người nước ngoài họ khôn lắm, dưới con mắt của một luật sư, tôi
thấy rõ có những điều mới nhìn mình tưởng họ dại, sự thực họ nhường một bước
để nhảy một trăm bước. Trong khi đó, về phía bên mình, tôi không nói rằng họ
dại nhưng tôi nói họ lanh. Lanh một cách khôn ngoan vặt, tiến một bước theo
kiểu ‘thắng lợi tinh thần’ trong A.Q. Chính Truyện của Lỗ Tấn, sau này sẽ thiệt
một trăm bước hay nhiều hơn. Toàn những ông thầy dùi cấp dưới, láu cá vặt mà
cứ tưởng mình thông minh làm ‘cố vấn’ mà thôi. Quan hệ quốc tế không thể dùng
các bộ óc láu cá vặt. Phải có kiến thức, phải có trí tuệ. Nếu không, được lợi
về sợi dây thong thì sẽ mất cả con trâu. Gặp trường hợp đó tôi chỉ im lặng.
Tôi không có quyền được góp ý kiến. Tất cả đều biết tôi chỉ là anh bồi khách
sạn, nể khách nên họ cho tôi được ngồi cùng bàn một cách khiêm tốn, tất nhiên
không được quyền góp ý kiến. Một lần thấy họ ‘khôn ngoan’ quá, tôi kể cho vị khách nghe một
đoạn trong Tam Quốc Chí – một tác phẩm cổ điển lớn của Trung Quốc rất quen
thuộc với người Việt Nam: Tào Tháo dàn gần một triệu quân trên sông Trường
Giang định chiếm Ðông Ngô. Chu Du, đại tướng Ðông Ngô muốn dùng hỏa công để
phá quân Tào nhưng lại sợ các chiến thuyền Tào rời rạc, chạy kịp, đốt không hết
được; bèn nhờ Bàng Thống xúi cho thuyền Tào kết lại với nhau. Giữa lúc ấy,
quân Tào không quen thủy thổ, say sóng. Tào Tháo hỏi kế. Bàng Thống ‘xúi
khôn’ là nên dùng vòng sắt kết các thuyền lại từng mảng, lót ván bên trên người
ngựa đi được, quân sẽ hết bệnh. Tháo mừng lắm, nghe lời. Ra tới bờ sông, Thống
bị một người nắm áo giữ lại: ‘À anh này gớm thật, dám xúi Tào Tháo kết thuyền
cho Chu Du đốt! Tháo nó ngu, bộ anh tưởng chúng ta hết người không ai biết
mưu kế của anh hay sao?’ Bàng Thống giựt mình nhìn lên, thấy đó là Từ Thứ. Rồi
tôi kết luận: – Ðất nào cũng có kẻ sĩ. nước nào cũng có kẻ sĩ. Chẳng qua
chúng tôi không được sử dụng phù hợp khả năng như bên các ông. Xin ông đừng
nghĩ chúng tôi hết người. Ông ta nhíu mày: Có, tôi hiểu. Và tôi nghĩ đó là một trong những
điều đáng buồn. Chúng tôi muốn làm ăn một cách cân xứng, không muốn ‘đốt’ ai
cả. Nhưng quy luật làm ăn, nếu họ tự đốt thì họ phải chịu. Vị khách lâu nay gần như chỉ nói tiếng Anh, không nói tiếng Nhật. Một lần khác, ông ta mua tặng tôi một chiếc đồng hồ Seiko five
giá bốn mươi lăm đô, tức gần năm trăm ngàn đồng Việt Nam. Tôi cười nói đùa: –
Ðây là ‘phần thưởng’ cho sự im lặng của tôi? Ông ta cũng cười, lắc đầu: – Không đúng. Dù không thưởng thì các
ông vẫn đứng ngoài rìa, giữ vai trò của người im lặng, không cần phải thưởng.
Công việc ký kết hợp đồng tiến triển tốt đẹp. Tôi nhận được
phong bì ‘ứng trước’ do ông giám đốc khách sạn trao.. Ông bảo tiền hoa hồng
dành cho tôi khá hơn, tính theo ngoại tệ, ông ứng trước một phần để tôi xây
xài. Trên nguyên tắc, nếu chúng tôi giới thiệu được khách cho khách sạn thì
được hưởng năm phần trăm, kêu là tiền huê hồng, tính theo tổng số tiền phòng
các ngày khách đã ở trong khách sạn. Ðằng này tôi không giới thiệu nhưng ông
giám đốc cũng tính theo tỷ lệ đó, coi như tiền thưởng. Làm ở những chỗ có đô
la ra vô thì sướng thế đấy, toàn những món bất ngờ mà mình được hưởng chứ tôi
có công gì đâu. Ðồng thời ông cũng cho tôi, biết còn hai ngày nữa, tức sáng
thứ Hai, ông khách sẽ lên máy bay về nước. Hôm đó là chiều thứ Bảy, một buổi chiều thành phố thật đẹp. Mọi
việc đã xong xuôi, vị khách Nhật hình như hơi rảnh. Ông nhìn qua khung cửa
kính, có vẻ suy nghĩ và bảo tôi:
Tôi ngạc nhiên trợn tròn mắt: – Dog meat? Theo.. theo ý ông nói,
đó…đó là món..’Thịt của con chó ?’ Ông ta mỉm cười:- Ðúng vậy, ‘thịt của con chó’, nếu tôi không lầm. Ðoạn, ông ta nói tiếp: – Theo tôi hiểu, nhà văn Trung Quốc Lin
Yuyang (Lâm Ngữ Ðường) có lẽ cũng thích món ‘thịt của con chó’ nên ông ta viết
một truyện ngắn rất nổi tiếng lấy tên ‘Tướng Quân Thịt Chó’, tôi có đọc qua. Ối giời ơi, thế này thì chết. Tôi như từ trên trời rơi xuống đất.
Mặc dầu gốc dân Thái bình Thái lọ, rất khoái cái món ‘nai đồng quê’ nhưng tôi
giải thích cho ông khách oái oăm biết rằng thường thường các quán ‘nai đồng
quê’ không phải là những nhà hàng sang trọng, nếu chúng tôi dẫn khách đến đấy,
lỡ có chuyện gì xảy ra thì sẽ bị cho nghỉ việc.
Ông ta gật đầu: – Cũng được. Nhưng chỉ có ông với tôi đi thôi.
Và tôi lái xe. Ối giời đất ơi, lại nguy hiểm nữa. Tôi báo cáo với ban giám đốc.
Ông quản lý lắc đầu lè lưỡi: – Chết, ông ấy có biết đường đâu mà lái ? Người
nước ngoài mà lái xe trên đường phố Sài Gòn thì coi như tiêu luôn sinh mạng.
Thôi, ông Trình cố nói kheo khéo giành lấy tay lái. Tôi lái xe. Ông giám đốc Nhật ngồi bên cạnh cứ tủm tỉm cười vì
nghe tôi kể lại những lời của ông quản lý. Chúng tôi tới quán Thanh Sơn ở đường
Nguyễn Cư Trinh. Ðây là hậu thân của quán Ba Thừa ở đường Bùi Viện ngày trước.
Thanh Hải, Ba Thừa trước đây thường rất nổi tiếng với món la-de đặc – la-de ướp
lạnh đến mức tự nó đông lại, phải vỗ vỗ đáy chai cho chảy ra, không phải bỏ
đá – và những món đặc biệt miền Nam như cua rang muối, ếch chiên bơ như đã kể
trên. Chúng tôi đang ăn, ông khách Nhật luôn luôn gật đầu tấm tắc khen
ngon thì bọn trẻ bán thuốc lá, bán vé số nghe tiếng nước ngoài bèn bu lại mời
mua. Ông ta lấy một gói ‘ba số’ và đưa tờ năm đô la.
Ông ra hiệu cho cả, tụi nó mừng rỡ ‘thánh kiu’ rối rít rồi kéo
nhau đi. Một đứa khác tới trễ không được chia phần bèn để cả xấp vé trước mặt
ông, tý tay như nằm nửa người trên bàn mời mua bằng được. Ông lắc đầu.
Cậu thanh niên chạy bàn hình như con trai ông bà chủ tiệm đi
ngang bèn ‘bợp’ nhẹ cho nó một cái, đuổi nó ra ngoài. Ối cha, lúc nó đứng dậy,
khuỷu tay loạng quạng thế nào đụng phải đĩa lươn um, hất ráo xuống quần tôi.
Nóng thì không nóng nhưng bẩn. Nhòe nhoẹt. Tôi bực quá đâm gắt:
Nhà hàng đem thau nước ra lau giùm. Xong, ông khách mỉm cười, im
lặng ngồi hút thuốc lá. Cái mặt tôi lúc đó chắc ‘dễ thương’ quá. Ông hỏi:
Trời đất, đang bực, đến bố tôi cũng không biết ‘thấy mẹ’ là một
tiếng lóng hay một câu chửi. Tôi trả lời đại ‘thấy mẹ’ là… ‘see mother ! Ông ta lắc đầu: – No, it isn’t. In Vietnamese, ‘thấy mẹ’, it
means… Tôi giật mình. Hai tiếng ‘thấy mẹ’ ông ta phát âm tiếng Việt rất
chuẩn… y như người Việt. Tôi ngạc nhiên: – Do you understand Vietnamese ? Ông ta mỉm cười, gật đầu: – Yes, I know very well. Because… Rồi như không nín cười được nữa, ông ta bỗng cười sằng sặc và…
tuôn ra một tràng tiếng Việt pha lẫn tiếng chửi:
Một tia sáng chợt thoáng qua trong óc tôi:
Quân kể cho tôi nghe: Hồi đó học xong Kỹ sư Phú Thọ, hắn được bổ
đi làm kỹ sư công chánh tại một tỉnh miền Trung xa lắc. Ngày 30 tháng 4, gặp
tàu, hắn nhảy sang Mỹ, vừa đi làm vừa cố gắng học về ngành điện tử. Trong trường
hắn học có một cô nữ sinh viên người Nhật, hai bên quen nhau, thương nhau,
sau khi tốt nghiệp bèn làm đám cưới. Hắn leo dần lên được chức phó giám đốc của
một công ty Mỹ. Vợ chồng hắn có đứa con gái đầu lòng, bố mẹ vợ hắn viết thư
giục thu xếp đem con về chơi bên Nhật. Té ra bố vợ hắn là một nhà tư bản, tổng
giám đốc một công ty lớn có nhiều chi nhánh ở Nhật cũng chuyên về điện tử.
Bây giờ vợ chồng hắn đã có đứa con thứ hai – con trai – rất xinh và hiện hắn
đang làm giám đốc một công ty chi nhánh cũng nằm dưới quyền ông già…
Hắn cười hề hề:- Tiếng Nhật thì tớ cũng tà tà như cậu vậy thôi,
do vợ tớ dạy. Sang bên này gặp cậu, tớ mừng lắm. Không ngờ sau bao nhiêu năm,
hai thằng chó chết tụi mình gặp nhau…
Gương mặt hắn hơi buồn. Hắn khẽ thở dài:Tớ xin lỗi cậu về việc
làm mặt xa lạ, bữa nay mới bày chuyện ‘dog meat’ để gặp riêng cậu. Từ hôm gặp
cậu tớ rất mừng, đinh ninh thế nào cũng sẽ nhờ cậu một việc…
Hôm sau hắn tới. Buổi chiều, ăn cơm xong, hắn ngồi một mình
ngoài hiên trên lầu bên thành lan can. Nhà tôi vắt hai ly cam tươi bưng ra. Hắn
mỉm cười nhìn tôi, khe khẽ lắc đầu:
Tôi cười: – Nhớ chứ ! Không thuộc, không viết ra chữ, cụ mắng muốn
chết. Ðứa nào mà chẳng nhớ… Tay hắn đang cầm cây que. Hắn gõ nhè nhẹ lên chiếc song sắt trên
thành lan can và đọc khe khẽ: Từ mẫu thủ trung tuyến Du tử thân thượng y Lâm hành mật mật phùng Ý khủng trì trì quy Thùy ngôn thốn thảo tâm Báo đắc tam xuân huy
(Sợi chỉ trong tay mẹ hiền May thành chiếc áo trên thân người con du tử Lúc con ra đi mẹ khâu thật kỹ Vì sợ lâu ngày con chậm trở về Nào ai dám nói một tấc lòng của cỏ Có thể báo đáp được ánh dương của ba tháng xuân ?)
|
Hắn thở dài:
- Ở bên
Nhật, hễ bận thì thôi, cứ lúc nào rảnh đầu óc tớ lại miên man nghĩ tới
hình ảnh ba mẹ con tớ lúc mới di cư vào Nam. Ông cụ tớ mất sớm hồi gia
đình còn ở ngoài Bắc. Mẹ tớ một thân một mình tần tảo nuôi tớ ăn học.
Con Chi, em gái tớ (chắc cậu đã biết), lúc ấy hãy còn nhỏ mới lên bốn;
còn tớ lên sáu. Khổ lắm.. Mẹ tớ trước bán bánh cuốn, sau bán trái cây ở
chợ Bà Chiểu. Lúc tớ thi đậu vào lớp đệ thất trường Chu Văn An là lúc mẹ
tớ đã dành dụm được chút đỉnh, không phải bữa đói bữa no vậy mà như cậu
thấy, trong túi tụi mình hàng ngày đi học chẳng có đứa nào có lấy một
xu. Thỉnh thoảng bà cụ tớ hay bà cụ cậu cho một đồng thì hai đứa mình
chia nhau uống chung một ly nước mía. Bà cụ tớ quý cậu lắm. Nay hai mắt
cụ đã lòa…
- Có, tớ
biết. Hôm ông anh cả vào chơi đón cụ ra Bắc, tớ có đi tiễn. Ông anh mua
vé tàu hỏa Thống Nhất, ghế ngồi, bảo sẽ xuống ga Nam Ðịnh. Thấy đông người
quá, trong tàu chật như nêm cối, ghế cứng mà lại phải ngồi ba ngày ba
đêm không được nhúc nhích, tớ chảy nước mắt. Cụ cũng khóc, đưa hai tay
quờ quạng sờ mặt tớ và nói sẽ chẳng bao giờ có dịp gặp lại…
Quân chớp mắt, hắn cúi mặt như cố che giấu một cái gì đó đang
dâng lên trong cổ họng, sau khẽ thở dài nói nhỏ với tôi:
- Tớ chỉ
lo mẹ tớ mất trước khi tớ về, cậu ạ. Ra ngoài ấy cậu nhớ lạy mẹ tớ một lạy,
xin cụ tha thứ cho tớ và nói, năm tới thế nào tớ cũng về thăm mẹ, càng sớm
càng tốt.
- Ðược, cậu
cứ yên tâm.
- Ðược ngồi
ăn cơm với cụ và vợ chồng cậu tớ cảm động lắm. Tớ mong được tự tay xé thịt
gà để riêng ra đĩa, tiếp vào bát cho bà cụ tớ cũng giống như cậu. Mẹ tớ
hai mắt đã lòa…
Thế rồi sáng thứ Hai, hắn lên máy bay về Nhật thì sáng thứ Ba
tôi ra Hà Nội. Tôi đi xe lửa, vé nằm, loại tàu nhanh hai ngày hai đêm, không
đi máy bay vì tính tôi quen tiết kiệm. Những lúc ngồi bên cửa sổ ngắm cảnh
núi non hùng vĩ của vùng đèo Hải Vân , đèo Ngang, đầu óc tôi cứ vương mang
nghĩ tới hình ảnh lúc hắn lên máy bay.
Chúng tôi đưa tiễn, hắn giơ tay chào tạm biệt ‘Sayônara !’. Rồi
trong lúc mọi người không để ý, hắn kín đáo chắp tay lạy về phía tôi một lạy.
Tôi hiểu ý nghĩa của cái lạy đó nên chỉ gật đầu cho hắn yên tâm và giơ tay
chào tạm biệt: ‘Sayônara!’. Bây giờ tôi có bổn phận đem cái lạy đó ra Bắc,
cùng với lời dặn hắn sẽ trở về. Và đầu óc tôi cứ miên man nghĩ đến bài ca của
người du tử:
Bài đọc thật cảm động.. NPN có những bài đõc rất gía trị
ReplyDeleteXin cám ơn