Tuesday, January 31, 2017

Mãi Nhớ Đức Trần Hưng Đạo - Trầm Vân

Tính Hưởng Thụ


TTCT - Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Tuân Tử lại bảo ngược lại: “Nhân chi sơ tính bản ác”. Phương Tây thì không khăng khăng như hai ông này.

Họ cho rằng đứa bé sơ sinh chỉ là một thực thể ẩn chứa những gì liên quan, ảnh hưởng đến con người sau này như là thể chất, trí não, nhân cách, năng khiếu bẩm sinh... mà thôi.

Nhưng những diễn tiến xã hội và các tranh luận đạo đức lại thường dẫn đến một lý giải rằng đằng sau cái “nhân chi sơ” đó lại là tính hưởng thụ. Con người sinh ra đã có ngay tính hưởng thụ. Vậy tính hưởng thụ là thiện hay ác?

Trong bụng mẹ, cái bào thai khi mới quãng sáu bảy tháng gì đó đã biết lựa thế nằm cho êm, để đạt được điều đó nó quẫy đạp mẹ nó. Vừa sinh ra, đứa trẻ khó chịu vì phải tự thở, tự vận hành hệ tuần hoàn, được cô mụ phát đít, thông đường thở, đứa bé khóc thét. Được rồi, thở được rồi, sướng quá, nó hưởng thụ nhịp hô hấp khoan khoái. Lớn dần, mỗi khi đói bụng nó khóc, lạnh đít nó cũng khóc, ngứa ngáy nó khóc, thiếu hơi mẹ nó cũng khóc đòi... Và bằng cách đưa ra những phản ứng ấy, nó hầu như luôn đạt được điều mình muốn.

Lớn lên một chút, đứa trẻ ý thức về sự hưởng thụ chứ không còn hưởng thụ theo bản năng. Điều nó muốn mà không đạt được, nó không chỉ khóc suông mà bắt đầu suy nghĩ cách đòi cho hiệu quả. Thấy một đứa trẻ khác được chiều chuộng hơn, sướng hơn, nó biết ghét. Nó bắt đầu có tính ganh đua, đố kỵ. Dần dà lòng tham xuất hiện.

Tính hưởng thụ càng dung dưỡng nó, nó càng thấy thiếu. Ăn, nó muốn càng lúc càng ngon. Mặc, nó muốn càng lúc càng đẹp. Không có những bài học giáo dục phù hợp và kịp thời, xã hội ắt phải chuẩn bị để tiếp nhận một công dân tồi, một kẻ vị kỷ. Tính hưởng thụ đi quá sự thiết yếu của đời sống dẫn đến cái ác, biết dừng trong sự cho phép đó là thiện?

Tiền nhiều ắt sướng, tính hưởng thụ được phát triển tối đa. Điều này lý giải cho việc các quan tham không bao giờ tự dừng được. Tham nhũng một lần trót lọt, run muốn chết, nhưng vẫn cứ muốn thử lần nữa, rồi lần nữa. Phải chăng tính thích hưởng thụ luôn thắng mọi nỗi sợ hãi?

Xã hội không có nền tảng vững vàng về đạo đức, thiếu công tâm và dân chủ, không có biện pháp đủ mạnh để răn đe thì làm sao kiềm chế nổi lòng ham muốn hưởng thụ vô biên của con người? Thêm nữa, nếu thiếu giáo dục thì con người không tự hài lòng với mình về vật chất, họ sẽ tiến tới làm hài lòng mình bằng những hành vi vô đạo.

Biết kiềm chế tính hưởng thụ là nền tảng của đức hạnh. Bản chất của tính hưởng thụ là trung tính nhưng luôn có xu hướng chuyển từ thiện sang ác. Phần lớn sự xấu xa bỉ ổi của cá nhân, sự bất ổn tan vỡ của gia đình đều do tính hưởng thụ đi quá đà và thường khó nhận ra hoặc không muốn nhận ra, bởi con người luôn lấy nhu cầu cuộc sống để biện minh cho tính hưởng thụ quá trớn.

Có thể tạm chia tính hưởng thụ ra làm hai dạng: hưởng thụ tinh thần và hưởng thụ vật chất, tuy ranh giới giữa chúng khá mong manh. Ăn bữa cơm ngon, ở căn nhà sang trọng là hưởng thụ vật chất. Ngắm cái cây đẹp, nghe bài thơ hay, nghe lời nịnh nọt là hưởng thụ tinh thần. Ăn ngon nhưng muốn ăn trong nhà hàng có người phục dịch, ngắm cái cây đẹp trong rừng nhưng muốn đào trốc gốc đem về trồng (cách chơi cây cảnh quái lạ hiện nay), nghe bài thơ hay nhưng muốn nghe từ giọng ngâm mỹ nữ... Đó là sự kết hợp cực đoan giữa hưởng thụ tinh thần và hưởng thụ vật chất, thật đáng ghét và nguy hại biết bao.

Và như vậy, nếu “nhân chi sơ tính hưởng thụ”, hãy tinh tường dõi theo để nhìn thấy sớm cái gốc con người đang chuẩn bị phân nhánh thiện - ác mà uốn nắn, nhắc nhở, cảnh báo...

Theo Phùng Hi (Tuổi trẻ cuối tuần) 

Tết Con Dê - Phong Lan

Vì Sao Người Việt Lại Bỏ Xứ Ra Đi? - Ku Búa


Mới tuần rồi tôi ra sân bay tiễn một người quen bay đến một xứ khác. Tôi không hề đơn độc. Ở sân bay lúc đó có vô số người cũng làm điều tương tự. Họ tiễn người thân và bạn bè của họ ra đi không hẹn ngày về. Đó không phải là lần đầu và chắc chắn là sẽ không phải là lần cuối. Mặc dù cuộc chiến đã chấm dứt hơn 41 năm rồi nhưng làn sóng xuất ngoại vẫn không thay đổi. Cuộc di cư thầm lặng hiện tại không phải bằng những chiếc thuyền mà bằng những chuyến bay. Tuy đã giảm rất nhiều, giờ chỉ là một phần chút xíu so với trước đây, nhưng xu hướng này vẫn tồn tại.

Đọc báo hay lướt Facebook thì bạn có thể thấy hàng loạt các quảng cáo du học định cư, đầu tư lấy thẻ xanh hay tìm việc làm ở Nhật. Tôi không thể nào không buồn và chạnh lòng. Nhưng vì sao người Việt Nam lại ra đi? Họ không chỉ là những người nghèo bán nhà đi lao động ở Đài Loan hay những cô gái nghèo lấy chồng Hàn Quốc. Số người ngày càng trở nên khá giả và thuộc thành phần ưu tú của xã hội chúng ta. Họ là những doanh nhân, nghệ sĩ, nhà đầu tư, trí thức, giảng viên hoặc nhân viên cao cấp.

Vì sao họ lại ra đi? Có nhiều nguyên nhân, có nhiều lý do. Ở đây tôi không thể nào nói hết. Tôi chỉ có thể nói sơ sơ.
1. Họ ra đi vì họ không cảm thấy an toàn.
2. Họ ra đi vì họ chán cái không khí đầy ô nhiễm ở nơi này.
3. Họ ra đi vì họ cảm thấy mình không được tôn trọng khi đến cơ quan nhà nước làm thủ tục.
4.Họ ra đi vì đóng thuế nhiều nhưng nhận lại quá ít, hoặc chẳng nhận lại gì.
5.Họ ra đi vì họ không muốn con cái họ bị thầy cô dìm và ép.
6. Họ ra đi vì chính phủ liên tục ban hành những bộ luật vô lý.
7.Họ ra đi vì họ phát ngán với việc doanh nghiệp của họ bị thanh tra không lý do.
8. Họ ra đi vì họ lo sợ đồ ăn của họ có an toàn hay không, nó có hóa chất hay sạch hay không.
9. Họ ra đi vì để tìm cái hộ chiếu mà cho phép họ đi nhiều nước mà không cần phải bỏ tiền xin visa.
10. Họ ra đi vì ghét cảnh phải đút lót các y tá bác sĩ khi đi vào bệnh viện.
11. Họ ra đi vì họ không tìm thấy trách nhiệm trong một xã hội vô trách nhiệm.
12. Họ ra đi vì khi họ muốn sống một cuộc sống trung thực và không gian dối.
13. Họ ra đi vì họ muốn làm người lương thiện, vì nơi này làm người lương thiện vô cùng khó.
14. Họ ra đi vì họ muốn được hưởng lương cao, hay nói chính xác hơn là đúng giá trị với sức lao động của họ chứ không phải dựa vào mối quan hệ của họ.
15. Họ ra đi vì luật pháp không hề bảo vệ họ, nó chỉ bảo vệ những ai có tiền.
16. Họ ra đi vì họ muốn tìm sự công bằng.
17. Họ ra đi vì muốn cầm cái lá phiếu bầu để coi nó ra sao.
18. Họ ra đi vì khi họ lên tiếng nói nên những sự thật về đất nước, họ lại bị quy là phản động.
19. Họ ra đi vì họ đã mất niềm tin vào đất nước, con người và chính phủ Việt Nam.
20. Họ ra đi vì họ chẳng biết làm gì hơn trừ việc dùng đôi chân của họ để cất lên tiếng nói.

Việt Nam từ lâu đã không còn là một điểm đến, một nơi đáng sống. Nó chỉ là một trạm dừng chân. Nhà đầu tư đến đây để kiếm tiền, doanh nhân đến đây để nhận lương cao hơn, khách du lịch đến đây để ở khách sạn 5 sao giá rẻ và các cô cậu thanh niên đến đây để khám phá sự thú vị mà đất nước họ không có. Nhưng bao nhiêu người sẽ ở lại và coi nơi đây là nhà? Cũng có rất nhiều, nhưng so với số người ra đi thì là bao nhiêu? Quá ít. Việt Nam không là nơi đến, nó không thể là nơi đến được vì chính những người dân sinh sống ở đây cũng chẳng coi nó là nhà.

Ku Búa @ Café Ku Búa

Nhớ Tết Quang Trung - Đỗ Công Luận

Monday, January 30, 2017

Lễ Đăng Quang của TT Donald Trump Qua Bức Ảnh "Gigapixel"

Mời quí vị click vào hình dưới đây để xem lại lễ Đăng Quang của TT Donald J Trump qua bức hình chụp “Gigapixel”. Có thể xoay và “zoom”.  



CNN.com

Thương Nhớ Mùng Ba - Đỗ Công Luận

Sự Thật "Phũ Phàng" Về Nước Mỹ


Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó.

Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật, đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách để tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến ở Hoa Kỳ rất đáng thất vọng!

1. Công nghiệp
Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển!
Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu. Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói, nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa. Thế mà ở tại xứ cờ hoa này lại không có một cái ống khói nào! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi!
Và ở Mỹ, bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch, chả tìm đâu ra nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên sông! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ còn gì nữa! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả!

2. Kinh tế
Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế! Bạn biết đấy, nước họ có chỗ nào mà xa lộ không tới, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào! Thế là mất toi cả núi vàng!
Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí! Chắc chắn dăm bữa nửa tháng là gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương!
Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế tẹo nào.

3. Xây dựng
Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm. Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu nhẹ khác.
Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của nước ngoại bang này còn thua xa trình độ của triều đại chúng ta xưa kia!

4. Văn hóa
Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo.
Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô la đó và vì thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên đã giúp mang lên xe! Người này còn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì nữa không? Thế đấy!
Ở Trung Quốc, mấy chuyện này chỉ có vào thời Lôi Phong tức là vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu. (Lôi Phong là một thanh niên mà thời Mao thường nhắc tới như một tấm gương về đạo đức).

Hồi đó người ta chuộng lối sống ‘đạo đức giả’ nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng và trần trụi hơn, đó mới là hiện đại chứ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy thập kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta!

5. Ẩm thực
Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt thú rừng.
Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy!

Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn tiền!
Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật, đó là một xã hội còn quá sơ khai!

6. Phong cách
Người Mỹ làm như không biết tự trọng!
Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài, họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư Davis chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà vào giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về bộ phim 21, hay về minh tinh Trung Quốc Chương Tử Di ! Ông cũng không có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm!
Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ Ph.D. lên danh thiếp của mình như ở nước ta. Họ thậm chí cũng không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học với những ông thầy như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng bộ lệ đây!
Còn ở Trung Quốc, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ quan tầm tầm ở Trung Quốc có khi còn uy thế hơn cả Tổng Thống Mỹ cơ đấy! Một công dân hạng ba của Trung Quốc có khi còn xa một công dân hạng nhất của Mỹ là vậy!

7. Học đường
Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.
Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh Trung Quốc là khá xa lạ ở Mỹ.
Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ trở thành những công dân có đủ tư cách, sau đó mới tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư? Một quan niệm nghe mới cổ hủ làm sao!

8. Y tế
Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.
Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng… ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung Quốc… Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc… mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm!

Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ?… chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết tranh thủ khai thác, rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ đã chết rồi!

9. Báo chí
Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao!
Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ngu dốt và khờ khạo của người Mỹ.
Chẳng hạn khi họ biết Trung Quốc có đài truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này: Hóa ra Trung Quốc cũng có báo chí à? Nghe mà bực cả người!
Chúng ta có những tờ báo tiếng Trung được Đảng cộng sản cho phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách kỹ lưỡng từng chữ đấy chứ. Báo của chúng ta toàn là những bài ca tụng Đảng, lãnh tụ lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng đóng góp phê bình loạn xạ cả lên, thậm chí còn dám “chửi” cả tổng thống nữa cơ đấy!
Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ!

10. Tâm linh
Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo.
Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu kinh thánh nghe hết sức khờ khạo: “Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ”.
Thật là buồn cười quá đi: Nếu Chúa phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này? Cầu Chúa có ích lợi gì chứ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng như ở nước ta!
Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ!

11. Lối sống
Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian.
Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều ngoan ngoãn đứng vào hàng chờ đợi…
Còn chúng ta – như bạn biết đấy – khôn hơn nhiều!
Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn tuyệt vời, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mỏi khi đứng chờ!
Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa..
Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ!

12. Mua bán
Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý: Bạn có thể đem trả lại hàng hóa vài tuần sau khi đã mua về mà thậm chí cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét quát tháo nhau ra trò chứ!
13. An toàn
Nước Mỹ không an toàn chút nào! Tôi nói điều này bởi có tới 95% nhà dân không có tới lưới chống trộm và lại không có hàng rào xung quanh, và điều kỳ lạ nữa là: Chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi? Có nhiều ngôi nhà đẹp đẽ sang trọng mà ban đêm nhiều người Mỹ còn không biết khóa cửa lúc họ đi ngủ nữa. Thật mất an toàn hết sức!

14. Giao thông
Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết! Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95% tài xế không dám vượt đèn đỏ! Ở nước ta thì phần lớn tài xế đều có thừa dũng cảm vượt đèn đỏ.
Và mặc dầu 99% dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ: Bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, tại sao người lái xe lại không bóp còi inh ỏi cho sướng tay như ở bên ta nhỉ? Phố xá bên Mỹ làm sao mà bì được với phố xá ồn ào náo nhiệt ở Trung Quốc cơ chứ!

15. Tình cảm
Người Mỹ rất là thiếu tình cảm và hình như không có cảm xúc. Có tới 95% nhân viên người Mỹ không nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp hoặc của con cái sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm sóc sếp của mình. Ở Trung Quốc liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không? Hãy xem, người Trung Quốc chúng ta có biết bao nhiêu là tình cảm thương mến đối với lãnh đạo!

16. Nhạy bén
Người Mỹ không nhạy bén chút nào! 99% người Mỹ đều đi học, đi làm, và thăng quan tiến chức, mà không hề biết đến sự cần thiết của “phong bì” để có thể mở ra một cánh cửa… sau, để giúp cho họ được thăng quan tiến chức nhanh hơn, giống như người Trung Quốc chúng ta!
Vậy thì còn đi Mỹ để làm gì nữa cơ chứ??!!!!

NGUỒN: Xuất hiện lần đầu tiên trên mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc, bài viết này đã nhận được hàng chục ngàn chia sẻ và bình luận.
Tờ Tea Leaf Nation đã trích dịch, biên tập lại những phần cốt lõi nhất của bài viết nói trên.
AH

Thiệp Chúc Tết Đinh Dậu Từ Bạn Hữu


Kính chúc anh chị NPN và gia đình xuân Đinh Dậu được nhiều an vui sức khoẻ và vạn sự như ý.
Hồng Thúy
*****



Còn hơn 24 tiếng nữa là đến giao thừa tạm biệt năm cũ bước sang năm mới, tiểu đệ XV kính chúc chị Tố Kim và thầy Toàn cùng toàn thể các thành viên rất thương mến trong gia đình một năm mới thật dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, an khang thịnh vượng. Và mỗi ngày đều có nhiều niềm vui trong 365 ngày suốt 4 mùa của năm Đinh Dậu - 2017'.
Kính mến
Tiểu đệ Xuân Vinh
*****

Hi NPN,
    Chúc Mừng Năm Mới: Sc Khỏe - An Khang - Vn S Như ý
Tình thân.
Lính thủy
******


******



 
Năm mới Đinh Dậu 2017 em kính chúc gia đình chị an khang thịnh vượng, vạn sự như ý!
Em Khánh
******




Kính, Thân chúc Quí vị, ACE cùng Gia đình  năm Đinh Dậu 2017
An Khang & Hạnh Phúc & Vạn sự như ý
Nguyễn Đức Giang & Gia đình
******


               Trước thềm Năm Mới ,
Chúc  Các Bạn Hữu, Anh Chị Em cùng Gia đình,
Năm Mới  :  AN KHANG  -  THỊNH VƯỢNG  &
Mọi điều  NHƯ Ý  NGUYỆN
 XuanMaiLynh , Jan 28 - 2017 .  
                                                 
****** 


Chúc ​quý quyến suốt năm Đinh Dậu 2017
SỨC KHỎE DỒI DÀO, GIA ĐẠO AN LÀNH, VANG TIẾNG CƯỜI ĐÙA VUI,
TÀI LỘC VÀO THẬT NHIỀU, TIÊU XÀI KHÔNG SAO HẾT, MUỐN GÌ ĐƯỢC NẤY, ...
​Cheers,​
 NY_khờ
  ******   
Vĩnh Hà           
     ******
        
       

Người Phương Nam

Hệ Quả Của Những Cơ Chế Độc Tài Toàn Trị - Nguyên Thạch (Danlambao)


Nhìn chung trong hoạt cảnh tổng thể trên bình diện quốc gia, với một đảng độc tài, một nhà nước tham nhũng, gian ác như một đảng cướp tàn bạo, ích kỷ... người dân không còn một chút mảy may hy vọng nào cho một tương lai. Sự ngao ngán của dân chúng đã lên đến mức điểm tột cùng để rồi: Hoặc phải chết, hoặc phải bằng mọi hình thức vùng lên đòi quyền sống. Đường cùng, ngõ tiệt của đất nước và dân tộc hôm nay đó là hệ quả của một cơ chế độc tài toàn trị.

Trước thềm năm mới 2017, chúng ta rất mong muốn Đờ Mờ Cờ Sờ - ĐMCS.

*
Không phải tự nhiên mà Đức Dalai Lama người Tây Tạng đã bày tỏ cảm nhận về chủ nghĩa và người cộng sản, ông chính là người đã từng trải nghiệm qua cuộc sống của loại xã hội gian dối, hung tàn, lừa bịp này để có những nhận định thật quí báu.

"Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh. Cộng sản là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.

The Communists are wild weeds that sprawl on the devastation of war. The Communists are venomous insects that breed on the garbage". 

Còn Nhà văn kiêm Nhà thơ Victor Hugo thì cho rằng: "Chủ nghĩa cộng sản là giấc mơ của vài người nhưng là cơn ác mộng của nhân loại."

Thật vậy, chủ nghĩa cộng sản và xã hội của nó là một thứ xã hội đầy gian dối, lừa mị, xấu xa và tệ hại hơn bất cứ xã hội tệ hại nào khác và nếu nó tốt thì nhân loại đã không ném nó vào sọt rác một cách không thương tiếc, đồng thời những trí thức nổi danh, những chính trị gia lỗi lạc đã không phê phán nó một cách thậm tệ. Ai đó đã đánh giá về chủ nghĩa cộng sản rằng: "Đầu thế kỷ 20 ghi dấu sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản và cuối thế kỷ là cái kết liễu sự sống còn của nó".

Hãy nhìn cái nôi sinh ra nó ở Liên Sô cùng những cánh tay nối dài ở Đông Âu, người Âu châu đã sớm nhận ra rằng chủ nghĩa xã hội là một thứ xã hội không tưởng và tụt hậu được cai trị bởi những người trí trá đầy gian xảo cùng mụ mị cho nên họ đã sớm mạnh dạn từ bỏ nó một cách không luyến tiếc. Thái độ khôn ngoan dứt khoát đó được bắt nguồn từ Ba Lan, Hung, Tiệp cho đến sự sụp đổ của "Bức tường ô nhục Berlin" rồi đến sự tan rã của thành trì Sô Viết.

Hình ảnh đói kém thê thảm của Bắc Hàn cùng chế độ toàn trị của nó phải đi ăn xin trong xuyên suốt thời gian qua đã làm cho thế giới lắc đầu khinh miệt.

Chế độ độc tài Cu Ba đã giam hãm sự phát triển của lớp người không yếu cũng như vùng đất trù phú của châu Mỹ, cách Hoa Kỳ không xa.

Còn lại Trung cộng là một đất nước có dân cư đông nhất thế giới nhưng khối con người này hầu hết đều không còn tinh hoa, hòa theo sự kiệt quệ, ô nhiễm và dường như bị hủy hoại toàn bộ về môi sinh. Trung Quốc là một quốc gia được ví như một toà lâu đài được xây trên cát, vì nền tảng không vững, nó sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào. Bên cạnh những nền tảng không vững chắc là sự suy đồi trầm trọng về nền đạo lý mà thái đô vô lương, mất nhân tính của người Trung Hoa đại lục đã tạo nên sự sợ hãi và khinh miệt của hầu hết nhân loại.

Quốc gia cộng sản còn lại, Việt Nam thì sao?

- Đảng phái chính trị: Như đã nêu trên, nhân loại văn minh đã thức thời và sớm nhận biết được chuỗi tệ hại của một thứ chủ thuyết hoang đường cho nên họ đã sớm từ bỏ nó để tránh đi những hệ quả thảm bại. Trong khi đó ĐCSVN vẫn luôn cố bám theo một cách kiên trì (nếu không muốn nói là lì lợm và trơ trẽn) như tên đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã nói vào sáng ngày 23-10-2013: "Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa." (1)

Khác hẳn với các thể chế Dân Chủ khác, đảng phái chính trị của VNCS đã tự cho phép đảng của họ ngồi xổm trên cả luật pháp quốc gia, họ tự đặt ra điều 4 trong Hiến Pháp với nội dung áp chế cưỡng trị "Đảng CSVN là một đảng lãnh đạo toàn diện và triệt để". Thành phần gọi là lãnh đạo trong đảng như Trọng Lú là rất đông, mà đa số trong đầu của khối lãnh đạo này cùng đều LÚ và vô cùng cực đoan bảo thủ. Họ ưu tiên sử dụng ngân quỹ quốc gia một cách vô cùng thoải mái, nếu không muốn nói là rất hoang phí để xây dựng nhiều cơ sở đảng ủy hoành tráng đồ sộ với thừa mứa tiện nghi, họ chi trả rất mạnh tay cho những chi phí hội họp riêng của đảng và trả lương hậu hỉ cho các đảng viên lãnh đạo.

- Hệ thống chính quyền: Là một tập đoàn tham nhũng, dốt nát, ma mãnh, cục bộ, cực đoan. Hệ thống cầm quyền này không khác chi là một băng nhóm Mafia, buôn có bạn, bán có phường, họ bao che bảo vệ lẫn nhau trong việc đục khoét ngân quỹ quốc gia, cấu kết với nhau để đồng tâm hiệp lực cướp giựt đất đai, nhà cửa, tài sản của dân chúng một cách tinh vi và hợp pháp.

Một con sâu đã làm rầu nồi canh nhưng nhà nước VN là cả một bầy sâu đáng kinh tởm. Chính vì ngu si đần độn nên họ phải mua quyền bán chức, mua bằng tậu cấp hầu để được danh chính cai trị nhưng cho dẫu bằng cấp cỡ nào thì đám này cũng không thể che giấu được bản chất của họ.

Một chính quyền có trách nhiệm để dẫn dắt công chúng nhưng chính bản thân của họ đã hư đốn thì còn có tư cách gì chăn dẫn ai, đưa ai đến đường ngay lẽ phải?.

- Xã hội VN hiện nay: Là một xã hội vô cùng bấp bênh, hoàn toàn không có gì hứa hẹn. Người ta đã nhận thấy được những viễn ảnh đen tối mà tai họa đang chực chờ ập đến cho bất cứ ai và bất cứ lúc nào. Không ai mà không nhận thấy ĐCSVN là một đảng hèn nhát và tồi tệ, Không ai không nhận biết nhà nước VN là một nhà cầm quyền bất tài vô dụng. Không ai phủ nhận về sự xuống cấp không phanh của nền đạo lý, không ai mà không thấy môi sinh bị hủy diệt, bệnh tật ngày càng gia tăng đáng ghê sợ. Biển chết, cá sông rạch ao hồ chết, thú vật, gia cầm bị chăn nuôi bởi những chất độc hại gây mầm mống ung thư, đồ ăn thức uống được tung ra thị trường một cách bở ngõ không kiểm soát, hóa chất cực độc từ Trung cộng tuồng qua cửa khẩu một cách an nhiên mà người dân không còn lựa chọn nào khác là phải ăn uống, tiêu dùng dẫu vẫn biết là độc hại nguy hiểm.

Nhìn chung trong hoạt cảnh tổng thể trên bình diện quốc gia, với một đảng độc tài, một nhà nước tham nhũng, gian ác như một đảng cướp tàn bạo, ích kỷ... người dân không còn một chút mảy may hy vọng nào cho một tương lai. Sự ngao ngán của dân chúng đã lên đến mức điểm tột cùng để rồi: Hoặc phải chết, hoặc phải bằng mọi hình thức vùng lên đòi quyền sống. Đường cùng, ngõ tiệt của đất nước và dân tộc hôm nay đó là hệ quả của một cơ chế độc tài toàn trị.

Trước thềm năm mới 2017, chúng ta rất mong muốn Đờ Mờ Cờ Sờ - ĐMCS.


Sunday, January 29, 2017

Mùng Một Xuân Về - Trầm Vân

Bà Mẹ Điên Bán Máu Ở Sài Gòn - Trần Trung Đạo (Danlambao)


Khác với phần lớn loài người trên trái đất, sau 1975 tại Việt Nam, bán máu là một nguồn sinh kế tự nhiên bên cạnh mồ hôi và nước mắt. Bao nhiêu chuyện thương tâm đã xảy ra trên đất nước.

Rời Việt Nam, tôi mang theo câu chuyện về một bà mẹ bỏ vùng Kinh Tế Mới về Sài Gòn tìm chỗ sống. Mẹ giăng tấm vải dầu trên góc đường Trần Hưng Đạo để che nắng che mưa cho bầy con thơ đói khổ. Mẹ bán tất cả những gì mẹ có thể bán kể cả máu của mình để mua sữa cho con và khi con chết bà trở thành người điên.

Tôi viết câu chuyện thành thơ sau khi định cư ở Mỹ. Nhạc sĩ Vĩnh Điện phổ bài thơ thành ca khúc và hát trong buổi giới thiệu Chính Luận ở Washington DC hôm 13 tháng 9 năm 2014. Sau 10 năm không hát trước công chúng, nhạc sĩ tuổi ngoài 70 tuổi ôm đàn đứng hát trong một chiều thu mưa nhẹ ở xứ người.

Sâu lắng giữa một hội trường náo nhiệt hôm đó là tiếng hát của nhạc sĩ Vĩnh Điện vọng lên từ buồng phổi đã nhiều năm thở không khí ngục tù, và trong mỗi lời thơ ông phổ có một niềm u uất của riêng anh cho quê hương, cho đồng bào khốn khổ và nỗi căm giận những kẻ đang gây ra nạn diệt chủng Việt Nam.

Những giọt nước trong veo vẫn chảy dù giữa một dòng sông đục ngầu trong mùa lũ lụt. Tương tự, với tâm tỉnh lặng, chúng ta sẽ không còn bị chi phối bởi những tiếng động, tiếng cười nói chung quanh mà chỉ còn lại trong lòng tiếng khóc than của bà mẹ điên trên “vỉa hè Đồng Khởi”.

Bà Mẹ Điên

Có lần tôi đi ngang
Qua vỉa hè Đồng Khởi
Một bà ôm chiếc gối
Đứng hát như người say

Khoan chết đã con trai
Mẹ còn chờ mua sữa
Mai Ba về có hỏi
Mẹ biết nói sao đây

Người biết chuyện cho hay
Chồng bà đưa ra Bắc
Từ khi con trai mất
Bà trở thành người điên

Nhà bà là mái hiên
Tấm vải dầu che nắng
Sớm chiều khoai với sắn
Heo hút với bầy con

Bà ngày một héo hon
Bỏ vùng kinh tế mới
Về Sài Gòn chen lấn
Giữa cuộc đời đắng cay

Đứa con út ốm đau
Vẫn hằng đêm đòi sữa
Chẳng còn gì bán nữa
Ngoài giọt máu mẹ cha

Khi trời vừa sáng ra
Bà lại lên Chợ Rẫy
Lần nầy lần thứ mấy
Bà bán máu nuôi con

Trên đường về đi ngang
Ghé cửa hàng mua sữa
Bà gục người trước cửa
Suốt đêm mà không hay

Đứa con út đang đau
Chờ mẹ về chưa tới
Qua đời trong cơn đói
Thiếu cả một vòng tay

Khi bà về tới nơi
Thì con mình đã chết
Bà ôm con lạnh ngắc
Đứng hát như người say

Khoan chết đã con trai
Mẹ còn chờ mua sữa
Mai Ba về có hỏi
Mẹ biết nói sao đây

Đêm qua tôi nằm mơ
Thấy mình ôm chiếc gối
Đứng trên đường Đồng Khởi

Và hát như người điên.

Hòang Thảo Ngọc Thạch - Phong Lan

Gói Quà Đầu Năm - Phạm Tín An Ninh


Tôi phải ngồi lại trên các bậc đá nghỉ chân đến ba lần trước khi bước vào cổng chùa. Ngôi chùa nhỏ nằm trên một triền núi, được phủ mát bởi những tàng cây. Ngôi nhà khách bằng gỗ, khá xinh xắn, nằm trong một khu vườn toàn hoa vạn thọ. Phía trước là một tượng Phật ngồi dươi gốc cây bồ đề, cành lá được cắt tỉa công phu. Chung quanh là cả một vùng núi trời tĩnh mịch.Tôi không phải là phật tử, nhưng ngồi nghe tiếng mõ và lời cầu kinh trong chùa vọng ra, cũng thấy lòng nhẹ hẳn đi trước bao nhiêu điều phiền não.

Hôm nay là mồng một tết, nhưng cảnh chùa khá im ắng, bởi chùa nằm khá xa khu dân chúng. Ngày hôm qua tôi có đến đây, nhưng thầy trụ trì đi vắng. Tôi đã để lại tấm danh thiếp của chồng tôi, viết vài dòng phía sau xin hẹn thầy hôm nay trở lại.

Chú tiểu còn rất trẻ, mang trà ra mời và xin tôi chờ thêm mươi phút nữa, vì thầy trụ trì đang khai kinh cho buổi lễ tân niên. Tôi nôn nao muốn sớm được nhìn mặt vị ân nhân của mình, nhưng cũng dặn lòng phải kiên nhẫn và cẩn trọng ý tứ trước một nhà sư.

Hơn ba mươi năm trước. Lúc ấy tôi còn là cô bé học trò của trường huyện An Túc, nằm giữa thị trấn An Khê, bên QL 19 nối liền Qui Nhơn với Pleiku. Chiến tranh đang thời kỳ ác liệt. Tuổi còn nhỏ, nhưng ngày nào tôi cũng nghe cha mẹ và các thầy cô bàn chuyện chiến trường: đánh lớn ở Pleime, Dakto, Tân Cảnh. Mấy năm nay, An Khê tương đồi bình yên, nhờ Sư Đòan 101 Không Kỵ Hoa Kỳ có căn cứ ở đây, và dọc theo đèo An Khê có đồn bót của các đơn vị thuộc Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại Hàn. Giữa lúc chiến tranh ngày khốc liệt, bất ngờ lực lượng đồng minh rút quân về nước, làm dân chúng ở đây hoang mang, lo lắng. Xứ họ đạo của tôi cũng được cha chánh xứ tổ chức những toán tự vệ, phối hợp với quận, lo canh gác khu vực của mình.

Chiều ba mươi Tết, được thông báo của tỉnh, các cơ quan trên quận phối hơp với các thầy cô giáo và cả Hội Đồng giáo xứ đi mọi nhà kêu gọi đóng góp những gói quà tượng trưng dành tặng cho anh em chiến sĩ của một đơn vị từ xa tới, thay thế lực lượng đồng minh, đồn trú ở đây.
-  Tôi nghiệp, nghe nói anh em đã phải rời căn cứ từ sáng sớm 30 để chiều mồng một Tết có mặt ở đây. Họ có biết tết nhất gì đâu! Ông cha xứ nói với chúng tôi như thế.

Cả quận vui mừng, nô nức trước tin vui. Riêng tôi còn vui hơn khi tưởng tượng sẽ có nhiều anh lính đến cái thị trấn nhỏ xíu buồn tênh này, nên rất sốt sắng trong việc gói quà. Tôi tự tay thực hiện được hai gói quà, gồm một số bánh mức, chiếc khăn tay do tôi thêu lấy, kèm theo lá thơ chúc mừng năm mới tới hai anh chiến sĩ vô danh nào đó. Tôi nắn nót viết thật đẹp rồi đề tên, lớp và trường học phía dưới. Vì “sao y bản chánh” từ một bài luận văn tháng trước, nên hai lá thư giống nhau như đúc. Nhìn hai gói quà tôi mỉm cười, khi nghĩ sẽ có hai “người tình không chân dung” nào đó nhận được lá thư nồng nàn của một cô “em gái hậu phương”. Ban đầu, các thầy cô cho biết, đám học trò chúng tôi được hướng dẫn vào căn cứ để tận tay tặng quà cho các anh chiến sĩ. Bọn tôi đứa nào cũng hớn hở, lăng xăng giặt ủi lại chiếc áo dài trắng ưng ý nhất. Nhưng sau đó dưới tỉnh cho biết là trước khi vào An Khê, các đơn vị này còn phải hành quân mở đường, giải tỏa một số đồn bót của lực lượng Đại Hàn nằm dọc theo đèo An Khê, bị địch quân bao vây đã ba hôm nay. Cuối cùng tất cả quà đều được nộp cho trường, và thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô giáo sẽ mang vào cho đơn vị để trao lại cho anh em chiến sĩ khi tình hình an ninh cho phép. Bọn học trò chúng tôi tiếc hùi hụi vì mất một dịp được vào xem căn cứ và ủy lạo các anh chiến sĩ.

-   Nam Mô A Di Đà Phật. Xin chào bà. Xin lỗi, chắc là bà đã chờ tôi lâu lắm phải không ?
Câu hỏi của thầy trụ trì cắt đứt dòng hồi tưởng của tôi. Tôi đứng lên, vụng về chấp hai tay trước ngực chào lại thầy. Tôi muốn nhìn thật kỹ khuôn mặt của thầy, nhưng thấy ái ngại, nên chỉ cúi đầu im lặng.
-   Cái cổng tam quan, ngôi nhà khách này, và những bậc đá trên con đường mà bà vừa đi lên là do tiền cúng dường của ông bà. Chúng tôi xin tán thán công đức và cầu xin chư Phật gia hộ cho ông bà cùng gia đình. Bà có muốn đi một vòng xem cảnh chùa không ? Xin mời bà.
Thầy vừa nói vừa chỉ tay về phía cổng tam quan.
-   Dạ, công ơn của thầy đối với gia đình tôi lớn lao quá. Biết làm sao đền đáp. Xin thầy đừng nhắc tới công đức, làm tôi thêm xấu hổ. Tôi vừa bước theo phía sau thầy, vừa nói.
-   Mô Phật ! Giúp người, đó là nhiệm vụ của kẻ tu hành, dù là tôn giáo nào. Sao bà lại gọi là công ơn. Thầy nở một nụ cười độ lượng.
Đi phía sau, nhìn dáng đi khoan thai của thầy, tôi băn khoăn suy nghĩ: Khuôn mặt thì có nhiều nét giống, nhưng với cái dáng đi thì lại khác hẳn. Có thể ngày xưa là lính nên cần phải nhanh nhẹn. Tôi nghĩ thầm như thế.

Khi đến cửa tam quan, thầy dừng lại và chỉ tay về hướng bờ biển, nơi có mấy tảng đá ở triền núi, phía dưới là một khu rừng rậm :
-   Chính ở nơi đó, tôi đã tìm gặp chồng của bà

Năm ấy, khi chồng tôi vừa mới trốn về từ trại tù cải tạo Gia Trung (anh chỉ là thầy giáo, vì dạy một trường trong khu người Thượng, nên bị nghi ngờ hợp tác với lực lượng Fulro chống lại chính quyền, bị bắt năm 1979 ), được một người bạn thân cho đi theo một chuyến vượt biển do gia đình anh ta tổ chức. Lúc ấy ai cũng nghĩ ra đi là không bao giờ gặp lại vợ con, mà có ở lại cũng sống không yên, chỉ làm khổ cho gia đình. Hơn nữa lúc ấy tôi vừa mới sanh đứa con đầu lòng, nên không thể đi cùng.  Chúng tôi đành gạt lệ chia tay mà không dám nghĩ sẽ có ngày tái ngộ.

Tàu vừa ra khơi hơn một ngày thì bị hỏng máy, trong lúc gió mưa tầm tã. Tất cả mọi người phải đem sinh mạng chống chọi với phong ba. Cuối cùng, sau gần ba ngày bềnh bồng trên biển, nhờ những cơn gió nhiệm màu đã đẩy chiếc tàu với hơn một nửa số người sống sót, giạt vào một ghềnh đá lúc trời nhá nhem tối. Tưởng đã thoát chết, nào ngờ khi vừa leo lên bờ thì bị một toán công an biên phòng vây bắt. Một số người yếu sức thì đành đưa tay cho họ trói. Chồng tôi cùng một vài thanh niên khác dùng hết tàn lực chạy trốn trong các hốc đá bên triền núi. Mấy lần thoát chết dưới những tràng đạn. Nhờ trời tối anh chạy thoát vào khu rừng trước khi kiệt sức. Khi tỉnh lại, anh thấy mình nằm trong ngôi chùa nhỏ nằm bên triền núi. Anh được vị trụ trì săn sóc và che dấu chu đáo, mặc dù biết anh là người công giáo, bởi trên cổ có đeo thánh giá. Sau hơn một tuần, nhờ thầy giúp cạo đầu, cho áo quần để cải dạng một thầy tu, và gởi theo một chiếc xe đò của một phật tử thân quen, chồng tôi mới trốn được vào nhà bà cô ruột ở Cam Ranh. Sau đó nhờ chính bà cô này tìm đường để vượt biển tiếp.Và lần này anh đã đươc tàu Pháp vớt, nên được sang định cư bên Pháp. Ba năm sau, tôi và đứa con được anh bảo lãnh với diện đoàn tụ gia đình.

-   Mô Phật! Tôi nghiệp, ông ấy đã về tìm thăm tôi hai lần, và giúp cho tôi khá nhiều tiền để lập lại ngôi chùa này và một nhà từ thiện nuôi các em bé tật nguyền dưới xóm. Công đức của ông bà thật lớn lắm.

Tôi nhớ lại tấm ảnh mà chồng tôi chụp chung với thầy trong lần thứ nhì về thăm thầy. Bao nhiêu lần tôi đã nhìn kỷ tấm ảnh, lại nghe chồng tôi bảo, ngày xưa thầy cũng là lính, nên tôi đã ngồi hằng giờ hình dung, nhớ lại một người quen lúc trước.
-  Thực ra anh ấy ngại không muốn về, nhưng vì nhớ ơn thầy mà anh ấy mới về gặp thầy. Lần này chính tôi đề nghị được thay anh về thăm thầy, nhân dịp thăm mẹ của tôi đang ốm nặng.
-   Mô Phật ! Tôi hiểu nỗi khổ tâm của ông ấy.
Tôi nghe tiếng thở dài của vị trụ trì, và thấy thầy đưa mắt nhìn về một nơi xa xăm nào đó. Từ lúc mới gặp nhau trong ngôi nhà khách, tôi nghĩ là thầy đã nhận ra tôi. Tôi chờ thầy hỏi, nhưng có thể thầy đã quên hay bây giờ là kẻ tu hành, nên thầy không muốn nhắc lại chuyện thế tục ngày xưa. Không để lỡ mất cơ hội, tôi lên tiếng :
-  Tôi về đây, gặp thầy cũng để muốn xin được hỏi thầy một điều, mà bấy lâu nay cứ băn khoăn mãi trong lòng, nhưng ngại thầy là bậc tu hành, nên tôi không dám .
Thầy nhìn tôi, im lặng giây lát rồi lên tiếng :
-   Mô Phật!  Kẻ tu hành lúc nào cũng muốn đem ánh sáng cho chúng sinh hầu giải tỏa những lo âu phiền não. Xin bà cứ tự nhiên
-   Xin thầy tha lỗi, nếu có điều gì không phải. Có phải thế danh của thầy là Quế, Lê Phương Quế ?
Thầy ngạc nhiên nhìn tôi, rồi nhìn lên khoảng không, nhíu mày.
-   Mô Phật!  Làm sao mà bà biết được tên của tôi ?
-  Thầy còn nhớ anh Lân, trung sĩ  Đỗ Lân, ở Sư Đoàn 23 BB, có đóng quân ở An Khê vào những ngày tết năm 1972 ?
-   Bà còn biết cả bạn tôi? Anh Lân đã tử trận ở Kontum từ mùa hè 72 . Bà có biết không?

Tôi có một thoáng giận thầy, vì nghĩ là đến bây giờ ông vẫn chưa nhận ra mình. Chẳng lẽ thầy vô tình đến thế. Nhưng ngay sau đó tôi hối hận về ý nghĩ của mình. Sao lại đem chuyện đời để mà trách một vị chân tu, một người đã xa lánh chuyện hồng trần, thế sự. Thầy đã cho mình hỏi và sẳn sàng tâm sự đã là một điều hỉ xả rồi.
-  Dạ, tôi có biết, và tôi cũng có đến Kontum thăm mộ anh mấy lần. Sau này tôi về tìm để xây lại ngôi mộ cho anh, thì nghĩa trang không còn nữa, và không ai biết mộ anh đã chuyển đi đâu .

Đôi mắt của vị trụ trì sáng hẳn lên. Thầy mở đôi mắt thật to nhìn tôi, đưa tay lên định nắm vai tôi, nhưng rồi kịp khựng lại.
-  Vậy là Xuân ? Bà là cô Xuân ngày xưa? Mô Phật! Sao lại có chuyện kỳ ngộ lạ lùng này.

Vâng, tôi chính là Xuân, cô bé học trò trường trung học An Túc ngày xưa. Người  đã gói hai gói quà Xuân ủy lạo cho những chiến sĩ đến giữ an ninh cho quê tôi vào đúng chiều ngày mồng một tết. Hai gói quà được nộp cho trường để chuyển tới cho các anh, vì lúc ấy đơn vị đang hành quân mở đường để đến nơi trú đóng.

Sau một cái tết an bình, cả thị trấn nhỏ của tôi nhộn nhịp hẳn lên bởi sự có mặt của một trung đoàn lính chiến, ngày mồng tám tết, đám học trò chúng tôi trở lại trường, nhưng các thầy cô biết là trong lòng đám học trò ai cũng còn dư âm ngày tết, nên cho chúng tôi tập họp lại hát hò và kể chuyện vui. Trong lúc thầy hướng dẫn đệm đàn cho cả đám học trò ca hát, thầy giám thị đến tìm tôi, bảo tôi lên văn phòng có người nhà muốn gặp. Bước theo thầy giám thị mà lòng tôi lo lắng không biết ở nhà có chuyện gì, thì ông đưa tay chỉ hai anh lính đang ngồi chờ trên chiếc ghế đá trong sân trường.
Hai anh lính thật trẻ đứng lên chào tôi, nhoẻn miệng cười :
-  Hai đứa tôi đến để cám ơn Xuân và chúc mừng Xuân năm mới .
Tôi thoáng một chút ngạc nhiên và bẽn lẽn :
-  Em có làm gì đâu mà hai anh cám ơn ? Mà sao hai anh biết được tên em ?

Hai anh cùng mở túi áo lấy ra bức thư. Vừa kịp nhận ra đó là hai bức thư mà tôi đã “sao y bản chánh” bỏ trong hai gói quà ủy lạo, thì một anh lên tiếng :
- Tôi là Đỗ Lân, và người bạn thân của tôi đây là Lê Phương Quế. Trông anh hiền như con gái, nhưng Xuân đừng nhầm với nữ ca sĩ Phương Hồng Quế nghe, mặc dù anh Quế bạn tôi cũng có giọng hát rất hay, không thua gì Phương Hồng Quế . Hai đứa tôi nhận hai gói quà của Xuân. Quà cáp như nhau và lời lẽ trong cả hai bức thơ cũng giống nhau như đúc. Cô Xuân thật công bình. Cám ơn nghe!
Tôi hơi quê, nhưng cố làm ra vẻ tự nhiên:
-  Hai anh tới trường tìm Xuân, không sợ thầy giám thị la Xuân hà ?
Anh lính thứ nhì, tên Quế, lên tiếng :
-  Bọn tôi bảo là anh em bà con với Xuân, đi lính xa nhà bây giờ mới gặp. Thầy giám thị coi bộ cũng thương lính lắm, nên chắc không nở la rầy người yêu, à xin lỗi, người em của lính đâu!

Mặc dù thấy hai anh chàng có vẻ thư sinh, vui tính, nhưng nhớ lời bà chị thường bảo mấy ông lính bạo dạn và tán gái hay lắm. Phải coi chừng. Tôi nhủ thầm như thế. Và để xem hai anh chàng này có thực sự bạo dạn hay không tôi khoanh tay:
-  Nghe nói anh Quế hát hay không thua gì Phương Hồng Quế, em xin mời hai anh vào lớp em chơi. Bọn em cũng đang ca hát trong đó, chứ không có học hành gì đâu. Đám bạn em sẽ mừng lắm đó.
Hai anh nhìn nhau cười, rồi gật đầu, theo tôi vào lớp.

Cả đám bạn học trò im bặt, tò mò nhìn ra khi thấy tôi dắt theo hai anh lính trẻ. Tôi nói với vị giáo sư hướng dẫn :
-  Thưa thầy, có hai anh lính nhận được quà tết của lớp mình, đến cám ơn và xin hát cho cả lớp mình nghe .
Thầy hướng dẫn lớp gật đầu, đến bắt tay hai anh, tươi cười :
-   Hồi nãy tới giờ mấy cô chỉ hát những bài tình yêu lính chiến, bây giờ đích thân lính chiến hát tặng mấy cô thì còn gì hay bằng, phải không ?
Cả lớp vỗ tay .
Anh lính tên Lân bước lên bục giảng, hai tay mân mê chiếc nón bê- rê :
-   Kính thưa thầy, thưa các bạn. Tôi không biết hát, nên xin dành phần nói trước. Chúng tôi xin cám ơn những gói quà Tết của nhà trường, của các bạn. Trong không khí Tết, vì nhiệm vụ phải xa nhà, được những món quà của các bạn chúng tôi thấy ấm áp nhiều lắm. Đặc biệt hai đứa tôi đây đã nhận được quà của cô Xuân. Chỉ cần cái tên của cô là hai đứa chúng tôi cũng đã có cả một mùa xuân rồi . Xin cám ơn và kính chúc thầy, chúc các bạn một năm mới vạn điều như ý.

Cả lớp lại rộn lên tiếng cười và những tràng vỗ tay không dứt. Một con bạn có tiếng nghịch nhất lớp quay về hướng tôi ngồi :
-   Xuân ơi, mày chỉ được chọn một trong hai thôi. Còn để dành cho đứa khác nữa chứ!
Đúng là nhất quỉ nhì ba, còn thứ ba là bọn này. Tôi đoán hai anh chàng lính sữa đang nghĩ như thế. Anh lính tên Lân bẽn lẽn, ngừng lại đôi phút rồi đưa tay về hướng người bạn, tiếp tục :
-   Bây giờ, xin giới thiệu anh bạn thân nhất của tôi, Lê Phương Quế, mà chúng tôi thường gọi là Phương Hồng Quế, tiếng hát hàng đầu của trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, sẽ lên hát một vài bài tặng thầy và các bạn .

Tôi cũng phục tài ăn nói khá “tâm lý chiến” của anh chàng Lân này. Cái giọng Huế nghe cũng êm ái, cứ như rót mật vào tai người ta. Bây giờ nhìn kỹ thấy anh ta cũng đẹp trai, nụ cười cũng có duyên ghê lắm. Lính cỡ này chắc sẽ làm khổ vài cô em gái hậu phương đây. Tôi mỉm cười với ý nghĩ vừa thoáng trong đầu.

Anh Quế bước lại chỗ thầy hướng dẫn để xin nhờ thầy đệm đàn. Anh hát bài Xuân Này Con Không Về của nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân. Trông anh có dáng dấp thư sinh và khuôn mặt hiền lành như một thầy tu.

Tiếng hát cất lên làm cả lớp im bặt. Đúng là giọng hát của anh rất hay, điêu luyện, lúc réo rắt lúc trầm buồn không thua một ca sĩ chuyên nghiệp. Dường như có cùng tâm trạng với nội dung bài hát, nên anh đã hát với tất cả cảm xúc, làm dao động trái tim mọi người. 

Bài hát chấm dứt, mà cả lớp dường như còn thẫn thờ, yên lặng. Sau đó bùng vỡ bởi những tràng vỗ tay và nhiều tiếng la: bis, bis…
Anh cúi xuống một lúc, hình như để dấu sự cảm xúc, rồi ngước lên nói nhỏ hai tiếng cám ơn và xin hát tiếp bài Chiều Trên Phá Tam Giang, thơ của Tô Thùy Yên phổ nhạc.

Lần này, chính tôi không cầm được nước mắt. Không chỉ vì anh hát hay, nhưng tôi thấy xúc động, thấm thía hơn cuộc đời của những người lính chiến.
-  Thưa thầy. Bây giờ đã đi tu rồi, thầy có còn hát những bản nhạc tình lính ngày xưa? Tôi vẫn còn nhớ cái cảm xúc khi thầy hát cho cả lớp tôi nghe, sau cái tết năm nào ở trường An Túc. Thầy hát thật hay và truyền cảm. Hôm ấy là lần đầu tiên tôi được gặp thầy và anh Lân.
-   Mô Phật ! Bây giờ tôi chỉ còn biết tụng kinh gõ mõ, cầu cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Nhưng những gì bà vừa nhắc lại, cũng là con người, làm sao tôi có thể quên.
-   Xin thầy thứ lỗi, nếu tôi đã nhắc thầy nhớ lại chuyện đời để làm bận lòng một bậc chân tu.
-   Mô Phật! Đạo ở trong Đời, cũng như hai kẻ đồng hành. Hành đạo là để giúp đời. Kẻ tu hành như chúng tôi cũng chỉ là “cư trần lạc đạo”  mà thôi, thưa bà.
-   Cư trần lạc đạo là sao, thưa thầy?
-   Có nghĩa là hiện diện nơi trần thế mà hành đạo, vui đạo. Chứ không phải xa lánh trần thế đầy khổ nhục để tìm sự thanh thản riêng cho bản thân mình.
-   Cám ơn thầy. Thầy giảng hay quá. Ngày đầu tiên gặp thầy, và nhất là lúc nhìn thầy đứng hát trên bục lớp, tôi đã thấy thầy giống một nhà tu. Có lẽ thầy đã có căn duyên từ trước, phải không thầy ?
-    Mô Phật! Ai cũng có thể tu hành, và bất cứ ai cũng có thể thành Phật được, thưa bà .

Không ngờ lần gặp gỡ đầu tiên năm ấy lại mang đến cho tôi mối tình đầu. Sau vài lần gặp nhau, tôi biết Lân và Quế là hai người bạn thân thiết từ lúc còn học trong trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Ra trường về cùng đơn vị, nên sống với nhau như anh em, mặc dù tôn giáo khác nhau. Quế đạo Phật còn Lân là tín đồ Công giáo.  Những ngày chủ nhật không bận hành quân, Lân đều đi lễ nhà thờ, nên chúng tôi thường gặp nhau hơn. Và lần nào tôi cũng mời Lân về nhà. Cha mẹ tôi cũng rất thương quí Lân, nhất là sau khi biết cha mẹ Lân đã chết trong biến cố tết Mậu Thân. Tính tình Lân lại hiền lành chân chất và hiếu học. Dù bận hành quân liên miên, nhưng anh vẫn cố gắng tự học để thi tú tài vào mùa hè này. Cũng có đôi lần Quế theo Lân đến nhà tôi chơi. Càng lúc chúng tôi càng thân nhau hơn.

Tôi biết là Lân cũng thích tôi. Trong túi áo của anh lúc nào cũng có chiếc khăn tay tôi đã tặng anh trong gói quà Xuân. Mỗi lần chia tay, anh bịn rịn lưu luyến không muốn rời tôi. Còn tôi, cũng thấy nhớ anh da diết và mong chờ anh từng ngày trong các lần anh đi hành quân. Tối nào tôi cũng đọc kinh cầu nguyên cho anh được bình yên trở về.

Bây giờ tôi mới biết tình yêu là gì. Tôi bắt đầu biết tương tư, mơ mộng, nhớ nhung và man mác buồn khi thiếu vắng anh. Những bản nhạc tình lính, người yêu của lính, dường như càng lúc tôi càng thấy hay hơn, và tôi hát nhiều hơn. Sau mỗi lần hành quân, Lân đều mang về tặng tôi những cánh hoa lan rừng. Tôi nghe nói vùng núi rừng An Khê này có nhiều hoa lan. Có những loại hoa lạ, thật đẹp mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy hoặc biết tên. Chỉ sau hai tháng, trong phòng tôi treo đầy hoa lan rừng. Tôi thích nhất là những cánh hoa màu tím. Có lẽ tôi nhớ tới màu tím hoa sim trong một bản nhạc mà tôi thường hay hát..

Chiến tranh lại ngày càng ác liệt. Ngồi trong lớp học, bọn tôi vẫn thường nghe tiếng súng, tiếng máy bay vần vũ trên bầu trời. Ban đêm, nhìn qua cửa sổ, những trái hỏa châu lơ lững giữa trời, soi sáng cả một vùng núi non nào đó. Rồi tôi nghe tin Dakto mất, Tân Cãnh thất thủ, thành phố Kontum bị pháo kích..Một số người đã phải bỏ nhà chạy xuống Pleiku, sống trong các trường học, được chính quyền dùng làm trại tiếp cư

Hơn một tuần, tôi chưa gặp Lân bởi đơn vị anh có lệnh cắm trại, ứng chiến. Bất ngờ gặp lại anh trong lễ sáng chủ nhật ở nhà thờ. Khi tôi đang quỳ gối cầu kinh, Lân đến sau, quỳ xuống bên cạnh. Tan lễ, vừa bước ra khỏi nhà thờ thì chúng tôi gặp anh Quế đứng đợi từ lúc nào. Tôi mời hai anh về nhà. Trên đường đi, cả hai anh im lặng, không nói một lời gì. Nhìn nét mặt thật buồn, tôi nghĩ là họ đang ưu tư điều gì. Tôi hỏi, nhưng hai anh chỉ nhìn nhau rồi lắc đầu, không nói.

Suốt ngày hôm ấy hai anh ở lại nhà tôi. Mẹ tôi đãi hai anh một con gà tơ. Trong lúc Lân và Quế rượt bắt gà trong vườn, tôi tìm hái mấy trái cà, trái mướp và rau thơm. Cả ba chúng tôi cùng làm bếp, đùa giỡn, ca hát líu lo, không còn chút ưu tư nào trên khuôn mặt của mọi người. Ăn cơm xong, chúng tôi rủ nhau ra ngồi dưới những cây dừa rợp bóng, nghe Quế hát, rồi chúng tôi cùng hát theo những bài tình ca quen thuộc. Buổi chiều, Quế cáo từ tôi, chào ba mẹ tôi xin về trước.                      

Trong phòng tôi chỉ còn có tôi và Lân. Lần đầu tiên tôi nghe Lân rụt rè tỏ tình. Anh bảo, đời chiến binh rày đây mai đó, rồi có một ngày, anh sẽ phải đi xa, nhưng lúc nào cũng mang theo bóng hình của tôi vào những nơi gió cát. Những lời anh nói làm tôi nhớ tới những câu thơ Chinh Phụ Ngâm thật hay của bà Đoàn thị Điểm dịch mà tôi đã học. Những câu thơ thật buồn bây giờ lại càng buồn hơn. Tôi khóc. Lần đầu tiên tôi khóc, không biết là vì hạnh phúc đến bất chợt của mối tình đầu hay là vì nghĩ tới nỗi cô đơn của người Chinh Phụ. Tôi giật mình, khi Lân ôm tôi vào lòng. Tôi đứng im, bất động, đón nhận nụ hôn tình yêu đầu đời trong hai hàng nước mắt. Tôi tiễn Lân ra đầu làng, hai đứa ôm lấy nhau khi bóng chiều vừa tắt.

Sáng hôm sau, ngồi trong lớp học, khi thấy từng đoàn xe nhà binh chở đầy lính chạy về hướng Pleiku, lòng tôi thẫn thờ khi nghĩ là Lân đã đi xa..Tôi vội lên xin phép cô giáo ra ngoài. Nhưng khi tôi vừa chạy đến hàng thông phía trước, thì đoàn xe cuối cùng đã chạy qua bên kia cầu .

Xuân ơi,
Anh đang ở phi trường Pleiku để chuận bị được không vận lên Kontum. Chiến trường đang ác liệt. Căn cứ Tân Cảnh vừa thất thủ. Địch quân đang tràn xuống uy hiếp thành phố Kontum. Thành phố  này đang bị cô lập bởi những cái chốt của địch quân trên đỉnh núi ChuPao, cắt đứt quôc lộ 14 nối liền với Pleiku. Sợ lên Kontum rồi, anh không liên lạc được với em, nên viết vội ít dòng tin em và cũng xin lỗi em vì hôm qua, khi chia tay ở nhà em , anh không nói chuyện anh  đi. Mong em thông cảm bởi đó là bí mật quân sự, anh không được phép tiết lộ, mặc dù anh rất yêu em và tin em..

Không biết đến bao giờ mình mới gặp lại, nhưng dù bất cứ hoàn cảnh nào, anh vẫn luôn mang theo trong tim mình hình bóng của em. Em nhớ cầu nguyện cho anh nghe.
Xin cho anh kính lời hỏi thăm hai bác cùng gia đình. Cầu xin Chúa và Đức Mẹ Maria luôn che chở em cùng tất cả mọi người.
Hôn em
Đỗ Lân

Không ngờ lá thư này là lá thư cuối cùng tôi nhận được của Lân. Chỉ ba tuần sau, Lân hy sinh. Người báo tin buồn này chính là Lê Phương Quế, người bạn chí thân của Lân và sau này cũng là bạn của tôi. Lá thư có kèm theo vài di vật, Quế đã nhờ một anh phi công gởi cho tôi từ Pleiku, sau một chuyến đổ quân cho đơn vị  của Quế ở Kontum. Lân đã bị thương rất nặng khi cùng với vị tiểu đoàn trưởng chui qua hàng rào phòng thủ, mở đường vào giải cứu Bệnh Viện 2 Dã Chiến, đang bị địch quân xua xe tăng đánh chiếm, với ý đồ lợi dụng những thương binh nằm trong bệnh viện, làm bàn đạp tấn công vào khu phi trường nằm sát thị xã Kontum. Lân chết lúc chờ máy bay tản thương. Chính Quế là người đã vuốt mắt cho Lân và nghe những lời trăn trối cuối cùng. Anh nhờ Quế giữ để trao lại cho tôi cái dây chuyền có mang thánh giá cùng mấy tấm ảnh có hình của cha mẹ anh và của anh mặc lễ phục trắng đội bê rê đỏ khi còn là thiếu sinh quân. Những tấm ảnh ấy bây giờ vẫn còn trong nhà thờ An Túc, và sợi dây chuyền tôi vẫn còn cất giữ đến hôm nay. Anh Quế còn cho biết thêm, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Lân còn thì thào gọi tên tôi, và khi lục trong túi áo, anh Quế còn thấy cái khăn tay và lá thư của tôi tặng Lân trong gói quà tết hôm nào.

-  Thưa thầy, cuối năm 1973 tôi có nhận được thư của thầy. Lúc ấy thầy bị thương nặng, nằm ở quân y viện Pleiku. Tôi có tìm đến thăm, nhưng người ta bảo là thầy đã được chuyển về quân y viện Nguyễn Huệ ở Nha Trang, để được gần nhà. Lúc ấy đoạn đèo An Khê lại bị địch chiếm, nên xe đò không chạy được. Mấy tháng sau, khi đi được xuống NhaTrang tìm thăm thầy, thì thầy đã xuất viện. Tôi có hỏi nhưng bệnh viện không biết thầy ở đâu.
-  Mô Phật! Đúng như bà nói. Tôi được Hội Đồng Giám Định Y Khoa cho xuất ngũ, vì thương tích. Tôi về sống với mẹ già. Lúc ấy bà cũng đang tu tại gia, ăn chay trường. Suốt một đời bà đã lo lắng cầu nguyện cho cha tôi, rồi đến tôi. Cha tôi cũng đã tử trận năm 1965, trong trận Đồng Xoài, khi ấy tôi chỉ vừa 11 tuồi.
-   Nhờ vậy mà thầy đã đi tu .
-   Lý do đó chỉ một phần. Cái chính là do tôi đã sống trong chiến tranh, chứng kiến bao nhiêu cái chết quá đau lòng, như cái chết của những người còn quá trẻ như Lân. Họ đâu có tội tình gì. Tôi nghĩ tới cuộc chiến phi nghĩa, khi mà anh em cùng một nhà lại chém giết thù hận lẫn nhau. Tôi nghĩ tới cái Vô Thường, Vô Minh mà Đức Phật đã dạy, nên tôi đã tìm tới cửa Thiền để mong trút bỏ mọi ám ảnh, oan khiên.

Như vừa nhớ ra một điều gì, thầy chỉ tay về hướng sau chùa :
-   Mời bà đi theo tôi. Mong bà sẽ tìm thấy một điều kỳ diệu.
Tôi theo thầy đi dọc theo triền đồi, đến một nơi tương đối bằng phẳng. Lại một khu vườn nhỏ toàn hoa sim. Tuyêt diệu hơn, bên trên các khung cây được treo đầy những cánh lan rừng. Tôi nhớ tới những cành lan mà Lân thường mang về tặng tôi sau các cuộc hành quân. Ngày xuân, tất cả đang nở rộ một mùa hoa. Điều làm tôi ngạc nhiên hơn là giữa khu vườn là một ngôi mộ, trên tấm bia lại có cây thánh giá. Tôi thắc mắc hỏi thầy.
Thầy im lặng, không trả lời, ra dấu bảo tôi cùng thầy đến gần ngôi mộ. Tôi bàng hoàng khi đọc mấy dòng chữ trên mô bia :

Giuse Đỗ Lân
Sinh ngày 10.7.1953 tại Huế
Tử ngày 11.5.1972 tại Kontum

Tôi quỳ trước ngôi mộ, đưa tay lên ngực làm dấu thánh giá rồi khóc sụt sùi. Một cơn gió xào xạc làm chao động cả rừng cây. Dường như tôi đã ngồi ở đây lâu lắm. Khi lau nước mắt đứng lên tôi không còn thấy thầy trụ trì. Có lẽ thầy muốn để tôi ngồi khóc một mình mà thổn thức với người xưa, hay là muốn tránh xa chuyện vui buồn của thế tục.

Khi trở lại chùa, tôi có cảm giác như chân mình đang bước vào khoảng không, hụt hẫng. Chú tiểu chờ tôi trong căn nhà khách, chuyển lại lời xin lỗi của thầy trụ trì và trao lại cho tôi một tờ giấy học trò được xếp làm đôi. Thầy trụ trì đang cúng ngọ. Tôi mở tờ giấy ra đọc, trong lúc tiếng chuông chùa ngân nga như muốn làm dịu đi phần nào những cơn sóng đang bềnh bồng  trong lòng tôi. Trên tờ giấy chỉ có mấy dòng chữ : Xin chào bà và cám ơn bà. Chính tôi đã mang hài cốt của anh Lân về cải táng trong vườn chùa, khi được tin nghĩa trang trong thành phố Kontum bị giải tỏa. Anh Lân mồ côi, không còn ai thân thích.Từ nay, xin bà hãy cầu nguyện cho anh Lân, theo nghi thức tôn giáo của bà.Nam Mô A Di Đà Phật.

Phạm Tín An Ninh