Sunday, March 31, 2024

Không Đầu Không Đuôi - Tiểu Lục Thần Phong



Tôi loay hoay mấy bận mà không viết được, trong lòng vẫn còn nhiều cảm xúc lẫn lộn thật khó nói nên lời. Những cảm xúc cứ cuồn cuộn làm cho tôi không biết nên bắt đầu viết như thế nào, vả lại những điều mắt thấy tai nghe, những câu chuyện không đầu không cuối đầy ắp nên không biết điều nào nên lấy cái nào lược bớt đi. 

Bước đầu tiên khi về là gặp ngay những bộ mặt lầm lì, những ánh mắt xét nét của nhân viên hải quan. Họ hầu như vô cảm, sau khi xem xét hộ chiếu, thị thực xong. Họ chẳng chịu trả lại cho khách. Họ cứ ngồi quan sát dòng người đang xếp hàng, ánh mắt liếc ngang liếc dọc tìm kiếm và lượng định con mồi. Trước khi đi ai cũng bảo kẹp tiền vào hộ chiếu để họ làm việc cho nhanh. Tôi thì không! Kiên quyết không! Đồng hương gốc mít cũng lạ thiệt, khi ở bên ngoài thì hùng hổ lắm nhưng về đến cửa khẩu là khép nép, khúm núm và ngoan ngoãn chi lạ!


Những ngày ở Sài Gòn tôi lang thang nhiều nơi để tìm lại những kỷ niệm xa xưa, thât tình mà nói thì hoàn toàn thất vọng, có lẽ tôi sống bằng nhiều tâm tưởng, bằng mộng mơ nên khi đối diện thực tế thì vỡ mộng! Khi chưa về tôi vẫn mường tượng Sài Gòn thế này, Sài Gòn thế kia nhưng về rồi thì ngán! Cả một biển người trên đường phố, xe cộ gầm rú đinh tai nhức óc, dòng xe cuồn cuộn chen kín các ngả đường, ở những giao lộ thì thật kinh khủng, phải nói là một sự hỗn loạn không thể tưởng được. Hình như tất cả mọi người tuôn hết ra đường để mưu sinh?  Những quán xá, tiệm buôn hai bên đường, những khu chợ, hẻm… 

Mọi người tràn ra chen lấn cả vỉa hè thậm chí cả lòng đường. Sài Gòn chỉ sang trọng và đẹp ở vài khu vực quận Nhất, quận Ba còn lại thì cả thành phố cũng như ngày nào. Chợ Lớn cũng thế, cũ kỹ, ồn ào, dơ dáy… Sài Gòn ngày nay phân hóa rất mạnh, những cao ốc mọc lên nhan nhản, nhất là khu vực bờ sông Sài Gòn, khu vực Thảo Điền, Phú Mỹ Hưng… Và ở những khu này thì đa số là người Hàn quốc, người ngoại quốc. Họ là những doanh nhân, nhân viên của các công ty sang Việt Nam làm ăn và sinh sống. Sài Gòn hoa lệ, Sài Gòn hoàn ngọc Viễn Đông… chỉ e là ngôn từ trong sách vở mà thôi! Các quan lạc quan tếu, mạnh miệng tuyên bố:” Nơi đáng sống nhất quả đất”, “ chẳng thua gì Singapore, Paris...”, “ Cột điện cũng rủ về đây sống”… Nếu các vị thử đi một vòng kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè thì ắt hẳn tắt tiếng, nước đen ngòm, rác rến lềnh phềnh, hôi thối dễ sợ ấy là đã cải tạo rồi đấy nhé! Những hàng cây xanh tuổi đời trăm năm bị cắt sạch ráo rồi. Trẻ em, người già, người tàn tật xin ăn, bán vé số khắp phố phường. Nạn cướp giật không còn phải nói nữa, bây giờ lớp người xài ma túy, thuốc lắc tràn lan. 


Những nhóm giang hồ xã hội đen lộng hành như chỗ không người, chúng kéo lê mã tấu tóe lửa trên đường. Sài Gòn mưa là ngập, thậm chí không mưa cũng ngập. Tôi ghé thăm một nhà người thân ở Thanh Đa, Bình Thạnh, khi đến rất bình thường, khi về, bước ra cửa thấy nước đã lênh láng đến tận đầu gối. Hòn ngọc Viễn Đông như thế này sao? Có một điều không thể phủ nhận là ở Sài Gòn cũng sướng thật, có tiền là ăn chơi mát trời ông địa, muốn gì cũng có, thích gì cũng chiều, rượu thịt, mát xa, gái gú… không thiếu món nào. Giới có tiền, Việt kiều, đại gia cứ ăn chơi phè phỡn như thể những ông trời con. 

Sài Gòn ngày xưa, Sài Gòn trong tâm tưởng của tôi là những con đường rợp mát hàng me, hàng xà cừ, những cây dầu thả trái xoay tít trên không trung. Sài Gòn ngày xưa đẹp, thanh lịch dễ thương. Sài Gòn nay nhiều cao ốc hơn, giàu có hơn, hiện đại hơn nhưng quá xô bồ, hỗn tạp và rất nghiệt ngã. Sài Gòn nay rác rến quá nhiều, rác khắp mọi nơi, bụi đất kinh khủng, bụi bám trên bề mặt của nhà cửa, xe cộ, trên mọi vật và dĩ nhiên trên cả áo quần và trên mặt người.


Có một điều tôi nhận thấy là quê hương mình giờ nhiều rác quá, chỗ nào cũng rác, thành phố, thị trấn, thôn quê, đồng ruộng, sông biển, núi rừng… đâu đâu cũng rác thải, nhiều nhất là túi nylon, hộp xốp… Người quê mình giờ xài túi nylon kinh khủng quá, món ăn thức uống, vật dụng… bất cứ thứ gì cũng đựng trong túi nylon, rác thải bừa bãi khắp mọi nơi. Người ta có thể ngồi ăn thoải mái vui vẻ ngay cạnh miệng cống, bàn ghế bé tí tẹo và trên mặt đất rác, giấy, thức ăn thừa, nước bẩn… vung vãi lung tung. Hình như mọi người đã quen sống chung với rác nên chẳng ai thấy dơ.

Người quê mình giờ ăn nhậu kinh khủng quá, có thể nhậu bất cứ lúc nào, mà đã nhậu là nhậu tới bến mới chịu. Sài Gòn cũng như cả nước quán nhậu khắp mọi ngả đường, có thể nói là sáng cà phê chiều nhậu. Ngày nay nam nữ bình đẳng, chị em cũng nhậu không kém gì nam nhi. Ở quê mình mà không nhậu thì không làm ăn gì được, mọi giao dịch, mọi công đoạn của công việc đều bắt đầu ở bàn nhậu. Hạng sang thì nhà hàng tửu điếm cao cấp. Hạng xoàng hơn thì có những quán bậc trung, còn hạ lưu hơn nữa thì quán bình dân. Quán nhậu và những tiệm Karaoke luôn làm hài lòng khách bằng mọi chiêu mà họ có thể nghĩ ra. 

Trước khi về tôi có nhiều dự định sẽ làm việc này, thăm người nọ… nhưng khi về đến nơi thì chẳng làm được việc gì cả, ngay cả việc đến bái kiến thầy, một bậc long tượng thiền môn thời hiện đại cũng không làm được. Có quá nhiều trở ngại và khó khăn đối với tôi. Duy có mỗi một việc không có trong dự tính lại xảy ra. Tôi đã gặp nhóm nhà văn, nhà thơ, họa sĩ của tạp chí Quán Văn: Họa sĩ Lê Triều Điển, họa sĩ kiêm thi sĩ Lê Triều Hồng Lĩnh, nhà văn Đặng Châu Long, nhà văn Trương Văn Dân và vợ là nữ văn sĩ Elena… Chúng tôi gặp nhau ở cà phê “Tắt Đèn” tại chung cư Ngô Tất Tố. Các nghệ sĩ này vẫn gặp nhau hằng tuần ở quán cà phê cóc của chung cư và gọi vui là vậy. 


Tạp chí Quán Văn hình thành và duy trì mười mấy năm nay là nhờ công sức và tâm huyết của anh Nguyên Minh, anh đã tuổi cao sức yếu nhưng vì đam mê văn thơ mà một mình đứng ra cáng đáng công việc. Anh đã dành hết công sức và tâm huyết để Quán Văn được sống. Quán Văn có thể xem như báo ngoài luồng, không phải dòng chính thống. Người phụ trách phải xin giấy phép và phải rất linh hoạt, uyển chuyển để nó được sống. Quán Văn là sân chơi của những cây bút còn sót lại từ trước Bảy Lăm và những cây bút sau này nhưng có quan điểm tương đồng với nhau. 

Người quê mình giờ giàu có và khá giả hơn xưa rất nhiều, rất nhiều người giàu lên và rất nhiều đại gia. Người quê mình hễ giàu có một tí là cố khuếch trương lên cho cả làng biết, thậm chí không giàu cũng làm ra vẻ giàu. Người giàu dù chỉ là cấp phường, xã cho đến hàng đại gia cấp tỉnh thành hay cấp quốc gia… đều có chung đặc điểm là “chảnh” và rất khinh người, cách đối xử của người giàu ở quê mình đối với người nghèo rất hách dịch. Quê mình giờ đồng tiền là tối thượng, nó sai xử hết mọi mối quan hệ trong xã hội và mọi người đổ xô đi kiếm tiền. Mục đích một bộ phận người mình giờ chỉ có tiền, tiền và tiền. Một phần lớn người mình chỉ sống gói gọn trong công thức: Làm tiền (bằng mọi giá), làm tình và ăn nhậu, ngoài ba việc ấy ra thì chẳng quan tâm bất cứ thứ gì khác! 


Người mình giờ tràn ra đường để kiếm tiền, cảnh sát công lộ cũng tranh nhau chi tiền để được đứng đường, đứng đường mới có tiền, còn như ngồi bàn giấy thì treo mỏ. Người mình giờ mê tín một cách không tưởng tượng nổi, chức quyền càng cao càng mê tín bạo hơn. Họ có thể cúng bái từ gốc cây, cục đá, con vật… cho chí những hiện tượng tự nhiên rất bình thường. Họ đốt vàng mã nhiều không sao kể xiết, vàng mã không còn là những món: Tiền, vàng, bạc, áo quần như ngày xưa, giờ những lò sản xuất cập nhật nhanh chóng làm ra tất cả nhựng món đồ theo trào lưu hiện đại như: iPhone, iPad, Apple Watch, máy tính… 


Cứ đến ngày Mùng Hai và ngày Mười Sáu âm lịch của mỗi tháng là cả Sài Gòn nhà nào cũng bày mâm cúng trước nhà, trước xe, trước sạp hàng, trước cửa tiệm... Họ cúng ai, cúng gì hổng biết nhưng khói nhang nghi ngút, tro đốt vàng mã bay khắp phố phường. Dân mê tín một, quan gia và đại gia mê tín gấp ngàn lần, bọn họ đi chùa, miễu, đình, am… khắp nơi, sẵn sàng bỏ ra bạc tỉ để hối lộ thánh thần, rất hăng say góp của xây mới hay làm mới lại những cơ sở thờ tự dù là chánh phái hay tà môn ngoại đạo. Quan gia giờ người nào cũng xây nhà thờ họ, lập gia phả… thậm chí đúc tượng để lại cho đời sau. 

Về quê gặp thân nhân, gặp bạn bè thì vui thật, nhưng tôi nhận ra về chơi dăm ba bữa thì được chứ ở lâu dài thì chắc chắn là không được! Tôi biết mình sẽ rất khó khăn để tái hòa nhập lại với môi trường sống như thế này. Tôi biết tánh tôi, tôi biết tôi sẽ bị loại khỏi cuộc chơi sớm thôi! Thật sự tôi không thể chịu nổi cái cung cách của người mình, sao mà nó lề mề, lùi xùi và luộm thuộm quá. Người mình nhậu và hút thuốc kinh khủng quá, hút thuốc mọi lúc, mọi nơi. Khói thuốc á ám ảnh tôi vào tận trong giấc ngủ chập chờn. 


Người mình với chính quyền giống như hai đường song song, quan nói mặc quan, ai nghe cũng biết xạo nhưng cũng phải nghe và phải làm theo. Ai cũng biết xạo nhưng ai cũng cười mà chẳng ai dám nói khác. Dân thích Mỹ, khoái Tây nhưng quan thì ôm Tàu. Quan nói có thì dân nói không, quan bảo không thì dân nói có. Tuy vậy cũng có điểm chung, cả dân lẫn quan đều tìm đường cho con cái mình sang Mỹ sang Tây. Những kẻ giàu có dù là quan hay dân cũng đều cố kiếm cái thẻ xanh hay quốc tịch nước ngoài, mở tài khoản nước ngoài, mua nhà ngoại quốc lót ổ sẵn… Người mình giờ tếu lắm, hễ thấy biệt phủ, dinh thự hay gia sản kếch xù của quan là lập tức bảo rằng: “Giàu là do buôn chổi đót, chạy xe ôm, thả nái, bán trà đá, bán vé số...”

 

Tiểu Lục Thần Phong

Lòng Ta Sẵn Chiếc Khăn Tay - Trầm Vân

Phải Đâu Thiên Đường

Tôi đến nước Đức 3 lần để thăm gia đình con gái. Mỗi lần ở lại 3 tháng, có dịp tiếp xúc với một số người Việt Nam ở Berlin. Có nhiều người đi bằng con đường hợp pháp như “xuất khẩu lao động”, học nghề … cũng có người du lịch qua một số nước Đông Âu rồi … trốn ở lại. Không ít bạn trẻ đi bằng “đường dây” nhập cư lậu vào Đức

Tàu điện trên tuyến đường đến và đi ngang chợ Đồng Xuân đều chở người Việt    


Nhẹ dạ cả tin

Nghe lời đường mật của nhiều công ty chuyên “xuất khẩu lao động”, dịch vụ du lịch là “đường dây” móc ni người qua CHLB Đức, nhiu gia đình đã hí hng … đầu tư cho con em. Họ sn sàng “cm sổ đỏ”, vay ngân hàng … 4, 5 trăm triệu đồng cho con lên đường vì một … tiền đồ hứa hẹn. Tìm đến Đức, trốn lại, kiếm việc chi đó làm hòng gỡ lại tiền! Đức có là nơi dễ kiếm ra tiền, lương cao như nhiều người chưa đặt chân đến đã “vẽ” ra một tương lai xán lạn?

Đã qua ri, cái thi ca nhng thp niên 80, 90 thế kỷ trước!

Chiều nọ, tôi ngồi đợi tàu điện ở trạm Antonplatz. Trời lất phất mưa, se lạnh. Từ xa, một cô gái đi lại. Cô ta ngoài 30 tuổi một chút, khuôn mặt dễ nhìn. Cô chào tôi với giọng Huế: “Cháu chào chú!”. Tôi gật đầu cười và chủ động hỏi chuyện. Cô ta kể: “Cháu quê ở Huế, đi xuất khẩu lao động sang Hungary, nghe theo lời đứa bạn cùng quê rủ. Cháu sang Đức được 4 năm rồi… hiện đang làm nails, và ở chung với người bạn gần chợ Đồng Xuân. Cuộc sống quá bấp bênh, chưa ổn định chú ơi!”. 4 năm mà vn chưa ổn định!? Cô ta va hc nghề va làm cho mt tim nails ở qun Pankow. Tim đang sa cha nên hơn 2 tháng tới cô không biết lấy tiền đâu để ăn uống và góp với bạn trả tiền nhà, điện, nước …

Chị bạn người Quảng Bình, xót lòng kể với tôi. Chị có đứa cháu gái đang học đại học năm thứ 2 tại Ba Lan. Không hiểu thế nào, năm 2018 lại sang Berlin. Sau gần 1/2 tháng ở lại nhà chị, cháu … bỏ đi với lý do là sợ cảnh sát “bế”! Bẵng đi gần 3 năm, chị nghe tin dữ từ Vit Nam báo sang, cháu vừa học vừa làm nghề nails cho một cửa tiệm tại Berlin đã bị bắt vì không có giấy tờ…“Sau dịch COVID-19 không biết cháu ra sao. Cả nhà bên Việt Nam cũng không có tin tức gì”, giọng chị bạn chùng xuống.

Chỉ biết xin tiền người đồng hương quê Việt

Mới đây, tôi gặp và trò chuyện với một cô gái trên tàu điện. Cô ta khoảng ngoài 40, quê ở Vinh, Nghệ An, sang Đức nay đã 9 năm. Hai vợ chng có 3 đứa con. Chồng đi làm lo trả tiền nhà, mua vé tàu điện…Cô lo việc ăn uống, tiền học cho con … Hiện cô đang phụ việc cho một quán bán sushi. Thu nhập không đủ lo ăn uống, sinh hoạt cả nhà, kể cả “ăn” vào tiền trợ cấp của mấy đứa con nhỏ. “Bên này đủ loại chi phí chú ạ! Hai vợ chồng cháu đều đi làm mà còn phải “bơi”. Huống chi nhiều người qua đây thất nghiệp. Cháu thấy gần cha mẹ, gia đình có thiếu thốn vẫn dễ thở hơn đó chú!”, cô nói rồi gượng cười.


Tiếng kêu bi thương

Vào một trang mạng xã hội của nhóm người Việt bên này, đọc thấy nhiều bạn trẻ kêu gọi người đồng hương giúp đỡ mà thương xót cho thân phận cô đơn, thiếu thốn nơi xứ người của họ. Một bạn nam, quê Nghệ An, viết: “Sau bao ngày tìm kiếm công việc nhưng vẫn không được. Bây giờ thất nghiệp ở ké bạn, không còn tiền bạc thật sự rất bất tiện. Nhà bạn còn có con nhỏ. Biết bạn bè giúp nhau vậy nhưng em cũng thấy ngại vì quấy rầy mà tìm việc thì không ra để làm. Giờ khó khăn quá mọi người ạ! Ai có công việc gì cho em theo với. Bất kể tốt hay xấu, nguy hiểm gì cũng được, miễn có ít đồng trang trải cuộc sống hiện tại và chỗ ăn ở là tốt lắm rồi. Nhiều khi nghĩ bất lực, tuyệt vọng cùng cực luôn!”.

Và một bạn khác: “Em có vài lời tâm sự khi thấy tình hình việc làm quá khó khăn cho những người mới sang. Nước Đức giờ đang khó khăn. Dân tị nạn Ucraina (Ukraine)gần 1 triệu người. Giờ Hungary họ mở cửa lao động, nhiều anh chị em nghe lời ngon ngọt của môi giới, qua mới biết cuộc sống không phải là màu hồng, mà đen như tin đồ chị Du. Cng thêm chi phí hàng hóa ngày càng đắt đỏ. Làm ăn thì đi đâu cũng gp người Vit cạnh tranh với nhau … Đi đâu cũng toàn mấy ông Thổ. Em ngán lắm rồi!”.

Hầu hết nhân viên trong chợ Đồng Xuân là người Việt

Đôi vợ chng trẻ nọ ở Berlin va mi sinh con nhỏ. Do mâu thun gì đóchủ nhà người Vit, nut li ha đòi đui ra khi nhàHọ tìm nhà thuê trong vô vng! Chỉ đơn gin là thuê 1 căn phòng trú ngụ qua mùa Đông băng tuyết sắp tới. Liệu có phép màu trong đời thực nơi xứ người?

Ai tha hương tìm kế mưu sinh cũng khó hết, biết kêu ai? Mà đâu chỉ có mỗi gia đình nhỏ của đôi vợ chồng trẻ người Việt này lâm vào cảnh…cùng cực? Một bạn khác chia sẻ trên mạng xã hội: “Đợt này đường Hungary và Ba Lan thông nên người tràn qua quá nhiều. Đồng nghĩa với thất nghiệp quá đông. Mình thấy có mấy bạn trẻ đi nhặt vỏ chai ở Alexanderplatz để kiếm sống. Mình góp ý thế này. Những ai chưa sang hoặc nếu sang theo diện nước thứ 3 thì hãy ở yên, làm 1 thời gian để kiếm tiền và cứng giấy tờ đã. Những ai sang rồi, đang thất nghiệp mà vẫn còn giấy tờ công ty ở nước thứ 3 thì xin hãy quay về đó mà làm. Chứ nước Đức mình thấy càng ngày họ càng siết chặt về lao động nên không có giấy tờ rất khó xin việc”.

Chợ Đồng Xuân hiện cũng quá tải người lao động trong nhiều nhà hàng, quán ăn, tiệm nails … Người thì đông mà việc thì ít! Một số nhà hàng, quán ăn tại Berlin trong năm 2024 sẽ không còn được giảm thuế vì ảnh hưởng dịch covid như mấy năm qua nữa …


Một cô gái người Việt nhận đưa đón trẻ hằng ngày


Sống trong lo âu, thấp thỏm

Báo người Việt tại Đức đưa nhiều tin cảnh sát Đức đã triệt phá đường dây đưa lậu người Việt vào Đức. Hơn 30 căn nhà và cửa hàng của 7 tiểu bang từng bị kiểm tra. 6 người bị bắt và 30 người bị tạm giữ, thêm Berlin có 5 người bị bắt. Tháng 6/2023, cảnh sát và cơ quan điều tra Đức đã kiểm tra 2 tiệm nails của người Việt ở thành phố Dortmund. Họ phát hiện cùng lúc tới 11 người nhập cư lậu! Chủ 2 tiệm nails bị bắt tạm giam để điều tra. Thỉnh thoảng cảnh sát Đức mở các cuộc khám xét bất ngờ sau khi có các cuộc điều tra về nạn buôn người từ Việt Nam sang Đức. Tình hình kinh tế-xã hội hiện nay ở Đức đang đối mặt với nhiều thách thức. Việc tăng cường kiểm tra không chỉ ở biên giới mà còn trong nhiều thành phố, đã khiến nhng người không có giấy tờ, làm chui tại Đức sống trong lo âu, thấp thỏm. Đã có không ít bạn trẻ thất nghiệp ở Đức bây giờ muốn quay lại Ba Lan hoặc Hungary mà không biết đi đường nào cho an toàn!? Có vài bạn rủ nhau nhập trại hy vọng được cho vé máy bay hồi hương!

Một bạn nam, tên Th. gần 30 tuổi, quê Hà Tĩnh, thật thà nói: “Bán sức khỏe sống qua ngày bác ạ! Làm ở đây bằng giấy tờ của người khác cũng sợ bị bắt đuổi về lúc nào không biết!”. Sống trong tâm trạng lo âu, đầy áp lực như vậy liệu chịu đựng đến bao giờ? Người thân ở quê nhà có biết? Còn bao nhiêu người đang ở Việt Nam dự định sẽ đưa con em mình sang Đức … tìm đường … ở lại?!

Một cháu thiếu niên người Việt Nam đi lượm vỏ lon, vỏ chai bia…


Bài & ảnh LKD

Tháng Ba Ngày Cuối - Đỗ Công Luận

 

Saturday, March 30, 2024

Lời Khuyên Dành Cho Ai Muốn Giảm Cân, Ung Thư Vú, Tác Hại Của Gây Mê, Đặt Stent - BS. Phạm Hiếu Liêm

Tâm Lành Hạnh Phúc - Minh Lương

Sài Gòn Và Hà Nội - Huy Phương (RIP)


Sau khi đi tù về vài năm, khoảng 1985, tôi có mở một tiệm làm hình và tráng phim gia công trên đường Lý Thái Tổ, Sài Gòn.

Nhờ vậy, ở đây tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người đủ mọi tầng lớp xã hội và ở khắp mọi miền, nhất là dân miền Bắc, sau tháng Tư, 1975, đổ xô vào Nam kiếm ăn rất nhiều. Vì dù miền Nam sau ngày “giải phóng” đã xuống cấp tột cùng, trông cũng còn khá giả, tươm tất hơn ở miền Bắc sau 20 năm dưới chế độ Cộng Sản.

Một ngày nọ, tôi gặp một người trung niên miền Bắc, trông mặt mày cũng khôi ngô, nhưng áo quần nhàu nát, làn da xanh mét như người thiếu ăn, anh vào tiệm, ngửa tay ra, nói mấy câu. Nghe giọng nói tôi biết ngay là người này ở ngoài Bắc mới vào, đang hành nghề xin ăn. 

Tôi hỏi anh, “Tận ngoài Bắc, sao anh vào đây đi ăn xin?”

Không hề ngượng nghịu, anh nói rõ, “Vào đây xin 10 người cũng có được 6 người móc túi cho, lại chẳng bao giờ bị chửi bới. Ngoài Bắc, nhất là Hà Nội, thì đừng hòng! Có mà chết đói.”

Ðó là điều tôi nhận ra, như vậy là có sự khác biệt nhau giữa Sài Gòn và Hà Nội. Hà Nội đại diện cho miền Bắc và Sài Gòn phản ánh cho những đặc tính của miền Nam.

Cộng Sản vào không phải làm điện khí hóa cho nông thôn trở thành thành thị, nhưng thật tình đã “nông thôn hóa” thành thị, nên dân Sài Gòn thường trực bị cúp điện, nhiều nơi tìm cách đào giếng để kiếm nước và sẵn sàng bới sân gạch lên để trồng khoai lang cải thiện, hay như ông bạn tôi ở chung cư Thanh Ða, bớt chỗ sinh hoạt để nuôi hai con heo nái trên sân thượng.


Sài Gòn sau thời gian đổi tên, nguyên do chỉ vì cái bến Nhà Rồng chết tiệt, chẳng mấy chốc xuống gần bằng Hà Nội. Bằng Hà Nội hơn, nhất là sau khi họ ồ ạt “vào thành phố” như một câu hát của Trịnh Công Sơn, với những “cửa hàng thịt phụ nữ,” “cửa hàng chất đốt thanh niên” mọc ra, cái cảnh phơi áo quần trên cửa sổ, treo khăn lông trong “xe con,” nuôi heo, trồng rau ngay trong sân nhà, hay hai anh bộ đội lái xe khác chiều dừng xe ngay giữa lộ để nói chuyện với nhau, bất cần tiếng chửi của thiên hạ. 

Mới thoạt nhìn, Sài Gòn bỏ ngõ và bắt đầu nhếch nhác giống Hà Nội, nhưng sự thật trong gan ruột, hai thành phố đối cực, đối đầu này đang có những điều khác biệt, một bên là “nơi hang ổ cuối cùng và đâu cũng thấy tàn dư Mỹ Ngụy,” và Hà Nội, “thủ đô của lương tri, phẩm giá con người!” Vì vậy mà ngày nay, sau gần 40 năm “thống nhất” người ta còn đi tìm và thấy ra có quá nhiều khác biệt giữa Sài Gòn, Hà Nội. Cách biệt vì cách đối xử chính trị như vậy, trách sao Sài Gòn và Hà Nội không cách biệt về văn hóa, mặc dầu lúc nào hai bên cũng cho bên kia là “quê hương tù đày!” Tuy vậy, Hà Nội thắt lưng, buộc bụng, tẩy não, “dốc hết hạt gạo, cục muối cho miền Nam đánh Mỹ,” làm sao so được với Sài Gòn “bơ thừa sữa cặn!”


Nói về giáo dục, sau tháng Tư, 1975, đồng bào và thầy cô giáo miền Nam hẳn đã biết loại văn hóa ăn nói vô lễ, thô tục của lũ trẻ miền Bắc mới vào Nam, vì miền Bắc không có khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” treo trong các lớp Tiểu Học. Ngày ra Bắc, lên tận Hoàng Liên Sơn, tôi đã trông thấy những nét văn hóa tiêu biểu, được viết bậy lên vách tường nhà trường Tiểu Học, chưa kịp xóa sạch, nói đến sự quan hệ của ngành công an và giáo dục: “Công An (đ.) Cô Giáo!” 

Trên đường làng Cẩm Nhân, Yên Bái, chúng tôi đi ngang một nhà giữ trẻ của hợp tác xã, nghe tiếng trẻ khóc la và tiếng quát của một phụ nữ: “Bố mẹ chúng mày (đ.) cho lắm vào, để chúng mày làm khổ thân bà!” “Bà” đây là người giữ trẻ của hợp tác xã nông nghiệp, bà có nhiệm vụ giữ trẻ thì khỏi ra đồng như các hợp tác xã viên khác. Liệu lũ trẻ này lớn lên dưới sự chăm sóc của những người này này, ngôn ngữ của chúng sẽ ra sao? 

Trên các blog và báo chí trong nước, đề tài “những sự khác biệt giữa Sài Gòn và Hà Nội” tương đối là một đề tài hấp dẫn. 

Tôi dẫn một vài ví dụ:

Giao tiếp:

– Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô bán hàng cúi gập người chào bạn.

– Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn. 

Hàng quán:

– Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa.

– Bát phở gà Hà Nội được “khuyến mại” với ngón tay cái của con bé bưng bê!

Ca ve:

– Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave…

Cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về.”

Cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kêu em nha!”

Nhà sách:

– Hà Nội: Nhân viên hách dịch.

– Sài Gòn: Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi!

Trong quán ăn:

– Sài Gòn: “Vâng em làm ngay đây.”

– Hà Nội: “Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh thì xéo sang hàng khác!”

Bạn bè:

– Hà Nội: Hay để bụng, ghét mà trước mặt vẫn chơi, về nhà nói xấu.

– Sài Gòn: Mau huề, ghét là biến, không chạm mặt!

Nhưng liệu những sự khác biệt này kéo dài được bao lâu nữa? 

Bây giờ, Sài Gòn và Hà Nội đã bắt đầu giống nhau, ảnh hưởng và bị đồng hóa, vì người Nam ra Bắc thì ít mà người Bắc vô Nam càng ngày càng đông, như một người tên Jor Dan viết trên blog: 

“Mỗi người có một cách suy nghĩ riêng. Nhưng đa số chỉ nói yêu Hà Nội, nhưng lại thích được sống ở Sài Gòn. Ca sĩ Hà Nội vào Sài Gòn lập nghiệp nhiều quá còn gì!”

Sau gần 40 năm bây giờ hai thành phố này đã có những chuyện giống nhau. 

Ở đâu cũng kẹt xe kinh khủng, và sau một trận mưa, không chỉ ở thành phố “bác” mà ở Hà… cũng lội!

Vô kỷ luật:

Sinh viên:

– Hà Nội: Nhiều em cave trông như sinh viên.

– Sài Gòn: Nhiều em sinh viên trông như cave.

Giao thông:

– Sài Gòn: Bạn có thể vượt đèn đỏ thoải  mái.

– Hà Nội: Bạn có thể lượn lờ trước mũi  xe hơi. 

Chúng ta không hy vọng gì Hà Nội và Sài Gòn sẽ mãi mãi khác nhau. Sự đồng hóa và việc di dân ồ ạt sẽ làm cho Sài Gòn càng ngày càng gần với Hà Nội. Ðiều rõ nhất là Hà Nội trước năm 1954 và Hà Nội bây giờ hoàn toàn khác nhau.  

Năm 1954, sau Hiệp Ðịnh Geneva, một số người đã mang sự thanh lịch của Hà Thành năm xưa đi xa, để “Hà Lội” ngày nay cho những người mới vào tiếp thu, từ giọng nói đến văn hóa cư xử đã hoàn toàn khác biệt với Van Hoá 3D = Dit, Déo, Du.. 

Chủ nghỉa Ma'c Lê = Ma'nh le Mung....!. 

Người Sài Gòn hôm nay sẽ không còn là người Sài Gòn của những ngày tháng cũ, tất cả chỉ còn là chuyện thời gian.

Chỉ sợ sau ngày Sài Gòn trở lại tên cũ, chất Sài Gòn sẽ không còn nữa. 

Chúng ta yêu Sài Gòn chính là yêu chính chúng ta, cái bóng của dĩ vãng. Muốn Sài Gòn không đổi thay, chính lòng mình phải không thay đổi.

 

Huy Phương 

Sài Gòn và Hà Nội - Nguoi Viet Online (nguoi-viet.com)

Email Ngày Phục Sinh - Người Phương Nam + Kinh Hòa Bình - Lm Kim Long


Lạy Chúa con xin được hỏi Ngài

Đời người sao lắm nỗi bi ai

Trọn kiếp không mấy ngày vui sướng

Còn lại bao nhiêu chỉ đọa đày


Bởi con là giáo hữu Ki Tô

Đã tin có Chúa đã phụng thờ

Nhưng con không thể nào hiểu nổi

Sao Chúa đành ngỏanh mặt làm ngơ

Em bé sơ sinh tội tình gì?

Tội tổ tông em bé can chi?

Nhân chi sơ vốn tính bổn thiện

Sao phải rửa tội để làm chi?


Rửa tội rồi được phúc hơn chăng

Cũng ngần ấy khổ Chúa công bằng

Nhân loại ngày đêm hằng cầu khẩn  

Chúa ở trên trời có thấu chăng?

Chiến tranh tang tóc đời qua đời

Bệnh tật tai ương khắp mọi nơi

Nạn đói chết người muôn muôn triệu

Thống khổ điêu linh cao ngất trời

Vì thương nhân lọai Chúa hy sinh

Bước xuống ngôi cao chịu khổ hình

Người tù cải tạo thì cũng thế

Cực hình chẳng khác bị đóng đinh

Chúa xuống dương gian cứu tội trần

Mà sao con Chúa vẫn trầm luân

Đau thương nước mắt thành sông biển

Con Chúa vẫn còn nguyên tội trần 

Chúa vác thập giá chỉ một lần

Chúng con để xuống lại vác lên

Cuối đời sắp chết còn vác bệnh

Chúa chẳng cho về cho ngủ yên

 

  Phục Sinh mừng Chúa lại về trời

Đóai thương xin xóa tội Chúa ơi!   

Lá thư trần thế con kính gởi

Cảm tạ ngôi hai cứu chụộc đời

Xin đừng bắt tội con lắm lời

Con nào dám phạm thượng giỡn chơi

Chẳng qua là nỗi chung thắc mắc  

Của tất cả ai mang kiếp người


Kính bút

Người Phương Nam

Kính mời quý bạn lắng nghe Kinh Hòa Bình và cầu xin Chúa cứu rỗi ban bình an cho chúng ta, những đứa con lạc lối trầm luân ở thế gian này.

Lạy Chúa toàn năng, Con trông cậy chí thánh Chúa Cha trên trời.  

Xin chớ chê chớ bỏ lời con nguyện trong cơn gian nan khốn khó. 

Chúa xoá tội trần gian hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen. 

Mỗi Cuộc Gặp Gỡ Trong Đời Đều Là Duyên Phận

Mỗi cuộc gặp gỡ trong cuộc đời đều là duyên phận 


Có câu nói rằng: “Hãy chấp nhận những điều mà số phận mang đến, và yêu thương những người mà số phận kết nối, và hãy làm điều đó với tất cả tấm chân tình”.

Một người sau khi trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời, họ sẽ nhận ra rằng mọi thứ đều là sự an bài của ông Trời, mọi chuyện đều là định mệnh xảy ra và không có đúng sai. 

Trong cuộc đời này, dù chúng ta thành công hay thất bại, được hay mất, gặp gỡ hay chia ly, thực ra, tất cả đều là định mệnh, chúng ta nên cố gắng hết sức, lắng nghe vận mệnh, tuân theo ý trời thì chúng ta sẽ có một cuộc đời bình yên. 

1. Thành công hay thất bại đều là những thử thách mà ông Trời dành cho bạn

Cuộc đời này không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, sẽ luôn có những khó khăn và mất mát để bạn hiểu được xung quanh mình điều gì là quan trọng nhất, để bạn hiểu rằng muốn có được thì phải mất và khi kiếm được thì biết trân trọng hơn. 

Chỉ những người từng trải qua mất mát mới biết trân trọng hiện tại, biết đối xử tử tế với những người xung quanh và hài lòng với những gì mình đang có.

Cuộc đời này sẽ luôn có thành công và thất bại cùng tồn tại, khi bạn trải qua thất bại nghĩa là thời điểm thành công chưa đến, chính vì quá háo hức với thành công nên bạn sẽ thất bại. Khi bạn học được từ kinh nghiệm thất bại, bạn có thể thận trọng hơn và xem xét vấn đề một cách nghiêm túc hơn.

Chỉ những người biết nhìn lại bản thân sau thất bại mới có thể khởi đầu tốt hơn và rẽ sang một hướng đi tốt hơn. 

2. Sinh, lão, bệnh, tử đều đã được sắp đặt 

Trong cuộc đời này, bạn có thể sống được bao lâu và những điều bạn gặp phải thực chất là định mệnh. Có người sống đến 30 tuổi, có người sống đến 40 tuổi, có người sống đến 50 tuổi, có người sống đến 70 tuổi và có người sống đến một trăm tuổi.

Có người chết vì bệnh tật khi còn trẻ, có người gặp phải thăng trầm ở tuổi trung niên rồi ra đi khi không thể vượt qua được, nhưng có người lại có thể sống lâu trăm năm hưởng hạnh phúc gia đình.

Tại sao có người gặp phải bất hạnh, tại sao có người có thể chuyển họa thành phúc, tại sao có người có thể thoát khỏi tai họa? Cuộc đời là vô thường, sinh, lão, bệnh, tử đều đã có sắp đặt, dù thế nào đi nữa, nếu có một cuộc sống tốt thì nên biết hài lòng, hãy đối xử tử tế với người khác và đối xử tốt với chính bản thân mình. Hãy nhìn nhận thực tế một cách rõ ràng và sống bình tĩnh, đây mới là ý nghĩa chân chính của cuộc sống. 

3. Dù gặp gỡ hay chia ly cũng đều là duyên phận 

Trong cuộc đời này, bạn sẽ gặp ai, kết hôn với ai, yêu ai và ở bên ai, thực ra tất cả đều phụ thuộc vào số mệnh. Người có duyên gặp nhau sẽ tự nhiên ở bên nhau, còn người không có duyên phận thì sẽ chia ly dù sớm hay muộn. 

Giữa con người, gặp gỡ là duyên phận, chia ly cũng là duyên phận. Tại sao trong cuộc đời bạn phải gặp nhiều người rồi mới gặp được người thực sự ở bên bạn dài lâu? Có thể người đầu tiên bạn gặp đã có tình cảm sâu đậm nhưng rồi lại bỏ lỡ nhau. Nhưng người cuối cùng ở bên bạn sẽ khơi dậy tình cảm trong trẻo của bạn, chữa lành vết thương và trở thành cứu cánh cho bạn, khiến bạn hiểu được tình yêu thực sự là thế nào. Nếu bạn trân trọng và yêu thương một ai đó, đó cũng là định mệnh được an bài. 

Trên thực tế, bất kỳ cuộc gặp gỡ nào giữa con người với nhau, dù là bạn cùng lớp, thầy cô, đồng nghiệp hay bạn bè, đều là sự sắp đặt của ông trời. Ý trời là tất yếu, mỗi người đến thế giới này đều mang theo một sứ mệnh, hoàn thành những sứ mệnh này chính là ý nghĩa của cuộc sống.

Dù cuộc sống này có gặp khó khăn gì, dù đường đời có gập ghềnh đến mấy, chúng ta cũng phải học cách chấp nhận, học cách thay đổi tâm lý, giữ trái tim bình lặng để đối mặt với mọi chuyện. Đừng ép buộc bất cứ điều gì, hãy để mọi việc diễn ra theo quy luật của nó và sống một cuộc đời bình yên...!!????

Thùy Dung biên dịch...

Friday, March 29, 2024

Tháng Ba Nước Mắt - Đỗ Công Luận

Sếp Nhật - Võ Tòng Đánh Mèo


Công ty tôi va có mt tên người Nht sang làm d án trong khong 3 tháng, và tôi được giao nhim v lái xe cho hn. Lâu nay toàn lái xe cho các sếp Vit Nam, gi ln đu tiên được lái cho sếp Nht nên tôi thy hng thú lm ! Tôi tc tc ra va hè mua quyn sách “T hc tiếng Nht cp tc” v đ nghiên cu. “Mình lái xe cho sếp Nht thì cũng phi biết vài ba câu giao tiếp tiếng Nht ch !”.

T khi mua sách v, tôi nghiên cu và t hc rt mit mài, gn như không lúc nào tôi ri quyn sách (ch tr lúc ăn cơm, lúc tm, lúc ng, lúc xem tivi, lúc đi chơi và đi làm). Bi thế, hôm gp sếp Nht tôi t tin lm, ch đng bt tay rt thân thin và chào hi “cc kỳ” trôi chy bng tiếng Nht:

– Mi đua ku ra, ta xoa ku mi !

Có v như tên Nht đó không hiu tôi nói gì thì phi, hn lc đu ngơ ngác ri hi li:

– Xoa ku ta chi ? Ngu chi cho xoa, xa ku ta ra, xoa ku mi đi !

Tt nhiên là tôi cũng không hiu hn nói gì, vy nên cui cùng c hai quyết đnh s dng tiếng Anh, dù rng trình đ tiếng Anh ca tôi và hn cũng bp b ngang nhau, nhưng may là vn đ đ đoán được ý mà đi phương đang mun din đt.

Mt điu khá thú v đó là tên sếp Nht này li nói được vài câu tiếng Vit, không phi “xin chào”, “cm ơn như my ông ngoi quc, my ch đi s nước ngoài nào đó hay nói b b trên tivi đâu, mà là nhng câu dài hn hoi, kiu như : Cm ăn cp vt, ăn cp vt là phm ti !”, hoc “Vui lòng ăn bao nhiêu ly by nhiêu, ăn không hết s b pht tin”, ri c “Không được dt chó vào công viên này, nếu chó ra phi t mang phân chó v”… Tôi nghe tên sếp Nht y nói my câu đó thì ngc nhiên và khen hn gii quá ! Nhưng hn ch cười mm ri ct ging đy khiêm tn:

– Gii gì đâu! bên Nht, my câu đó viết đy trong siêu th, nhà hàng, công viên, nhìn nhiu nên quen, nên nh thôi !

Mt cm giác t hào cht dâng trào trong lòng tôi nghn ngào. T hào là phi, bi lâu nay người ta luôn coi tiếng Anh, tiếng Trung là hai ngôn ng ph biến và được s dng nhiu nht trên thế gii, nhưng bây gi, tiếng Vit đang tri dy và nhăm nhe lt đ s thng tr ca hai th tiếng y. Gi, đi ra nước ngoài, không ch Đông Nam Á, Châu Á, mà c Phi, M, Úc, Âu, đâu đâu ta cũng có th bt gp nhng dòng ch tiếng Vit thân thương, dù rng chúng được viết nguch ngoc, sai chính t, thiếu du, thiếu vn, trên nhng tm ván, tm bìa nham nh, lm lem, nhưng ch vy thôi cũng đ đ chúng ta cm thy nao lòng.

Ban đu hào hng bao nhiêu thì sau đó tôi chán nn by nhiêu. Người đi dy rng: “Thà có mt k thù gii còn hơn có mt ông ch d hơi, qu là không sai. Trước đây, khi lái cho các sếp cũ thì phi 8 rưỡi, 9 gi sáng tôi mi phi đánh xe đến đón các sếp, ri ch sếp qua quán ph ăn sáng, xong ung café, đến công ty cũng đã là gn 10 gi. Sếp làm vic đến 11 gi thì li ch sếp đi ăn trưa, ung bia, 3 gi chiu đưa sếp quay li công ty ri 4 rưỡi đón sếp v, thế là xong. Nhng lúc sếp ăn ung, nhu nht thì thường là sếp gi tôi vào ngi cùng. Nếu hôm nào sếp tiếp khách sang, không được gi vào, thì tôi li ra xe ng ghế xung ng rt thnh thơi.

Thế nhưng ch sau hai tun làm lái xe cho thng sếp Nht d hơi, tôi tr nên ph phc, rã ri. Đúng 6 rưỡi sáng tôi phi dy chun b xe qua đón nó. Theo quy đnh ca công ty thì 7 rưỡi mi là gi làm vic nhưng ch khong 7 gi 15 là nó đã có mt và chui vào phòng làm vic luôn. Ngày trước đi vi các sếp cũ tôi thường xuyên được các sếp cho ăn sáng, ăn trưa, ung bia, gái gù, hát hò, ch t ngày lái cho thng Nht này tôi toàn phi nhn đói, vì sáng tôi đến đón nó thì nó đã ăn sáng xong ri, trưa nó ăn qua quýt ngay ti phòng bng đ ăn nhanh ri li cm đu vào làm vic, ti nào nó cũng ngi li công ty đến 7, 8 gi, vy nên tôi cũng phi ngi ch nó vi cái bng đói meo và khuôn mt bơ ph.

Chưa hết, nhiu ln đang đi, nó bt tôi dng xe li, ri nó m ca xe chy vt ra. Tôi tưởng nó đi tè nhưng không phi, hóa ra nó nht cái v bao cám con cò v đ may túi xách.

Đc bit có ln tôi ch nó đi công chuyn, va đánh lái ra cng thì tôi qut ngay vào cái xe đp cũ nát ca ai đó dng mé đường làm chiếc xe đp đ knh, cái yên xe gãy gp và văng ra. Tôi đang đnh phóng đi thì thng sếp Nht bt tôi dng li, ri nó m ca phi ra. Nó dng cái xe đp lên ngay ngn, móc ra t 500 nghìn ri kp vào t giy, đ vào gi cái xe đp, trên t giy nó nh tôi viết h rng: “Tôi vô tình làm gãy yên xe ca bn. Hãy cm tin này đ sa xe, và hãy tha li cho tôi”.

Hôm sau, cũng đúng lúc đánh lái ra cng, tôi li qut vào cái xe đp cũ nát đó. Ln này thì cái yên không văng ra na mà là cái bàn đp. Thng Nht li nhy xung, dng xe lên, b 500 nghìn vào gi xe ri đ li mnh giy: “Tôi vô tình làm gãy bàn đp ca bn. Hãy cm tin này đ sa xe, và hãy tha li cho tôi”.

Hôm sau na, cũng đúng lúc đánh lái ra cng, tôi li qut vào cái xe đp đó. Ln này thì cái yên và cái bàn đp không văng ra na mà là cái chn xích. Tuy nhiên, hôm đó không có thng Nht đi cùng mà ch có mình tôi trên xe, vy nên tôi phóng thng. Đang đnh nhn ga lao đi thì t bên đường, mt m già lao ra chn ngay đu xe tôi, m va dang hai tay, va gào thét:

– Thng chó ! Dng li đn tin sa xe cho bà đi ch Ti sao hôm nay mày li b chy ?!

Tôi nghe vy thì m ca, thò đu ra bo :

– Thôi đi bà ơi ! Cái xe ca bà bán cho đng nát chc được hai chc ! Hôm nay có mình tôi thôi, thng Nht không đi cùng đâu ! Ngh sm đi !

Ri mt ln khác, đang vi nên tôi vượt đèn đ và b công an tuýt còi. Theo bn năng, tôi nhn ga vt lên. Công an thy tôi chy thì cũng không đui theo na. Tưởng là xuôi, ai ng thng Nht y chi tôi, nó nói rng vượt đèn đ và b chy là phm lut. Ri nó bt tôi quay xe li ch công an np pht đàng hoàng xong mi đi tiếp. Đúng là thng d hơi!

Lái xe cho thng Nht hâm y mt thi gian thì tôi đã hiu được tính cách ca nó. Đi đường thy cái v bao cám con cò nào vt bên đường thì tôi t giác dng li cho nó xung nht; chng may có qut vào xe c hay đ đc ca ai gây hư hng thì tôi cũng t giác dng li đ nó xung tr tin bi thường; có l quen chân vượt đèn đ hay đi ngược chiu thì cũng t giác vòng xe ra ch công an đ np pht.

Hôm y, thng sếp Nht bo tôi ra sân bay đón mt thng Nht khác. Cái thng Nht này mt c lm lì, t lúc lên xe nó không nói vi tôi câu nào. Tôi cũng ch quan tâm mà ch tp trung vào lái xe. Tp trung là thế, y vy mà qua ngã tư tôi li quen chân vượt đèn đ, và li b công an tuýt còi. Tôi đang gim tc đ và cho xe chm chm táp vào l bên phi theo hiu lnh ca công an giao thông thì bt cht thng Nht đó hét lên, và nó hét bng tiếng Vit :

– Mày dng li làm cái gì ! Chy luôn đi ! Đường đông thế này công an không đui theo đâu !

– Em tưởng anh là người Nht ? – Tôi hi hn bng ging thng tht !

– Tao là người Nht, nhưng tao sng Vit Nam my chc năm ri ! Chy nhanh lên !


Võ Tòng Đánh Mèo