Sunday, May 31, 2020

Gậy Ông Đập Lưng Ông - Nguyễn Chương


Bên đảng DC luôn nhấn mạnh có tới hàng chục ngàn người Mỹ chết vì đại dịch virus viêm phổi, qua đó "kết án" Tổng thống Trump
kém cỏi hoặc chậm chạp đối phó với đại dịch.
Nào dè, "gậy ông đập lưng ông" - khi đi vào phân tích số liệu! Thống kê tử vong (vào ngày 19/5) vì đại dịch viêm phổi virus Vũ_Hán tại Mỹ (bảng đính kèm):
Số tử vong tại các tiểu bang do đảng Dân Chủ điều hành: có tới 70.144 người chết. Trong khi đó, số tử vong tại các tiểu bang do đảng Cộng Hòa điều hành: chỉ có 9.107 người chết.

Thấy gì?
* Số tử vong tại các tiểu bang DC nhiều khủng khiếp, gấp 7,7 lần số tử vong tại các tiểu bang CH! Dưới chế độ "đảng DC", mạng người như vậy là không được chăm sóc tốt; cũng có thể nói là năng lực điều hành của đảng DC kém cỏi so với năng lực điều hành của đảng CH.


Với hiện trạng như vậy, dám chừng người dân Mỹ đang ở những tiểu bang DC cũng nên tìm cách chuyển qua định cư tại những tiểu bang CH để được bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn.
* Sự chênh lệch kinh hoàng - hơn 70.000 người chết ở các tiểu bang DC so với 9.000 người chết ở các tiểu bang CH - trong khi các điều kiện y tế ở nước Mỹ nói chung là tiên tiến, đồng đều giữa các tiểu bang.

Vậy nên, một nghi vấn đặt ra: phải chăng đảng DC có sự thổi phồng số liệu tử vong? Vừa để hù dọa người dân, kích động chống lại TT Trump; vừa để rúc rỉa ngân sách liên bang buộc phải chi viện giúp đỡ, khiến cho nền kinh tế Mỹ lao đao. Kinh tế Mỹ đi xuống, ông Trump sẽ gặp khó khăn trong cuộc tranh cử TT vào tháng 11/2020.

Quả thực, hiện nay đang có những cuộc điều tra "khám phá" ra sự gian lận nham hiểm trong việc nâng cao số ca tử vong ở một số tiểu bang DC.
"Thiên bất dung gian"! Té ra không phải là toàn nước Mỹ bị lâm vào tình trạng người chết tăng lên, mà phần lớn chỉ rơi vào những tiểu bang của DC thôi.

Như dẫn giải ở trên: hoặc cho thấy đảng DC kém cỏi hơn trong bảo vệ sức khỏe của người dân ("gậy ông đập lưng ông"); hoặc cho thấy đảng DC gian lận để phục vụ ý đồ chánh trị đen tối ("thiên bất dung gian").

Nguyễn Chương
danchimviet.info

Tháng Năm Giả Biệt - Đỗ Công Luận

Saturday, May 30, 2020

Câu Chuyện Cuối Tuần: Nóng Và Lạnh - Nguyen Khan


Nóng quá có thể biến thể rắn (vật chất) thành thể Plasma.
Lạnh quá có thể biến vật thể thành giá băng.
Ngày quá nóng đêm quá lạnh làm sỏi đá vỡ vụn thành những bãi cát sa mạc.


Thế chiến II đẩy sức nóng lên đỉnh điểm, đầu vỡ, máu loang, phố phường tan nát... Năm 1945, hồng quân Liên Xô từ phía Đông, Mỹ và phương Tây từ phía Tây ào ạt tiến về Berlin... Sức nóng chiến tranh giảm mạnh, hòa bình dần dần lập lại, cùng với chương trình Marshall tái thiết Tây Đức và Tây Âu của Mỹ đem lại thịnh vượng cho khu vực chiến địa này.

Hòa bình chưa được bao lâu thì bức tường Berlin được dựng lên, cầu không vận khổng lồ do Mỹ thiết lập để tiếp vận cho nhân dân Tây Birlin bị Đông Đức và Liên Xô phong tỏa, minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và minh ước Warszawa được thành lập... Chiến tranh lạnh bắt đầu.

Chiến tranh lạnh trở nên giá băng, hối hả, cấp tập từ vụ phóng phi thuyền của Liên Xô năm 1958 đưa đại tá Gagarin bay ba vòng quanh quỹ đạo địa tĩnh của Trái Đất, với lời ngạo nghễ mang tính thách đố Cao Xanh của nhà phi hành vũ trụ tiên khởi : "Tìm mãi chẳng thấy Chúa đâu".

Mỹ đã thật sự bị choáng, khi Liên Xô bức phá công nghệ không gian, chúa tể bầu trời, biến đại bàng Mỹ thành con chim đa đa nhào lộn bên lũy tre làng hát khúc tình ca tự do dân chủ dân quyền... Trông thật tội nghiệp làm sao!

Người Mỹ shock nặng, hối hả chuẩn chi một ngân sách khổng lồ, huy động toàn bộ giới tinh hoa Mỹ vào cuộc rượt đuổi công nghệ.
Với lợi thế của một thể chế dân chủ pháp trị, là thể chế ưu việt nhất cho tự do tư duy và sáng tạo thăng hoa, cùng với một nền kinh tế giàu mạnh, chẳng bao lâu sau người Mỹ không chỉ đuổi kịp, không chỉ vượt qua mà còn vượt rất xa... Biến công nghệ Liên Xô vang bóng một thời thành lạc hậu và lạc lõng. Trong những ngày cuối cùng của năm 1969, tức 11 năm tính từ lúc Gagarin bay vào vũ trụ, phi thuyền Apollo 11 của Mỹ đã đưa một phi hành gia đặt chân vào, cắm cờ hoa đầu tiên trên Cung Quản Hằng trước sự ngưỡng mộ và dõi theo đến nghẹt thở của hàng tỷ người trên thế giới. Phi hành gia này không tìm thấy chị Hằng, song khi bị mặt đất trêu đùa vì đi nghiêng ngả trên mặt trăng, anh đã nói chữa một câu không gì xúc tích hơn :"Bước đi vụng về của một con người là một bước nhảy vọt của nhân loại".

Sau cuộc chiến Việt Nam, tổng thống Mỹ Jimmy Carter thuộc đáng dân chủ Mỹ đã điều hành một chính phủ bạc nhược, đến nỗi siêu cường Mỹ chỉ còn là cái bóng của chính mình, chiến tranh lạnh nghiêng hẳn về khối Xô Viết. Trong bối cảnh ê chề đó, chàng diễn viên điện ảnh Ronald Reagan đang làm Thống đốc bang, được dân Mỹ chọn lựa để "xoay chuyển càn khôn". Reagan thành lập ủy ban đặc biệt nghiên cứu, đề ra giải pháp đối phó với chiến tranh lạnh. Lời Reagan tuyên bố tại bức tường Berlin được xem như lời tuyên chiến, rằng nếu CNXH là tốt đẹp, sao lại xây chi bức tường này, sao lại ngăn chặn người dân... Sau đó không lâu bức tường Berlin bị dân Đông Đức đập bỏ, chiến tranh lạnh lần thứ nhất chấm dứt.

Yên ả chẳng được bao lâu, thì mạng lưới toàn cầu hóa do Mỹ thiết lập và bảo vệ đã bị TC (Trung Cộng) luồn sâu và len lỏi rộng khắp... như con sán xơ mít bám ký sinh trong nền kinh tế toàn cầu ấy, hút hết dưỡng chất của Mỹ, phương Tây và thế giới, lớn mạnh nhanh chóng như Phù Đổng, và WTO là cái ổ sán xơ mít đó.

Càng lớn mạnh sán xơ mít TC càng tham lam, hung dữ, thủ đoạn, hống hách và tàn bạo. Nhưng Mỹ và thế giới đã bó tay không thể xổ lãi được, vì nhiều người cho là diệt sán xơ mít thì ruột gan kinh tế của các nước cũng tan nát theo, đành ngậm ngùi nhìn sán xơ mít TC hút hết dưỡng chất của chính mình.

Cũng giống như sự bạc nhược của tổng thống Mỹ thuộc đảng dân chủ Jimmy Carter để Liên Xô lấn lướt trong chiến tranh lạnh thứ nhất, dọn đường cho tổng thống thuộc đảng Cộng hòa Ronald Reagan bước vào Bạch Cung kết thúc chiến tranh lạnh, tiễn vong Liên Xô vào địa ngục thiên thu. Hiện tại có vẻ như lịch sử được lập lại. Tổng thống thuộc đảng Dân chủ Barack Obama quá bạc nhược để con sán xơ mít TC vẫy vùng ngang dọc, vươn các xúc tu ra khắp thế giới để hút kiệt dinh dưỡng của thế giới tự do, và xây dựng ma trận con đường tơ lụa để huyễn hoặc thế giới vào bẫy nợ và kiếp thuộc địa... Vô tình mở đường cho tỷ phú Donald Trump vào tòa Bạch Ốc.

Lập tức Donald Trump hủy ngay hiệp ước TPP làm nhiều người sửng sốt không hiểu ông tổng thống "gàn dở" này làm chuyện điên rồ gì nữa. Vì hầu hết giới truyền thông Mỹ và phương tây, kể cả các chính khách hàng đầu như tổng thống Pháp, thủ tướng Đức v.v... đều chủ trương toàn cầu hóa, ủng hộ hợp tác đa phương như WTO và các thỏa hiệp thương mại đa phương khác, chống đối quyết liệt chủ trương bảo hộ mậu dịch của tổng thống "năm nắng năm mưa" Donald Trump. Họ chỉ trích gay gắt chủ trương đơn phương bảo hộ mậu dịch làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại của "lão quái" Donald Trump, quy chụp Ông Trump phá nát trật tự kinh tế toàn cầu bằng việc áp đặt quan thuế để cân bằng mậu dịch giữa Mỹ với TC và... Không trừ bất cứ nước nào, kể cả những nước đồng minh, vô hình trung bỏ trống địa chính trị cho TC chen vào thay thế Mỹ gây ảnh hưởng trên khắp thế giới.

Họ cũng bất bình khi ông Trump gây chiến tranh thương mại với TC, phá vỡ khuôn thước WTO, phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu, làm xáo trộn trật tự kinh tế thế giới v.v...
Dịch cúm Vũ Hán làm mọi người vỡ lẽ, hiểu vì sao Ông Trump phải làm chuyện ngược đời như vậy, nhận ra nhờ lợi dụng toàn cầu hóa, lợi dụng WTO và các hiệp ước đa phương, nhờ nắm thóp được chuỗi cung ứng toàn cầu... Nên TC lớn mạnh như thổi, ép các doanh nghiệp công nghệ các nước đầu tư tại TC phải chuyển giao sản phẩm trí tuệ, dùng gián điệp, đặc biệt là gián điệp mạng trộm cắp công nghệ và bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh...của các nước. Thao túng tiền tệ, gian lận thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp công nghệ trá hình tư nhân, gây sức ép và bức hiếp thế giới... Việc khống chế không cho chuỗi cung ứng của các nước đặt tại TC chuyển khẩu trang và dụng cụ y tế về nước ngăn chặn dịch cúm, và việc TC ngạo mạn trừng phạt Australia và các nước về hùa với Australia đòi điều tra độc lập nguồn gốc virus Vũ Hán là những ví dụ. Anh, Pháp, Đức và một số nước đã sáng mắt về toàn cầu hóa và chuỗi cung ứng đặt tại TC, nên đã quyết định không để tất cả trứng vào chung một giỏ toàn cầu hóa tại TC.

Giờ này mới thấy việc Donald Trump phục hoạt nhóm chuyên trách về chiến tranh lạnh thời Ronald Reagan không phải là việc làm cầu âu, mới thấy việc Donald Trump gây sức ép toàn diện lên TC, ngăn chặn mọi ngỏ ngách của TC, phá vỡ hiệp ước TPP, phá vỡ toàn cầu hóa và phá vỡ các chuỗi cung ứng tại TC v.v... là những bước đi đúng đắn, mang tầm chiến lược nhằm chặt đứt nguồn dinh dưỡng của TC. Nói cách khác, TC lớn mạnh nhanh chóng nhờ mạng lưới toàn cầu hóa và các chuỗi cung ứng đặt tại công xưởng thế giới ở TC, thì nay muốn khớp hàm con ngựa hoang TC, muốn làm suy yếu con sán xơ mít TC, thì phải loại bỏ toàn cầu hóa, rút toàn bộ chuỗi cung ứng khỏi TC, TC sẽ mất đà và hết đường lớn mạnh, khi ấy TC có thể sẽ trở về chiến khu xưa phát động khẩu hiệu vạn lý trường chinh...

Lần đầu tiên tờ Hoàn Cầu thời báo của TC đã dám lôi tên cúng cơm Donald Trump ra mỉa mai bài xích, chứng tỏ cuộc đại chiến thế giới lạnh lần thứ hai đang bắt đầu, và TC không còn một tia hi vọng nào có thể trở lại mối quan hệ nồng ấm Trung Mỹ trước đây, chẳng còn gì để mất nửa nên thả cửa đánh giặc miệng. Có vẻ như Ông Trump xây dựng kịch bản chiến tranh lạnh lần hai của Mỹ với TC còn chặt chẽ và mạnh mẽ hơn cuộc chiến tranh lạnh lần thứ nhất với Liên Xô thời Ronald Reagan, không để cho TC có bất cứ khoản hở nào để vượt qua khung cửa hẹp. Ngay cả khi TC chiếm lợi thế nhờ virus Vũ Hán làm tan tác xứ cờ hoa, mà TC cũng không thể vận dụng lợi thế ấy để vươn lên, thì đủ biết ông Donald Trump đã giăng thiên la địa võng nhiều lớp chung quanh TC chặt chẽ đến là dường nào !
Tỉ như TC đang lợi dụng tình thế áp đặt sự thống trị lên Hongkong, vô hiệu thỏa hiệp ước Trung Anh một quốc gia hai chế độ. Tỉ như TC đang xua tàu thuyền vào Biển Đông để áp đặc chủ quyền bản đồ hình lưỡi bò tự phịa. Và tỉ như vấn đề nóng nhất là bài phát biểu nhận chức nhiệm kỳ 2 của tiến sĩ Thái Anh Văn, trong đó Đài Loan bát bỏ hình thái một quốc gia hai chế độ, bát bỏ Đài Loan là một phần của TC làm Bắc Kinh nổi đóa, tức giận hơn nửa khi Mỹ không chỉ ban hành nhiều điều luật yểm trợ Đài Loan, bán nhiều vũ khí hiện đại cho dài Loan, chúc mừng lễ nhận chức của tiến sĩ Thái, mà còn vận động cho Đài Loan vào WHO. Khả năng TC xuống tay với Đài Loan là hết sức lớn.

Ông Donald Trump có để yên cho TC muốn làm gì thì làm đâu. Mỹ đã ồ ạt điều tàu chiến đến rất đông, kể cả hơn 7 chiếc tàu ngầm, phi cơ tàu bay đủ loại. Nghĩa là TC dám liều mạng tấn công Đài Loan, với số lượng khổng lồ tàu nổi, tàu ngầm, tàu sân bay, tàu đổ bộ...với lực lượng phi cơ chiến đấu đông đảo, nhiều loại v.v... Của Mỹ hiện có trong và gần điểm nóng, thì chắc hơn 1/10 dân số TC sẽ tè ra quần.

Ông Donald Trump đã đẩy TC vào thế lưỡng nan, tiến không nỗi, lùi không xong, cương không được nhu không đành, thù khó sống hòa khó lành... Tài chính, kinh tế, tiền tệ, thương mại, ngoại giao, quốc phòng, an ninh.... Của TC đều bị Donald Trump dồn vào thế bị động. Sắp tới đây là những đòn trừng phạt của Mỹ nhứt nhối khó lường cho TC mà Huawei và một số doanh nghiệp TC đang bị Mỹ làm cho sất bất san ban, việc Mỹ khống chế các doanh nghiệp nhà nước TC niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, đòi nợ trái phiếu Trung Hoa trăm năm trước, rút toàn bộ doanh nghiệp Mỹ khỏi TC, phá tường lửa của TC v.v... Càng làm cho chiến tranh lạnh lần thứ hai ngày càng lên đỉnh điểm. Trong khi ấy TC có quá ít công cụ để chống đỡ.

Câu chuyện cuối tuần cảm ơn các bạn đã đón đọc. Chúc các bạn ngày cuối tuần vui vẻ.

Nguyen Khan

Tâm Sự Của Cơm - Nguyễn Thị Thêm


Tội Của Lão Quái Đô- Nà-Trâm - Lão Cò


Qua tin tức bình luận của Truyền Thông báo chí Mỹ Việt, Ông thần Đô-Nà-Trâm phạm phải cơ man vô số tội không đủ bút mực kể cho hết được. Theo dõi thời biểu sinh hoạt của Quốc Hội, bình dân cảm thấy thương cho các ông bà Dân Biểu của "Đảng  luôn nói NO". Các ông bà đại diện dân bận bù đầu đóng cửa gài then kín mít họp hành, bàn bạc, tính kế bày mưu quên ăn bỏ ngủ, cứ ngóac mồm hô hào từ 3 năm nay đòi luận tội truất phế cho bằng được cái lão già mắc dịch ó đâm Đô-Nà-Trâm. Họ hài ra không biết bao là tội của lão quái đáng ghét từ 3 năm qua. Lan qua tới giới nghệ sĩ tỵ nạn Việt trong khi vận động cho "Nữ Hoàng Hillary" nắm 2016 cũng lên tiếng hài tội lão ta :

Bình dân lục lại trong trí nhớ kém cõi một số tội của lão quái Đô-Nà-Trâm  :

1. Đầu tiên là cái tội "ngông" không giống ai là không nhận bỗng lộc, chỉ nhận 1 Mỹ-kim cho vui;

2. Tội dám xóa tất cả những thành quả vi hiến và trói tay phá sản nền kinh tế đất nước của ông Ô tiền nhiệm như rút ra khỏi mấy cái Hiệp Ước--không thông qua ý kiến đại diện dân--như HƯ khí thãi toàn cầu, TTP, Iran Deal, tham gia cuộc chiến Libye đưa đến khủng hoảng di dân cho Âu Châu;

3. Tội khai tử tên trùm khủng bô Abu Bakr al-Baghdadi ngày 25-10-2019,  xóa sổ Vương Quốc Hồi ISIS ở bắc Iraq và Syria do chính quyền ông Ô đã lầm lỗi rút quân, không có kế hoạch, để khoảng trống cho ISIS tái chiếm lập vương quốc Hồi đe dọa thế giới;

4. Tội dám phóng 59 quả Tomahawk trừng trị Assad TT Syria đã dùng chất hơi ngạt giết hại dân quân kháng chiến mà không cần tuyên bố "lằn ranh đỏ" như ông Ô đã không dám làm gì cả khi Assad vượt lằn ranh đỏ;

5. Tội dám mở cuộc chiến Thương Mại-Kinh tế mậu dịch-tình báo với Tàu Cộng làm hại quyền lợi của đám lợi ích lâu nay hưởng lợi qua các đời Tổng Thống tiền nhiệm;

6. Tội đòi hỏi sự công bằng khiến các nước bạn đồng minh phải đóng góp phần của họ vào NATO không để cho Mỹ bị thiệt thòi nai lưng ra làm cai thầu mấy chục năm qua;

7. Tội ăn chơi gái gú mất tư cách đạo đức không giống ai so với giới tinh hoa chính trị luôn là những nhà đạo đức thánh thiện và đạo hạnh mẫu mực, chưa hề biết gái gú là gì. Làm như là giới chính trị Cánh Tả và đám Truyền Thông là những kẻ đạo hạnh có máu lạnh "em chã thích đàn bà" ? Trường hợp của ông cựu Tổng Bill Clinton với cô bé Monica 22 tuổi thổi kèn trong Tòa Bạch Ốc chỉ là chuyện nhỏ, chuyện vui trong chốc lát không đáng để bàn tới, có thể thông cảm được mà;

8. Tội chỉ có trình độ dốt nát "Lớp ba trường làng" mà dám làm Tông Tông đại cường;

9. Tội ngu xuẫn và điên rồ lại thêm chứng "thần kinh nặng" do 2 giáo sư Tiến sĩ tâm thần học Bandy X. Lee và Leonard L. Glass thuộc đại học Yale và Harvard kết hợp với 27 nhà tâm lý học xác định qua phương pháp kỹ thuật mới hiện đại "Khám bệnh chẩn đoán từ xa". Kể từ nay, chúng ta không cần đến văn phòng bác sĩ khám bệnh nữa mà cứ nằm nhà uống bia xem football rồi nói chuyện qua điện thoại với bác sĩ là được rồi. Thời buổi hiện đại có khác !

10. Tội đã xóa bỏ hàng ngàn qui định hành chánh, gỡ bỏ rào cảng luật lệ của ông Ô đã trói tay giới doanh gia đưa đến nền kinh tế bùng phát như nắng hạn gặp mưa rào. Nền kinh tế chỉ 3 năm dưới thời Trâm đã hồi sinh và phát triển vượt bực đem lại công ăn việc làm cho người dân. Tăng trưởng kinh tế vượt bực từ 3 đến 4%, mà theo Obama đã mĩa mai trừ phi có "cây đũa thần" (magic Wand). Thất nghiệp xuống thấp nhất 3.7% so với 50 năm qua. Thị trường chứng khoán cao ngất ngưỡng (27,934 điểm vào 11/1/2019);

11. Tội dám hất cẳng "Nữ hoàng chính trị" Hillary Clinton với bàn thắng đậm cử tri đoàn 306/232 trong khi hầu hết báo chí truyền thông Mỹ, và cả truyền thông tỵ nạn Việt ăn theo, đều đưa ra kết quả thăm dò Polls uy tín nhất, chính xác nhất...là "Nữ Hoàng Hêu" chắc ăn như bắp từ 80 đến 90%. Chiến thắng của Lão quái Trâm trong cuộc bầu cử tháng 11/2016 là cái tát vỡ mặt ê càng đám Truyền Thông báo chí CNN-MSNBC-CBS-NBC-WaPo-New York Times, Newsweek, Times.......chuyên tung tin phịa Fake News rằng thì là phe ta "TÀN THẮNG", chuần bị đèn hoa đốt pháo khui rượu ăn mừng khi chưa có kết quả kiểm phiếu.


Còn vô số tội khác nữa của lão quái Đô-Nà-Trâm xin quý đọc giả liệt kê thêm cho. Riêng cái tội thứ 11 giúp cho giới bình dân hiểu vì sao đám báo giới truyền thông dành hết thời giờ điên cuồng đăng đàn tố cáo, bôi lem, nói xấu, kết tội lão quái Trâm dám bóp kèn qua mặt "Nữ Hoàng chính trị Hêu" làm mất mặt làng báo giới quá xá cỡ ! Một lần bất tín vạn lần bất tin, hỏi ai còn đọc báo nghe đài nữa đây ? Lão quái Trâm một mình dũng mãnh "Nhất kiếm diệt quần ma" đã khiến cho giới Truyền Thông mất mặt ăn ngủ không yên, khiến cho giới tinh hoa chính trị mang mối hận thù mãn kiếp. Ra đòn bôi nhọ lão ta lần nào cũng trớt quớt, cũng cứ rước lấy từ thất bại này đến thất bại khác. Khổ thế !

Đúng là trời hại phe ta ! Để vớt vát chút uy tín đã mất từ lâu, bình dân có đề nghị giới Truyền Thông Media phe ta nên cho đăng tãi đầy đủ những tội ác này của lão quái Đô-Nà-Trâm, đừng che dấu hay cắt xén một chữ một câu nào như lâu nay đã làm. Có thế mới khiến cho giới đọc và thính giả tin là nhà báo không nói láo ăn tiền.......!


Lão cò

Người Tù Oan 37 Năm Cất Giọng Hát Tuyệt Vời Trong Chương Trình America's Got Talent


Hôm 22-5, chương trình America's Got Talent gây sốt khi tung clip về phần thi của Archie Williams, thí sinh bang Louisiana. Giám khảo Simon Cowell chia sẻ clip và viết: "Đây là màn trình diễn tôi không bao giờ quên được". Điều gì khiến nhà sản xuất lão luyện ấn tượng đến vậy?
Lời kể của chính Archie Williams trong phần giới thiệu khiến khán giả chết lặng: "Vào buổi sáng ngày 9-12-1982, một phụ nữ 30 tuổi đã bị cưỡng hiếp và đâm tại nhà riêng. Tôi bị bắt vào ngày 2-1-1983. Tôi không thể tin điều ấy lại xảy ra. Tôi biết mình vô tội, tôi không gây ra tội ác nào cả.

Archie Williams tại chương trình America’s Got Talent - Ảnh: NBC

Nhưng là một người da đen nghèo, tôi không đủ điều kiện kinh tế để chiến đấu chống lại Tòa án bang Louisiana. Các dấu vân tay được tìm thấy ở hiện trường không khớp với tôi. Có 3 người làm chứng cho việc tôi ở nhà vào hôm đó và ngoại phạm, nhưng người ta vẫn muốn có người phải chịu tội. Tôi bị tù chung thân, cộng thêm 80 năm mà không được hưởng ân xá hoặc án treo.
Tôi bị giam ở nhà tù Angola của bang Louisiana, nơi được coi là nhà tù đẫm máu nhất nước Mỹ. Tôi phải lựa chọn giữa mạnh mẽ và yếu đuối vì quá nhiều thử thách. Ở đó, ngày trở thành tháng,  tháng trở thành năm, năm trở thành thập kỷ. Cơn ác mộng khủng khiếp".

Archie Williams chịu án ở "nhà tù đẫm máu nhất nước Mỹ" - Ảnh: NBC

Theo The Advocate, Archie Williams bị bắt năm 22 tuổi, ở tù gần 37 năm cho đến khi được kết quả xét nghiệm ADN chứng minh vô tội vào tháng 3-2019 khi ông đã 58 tuổi. Thủ phạm thực sự được tìm thấy bằng công nghệ vân tay. Đó là Stephen Forbes - một kẻ cưỡng hiếp hàng loạt, đã chết trong tù.
Khi được MC hỏi "Làm thế nào ông vượt qua được 37 năm đó?", Williams trả lời: "Sự tự do trong tâm trí. Thân thể tôi ở tù nhưng tôi chưa bao giờ để tâm trí mình phải ở tù".
Sau hơn một năm kể từ khi được hít thở trong bầu không khí tự do, Archie Williams trở thành thí sinh của America's Got Talent. Ông thử sức với âm nhạc - niềm đam mê mà ông đã không có cơ hội theo đuổi trong suốt tuổi trẻ tù tội.

Phút thăng hoa trong màn biểu diễn - Ảnh: NBC

Tại America’s Got Talent 2020, Wiliams tham dự vòng đầu với ca khúc Don't let the sun go down on me (Đừng để mặt trời lặn xuống khỏi đời tôi). Đây là bài hát nổi tiếng do danh ca Elton John sáng tác và hát năm 1974. Năm 1991, màn song ca giữa hai huyền thoại Elton John và George Michael khiến ca khúc gây sốt thêm một lần nữa.
Khi hát Don't let the sun go down on me, Archie Williams bộc lộ sự buồn bã, nặng nề từ tâm trạng khiến khán giả và giám khảo rất xúc động. Dường như ông không chỉ hát mà đang trải hết tâm can. Ánh mắt đau khổ của ông biết kể chuyện.

Các giám khảo Simon Cowell và Heidi Klum khen ngợi màn biểu diễn - Ảnh: NBC

"Archie, tôi sẽ không bao giờ nghe lại bài hát này theo cách cũ được nữa sau khi nghe anh hát. Giờ đây, bài hát có thêm một tầng nghĩa mới đối với tôi. Anh là một người rất dũng cảm và có giọng hát tuyệt vời" - giám khảo Simon Cowell nhận xét.
Mùa mới nhất của America’s Got Talent trở lại vào tháng 5 này. Trong số đó, Archie Williams là thí sinh được chú ý. Nếu vào các vòng trong, ông sẽ có cơ hội tranh giải thưởng cao nhất trị giá 1 triệu USD. Chương trình có Williams sẽ được phát sóng trên kênh NBC vào ngày 26-5.

Archie Williams theo học nhạc tại Cao đẳng Laney (California) sau khi được tự do - Ảnh: SASKIA HATVANY

Archie Williams sinh năm 1960. Ông bị bắt sau khi bị nữ nạn nhân 30 tuổi nhận diện qua loạt ảnh được cơ quan điều tra cung cấp. 11 người trong số 12 thành viên bồi thẩm đoàn đã bị thuyết phục rằng Williams có tội.
Sau khi được tự do vào năm 2019, Archie Williams là tâm điểm của truyền thông Mỹ. Bước ra khỏi phiên tòa giải oan cho mình, ông tuyên bố mong muốn công bằng cho tất cả những người tù vẫn đang phải chịu án oan. "Tôi không thể tự do chừng nào họ vẫn chưa được tự do" - ông nói.

Nguồn: tuoitre.vn

Giọt Sầu - Hàn Thiên Lương

Friday, May 29, 2020

Ai Bảo Vể Hưu Là Khổ? - Võ Đại Sinh


Tôi đã đọc đâu đó một tiểu luận nói về hưu, ở đó có nói dân Nam Kỳ như tôi cứ quen miệng phát âm là “hu”, khiến những người bạn Bắc Kỳ khó tính thường nhăn mặt.
 Nói “hu” nghe như huýt gió, vui tai; nói “hưu” phải méo miệng, méo môi không dễ, nhưng đàng nào thì cũng có một nghĩa là thôi, là nghỉ, là không còn vật lộn với đời ... Tôi có ông anh hay chữ Nho còn ở Việt Nam, nghe tôi quyết định hưu trí ... đã dạy tôi rằng: Hưu của chữ Nho bao gồm hai bộ chữ, Nhân Và Mộc ... có nghĩa là một người về hưu là có thể ngồi an nhàn dưới gốc cây.

Năm nay tôi tròn 61 tuổi. Cách đây 2 năm tôi đã định kế hoạch về hưu ở tuổi 60. Thế nhưng, một hôm tôi đưa vợ đến vấn an một ông quan to, tuổi lớn hơn tôi, tận mắt chứng kiến cảnh huynh trưởng nhà mình không lợi tức, bị vợ con đối xử không được mặn mà, ưu ái cho lắm, tôi đâm phân vân suy ngẫm câu: Chưa hưu đời đã buồn thiu. Hưu rồi đời sẽ hắt hiu thế nào?!
Sau đó huynh trưởng đã có công ăn việc làm, và phong độ cũng đã gia tăng theo túi tiền mà phục hồi hiên ngang dần, vợ con nể trọng vô cùng!

Do vậy năm rồi, đúng 60 tuổi, sợ quá, tôi không dám về hưu và cứ chần chờ, do dự. Mãi đến khi con gái đầu lòng của tôi cùng với mẹ nó nài nỉ đủ điều, tôi mới đủ can đảm quyết định chính thức về hưu ... trễ hết một năm theo dự trù.

Hưu rồi, dứt bỏ gánh nặng của đời, tôi mới thực sự hối hận là mình đã về hưu muộn mất một năm. Đời sống hưu sao mà nhẹ nhàng, thanh tao quá! Chỉ có một chuyện chưa quen là mới 7 giờ sáng, chim ngoài vườn đã ca hót líu lo, không làm sao tiếp tục nằm vùi thêm được. Về hưu rồi mới thấy đời sống hết sức tự do, muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm, không ràng buộc, không cần tuân theo giờ giấc.

Ban mai, lúc nào thích, bang ra bờ sông cạnh nhà, thiền hành dọc theo dòng nước chảy lững lờ, hoặc ngả lưng nằm dài trên bãi cỏ công viên mà ngắm mây trời vô tư trôi dạt về một phía chân trời xa xăm. Trưa thả bộ đến hồ tắm, tha hồ vùng vẫy, lặn hụp, vừa bàn chuyện khào với những người bạn già mới quen, hoặc chưa từng gặp bao giờ. Chiều xuống nhà có sẵn vườn trước, vườn sau, tưới kiểng, ngắm hoa chờ bụng đói. Muốn đi Footscray ăn phở, hay xuống China Town dạo phố phường; chỉ cần thả bộ mấy mươi bước, đón xe tram, xe bus; mua vé giảm giá ngược xuôi suốt ngày, muốn về lúc nào cũng êm, chẳng ai buồn nhắc nhỡ, chẳng ai thắc mắc mong chờ ... Tiếc một chuyện là tôi chưa mời được ông anh kính mến thông thạo Nho ngữ của tôi sang Úc đây chơi một chuyến, để cho ông tận mắt chứng kiến: Ngoài khu vườn sau không kể, cạnh nhà còn có một công viên mênh mông, đầy cây xanh, rợp bóng mát, mặc sức nằm ngồi dưới gốc cây .. sẽ thấy ý nghĩa chữ hưu y như tiếng Nho tượng hình mô tả.

Tôi nói điều này, không ngoa một chút nào cả: Cuộc sống vui thú điền viên của tôi sướng hơn Nữ Hoàng, nhẹ nhõm hơn quý thầy ở các Chùa Bát Nhã. Có đúng không quý vị?! - Nữ Hòang lúc nào cũng nơm nớp lo sợ đủ điều, sợ cả báo chí thường xuyên rình mò ... còn các Chư Tôn thì cũng phải chờ Phật tử bẩm thầy, bạch sư phụ kính mời thọ trai.

Tôi thì chẳng sợ, chẳng phiền, chẳng chờ, chẳng cần gì cả; đói thì ăn, mệt thì ngủ. Lười thì có sẵn cơm trong nồi tự động giữ ấm 24/24, mì ăn liền dự trữ trong kho có thừa; siêng năng hăng hái hơn thì thì ra xe công cộng, đi xa một chút thì là cơm Việt, cơm Tàu, Sushi Nhựt Bổn; gần kề một bên thì Khu Shopping High Point, món ăn xứ nào mà thiếu, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Trung Đông cũng có luôn.

Những buổi trưa nắng ấm chan hòa, tôi nằm đong đưa, kẽo kẹt chiếc võng quê hương tha hồ mà nhớ thương về con nhạn trắng Gò Công; dưới mái hiên nhà thủy tạ, gió hiu hiu mát rượi, tôi vưà đọc sách kim cổ, vừa nhắp chung trà Ô Long thượng hảo hạng, vừa nghe tiếng chim nhặt khoan, du dương bất tận, hòa lẫn với tiếng róc rách từ hòn non bộ ...
Đôi lúc giật mình, tôi tự cảm thấy cuộc sống của mình dạo sau này sao mà thiền tông và vô vi quá xá ... giống như bốn câu thơ của Thiền Sư Trần Nhân Tông:

đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền
Trong nhà có bậu, thôi tìm kiếm
Đói cảnh vô tâm khỏi phải thiền

Nói rằng cuộc sống của tôi bây giờ thiền quá, có lẽ là tôi đang múa rìu qua mắt các vị thiền sư chuyên nghiệp, quý vị Thượng Tọa, Đại Đức khả kính; nhưng chắc chắn là tôi đang tập sống trọn vẹn theo bốn câu thơ con cóc mà tôi tự đặt ra làm mẫu mực cho tôi sau đây:

Từ độ về hưu sống rất nhàn
Không danh, không lợi, chẳng lo toan
Đươc thua, hơn thiệt, không màng tới
Chỉ giữ cho lòng một thảnh thơi

Võ Đại Sinh, 
Melbourne, Australia

Cám Ơn Tấm Lòng Học Trò - Trầm Vân

Sai Lầm Lớn Nhất Của Chúng Ta Chính Là Không Học Được Cách Khoan Dung, Tha Thứ


Khoan dung thực sự là một mỹ đức. Sự ấm áp của lòng khoan dung sẽ khiến cho người ta không thể quên dù có đi hết bao ngày rộng tháng dài. Có người nói, khoan dung chính là để lại cho mình một con đường lùi vậy. 

Câu chuyện thứ nhất:
Nếu có một con côn trùng chui vào lỗ tai của bạn, có hai cách để giải quyết vấn đề, bạn sẽ chọn cách nào?
Cách thứ nhất, nhỏ vài giọt dầu trà vào trong lỗ tai của bạn, cánh của con côn trùng sẽ bị dính cứng, sau đó nó sẽ chết ngộp. Một cách khác chính là ghé tai của bạn vào gần ánh đèn, côn trùng trong lỗ tai nhìn thấy ánh sáng bên ngoài sẽ từ từ bò ra.

Trong cuộc sống, có rất nhiều lúc chúng ta bị người khác xúc phạm, làm cho bực mình. Nhưng đối với người đã xúc phạm mình, ta lại thường không giữ được bình tĩnh và lý trí, không giữ tâm thái bình hòa và khoan dung. Ta thường hoặc là ghi hận trong lòng, hoặc là sử dụng nắm đấm, hoặc là chờ cơ hội báo thù. Vì sao chúng ta không thể đối đãi với họ giống như con sâu lỗ mãng chui vào trong lỗ tai chúng ta? Tại sao không thể cho người ta một luồng ánh sáng, luồng ánh sáng của sự ấm áp, tin cậy, một luồng ánh sáng thiện ý, một luồng ánh sáng của sự bao dung? 

Câu chuyện thứ hai:
Người bạn công tác ở châu Phi từng kể cho tôi một chuyện: Có một cậu bé da đen hỏi mẹ, vì sao ngoài người da đen còn có người da trắng nữa? Bà mẹ trả lời, bởi vì một ngày hoàn chỉnh là sự kết hợp giữa ban đêm và ban ngày. Nếu chỉ có ban đêm mà không có ban ngày, hoặc ngược lại, thì đó không còn là một ngày bình thường nữa. Cũng như vậy, thế giới mà người da đen và người da trắng cùng sinh tồn mới là một thế giới hoàn chỉnh.

Một người bạn du học ở Mỹ cũng kể cho tôi câu chuyện này. Một cậu bé da trắng hỏi mẹ: “Mẹ xem trong bụi hoa kia có hoa màu đỏ, hoa màu vàng, hoa màu trắng, nhưng trước giờ chưa từng thấy có bông hoa nào màu đen cả, thế tại sao con người lại có người da đen vậy mẹ?”. Bà mẹ trả lời: “Ấy là bởi khi tạo ra các loài hoa, Thượng Đế đã quên mất loài hoa màu đen. Và để bù đắp cho sự sơ suất ấy, trong khi tạo ra con người, Ngài đã dựa theo màu của hoa. Không chỉ tạo ra người da đỏ, da vàng hay da trắng, Người còn tạo ra người da đen nữa. Và dù là người có màu da nào đi nữa họ cũng đều như mỗi đóa hoa xinh đẹp rạng ngời.

Là cha mẹ, khi giáo dục con cái hãy cố gắng giúp trẻ bao dung và yêu thương hơn nữa, phải không?

(Ảnh minh họa: kknews.cc)

Câu chuyện thứ ba:
Trên chuyến xe buýt chật cứng người, một phụ nữ trong lúc sơ ý đã giẫm trúng chân của một người đàn ông. Cô đỏ mặt xin lỗi, nói: “Thật xin lỗi quá, đã giẫm trúng chân của anh”. Không ngờ người đàn ông đó cười tươi, nói: “Không! Không! Đáng ra người nói lời xin lỗi phải là tôi mới đúng, tất cả cũng chỉ tại cái chân của tôi không được thon thả mà thôi!”. “Òa” một tiếng, mọi người trong xe đều cười ầm lên. Hiển nhiên, đây là lời khen dành cho người đàn ông nho nhã lịch thiệp này.

Một cô gái không may bị ngã trong cửa tiệm có lót ván gỗ sạch sẽ, ly kem cô cầm trong tay đã làm bẩn sàn của cửa tiệm. Cô chỉ biết cười gượng, áy náy xin lỗi ông chủ, không ngờ ông chủ lại nói: “Thật xin lỗi quá, tôi thay mặt cho sàn gỗ của chúng tôi xin lỗi cô, chỉ vì nó thật sự thích món kem của cô quá thôi!”. Cô gái nghe vậy không khỏi bật cười. Hơn nữa tấm lòng bao dung của ông chủ đã khiến cô thực sự cảm động. Từ đó về sau, cô thường xuyên ghé thăm và mua đồ ở quán. Thực là cho đi chính là nhận lại vậy.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc không lâu, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill bất ngờ không trúng cử trong cuộc bầu cử. Ông là một nhà chính trị nổi tiếng khắp năm châu, với ông mà nói, thất cử đương nhiên là một việc rất thảm hại. Khi đó, ông đang bơi lội trong hồ thì viên thư ký thở hổn hển chạy đến nói với ông: “Không xong rồi! Ngài đã thất cử mất rồi!”.

Không ngờ Churchill lại thản nhiên cười nói: “Quá tốt rồi! Đây chẳng phải có nghĩa là chúng ta đã thắng rồi sao! Điều chúng ta theo đuổi không phải chính là dân chủ sao, dân chủ thắng rồi, lẽ nào không đáng để chúc mừng? Này anh bạn, phiền anh hãy đưa khăn cho tôi, tôi phải lên rồi!”. Ung dung như thế, lý trí như thế, chỉ một câu nói đã thể hiện được phong thái rộng lượng, bao dung của một nhà chính trị vĩ đại. 

Còn có lần, trong bữa tiệc, một nữ chính trị gia của phe đối địch giơ cao ly rượu bước về phía ngài Winston Churchill, bà trỏ tay vào ly rượu của Churchill, nói: “Tôi ghét ông! Nếu tôi là vợ của ông, tôi nhất định sẽ cho thuốc độc vào ly rượu của ông!”. Hiển nhiên, đây là một câu nói chứa đầy khiêu khích và thù hận, nhưng ngài Churchill chỉ cười thân thiện: “Cô yên tâm, nếu tôi là chồng của cô, tôi nhất định sẽ uống cạn nó!”.

Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill. (Ảnh: thegreatcourses.com)

Có câu cổ ngữ rằng: “Có lòng bao dung mới trở thành vĩ đại”. Như là biển cả, chính vì khiêm tốn tiếp nhận mọi con sông lớn nhỏ mà có được cái rộng lớn, mênh mông, hùng vĩ nhất thiên hạ! Hãy khoan dung bao dung giống như biển cả! Khoan dung không phải là chịu đựng một cách bất đắc dĩ, mà chính là sức mạnh nội tâm, sức mạnh của ý chí kiên cường. 

Ngay cả với kẻ thù của mình, cũng cần phải đối đãi bằng một lòng khoan dung, từ thiện. Bởi bạn biết chăng, nhân quả là có trả có vay giữa các kiếp đời. Kiếp trước có thể bạn đã gây ra tai vạ lớn chừng nào cho họ, kiếp này họ mới trở lại đòi lấy món nợ kia. Người ta thường chẳng bảo “oan gia ngõ hẹp” là gì? Vậy thì chi bằng cứ khoan dung, cứ lương thiện, cứ đối đãi với người bằng cả thiện tâm để gỡ bỏ mối hận thù truyền kiếp. Như vậy chẳng phải là tốt lắm sao?

Thuận An
Theo wenzhangba

Buổi Sáng Bên Nhau - Đỗ Công Luận

Hạ Vàng Có Nàng Đến Hỏi - Nguyễn Văn Tới

Lặn lội thân cò khi quãng vắng. Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Hình minh họa.

Cuộc đời tình ái của hắn rẽ sang một khúc ngoặt mới kể từ ngày nàng rước hắn về dinh ở một thành phố miền Tây Bắc, tiểu bang Washington, theo diện hôn nhân mà hắn vẫn luôn tự hào và khoe khoang với mọi người ở Việt Nam và cả ở Mỹ rằng hắn đi Mỹ theo diện “Hạ vàng có Nàng đến hỏi”. Người nghe tròn mắt hỏi- “Ủa diện gì mà kỳ cục vậy cha nội?”. Lúc đó hắn mới từ tốn, khoan thai làm ra vẻ quan trọng,  hỏi người nghe- “Đã đọc cuốn tiểu thuyết Hạ đỏ có Chàng đến hỏi của nhà văn Viên Linh xuất bản năm 1973 chưa?”. Chờ cho người nghe thẩm thấu được cái kiến thức văn chương bao la như trời biển của mình, hắn cảm thấy sướng tê cả người. Bấy giờ hắn mới trả lời một cách tự hào rằng có một nàng Việt kiều từ Mỹ “dìa bển cưới tui”.

Nàng là một Việt kiều định cư ở Mỹ lúc tuổi đời tròm trèm 5 bó, một nách 2 đứa con tóc vàng mắt xanh đang trong tuổi nổi loạn, khi nước Mỹ có chương trình nhân đạo Home-coming Act dành cho trẻ em mang hai giòng máu Mỹ-Việt vào đầu thập niên 90. Sống ở vùng đất lạnh lẽo và cô đơn, hơn 10 năm cắm đầu đi cày nuôi con trong một hãng làm bánh kẹo nhỏ, nàng bây giờ già trước tuổi với bước đi nặng nề, thấp bé, phục phịch và vài mối tình chắp vá mà cũng chẳng đi đến đâu.

Một lần về thăm quê cũ cho nở mặt với bà con láng giềng, nàng gặp lại hắn, người tình cũ một đêm, trong một tiệc cưới miệt vườn. Tình cũ không rủ cũng tới. Hắn vừa chết vợ vài năm, nhưng lúc nào cũng có vài mối tình lẻ tẻ vắt vai; nàng đang cô đơn, da diết mong mỏi một bờ vai đàn ông để dựa. Hắn nhìn nàng hơi ngán ngẩm vì bây giờ nhan sắc nàng như cảnh một cuối thu ảm đạm, nhưng cái lôi cuốn nhất nơi nàng, những năm tháng ấy, là Việt kiều còn có giá lắm. Với một cặp mắt tinh đời, hắn nhận thấy đây là một dịp may không có lần thứ hai: nàng sẽ là cây cầu cho hắn bước qua bên kia bờ thiên đường Mỹ quốc, nơi mơ ước của hầu như mọi người dân Việt lúc bấy giờ.

Chuyện không cần nói cũng phải tới, cung và cầu gặp nhau, nói theo lối tượng hình: Con tàu xả hết tốc độ, xịt khói đen, lao nhanh vào con đường hầm giữa những tiếng còi tàu hú vang lên rung chuyển cả đất trời. Nàng chìm đắm và tận hưởng những ngày hạnh phúc nhất đời, quên đi những ngày tháng miệt mài trong xưởng bánh kẹo. Mãi vui tình mới, nàng không ngờ một người đàn bà xóm kế bên, đã có một đứa con trai với hắn, kéo đến đánh ghen, làm rùm beng cả xóm cũ. Hắn và nàng bèn đem nhau ra khách sạn chợ huyện để níu kéo những ngày thần tiên còn lại của chuyến về quê.

Một năm sau, nàng về rước hắn và cô con gái út của người vợ quá cố qua Mỹ đúng như kế hoạch hắn đã vạch ra. Cuộc đời hắn từ ngày còn nhỏ tới cho tới bây giờ toàn là những chuỗi ngày làm chơi ăn thiệt, lúc nhỏ sống nhờ cha mẹ, lớn lên nhờ vợ, khi sắp về chiều lại sống nhờ vợ, không phải một vợ mà nhiều bà vợ cùng một lúc.

Hắn vốn sinh ra dưới một ngôi sao “sướng”, nói theo tử vi đẩu số là sao đào hoa chiếu mệnh. Hắn đi đâu cũng có đàn bà đeo bám, gạt ra hổng hết. Bạn bè nói hắn có số sát gái. Hắn là con thứ sáu trong một gia đình nông dân có 10 người con, sống ven bờ con sông ở một huyện lỵ nhỏ của một tỉnh miền Tây gạo trắng nước trong, tôm cá đầy sông, lúa gạo đầy bồ. Tuổi thơ hắn lớn lên theo con nước phù sa lên xuống mỗi ngày.

Tuy đông con, nhưng cha mẹ hắn không chịu để đứa con nào không có ít chữ trong bụng. Ông bà có nhiều ruộng vườn nên cuộc sống tuy không giàu có nhưng cũng chẳng vất vả, có thể nói là thuộc giới trung nông trước năm 1975. Riêng hắn chỉ ham chơi, biếng học, tối ngày hết lông nhông, lại bơi lội dưới sông, kiếm tôm cá lên nhậu với bạn bè rồi tán dóc, bù khú, tối đi tán gái rồi về nhà lăn ra ngủ khò. Ba hắn đã từng cầm đòn dông rượt hắn chạy có cờ, đến nỗi hắn phải nhảy xuống sông, bơi qua bên kia bờ mới thoát cơn thịnh nộ của ông.
Nhỏ không học lớn làm Thượng Sĩ. Thi tú tài I nhiều lần mà lần nào cũng trượt vỏ chuối, cũng không thể nào trốn lính được mãi, hắn bỏ làng ra đi đăng lính trong binh chủng thiết giáp. Đóng quân ở Sóc Trăng, hắn làm quen và cưới được một cô gái hiền lành, chân thật, dễ coi trong một gia đình đông con mà ông bố cũng là một quân nhân. Mới 17 tuổi, chưa xong trung học, cô bị lôi cuốn bởi lối ăn nói đao to búa lớn, cộng với vóc dáng cao to 1,75 mét, hào hoa trong bộ quân phục, đầy nét phong trần của hắn.

Một đám cưới ấm cúng nho nhỏ, dễ thương, cô dâu mới về quê ra mắt nhà chồng rồi theo hắn trở lại đơn vị. Lần lượt 3 đứa con ra đời, cô lăn lộn với đời làm vợ một lính chiến. Hắn đi hành quân nay đây mai đó khắp quân đoàn 4, nay bồ cô này, mai cặp cô kia trong khi cô ở lại hậu cứ, với sự chăm chỉ, cần mẫn, chịu thương chịu khó, cô mở một câu lạc bộ ăn uống phục vụ gia đình binh sĩ. Việc làm ăn rất phát đạt. Nhiều sĩ quan phải đến ghi sổ nợ, ăn thiếu, cuối tháng lãnh lương ra trả. Nhờ vậy, hắn được nhiều cấp trên biết đến và hắn từ từ cũng bò lên cấp bậc Thượng Sĩ thường vụ trong chi đoàn trước ngày đứt phim 30 tháng 4, năm 1975.

Sau năm 1975, tất cả mọi binh lính, sĩ quan, và công chức miền Nam đều phải trải qua những tháng năm của kiếp người trong những “trại súc vật”, hắn may mắn chỉ đi học tập cải tạo 5 ngày, rồi đem vợ và 3 đứa con về quê nội. Cha mẹ chia cho hắn vài sào ruộng để nuôi đàn con tuổi đang ăn đang lớn. Vốn cần cù, siêng năng, vợ hắn tần tảo nuôi chồng nuôi con nhờ vào chiếc xuồng ba lá chất đầy cần xé, giỏ lác với đủ thứ gà vịt, tôm cá và nông sản. Cô hằng ngày xuôi ngược trên con sông quê bất kể nắng mưa dãi dầu.

Từ chiếc xuồng con ba lá bơi bằng dầm, cô dành dụm mua được chiếc ghe lớn hơn với hai mái chèo đứng, cô chèo đi trong xóm thu mua tất cả mọi thứ, đem đến chợ huyện bán. Đến trưa, cô lại mua hàng xén, mắm muối, đường thẻ, và những thứ hàng cần thiết mà người dân trong xóm vì xa chợ, không thể có được. Cô hì hục chất lên ghe thật khẳm, theo con nước lên, xuôi về nhà, dưới ánh nắng vàng chói chang, chênh chếch, mồ hôi pha lẫn nước mắt vì thỉnh thoảng cô cảm thấy một cơn đau nhói như phá tan lồng ngực, đau đến ứa nước mắt không thể ngăn lại được. Một thân một mình, đi sớm về trưa, cô đem hàng về nhà để hắn và mấy đứa con bầy bán trong một cửa hàng tạp hóa mà cô đã mở trong xóm để kiếm thêm tiền chợ. Mấy sào ruộng chỉ đủ gạo cho cả gia đình 7 miệng ăn, mà 2 đứa sau này ra đời trong những ngày gạo châu củi quế sau năm 1975.

Nhờ sự cần cù chăm chỉ của cô, trong thời kỳ “quá đọi” để tiến lên chủ nghĩa xã hội, cả gia đình không một bữa nào phải ăn cơm độn khoai. Mỗi ngày khi gà chưa gáy sáng, khi vạt cỏ bên đường còn ướt đẫm sương đêm, cô đã thức giấc, nhẹ nhàng với tay lấy 2 mái chèo và giỏ xách, chuẩn bị cho chuyến đi buôn đến Sài Gòn để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Ngày đêm vất vả, đầu bù tóc rối, không ngại một sương hai nắng, gian khổ, khéo léo, cô né tránh công an kinh tế, nhờ vậy gia đình có thêm của ăn của để.

Kinh tế gia đình khấm khá một chút thì hắn lại sanh tật như xưa. Hễ không nhậu nhẹt bù khú, hắn lại đi mèo mỡ mất biệt cả tuần cho đến khi hết tiền thì về nhà nẹt tiền của mấy đứa con đang bán hàng tạp hóa, rồi lại ra đi. Nếu không đưa, hắn đánh đập tàn nhẫn nên con cái sợ hắn như sợ cọp. Có lần hắn đánh thằng con lớn phải đi cấp cứu tưởng chết. Ở dưới quê, không có gì dấu được lâu, chuyện vợ bé, gái gú cũng đến tai ba má và anh chị em của hắn. Ai cũng xót thương cho nỗi nhọc nhằn và hoàn cảnh của cô, riêng cô vẫn cắn răng cam chịu, nhẫn nhục vì con cái, không dám than thở cả với cha mẹ ruột mình.

Như một cỗ máy làm việc quá mức, một buổi sáng, cô không dậy nổi để đi chợ. Cô mở mắt. Trần nhà chông chênh xoay chuyển. Cô cảm giác như thân thể mình bồng bềnh tựa chiếc thuyền trôi đi trên sông nước, trong sương khói mênh mông, và dật dờ đi vào một vùng tối mịt mù. Cô cảm nhận hơi lạnh thấm vào xương tủy, một nỗi đau đớn kinh khủng vừa vỡ ra trong lồng ngực. Trong vùng mơ ảo đó, cô nghe thấy tiếng của chính mình - “Hãy ngủ đi, ngủ cho quên đi nỗi nhọc nhằn, ngủ cho thật say để thoát khỏi nợ trần gian”. Cô sụp đổ xuống trong vùng bóng tối im lặng sâu thẵm đó.

Đến sáng, mấy đứa con nhìn xuống bờ sông, thấy chiếc ghe của má tụi nó vẫn còn cột hờ hững ở đó. Chúng vội chạy vào buồng, má tụi nó nằm như chết, mặt trắng bệch, trên gối vết máu còn tươi nguyên. Chúng khóc la và sợ hãi kêu cứu, nhưng ba tụi nó không có ở nhà. Một đứa bơi xuồng qua bên ông bà nội. Chú Út lấy chiếc vỏ lải máy đuôi tôm chở má tụi nó lên bệnh viện huyện. Họ cho biết cô bị lao lực và chuyển sang ung thư phổi giai đoạn chót, không còn sống bao lâu, nên đem về nhà lo hậu sự.

Vậy mà cô vẫn sống lây lất hơn 5 tháng nữa, với thuốc men khi có khi không. Nhìn đàn con dơ bẩn, nhếch nhác, quá đau lòng, cô gắng gượng dậy lo cơm nước cho chúng bữa đực bữa cái trong khi chồng còn mãi chạy theo những hình bóng khác. Ba má ruột cô cũng cố hết sức giúp đỡ tiền bạc lẫn công sức, đem mấy đứa con về bên ngoại nuôi. Ngày trước, tình yêu chồng con đã giúp cô có sức mạnh vượt qua những cơn đau âm ỉ ngày một ngày hai; bây giờ nỗi buồn đau người chồng bội bạc gặm nhấm dần thân thể bệnh hoạn khiến cô liệt giường và không bao giờ còn ngồi dậy nữa. Mấy đứa con không biết săn sóc mẹ nên lưng cô bị lở loét vì nằm một chỗ quá lâu không có người lau sạch và xoay trở thân mình. Cô biết mình sẽ không còn sống bao lâu nữa chỉ lo các con rồi đây ai nuôi chúng mà hai hàng nước mắt âm thầm chảy ướt cả gối.
Bốn câu thơ của thi sĩ Tế Xương như một lời tiên tri vận vào cuộc đời cô đúng đến từng chi tiết nhỏ:
Quanh năm buôn bán ở ven sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng,
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một hôm, hắn trở về nhà với một người đàn bà mà hắn giới thiệu là một y sĩ cách mạng của bệnh viện xã. Cả hai ngủ với nhau ngay trong căn nhà mà cô đã đổ mồ hôi lẫn xương máu xây dựng lên. Hắn hỏi cô còn vàng bạc thì đưa hắn làm vốn để đi buôn thuốc Tây với người ta. Cô thừa hiểu hắn có biết một chữ tiếng Tây tiếng U gì đâu mà đi bán thuốc Tây. Hắn lôi cô ngồi dậy và tra hỏi, cô nói không có. Hắn đạp cô một cái thật mạnh vào bụng, rồi cả hai rời căn nhà trong tiếng khóc thất thanh của mấy đứa con. “Năm đó con mới khoảng 10 tuổi”, đứa con gái út 16 tuổi vừa khóc vừa kể khi qua đến Mỹ.

Nửa tháng sau, vào một ngày gần cuối năm 1996, cô vĩnh viễn rời xa cõi đời khốn khổ lúc vừa tròn 44 tuổi, mang theo nỗi buồn u uất như từ tiền kiếp nào. Cô bỏ lại 5 đứa con bơ vơ, chúng lớn lên hoang dã như cỏ dại. Ông nội mấy đứa nhỏ, ba hắn, qua nhà nhìn thân xác cô con dâu nằm héo hắt trong quan tài, chỉ biết lắc đầu khóc và than thở- “Con ơi, ba xin lỗi con”. Mẹ ruột cô, từ xa đến khóc con, chỉ nấc lên nghẹn ngào- “Mẹ chưa đi, sao con lại ra đi trước mẹ”. Và một ngôi mộ đất nằm buồn bã cô đơn bên hàng cau xơ xác ven sông ở quê chồng.

Xóm giềng vẫn thấy hắn biền biệt ít khi về nhà, đàn con tan tác, đứa quê ngoại, đứa còn lại, đói thì chạy qua nhà nội. Người ta tự hỏi không biết hắn có bao giờ hồi tâm dù chỉ một phút giây. Thật ra hắn có động lòng và băn khoăn, nhưng chỉ một thoáng qua rất nhanh, rồi thôi. Hắn không có đủ thời giờ cho lương tâm vì còn mãi chạy theo những phù du cuộc đời. Nhu cầu của hắn là thỏa mãn cái mơ ước mà từ trước hắn chưa bao giờ có là được người khác nể phục và được sống trong cái hào quang giả tạo của chính mình.

Từ ngày còn nhỏ cho đến bây giờ, hắn luôn bị cấp trên sai bảo nên hắn cho rằng giờ là lúc hắn sai bảo lại người khác. Hắn vẽ ra một tương lai tươi sáng. Hắn sẽ “vinh quy bái tổ” về làng cho hàng xóm lác mắt,  sẽ không phải đắn đo khi vung tiền ra ngồi nhậu với bạn bè. Nhìn ánh mắt ngưỡng mộ của người dân xóm cũ khi hắn đang thao thao bất tuyệt về đời sống lạ lùng bên này, lâu lâu xen vào một câu tiếng Mỹ mà hắn đã cố học thuộc lòng, hắn thấy mình là người có nhiệm vụ đem ánh sáng văn minh về cái xó nhà quê lạc hậu của hắn.

“Từ ngày có anh về, nhà mình ngập ánh trăng thề”, nàng vô cùng hạnh phúc trên vùng đất mới, giờ đây cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn, nàng chăm chỉ đi dự bất cứ buổi tiệc nào được mời. Đi đâu, nàng cũng khoe ông chồng mới, đẹp trai, cao lớn, ít ra là cao hơn nàng rất nhiều. Nàng nhờ người quen dẫn hắn đi xin tiền bệnh và xin trợ cấp, nên hắn không phải đi làm ngày nào. Ăn nhậu, có nàng lo. Nhưng ngửa tay xin tiền nàng hoài cũng kỳ, hắn xin đi theo một nhóm thợ sơn nhà cửa người Việt, làm lấy tiền mặt khỏi khai thuế và không ảnh hưởng đến việc ăn welfare. Việc của hắn là cạo sơn, chùi sạch, và chà giấy nhám cho người khác sơn. Được mấy ngày, hắn đau lưng nhức mỏi, toàn thân ê ẩm, hai cánh tay mỏi nhừ. Hắn lần lượt thử qua nhiều việc khác và nhận ra không có công việc gì thích hợp với “địa vị” bây giờ của mình. Thế là hắn bỏ cuộc, trở về với cái kiếp sinh ra dưới 1 ngôi sao sướng, thân cư thê, ăn nhờ vào vợ.

Trong lúc mọi người lo học hành, tiến thân, làm việc kiếm tiền trên xứ Mỹ, hắn tìm cách tiến thân trên bàn nhậu. Trong bất cứ buổi tiệc nào, chiến thuật của hắn là bắt đầu quan sát mọi người và lắng nghe như một nhà hiền triết để biết coi “cơ” của họ ra sao rồi mới từ đó mà dệt nên câu chuyện đời riêng của mình. Khi biết chắc trong đám bợm nhậu hay khách khứa, không có ai là sĩ quan ngày xưa, hay hầu hết cỡ tuổi con cháu, hắn mới bắt đầu bằng phun ra một câu chửi thề, tỏ rõ phong độ đàn anh, một câu nằm lòng quen thuộc như “ĐM, hồi đó, mấy thằng đệ tử của tui mà lạng quạng, tui quýnh thấy mẹ…” để gợi sự tò mò nơi người nghe. Đúng như hắn dự đoán, mọi người chăm chú nhìn hắn như chờ đợi. Thế là hắn tha hồ bốc phét một tấc tới trời, bao nhiêu bài bản trong bụng tuôn ra như suối, nói láo quá nhiều thành quen, hắn dần yên trí mình ngày xưa vốn là một nhân vật quan trọng thứ thiệt.

Tửu nhập thì ngôn xuất, lúc cao hứng, hắn tự cho mình là một tinh hoa của đất nước, một bậc kinh bang tế thế, một đàn anh rộng lượng, khoan dung, biết nhìn xa trông rộng, yêu hòa bình, sẵn sàng đứng ra hòa giải mọi người. Một hôm trong một tiệc sinh nhật, trong số khách mời, có hai người đàn ông vốn xích mích nhau vì một sự hiểu lầm. Thời gian tưởng đã xóa tan sự bất hòa giữa hai người. Muốn tỏ ra ta đây là bậc “chính nhân quân tử”, hắn gõ vào ly và tuyên bố mọi người nên nâng ly và chúc mừng hai người đã hòa giải với nhau. Hắn trích dẫn những câu chuyện cổ trong Tam Quốc Chí mà hắn nghe lỏm được, khoe làm thế nào hắn đã thuyết phục được hai người ngồi lại với nhau, suýt tí nữa là có thể kết nghĩa “anh em vườn Xoài”. Cả hai người đàn ông chưng hửng không hiểu tại sao và nếu không được can ngăn thì họ lại sẵn sàng lao vào nhau ăn thua đủ.

Bình thường hắn chỉ dám tự nâng mình lên cấp bậc Thiếu Úy, hay Trung Úy, khi cao hứng lắm là Đại Úy, rồi có lúc không kiểm soát được cái “thần khẩu hại xác phàm”, hắn “tự sướng” lên tới Thiếu Tá. Xấp nhỏ ngồi nhậu, nghe mà tròn xoe con mắt, không ngờ mình được cái hân hạnh ngồi đối ẩm với một “ranh nhân”, một nhân vật quan trọng của thời trước năm 1975. Hắn thả cho cái “tôi” đáng ghét của mình chạy rông thoải mái như con ngựa không cương. Riết rồi chính hắn cũng tin rằng mình thật sự là một sĩ quan cao cấp, chỉ vì sinh bất phùng thời, nên đành phải ngồi… nhậu chờ thời trên đất nước tạm dung này, chờ một ngày trở về quang phục đất nước.

Đi đêm có ngày gặp ma, người nói láo thường không nhớ chính xác mình đã nói gì. Có thể nhiều người trẻ không rành về cấp bậc trong quân đội trước năm 1975, nhưng họ biết suy nghĩ và phân tích, tuy không tin, nhưng ngại không muốn đụng chạm nên họ ngồi yên không nói. Lại có người vốn là cựu sĩ quan cao cấp, buồn vì mất nước, họ thường không muốn khoe khoang, nhưng đương nhiên họ rất rành về cấp bậc trong quân đội. Chỉ cần hỏi đơn vị cũ và vài câu liên quan, họ có thể biết hắn là ai, đến ngày tan hàng, đã có thể lên tới cấp bậc gì. Trong bàn nhậu, vài người bắt đầu mỉa mai kêu hắn là Trung Úy, kẻ thì gọi Đại Úy với những nụ cười ẩn ý. Khổ một điều là hắn vẫn không biết người ta móc họng mình. Chuyện đời thường, nếu cứ nói dóc hoài cũng thành nghiện như nghiện rượu hay nghiện thuốc phiện, cái thói quen khó bỏ được.

Hắn lê la ăn nhậu hết chỗ này đến chỗ khác, đến nỗi người ta khinh, không muốn mời hắn nữa vì hắn chỉ xách đít đến ăn, không bao giờ đem đến một xách bia hay một dĩa mồi. Các đệ tử lưu linh dần xa lánh. Hắn đành phải ngồi uống rượu một mình và thầm rủa bọn bợm nhậu không biết quý trọng một nhân vật tầm cỡ như hắn.

Một hôm, đứa con trai riêng của vợ hắn ghé nhà chơi, thương tình mua cho vài xách bia và đồ nhậu. Hắn cảm kích quá mới kéo nó ngồi xuống cạnh, uống với hắn vài lon và tâm sự cho đỡ cô đơn. Hôm nay nó phải ở nhà, không buôn bán gì được vì cảnh sát đang mở chiến dịch ruồng bắt đường phố rất gắt gao. Nó không đi làm hãng xưởng nhưng xài toàn tiền mặt, giấy 100, mới tinh còn thơm mùi mực. Hắn đoán nó có dính líu đến chuyện làm ăn bất chính. Hắn ra sức thuyết phục nó cho hắn một chân lon ton giao hàng cũng được, hy vọng kiếm chút tiền còm. Biết tính cha dượng hay nổ, nên nó không tin mà cũng không nói cho hắn biết công việc nó đang làm.

Chán đời và chán cả người, hắn lại tiếp tục ngồi nhậu và chờ thời. Cuối cùng, thời cũng đến với hắn. Đúng 5 năm dư 1 tháng, hắn nộp đơn xin vào quốc tịch. Vừa trở thành công dân Mỹ xong, hắn nộp đơn xin ly dị nàng vì tự cho rằng hắn đã trả nợ đủ khi phải sống với một “bà già” bèo nhèo, xấu xí trong 5 năm qua là một hy sinh vô cùng to lớn mà hắn đã phải nín thở qua cầu.

Từ giã vùng Tây Bắc Mỹ, tránh cái lạnh, tránh luôn người vợ 5 năm chăn gối, và tránh cả những bạn nhậu đã không nhận ra “chân tài” của mình, hắn xuống một thành phố miền Nam để sống cùng cô con gái, giờ này cũng đã có chồng và 1 con trai. Bổn cũ soạn lại, hắn tiếp tục kiểu sống mòn như xưa, đi ăn nhậu, nổ, và sống nhờ vào con gái và con rể. Lần này hắn cũng không gặp may vì anh con rể cũng thuộc loại sinh ra và lớn lên cạnh “hãng pháo Gò Vấp”, nên nổ cũng không kém bố vợ là bao nhiêu. Người ta thường nói một nước không thể có hai vua, nên cuối cùng không ai chịu ai, hắn lại phải trở về miền Tây Bắc sống nhờ tiền bệnh và tiền già.

Hắn “share” phòng cùng với mấy tên độc thân trẻ tuổi cho đỡ tiền nhà. Ai mướn gì làm nấy, lấy tiền mặt, gom đủ cái vé máy bay là vù về Việt Nam để rong chơi, để quăng tiền đô la vào những nơi chơi bời rẻ tiền, cố níu kéo một chút huy hoàng khi còn kịp. Những năm Việt Nam mới mở hé cửa, biết tâm lý nhiều bà vẫn mong 1 cái vé qua sống bên Mỹ, hắn về nước cặp kè với những bà lỡ thời, hoặc chồng chết mà có của ăn của để. Cái mác Việt kiều làm hắn trở nên đắt giá trong con mắt các bà “chỉ đi mưa” mà chưa đi Mỹ.

Hắn in sẵn một chồng mẫu đơn bảo lãnh, I-130, bằng tiếng Mỹ mà các bà ở Việt Nam, kể cả hắn, có đọc cả ngày cũng không biết nó nói cái gì. Gặp bà nào, hắn cũng cứ hào phóng điền tên họ vô tờ đơn một cách vô tội vạ. Hắn có mất gì đâu, ngược lại còn có tiền do các bà cung phụng, cơm no bò cưỡi, lại rủng rỉnh tiền trong túi tha hồ đi chơi bời, ăn nhậu, và nhất là tha hồ mà nổ tanh bành với các người ngồi cùng bàn. Cứ nhìn ánh mắt thần phục của các bợm nhậu trong nước nhìn hắn như một tín đồ nhìn vị giáo chủ là hắn đã sướng đê mê cả người khi men rượu thấm vào từng mạch máu.

Cái mánh này kéo dài được một thời gian, rồi cũng bể vì các bà cứ liên tục hỏi thăm giấy bảo lãnh đến đâu rồi mà sao chưa thấy nhúc nhích gì. Hắn luôn miệng- “Anh đã nộp rồi, phải cần thời gian chứ”. Rồi thời gian cũng phản bội hắn, các bà tẩy chay hắn, hắn mò về vùng quê năm xưa, nối lại nhịp cầu đã gãy với bà y sĩ đánh ghen dạo nọ. Có nơi ăn, chốn ở tại Việt Nam, hắn bay đi bay về mỗi năm. Hắn hứa hẹn sẽ đem bà và đứa con trai của hắn qua Mỹ. Hứa mãi cho đến khi đứa con trai giờ này đã hơn 20 tuổi, vẫn không chịu làm ăn gì vì chờ chực cha bảo lãnh. Cuối cùng bà vợ hắn, phải bán ruộng vườn để mua cho đứa con một chiếc xe vận tải nhỏ để làm sinh kế trong khi chờ đợi.

Một buổi tiệc bất ngờ và đặc biệt tại một nhà hàng trong chuyến về Việt Nam đầu năm ngoái mà vợ và đứa con trai muốn dành một ngạc nhiên cho hắn. Cả hai vừa ngồi xuống, thì đứa con trai đi cùng một cô gái và một cặp vợ chồng trung niên cũng bước vào nhà hàng. Anh ta giới thiệu họ là cha mẹ vợ tương lai và cũng là ông bà xui gia với hắn. Hắn hơi bất ngờ vì đứa con không hề nói gì trước, nhưng bản chất lúc nào cũng muốn tỏ ra ta đây quan trọng, và để tỏ rõ bản lĩnh của một ông bố Việt kiều bằng cách lên lớp đứa con trai một trận trước mặt cha mẹ vợ, làm nó mất mặt. Nó buồn rầu và giận giữ, kéo tay cô vợ sắp cưới ra khỏi nhà hàng và cả hai lên xe lái đi đâu mất tiêu. Buổi tiệc trở nên bẽ bàng cho cả hai bên, họ nhìn nhau bối rối, bên nhà gái không hiểu nổi điều gì vừa xảy ra.

Sáng hôm sau, người thân báo tin họ tìm thấy thi thể đứa con trai của hắn nằm chết ở nhà người dì ruột, bên cạnh là chai thuốc trừ sâu. Hắn bàng hoàng và sụp đổ. Sau đám tang, hắn đổ bệnh và quyết định cắt ngắn chuyến đi để trở lại Mỹ.

Từ đó, hắn rơi vào trầm cảm, bệnh tật liên miên: hết mổ lấy túi mật, rồi xơ gan sau nhiều năm rượu chè, trác táng. Hơn 70 tuổi đời, nhìn lại mình vẫn tay trắng, không một mái nhà, không một người bạn đời chung thủy chia xẻ ngọt bùi, cùng đi với mình quãng đời còn lại; không một người bạn thân đúng nghĩa, với một cơ thể đang teo tóp dần vì bệnh hoạn, hắn mới chợt nhận ra từ trước đến giờ mình chỉ chạy theo ảo ảnh và hư danh. Cuối cùng, nhìn lại mình vẫn là một con số không to tướng, chẳng có gì, và sẽ chẳng để lại được một di sản gì cho dù là di sản tinh thần cho con cháu.

Những ngày ra vào nhà thương, sống nhờ vào những người bạn trẻ tuổi chung phòng nấu cho ăn, chở đi khám bệnh khi cần thiết, hắn nằm bất động trên tấm nệm vàng ố dơ bẩn trải trên nền nhà trong một góc phòng, nhìn cuộc đời lặng lẽ đi qua trước mắt mà ngậm ngùi. Hắn thấy tâm hồn mình sao vẫn trống vắng quá, cho dù hắn đã cố lấp đầy bằng những toan tính, những cuộc vui, những ái ân thay đổi trong cuộc đời. Hắn nhớ lại hình như cuộc đời mình bắt đầu rất trễ vào một mùa Hạ vàng nắng ấm, kết thúc vào mùa Thu ảm đạm, rồi qua một mùa Đông tê tái, và hắn thầm ước ao mùa Xuân ơi, sao hoài vẫn không đến.

Nguyễn Văn Tới. Tháng 5/2020.
Tưởng nhớ vong linh người chị yêu dấu.