Pages
- Trang Chủ
- About Me
- Truyện Ngắn
- Sưu Tầm
- Sưu Tầm from 2020
- Góp Nhặt Bên Đường
- Nhạc Chọn Lọc
- Sưu Tầm Sức Khỏe
- NPN's Recipes
- Trang Người Phương Nam
- Cười Ý Nhị
- PPS + YouTube Chọn Lọc
- Những Hình Ảnh Ý Nghĩa
- Thơ
- Thơ from 2020
- Bùi Phương Lưu Niệm
- Trang Anh Ngữ
- Truyện Dài : Về Phương Trời Cũ
- Truyện Dài : Ngày Tháng Buồn Hiu
Monday, February 3, 2025
Những Việc Đầu Tiên Của Tổng Thống Trump - Đỗ Văn Phúc
Chỉ
trong vòng vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng Thống Trump đã thực hiện
ngay những điều ông hứa với cử tri. Ngày 20 tháng Giêng, Toà bạch Cung cho biết
việc ông đã làm gồm ký các lệnh hành chánh mà quan trọng nhất là lệnh mang tên
“Initial Rescissions Of Harmful Executive Orders And Actions” nhằm vô hiệu hoá
tất cả 78 sắc lệnh do ông Joe Biden ký vào ngày đầu của ông ta ở vai trò Tổng
Thống năm 2021; trong đó có nhiều điền khoản mà chúng tôi sẽ bàn dưới đây. Có
rất nhiều điều mà phạm vi bài này không thể nêu ra hết (Như lệnh ngưng
tuyển mộ nhân viên liên bang, lệnh bắt buộc nhân viên phải trở lại công sở làm
việc thay vì làm ở nhà, lệnh giảm thiểu những qui chế, lệnh giải quyết khủng
hoảng vật giá, lệnh rút tên Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp ước Quốc tế về Thay đổi Thời
tiết, và Tổ Chức Y Tế Thế Giới vân vân).
Chúng
tôi chỉ xin bàn vài vấn đề mà chúng tôi coi là quan trọng nhất.
1.- Đóng
cửa biên giới.
Đây là công việc hàng đầu mà Tổng Thống Trump phải
làm, đáp ứng sự mong đợi của đại đa số người dân đã quá bực bội vì những hậu
quả tai hai do sự mở cửa biên giới mời gọi dân nhập cư lậu của ông Biden ngày
ngày làm việc đầu tiên của ông ta ở Bạch Cung.
Ngày ngày đầu của nhiệm kỳ, Tổng Thống Trump đã ra
lệnh Cảnh Sát Biên Phòng (Customs and Border Protection) trục xuất ngay những
người vào nước Mỹ bất hợp pháp mà không cần qua thủ tục hành chánh hay pháp lý
nào. Việc áp dụng các thủ tục lại càng làm hao tốn nhân lực và tiền bạc của
người đóng thuế. Ông ký các sắc lệnh phục hồi lại các biện pháp đã có từ trước.
Ngày 21 tháng Giêng, Cảnh Sát Biên Phòng ở Quận Cochise, Arizona, đã phát giác
hàng chục ngàn viên đạn tiểu liên được bọn nhập cư lậu chuyển vào Mỹ. Thế mới
thấy tầm mức quan trọng và cấp bách của việc bảo vệ biên giới.
2.- Xoá bỏ chính sách DEI
Một trong những quyết định của Tổng Thống Trump mà
chúng tôi đắc ý nhất. Đó là sự xoá bỏ hẳn chính sách DEI, giải tán tất cả các
văn phòng DEI tại các cơ quan chính phủ, nhân viên DEI bị cho nghỉ việc. Chính
sách DEI trong những năm qua đã tạo ra một thành phần nhân viên vô tài, không
kinh nghiệm, thiếu kiến thức. Họ được tuyển chỉ vì họ là phụ nữ, là người da
đen hay da nâu, và là người trong giới LGBTQ. Chức sắc cao cấp đầu tiên
bị bãi nhiệm là Nữ Đô Đốc Linda Lee Fagan, Tư Lệnh Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải
đã bị ông Quyền Bộ Trưởng Bộ Nội An Benjamine Huffman sa thải với lý do không
có khả năng bảo vệ bờ biển phía Đông Nam Hoa Kỳ và cũng vì bà là người chủ
trương áp dụng DEI trong sự tuyển mộ. Đai Tướng Milley, với sự thất bại trong
việc rút quân đầy thảm họa ở Afghanistan, và chủ trương đưa lý thuyết Wokeness
vào quân đội, có thể sẽ bị nghỉ việc nay mai.
Ngay thời gian sau khi có kết quả bầu cử Tổng
Thống, các hãng xưởng vội vàng tuyên bố hủy bỏ chính sách DEI mà họ từng sốt
sắng áp dụng để lấy lòng phe tả khuynh. Việc dùng người qua DEI rõ ràng làm cho
Hoa Kỳ càng ngày càng đi xuống về mọi khía cạnh trong khi các nước khác thì chỉ
chọn nhân tài để phát triển.
Đài Fox trong chương trình The Five chiều nay thừa
nhận rằng người da đen đã được quá ưu đãi, tuyển dụng vào các chức vụ cao cấp
vượt quá xa tỷ lệ dân số của họ. Chúng tôi không dám phủ nhận rằng có khá nhiều
người da đen rất giỏi, đạo đức. Nhưng con số này lại quá ít. Có phải trong mấy
năm qua, chúng ta thấy những thành phố do các ông bà da đen, đồng tính của đảng
Dân Chủ làm thị trưởng thì luôn luôn có vấn đề: Lori Lightfoot (nguyên Thị
Trưởng Chicago), Karen Bass (Los Angeles),Tiffany Henyard (Dolton, Illinois);
các ông thị trưởng đen cũng không thua gì như Brandon Scott (Maryland), Eric
Adams (New York), Ray Nagin (New Orlean) vân vân. Source: https://www.theroot.com/amid-the-nyc-mayor-drama-here-are-11-black-city-leader-1851665780.
Nếu quí vị muốn biết DEI là gì, xin đọc bài ở trang
web này: https://tienglongta.com/dei-thay-doi-han-bo-mat-chinh-tri-xa-hoi-hoa-ky/
3.- Con người chỉ có hai giới tính: Nam và Nữ.
Trong buổi lễ cầu nguyện tại Washington National
Cathedral hôm thứ Ba vừa qua, nữ Giám Mục Mariann Budde của Giáo phái Episcopal
đã ngỏ lời xin Tổng Thống Trump hãy thương xót đến những người đang sống trong
nỗi sợ hãi cho cuộc đời họ, mà theo bà gồm có những người LGBTQ và dân nhập cư
bất hợp pháp. Bà nói: "have mercy upon the people in our country who
are scared now." Xin nhắc rằng bà này cũng là người đồng tính Lesbian.
Trong bài diễn văn nhậm chức, Tổng Thống Trump đã
nhấn mạnh chính phủ chỉ thừa nhận hai giới tính là Nam và Nữ. "As
of today, it will henceforth be the official policy of the United States
government that there are only two genders, male and female."
Bà Giám Mục khỏi cần cầu xin sự thương xót. Vì có
ai ngược đãi, đàn áp những người LGBTQ đâu. Họ có cần bà Giám Mục xin giùm đâu?
Họ tự hào về tình trạng giới tính của họ lắm cơ mà. Bà không thấy những người
này luôn ăn mặc diêm dúa, phất lá cờ sáu màu la hét trên dường phố thường xuyên
đấy! Chính phủ làm gì mà họ phải sợ hãi cho cuộc đời của họ nhỉ?
Chẳng qua Tổng Thống Trump muốn chấm dứt sự nhượng
bộ quá mức mà từ nhiều năm qua, chính phủ và các công ty doanh nghiệp đã dành
cho họ quá nhiều ưu tiên. Sự bất phân rõ ràng Nam Nữ cũng tạo ra những khó khăn
trong việc đối xử ở nơi làm việc, trường học, thể thao... Ngân sách quốc gia
cũng hao tốn không ít cho cái phong trào này.
4.- Khôi Phục Quyền Tự Do Ngôn Luận - Giải toả việc
“Vũ Khí Hoá” các cơ quan liên bang.
Theo Tổng Thóng Trump, hành pháp Biden đã chà đạp
quyền tự do ngôn luận qua các sự kiểm duyệt đối với những phát biểu của công
dân Mỹ trên các diễn đàn, truyền thông xã hội; cũng như việc vũ khí hoá các cơ
quan Liên Bang nhằm đàn áp, truy cứu chính khách đối lập. Với sắc lệnh “Restoring Freedom Of Speech And Ending Federal Censorship,”
Tổng Thống ra lệnh Bộ Tư Pháp điều tra những chính sách của liên bang trong 4
năm qua và đề ra biện pháp thích ứng. Đồng thới, TT cũng ban hành lệnh “Ending
The Weaponization Of The Federal Government” ra lệnh Bộ Tư Pháp tìm biện pháp
sửa sai những hành động mang tính chất chính trị nhằm đàn áp đối lập của các Bộ
Tư Pháp, các cơ quan Liên Bang như Securities and Exchange Commission, the
Federal Trade Commission, và ngay cả các cơ quan an ninh tình báo.
5.-Tu Chính Án 14 về quyền công dân đương nhiên
Tổng Thống cũng ký một Sắc Lệnh Hành Chánh nhằm
chấm dứt quyền công dân đương nhiên cho trẻ sinh ra trên đất Mỹ mà đã ấn định
trong Tu Chính Án số 14 - ra đời sau cuộc nội chiến và được phê chuẩn năm 1868.
Sắc lệnh của Tổng Thống Trump loại trừ quyền công
dân đương nhiên đối với các trường hợp:
- Những trẻ mà mẹ là dân đang sống bất hợp pháp
trên đất Mỹ và có cha không phải là công dân Mỹ hoặc không phải là thường trú
nhân hợp pháp.
- Những trẻ có mẹ đến Mỹ tuy hợp pháp, nhưng chỉ là
cư trú tạm thời và có cha không phải là công dân Mỹ hay thường trú nhân.
Nói chung, cả hai trường hợp trên là trẻ con sinh
do người mẹ là dân bất hợp pháp hay cư trú tạm thời ngắn hạn và cha không phải
công dân hay thường trú nhân.
Tu Chính Án 14 ra đời do nhu cầu dân số cho một
nước Mỹ đất rộng, người thưa; và con người thời đó khá lương thiện, không biết
mánh mung như bây giờ. Luật lệ nào sau thời gian cũng phải được xét duyệt lại
để thay đổi cho phù hợp hoàn cảnh mới. Tu Chính Án 14 đã tạo ra một khe hở rất
lớn mà chúng ta từng nghe chuyện phụ nữ từ Hoa Lục xin vào Mỹ để du lịch với
cái bụng bầu được che đậy khéo léo. Họ được các tổ chức dịch vụ người Hoa ở
California đưa vào các khách sạn, lo chuyện sanh nở để lấy quốc tịch Mỹ cho trẻ
sơ sinh. Bọn trẻ này về sau sẽ là cái neo cho các bà mẹ và gia đình xin đoàn tụ
định cư ở Mỹ. Con số phụ nữ Trung Hoa đến Mỹ sinh con nghe đâu lên đến hàng
vạn. Đây có phải là một mưu đồ xâm lăng dài hạn do nhà cầm quyền Trung Cộng
thúc đẩy song song với bọn di dân gián điệp lậu vượt qua ở biên giới Mỹ -
Mexico?
Mấy hôm nay, nghe đâu có hai mươi hai tiểu bang và
Tổ chức tranh Đấu cho quyền Tự Do Dân Sự - American Civil Liberties Union
(ACLU) - đã kiện Tổng Thống Trump về lệnh liên quan đến quyền công dân đương
nhiên nói trên. Không rõ khi họ làm việc này, họ dựa vào quyền lợi nước Mỹ, dân
Mỹ hay quyền lợi của những kẻ lợi dụng?
(5.)- Tổng Thống Trump cũng ký ngay lệnh tha cho
những người tham gia vào biến động 6 tháng Giêng 2021 ở Capitol. Chính quyền
Biden lập ra một Ủy ban để điều tra vụ này. Họ dùng những tin tức bịa đặt để
kết án Tổng Thống Trump âm mưu xúi dọc bạo loạn. Có hàng tram người đã bị cơ
quan an ninh bắt giữ, tra khảo và bỏ tù từ bốn năm nay. Một trong những Nghị Sĩ
cầm đấu Úy Ban là bà Liz Cheney thuộc đảng Cộng Hoà. Bà này là ngưòi chống Trum
điên cuồng nhất trong số các chính khách. Bà đã được Tổng Thống Biden ban
thưởng Huy Chương cao quí của Tổng Thống trong những ngày cuối của nhiệm kỳ
Biden. Sau đó, chính Tổng Thống Biden ký lệnh xoá tội cho bà ta và những nhân
viên có tên trong Ủy Ban Điều Tra dù rằng họ chưa bị ai buộc một tội gì cả.
Việc làm của Biden tưởng là khôn, nhưng hoá ra rất
... (không dám viết ra, ai muốn hiểu sao đó thì hiểu); vì chính việc tha tội
cũng là sự hàm ý buộc tội hùng hồn (Cũng như các trường hợp ông Biden xóa tội
đối với Hunter Biden, Fauci, Milley vân vân)
Người vô tội thì đâu cần ai tha cho họ?
Năm 1915, trong vụ án Burdick vs USA, Tối Cao Pháp
Viện Hoa Kỳ tuyên bố rằng việc xá tội là coi như đã xác nhận tội phạm rồi; và
người nhận sự tha tội này coi như thú nhận sự phạm pháp của mình (A
Pardon carries an imputation of guilt and Accepting a pardon was an admission
of guilt).
Và việc làm này tránh cho hành pháp ông Trump khỏi
mang tiếng trả thù nhỏ mọn nếu ông Trump đưa những kẻ này ra toà để xử (Những
tội của Hunter, Fauci, Milley, J-6 Committee đều rất năng, mang tính phản quốc
mà không chính phủ nào có thể bỏ qua). Ngoài việc giam tù, thì mục đích không
cần phải bắt họ vào tù để hành hạ thể xác; mà chính là làm cho dân Mỹ và thế
giới nhìn thấy những tội trạng của họ (mà do chính Biden hàm ý cáo buộc khi ký
giấy pardon!)
Những người này, tuy tránh cảnh tù tội, nhưng sẽ
sống những ngày còn lại với ray rứt và mặc cảm phạm tội. Chính đó mới là địa
ngục mà họ phải chịu đựng.
Cần xác định lại Tổng Thống Trump không xúi dục
cuộc hỗn loạn ngày 6 tháng 1 năm 2021. Nó xảy ra hoàn toàn do sự bất bình vì
kết quả bầu cử bị gian lận (điều này đã có rất nhiều dữ kiện, bằng chứng mà
chúng tôi đã nhiều lần đưa ra trên các diễn đàn). Mới đây, đã có lời khai của
nhiều người rằng cơ quan FBI của ông Biden đã cài người trà trộn trong đám đông
để gây xáo trộn, hòng vu khống cho Tổng Thống Trump.
Đỗ Văn Phúc
Sunday, February 2, 2025
Món Nợ Không Trả Được - Phan Xuân Sinh
Tôi có một người bạn tên Thanh, quê ở Đại Lộc Quảng Nam. Mỗi lần nó xuống Đà Nẵng chơi, nó thường dẫn tôi đi uống cà phê hay đi ăn. Học sinh nghèo ít có dịp đi nhà hàng, nên mỗi lần trên quê xuống chơi bao giờ nó cũng lận lưng một ít tiền để đi chơi với tôi. Một lần nó xuống với một thằng bạn cùng quê tên là Bảo, ăn ở nhà tôi hai ba ngày rồi về lại Đại Lộc. Thỉnh thoảng Bảo ghé nhà tôi chơi mặc dù không có Thanh. Tôi xem Bảo như một người bạn, có khi ngủ lại nhà tôi. Bảo tính tình cũng dễ thương, đời sống của nó không được thoải mái như Thanh nghĩa là ít khi nào có tiền trong túi. Tôi thường dẫn Bảo đi uống cà phê, dù sao tôi cũng chạy chọt được tiền để đãi bạn nghèo. Tôi xem Bảo như Thanh, một người bạn quý của tôi.
Một buổi chiều sau khi đi học về, tôi thấy thằng Bảo đứng ngoài ngõ chờ tôi. Bảo nói với tôi là tối nay nó đi ăn đám cưới ở nhà một người bà con, nhưng không có một bộ áo quần nên hình nên nó tới nhà mượn tôi một bộ đồ. Tôi không ngần ngại lấy cho nó mượn bô quần áo mới may hôm tết. Khi nó thay đồ xong đi ra, tôi nhìn thấy dưới chân nó mang đôi dép Nhật mòn lỉn, tôi cởi đôi giầy đang mang đưa cho nó luôn. Nó bảo ngày mai sẽ mang tới trả cho tôi để tôi đi học. Tôi cũng nói cho nó biết là tôi chỉ có hai bộ áo quần thay đổi và chỉ có một đôi giày nên cố gắng trả cho tôi sớm. Nó gật đầu rồi ra đi có vẻ thích thú với bộ đồ vừa vặn. Ngày mai chủ nhật ở nhà tôi chờ mãi vẫn không thấy thằng Bảo tới. Tôi đem bộ đồ của nó để lại ra xem, bộ đồ sờn rách, áo trắng đã ngả màu cháo lòng, dơ dáy hôi hám. Tôi đem đi giặt để khi nó trả đồ cho tôi, nó có một bộ đồ sạch sẻ. Tôi chờ mãi hết ngày nầy qua ngày khác vẫn không thấy nó đến trả đồ cho tôi. Tôi chỉ còn “nhứt y, nhứt quởn” nên phải chia lịch trình thứ hai, thứ ba mặc xong thứ tư giặt đồ. Thứ năm, thứ sáu mặc xong là thứ bảy giặc đồ. Khổ nhất là đôi giày tiền đâu để mua đôi giày mới? Lúc đó học sinh trung học đệ nhị cấp phải mang giày chứ không được mang dép. Tôi đành phải cạy tủ của cậu tôi để mượn đôi giày. Chân của cậu tôi lớn nên khi tôi mang đôi giày rộng rinh, phài lấy dẻ rách độn phía trước mủi dày mới khỏi bị sút ra. Tuy thế vẫn thấy đôi dày quá khổ trông thật tức cười. Xin nói rõ cậu tôi đi lính đóng ở Quảng Ngãi thỉnh thoảng mới về phép. Mỗi lần mở tủ nhìn thấy bộ áo quần của thằng Bảo, tôi tức điên người, không ngờ mình có một thằng bạn đốn mạt như vậy. Một bộ áo quần với người khác có mất cũng không quan trọng, còn đối với tôi một thằng học trò nghèo, sắm được một bộ quần áo không phải là chuyện dễ dàng. Vì thế nên tôi cứ ấm ức mãi chuyện nầy một thời gian dài. Sau nầy tôi cũng ngôi ngoai và nghĩ lại mất một bộ quần áo không đáng tiếc, mất đi một người bạn đáng tiếc hơn. Dù sao sau nầy Bảo không mặt mũi nào gặp lại tôi.
Thanh thỉnh thoảng ra thăm tôi, trong khi ngồi uống cà phê tôi có hỏi thăm về Bảo, Thanh cho biết Bảo đi Sài Gòn làm ăn để giúp mẹ vì gia đình nghèo. Nghe chuyện nầy thực tình tôi xúc động và cảm thấy thương nó. Cực chẳng đả nó mới làm một việc như vậy. Mấy lần thằng Thanh ra Đà Nẵng đi chơi với tôi, tôi không hề kể chuyện thằng Bảo mượn áo quần của tôi rồi đi luôn, nên Thanh hoàn toàn không biết chuyện nầy.
Chuyện của thằng Bảo xem như quên lảng, khuôn mặt của nó lâu quá tôi cũng không còn nhớ. Rồi cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt. Tụi tôi lần lược vào lính, mỗi thằng mỗi ngã ít có dịp gặp lại. Thanh ra trường về tiểu khu Quảng Tín, tôi về Trung Đoàn 51 Biệt Lập đóng quân ở Cẩm Hà, Quảng Nam với chức vụ trung đội trưởng trung đội viễn thám. Một buổi trưa nọ không đi hành quân tôi thiêu thiêu ngủ thì người thư ký của đại đội đến phòng tôi gỏ cửa và bảo với tôi rằng có ba người lính mới tăng cường bổ xung cho trung đội của tôi. Tôi ra mở cửa bất thần tôi nhìn thấy Bảo, một trong ba nười lính mới. Bảo cũng kinh ngạc khi nhìn thấy tôi, tôi chắc trong lòng Bảo lo lắng, Bảo cúi mặt không dám nhìn thẳng vào tôi. Tôi mời tất cả vào phòng, tôi nói với Bảo là đi đâu mà bao nhiêu năm biệt tích không gặp lại bạn. Bảo cho biết sau bữa đám cưới người bà con là hắn đi Sài Gòn làm ăn được vài năm thì bị bắt lính. Nó ở nhiều đơn vị, đào ngũ nhiều lần, cuối cùng trốn về quê ở Đại Lộc làm ruộng bị Nghĩa Quân xã bắt vì tội đào ngũ, đưa làm lao công đào binh sau vài tháng được cho trở về đơn vị, Trung Đoàn 51 nhận. Tôi bảo nó thôi ở đây chứ đừng đi đâu nữa, nó hứa với tôi là nó không đào ngũ.
Chừng vài tháng sau nó nhận được thư nhà là mẹ nó đau nặng, nó nhờ tôi xin giùm cho nó về phép. Hình như những lao công đào binh khi trở lại lính chính quy, sau một năm mới được đi phép, tôi nhớ mang máng như vậy, nhưng tôi cũng xin cho nó với đại đội trưởng khi chúng tôi ngồi ăn cơm. Ông bảo với tôi trường hợp thằng Bảo khó cho nó đi vì nó đã năm lần bảy lược đào ngũ. Nói vậy, nhưng sáng hôm sau ông gọi nó lên trình diện rồi cho nó năm ngày phép. Hết năm ngày không thấy nó vào, hai mươi mốt ngày sau đơn vị báo cáo đào ngũ. Khi ngồi ăn cơm ông Đại Đội Trưởng nói với tôi: “Ông thấy không, mấy thằng lính nguyên là lao công đào binh không thể tin chúng nó được, hở ra là trốn ngay chứ đừng nói chi là đi phép. Mình giúp cho nó phương tiện đào ngũ dễ dàng. Từ nay đừng mắc phải sai lầm nầy.” Tôi nghe ông nói cảm thấy mình có lỗi quá, từ nay về sau không xin cho ai nữa. Ai muốn đi phép lện thẳng Đại Đội Trưởng mà xin. Ông không quở trách tôi một tiếng, không nói nặng nhẹ với tôi, nhưng tôi cảm thấy đau điếng. Như vậy thằng Bảo đã hai lần sai với tôi. Lần nầy tôi cũng đoán nhận ra được là Bảo đã gặp một điều gì bất trắc, không thể giải quyết được nên đành phải đào ngũ.
Ba tháng sau tôi nhận thư của nó gửi. Trong thư nó cho biết là nó xin lỗi vì thất hứa với tôi. Nhưng không ở lại đơn vị vì mỗi sáng trông thấy tôi, nó cảm thấy xấu hổ. Xấu hổ thứ nhất là mượn áo quần của tôi khi còn đi học mà không trả, thứ hai là người bạn thành người chỉ huy của mình. Một cuộc gặp gỡ oái ăm mà nó không bao giờ muốn, thế mà trời xuôi đất khiến lại gặp nhau chỗ nầy. Nó cảm thấy cay nghiệt và nhục nhã. Mấy tháng trong đơn vị nó lẩn tránh tôi, trường hợp bất khả kháng nó mới gặp. Nó phải làm cái gì đó để trả lại những món nợ cho tôi, những ưu ái mà tôi đã dành cho nó. Trong thư nó kể dài dòng về cuộc sống nghèo khổ của nó, người mẹ tảo tần không nuôi nổi con, cha đi tập kết bỏ hai mẹ con ở lại. Lời phân bua cho tôi biết hoàn cảnh của nó như vậy nên đưa đẩy nó làm càng. Chứ nó không phải là người đốn mạt như vậy. Nó xin tôi tha lỗi. Đọc thư nó tôi rất xúc động, nhưng mọi chuyện xem như đã an bài. Nó thề, có ngày sẽ gặp lại tôi trong một thế thượng phong chứ không như bây giờ, nói viết trong thư mà tôi có cảm tưởng như nó nhìn thẳng vào mặt tôi nhìn, chứ không như bây giờ phải cúi xuông và luôn luôn lẫn tránh. Tôi tự hỏi tại sao nó phải hành hạ nó như vậy? Trong lúc tôi hoàn toàn không ghi điều sai trái của nó trước đây trong lòng.
Có lần Thanh về phép gặp tôi ngoài phố, hai đứa đưa nhau vào cà phê. Tôi hỏi Thanh có gặp Bảo không? Thanh nói nhỏ với tôi là nó đi theo quân giải phóng rồi. Tôi có nói cho Thanh biết là Bảo trước đây ở đơn vị của tôi, ngoài ra tôi không nói gì cho Thanh biết về chuyện mà Bảo đã lấy của tôi một bộ áo quần khi còn đi học. Tất cả mọi chuyện trôi vào quên lảng. Nghe tin nó đi theo quân giải phóng, tôi giật mình, chỉ có con đường nầy mới giải quyết những rối rắm trong lòng nó. Tôi hoàn toàn không thể ngờ rằng sự toan tính của nó sau nầy lại ứng với điều nó mong mỏi. Chuyện của Bảo dần dần quên lãng. Hằng ngày tôi vẫn đi hành quân, vẫn sống thanh thản, mỗi lần đi hành quân trong vùng Đại Lộc, Điện Bàn, Hòa Vang tôi lại nghĩ tới Bảo. Biết đâu ở phe bên kia Bảo đã đụng độ với chúng tôi. Hoặc, mỗi khi có một chiến binh Việt Cộng nào chết, tôi cũng lật lên xem mặt, biết đâu người đó là Bảo. Cứ thế nó trở thành một thói quen với tôi. Cho đến ngày tôi bị thương, nỗi ám ảnh đó mới chấm dứt.
Tôi sinh sống tại Sài Gòn từ cuối năm 74, tôi có một hảng bột giặt tại đường Đinh Bộ Lĩnh, gần ngả ba Hàng Xanh, nơi nầy chỗ ở và cũng là nơi làm việc của chúng tôi, có chừng gần năm mươi công nhân làm việc tại đây. Buổi trưa tất cả thợ thầy đều nghỉ, thì thằng cháu vào phòng gọi tôi, có một người Bộ Đội muốn gặp tôi. Tôi chạy ra thì trông thấy Bảo. Tôi rất ngạc nhiên tự hỏi tại sao Bảo lại biết tôi ở đây? Tôi đưa tay ra bắt và mời Bảo vào văn phòng nơi chúng tôi tiếp khách. Bảo nhìn quanh rồi nói với tôi: “Giải Phóng, những sĩ quan của chế độ Miền Nam ai cũng te tua sất bất, mà bạn, tôi thấy phây phây, sung túc, giỏi thật.” Tôi trả lời một cách thành thật: “Thì cái khó ló cái khôn. Người ta khỏe mạnh thì làm ruộng, đạp xích lô. Còn mình yếu đuối phải tìm cái gì đó nhẹ nhàng để làm, chứ không thì chết đói.” Ủa, sao bạn không khỏe mạnh à? Tôi cho Bảo biết là khi bạn rời khỏi đơn vị chừng vài tháng sau là tôi bị thương mất bàn chân phải tại Cẩm Hải trong mùa hè khốc liệt 1972. Bảo nhìn tôi rớm nước mắt rồi nói lời xin lỗi vì không có ai cho Bảo biết điều nầy. Tôi lấy xe Honda chở Bảo tới một cái quán bia hơi gần chợ Bà Chiểu vừa uống vừa nói chuyện.
Bảo kể cho tôi nghe chuyện của Bảo. Bảo kể khi mượn bộ áo quần của tôi đi đám cươi, trong lòng nghĩ rằng ngày mai giặt giũ sạch sẽ mang trả lại cho bạn. Thế nhưng trong đám cưới gặp một người bà con ở Sài Gòn làm nghề dệt tại Ngã Tư Bảy Hiền. Họ nói với tôi đi với họ, họ cho tiền xe, vào tới Sài Gòn họ bao ăn ở. Đang khi nghèo, đói khát, nghe được tin nầy tôi đi ngay. Ngồi trên xe đò tôi nghĩ tới bạn, chắc giờ nầy bạn trông tôi tới nhà để trả lại bộ áo quần. Tôi biết bạn cũng nghèo, cũng khó khăn chứ có dư giả gì đâu. Thế nhưng dù sao bạn cũng còn một bộ áo quần lành lặn có thể cầm cự năm bảy tháng. Còn tôi bộ đồ đã sờn rách, không có khả năng may cái khác. Lại phải đi Sài Gòn cần một bộ đồ hơn. Vì vậy tôi quyết định lấy bộ đồ của bạn, chấp nhận những điều bạn nguyền rủa, khinh khi tôi.
Tôi hứa với lòng mình khi lãnh được tiền lương tôi sẽ ra tiệm may lại cho bạn hai bộ quần áo, hai đôi giày trả cho bạn, để bạn thay đổi khi đi học. Tôi đã thực hiện lời hứa nhưng không có ai quen về Đà Nẵng để tôi gửi cho bạn. Hai bộ quần áo tôi giữ năm nầy qua năm khác đến khi tôi bị bắt quân dịch. Bộ áo quần nầy đã dày vò tôi suốt năm nầy qua năm nọ, tôi khổ sở với nó. Thấy học sinh mặc đồng phục quần xanh, áo trắng là tôi nghĩ tới bạn, người đã giúp tôi có được áo quần tương đối sạch sẽ để dự đám cưới của đứa em. Trời đã phạt tôi để tôi gặp lại bạn trong hoàn cảnh nghiệt ngã, bạn là cấp chỉ huy của tôi. Bạn không hề nhắc lại bộ quần áo mà chỉ hỏi thăm sưc khỏe trong lần gặp lại đầu tiên, làm cho tôi càng thêm thẹn với lòng. Cử chỉ bao dung của một con người ở thế thượng phong, đã làm cho tôi kính nễ nhân cách cao quý của bạn. Những ngày sống trong đơn vị, tôi biết bạn đã dành cho tôi những đặc ân khó quên, chính điều nầy tôi càng thấy mình hèn hạ đáng khinh. Tôi không thể mang tâm trạng nầy mãi được, nên tôi tìm cách phải rời xa đơn vị càng sớm càng tốt, để bạn khỏi vì tôi mà không công bằng với anh em dưới quyền của bạn.
Về đến nhà tôi thẩn thờ mãi không biết phải làm gì, phải theo con đường nào cho hợp lý. Theo quân Giải Phóng thì tôi không thích mặc dù cha tôi là người của phe bên nầy. Dù sao đi nữa tôi đã sống với chế độ Miền Nam từ nhỏ tới lớn, đã quen với lối sống tự do khó chấp nhận cuộc sống khắc khổ. Còn trở lại đơn vị thì gặp bạn, tôi cảm thấy đau khổ, lương tâm tôi dày vò mãi. Tôi và bạn ai cũng trốn chạy sự thật. Bạn không nhắc lại chuyện cũ vì sợ tôi xấu hổ. Còn tôi không dám nhắc lại vì không đủ can dảm. Chính vì vậy mà hai bên cảm thấy xa nhau. Cuối cùng tôi quyết định theo quân Giải Phóng, con đường nầy đối đầu với bạn. Biết đâu một ngày nào đó phe bên tôi thắng trận, gặp lại bạn tôi không còn mặc cảm thua thiệt. Tôi có thể giúp bạn khi thấy bạn khó khăn, để trả lại món nợ cũ, một món nợ nhỏ nhoi mà trở thành vô giá với tôi. Trời không phụ lòng tôi, tôi là người vui sướng nhất khi quân Giải Phóng thắng trong cuộc chiến nầy. Tôi không còn phải cúi gầm mặt khi gặp lại bạn, tôi có thể dang tay ra gúp bạn, tôi có thể ngồi ngang hàng với bạn để nói chuyện. Khi biết sĩ quan quân đội Miền Nam bị lùa vào trại cải tạo, nếu bạn còn sống chắc chắn bạn không tránh khỏi mẻ lưới rông lớn mà Cộng Sản giăng ra quật ngả anh em.
Năm đầu, tôi phải chờ sự bố trí của thượng cấp, phải ổn định đời sống rồi tôi mới ra Đà Nẵng tìm nhà của bạn để hỏi thăm tin tức về bạn. Tôi gặp được ông già của bạn, tôi tự giới thiệu là bạn hồi nhỏ với bạn, nếu bạn đi học tập ở đâu tôi sẽ tới thăm. Bác cho tôi biết bạn đang sống ở Sài Gòn và cho tôi địa chỉ. Trên đường về Đại Lộc, tôi thắc mắc mà không dám hỏi Bác. Tại sao bạn là sĩ quan mà không đi học tập, bạn trốn học tập à? Vào đây rồi tôi mới hay là bạn bi thương, tôi thở phào nhẹ nhỏm. Nhìn cơ ngơi của bạn, nhìn cuộc sống thoải mái của bạn tôi cảm thấy mừng cho bạn. Nói cho cùng bạn xứng đáng hưởng những ân sủng của thượng đế dành cho. Thú thật, Tôi có mang vào một số tiền nho nhỏ để giúp bạn vì tôi biết các sĩ quan cũ ai cũng chật vật, cũng khó khăn, bạn cũng vậy thôi. Gặp lại bạn mới biết bạn thành công ngoài sức tưởng tượng của tôi. Thôi mừng cho bạn vậy. Món nợ của bạn tôi mang suốt cuộc đời nầy. Tôi sẽ kể lại cho con tôi biết bài học lớn trong đời tôi. Sống trong nghèo nàn, chấp nhận túng thiếu. Dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ cho được tấm lòng ngay thẳng, chớ l;ường gạt người khác. Đó là sự nhục nhã không bao giờ rữa sạch, lương tâm cắn rứt, người đời khinh bỉ.
Bạn cho tôi được trả tiền bữa rượu nầy, xem như tôi có được cơ hội để mời bạn chén rượu tạ lỗi. Lặn lội từ Đà Nẵng vào đây mong có dịp giúp bạn, thế mà vẫn không làm được. Mong bạn hiểu cho tấm lòng của tôi, dù tôi biết bạn xem chuyện nầy không có gì. Thế nhưng vói tôi là một điều không thể tha thứ được.
Phan Xuân Sinh
Xóm Cũ Nội Thành - Tràm Cà Mau
Bóng đêm pha lẫn ánh ngày
Thuyền qua sông vắng chở đầy tiếc
thương
Chiếc xe lửa nghiến
bánh ken két trên đường sắt, nghe như tiếng rên than đau đớn, rồi rùng mình, chầm
chậm và dừng lại ở ga Huế. Đám hành khách xơ xác, lôi thôi như lũ ăn mày, nhốn
nháo, hốt hoảng tranh nhau đổ ào xuống sân ga. Hoàng nhảy xuống theo, hành lý
trên tay chỉ có một cái bao nhỏ đựng bộ áo quần đã sờn rách tả tơi. Anh vừa được
‘cách mạng khoan hồng’ cho về đoàn tụ với gia đình, sau bốn năm ‘học tập tốt,
lao động tốt’. Hoàng cười, trong tù, anh là thằng chậm chạp, trễ nải nhất thì
được về trước, mấy anh chăm chỉ tích cực lao động, triệt để tuân thủ kỷ luật
tù, thì còn mãi nằm lại trong đó. Thế mới biết, bạn anh nói không sai: ‘cách mạng’
thường làm ngược với lời nói.
Được tự do sau bốn
năm giam cầm, lao động khổ sai nơi rừng thiêng nước độc, đói, lạnh và bệnh hoạn.
Trong lòng Hoàng rộn ràng nôn nao khó tả. Ừ, còn sống mà trở về là phước đức và
may mắn lắm. Bước chân của anh nhẹ tênh, như đang bay bổng, không dính đất.
Nhà ga không có gì
thay đổi, chỉ tiêu điều, mốc meo cũ kỹ hơn. Người người hốc hác, ốm o và lôi
thôi rách rưới. Vừa bước ra cửa ga, một người đàn bà chạy theo níu Hoàng và hỏi:
“Có cái chi bán
không?”
Hoàng cười, lắc đầu
trả lời: “Mới đi tù về, có cái con khỉ! À, mà có bộ áo quần đã sờn rách, có mua
không?”
Người đàn bà mau mắn:
“Mô? Đưa coi!”
Hoàng mở bao đưa bộ
áo quần cho người đàn bà. Chị rũ rũ cái quần ra xem, rồi dài giọng:
“Cấy ni là giẻ
rách, ai mà mua mần chi hè!”
Chị nhìn cái quần
Hoàng đang mặc, còn tốt, lành lặn, vì mỗi tù nhân thường để dành một ‘bộ đồ
viá’, chỉ dám mặc vào những khi có ‘sự cố’ trọng đại. Chị nói:
“Hay là anh bán
cái quần đang mặc nầy đi!”
Hoàng đưa tay mở
thắt lưng, định cởi cái quần ra, nhưng hơi ngượng trước mặt người đàn bà. Hoàng
nhìn vào ánh mắt chị, bỗng la lên:
“Ủa! Có phải Tâm
đây không?”
Người đàn bà sửng
sốt, và chộp lấy hai tay Hoàng mà reo vui:
“Anh Hoàng. Em
đây! Trời ơi, mới có mấy năm mà không nhìn ra nhau. Ngày trước, anh hồng hào mập
mạp, bây chừ, chỉ còn da bọc xương, đen điu như thằng mọi. Phần em cũng thay đổi
nhiều, tàn tạ, mần răng mà anh nhìn ra được em hè?”.
Hoàng cười: “Nếu
không ngó kỹ vô đôi mắt của mi, thì tau cũng không nhìn ra. Ngày xưa, bạn bè
tau thường đặt cho mi cái biệt danh là ‘Mắt huyền bí’. Đôi mắt mi, đã làm xao
xuyến không biết bao nhiêu con tim đó!”
Cô Tâm nầy là bạn
của Nga, người em gái kế, thua Hoàng hai tuổi. Quen biết thân thiết nhau từ nhỏ,
Hoàng vẫn thường quen xưng hô ‘mi, tau’ thân mật với các bạn của cô em gái.
Hoàng chăm chú nhìn Tâm và nói:
“Răng mà mi khổ dữ
ri Tâm?”
Tâm cười như không
biết cô đang khổ:
“Thời buổi ni, ai
mà không khổ, không đói? Còn sức mà chạy gạo cho con là may mắn lắm rồi. Anh
không biết, chứ con Hải còn khổ hơn nữa, phải đi xin nước vo gạo uống đỡ đói.
Anh đi tù, còn khổ hơn tụi em chứ?”
Hoàng ngần ngại hỏi:
“Răng mà tụi bây bỏ dạy học, chạy lang bang đầu đường xó chợ kiếm cơm như ri?”
Tâm nói lớn: “Ai
mà dám bỏ việc trong thời buổi ni? Bọn em bị đuổi việc, không cho dạy nữa, vì
gia đình ngụy quân, ngụy quyền. Nhà cửa cũng bị tịch thu, không nơi trú ngụ.”
Mấy người xe đạp
thồ hăm hở tiến đến gần Hoàng mời mọc. Hoàng chọn người già nhất, ốm o, đội nón
lá rách và hỏi:
“Về cửa Đông Ba
bác lấy mấy đồng?”
Người đàn ông nói
nho nhỏ: “Anh cho mấy cũng được. Ngồi lên xe đi!”
Hoàng dạng chân,
leo lên khung sắt chở hành lý phiá sau yên xe. Người đạp xe thồ thở phì phò mệt
nhọc khi lên dốc cầu ga. Hoàng nhảy xuống, phụ đẩy xe qua khỏi dốc, rồi leo lên
lại. Người xe thồ cám ơn, và hỏi:
“Anh đi mô về rứa?”
Hoàng đáp: “Mới đi
tù về!”.
Ông nói: “Khổ
chưa!”
Hoàng cười vui vẻ:
“Được ra khỏi tù là sướng, chớ răng mà bác kêu là khổ?”
Ông già đạp xe
chíp miệng: “Đi tù thì khổ là cái chắc. Nhưng ra khỏi tù rồi cũng chưa hết khổ
mô! Không chừng lại còn nhiều mối lo hơn khi đang ở tù. Tin tui đi!
Nghe giọng
nói eo éo khàn khàn như vịt xiêm của ông xe thồ, và thoáng nhớ nét mặt quen
quen của ông, Hoàng chợt nhận ra ông cụ là ai. Anh la lớn:
“Dừng lại, dừng lại
bác ơi!”
Ông già ngơ ngác.
Hoàng nói
“Bác đưa xe cho
cháu đạp, bác ngồi, cháu chở đi.”
Ông cụ bối rối: “Bậy
nờ! Mần chi mà lạ rứa?”
Hoàng thúc dục:
“Bác cứ leo lên đi! Cháu còn sức đạp xe mà!”
Hoàng đạp xe chở
ông cụ mà lòng tan nát tơi bời nhớ đến kỷ niệm xa xưa. Ông nầy là bố của Hồng,
người yêu đầu đời. Hai đứa yêu nhau tha thiết, tưởng có thể chết cho nhau được,
thế mà cuộc tình không thành. Ông cụ đã nghiêm cấm. Ông nói với con gái: “Mần
răng thì mần, Ba nhứt thiết không sui gia, không nói chuyện với ông Thụ. Không
ngồi ngang hàng với ông nớ!” Ông khinh khi gia thế của Hoàng thuộc giai cấp lao
động. Ngày xưa, lúc ra đường, khi nào ông cũng áo quần phẳng phiu, mang áo vét,
thắt cà-vạt, giày da láng bóng, như sắp đi dự hội nghị quốc tế quan trọng. Ông
lái chiếc xe hơi cũ. Thời đó, xứ Huế rất ít người có xe bốn bánh. Ông tránh
giao thiệp với hàng xóm, có lẽ ông nghĩ rằng, họ không cùng giai cấp. Ông cụ
chưa nhận ra thằng rể hụt đang còng lưng thở phì phò đạp xe chở ông
Dọc theo đường Lê
Lợi, ngang qua trường Quốc Học cũ, nơi tràn đầy kỷ niệm của một thời xa xưa. Hồi
đó, có nghèo khổ, có thiếu thốn, nhưng tràn đầy hy vọng cho tương lai. Đời tươi
như hoa nở.
Ông cụ ngồi sau
xe, cứ lẩm bẩm hoài: “Răng mà lạ ri hè! Lạ quá đi chớ!” Hoàng đạp xe và đưa tâm
trí miên man về miền quá khứ
Đang mệt thở hổn hển,
Hoàng tần ngần, không dám hỏi trực tiếp tin tức về người yêu cũ, mà né tránh, hỏi
về ông chồng của nàng:
“Anh Dũng, chồng
cô Hồng đã được ‘cách mạng khoan hồng’ tha về chưa bác?”
Ông cụ xe thồ ngạc
nhiên hỏi: “Ủa, anh cũng biết thằng Dũng, rể tui? Hắn cũng chưa được về. Mà
răng anh biết tui hè?”
Hoàng hơi bối rối,
không trực tiếp trả lời câu hỏi của ông, từ tốn nói: “Tụi cháu gặp nhau trong
trại cải tạo Bình Điền một thời gian. Sau đó, chuyển trại, mất tin tức nhau. Có
thời Dũng bệnh nặng, nằm liệt cả tháng, tưởng không qua khỏi. Bây chừ cô Hồng mần
việc chi bác? Có còn đi dạy không?”
Hoàng cố tránh,
không muốn để ông cụ biết anh là ai, để đỡ ngỡ ngàng. Ông cụ ho khan mấy tiếng,
rồi trả lời
“Có chồng đi cải tạo,
ai mà cho dạy nữa! Hắn bị đuổi lên kinh tế mới Nam Đông, ôm theo ba đứa con dại.
Nhà cửa bị tịch thu. Chân yếu tay mềm, không biết mần răng mà phá núi, bạt rừng,
cuốc đất trồng khoai sắn. E rồi cũng chết đói cả lũ mà thôi.”
Hoàng ngậm ngùi:
“Trời đất gió bụi, thì ra ngoài đời, cũng đói khổ không thua chi trong tù !”
Ông cụ nói nho nhỏ:
“Trong tù, mấy anh khỏi lo miếng ăn, tuy đói, nhưng mỗi ngày cũng còn có chút
chi cho vào miệng. Ngoài tù, mỗi sáng thức dậy, hoang mang lo lắng lắm, không
biết hôm nay có củ khoai, khúc sắn dằn bụng hay không. Nhiều hôm đạp xe thồ, cả
ngày chưa có chi ăn, bụng đói, chân rã rời, đạp không nổi, mồ hôi vã ướt toàn
thân. Nhiều gia đình, có khi một ngày chỉ ăn một bữa, cũng có lúc, một ngày
không có chi ăn. Khổ lắm anh ơi. Người ta nói trời sinh voi, trời sinh cỏ, sai
bét. Họ ‘quản lý’ hết cỏ rồi, thì voi cũng nhăn răng.”
Hoàng hỏi: “Rứa
thì hôm ni bác đã ăn chi chưa?”
Ông cụ đáp yếu
xìu: “Có. Hai củ khoai, cũng tạm dằn bụng. Uống nước vô nữa thì cũng tạm no.”
Nghe ông cụ nói,
Hoàng cũng hoang mang lo lắng. Không biết rồi mai đây, làm gì để sinh sống. Bỗng
nhiên, đôi chân Hoàng rã rời, như không còn sức lực. Khi đi ngang qua chợ Đông
Ba, Hoàng dừng xe lại, và nói:
“Mình vô đây uống
miếng nước đã bác! Mệt và khát lắm rồi.”
Hoàng cho tay vào
túi, mân mê đếm tiền. Nhờ có vợ bí mật tiếp tế cho một ít tiền từ tháng trước.
Bên gia đình vợ, chạy hết được ra khỏi xứ từ năm 1975. Chỉ có vợ Hoàng kẹt lại,
vì Hoàng không chịu đi.
Hoàng ngồi xuống
bên gánh chè, mời ông cụ xe thồ ăn một chén. Ông cụ lắc đầu, bảo ông không có
tiền, mà dù có tiền, cũng không phí phạm, chè là thứ xa xỉ trong thời buổi nầy.
Hoàng nói bác đừng lo, cháu đãi bác mà. Ông cụ ngần ngại, rồi cũng ăn. Hoàng thấy
mặt ông rạng rỡ, nhai nuốt ngon lành, liếm mép, vét đáy chén, như cả đời chưa
bao giờ nếm đến món nầy. Trong lòng Hoàng, dấy niềm thương cảm. Ngày xưa, ông
ngăn cản cuộc tình giữa Hoàng và con gái ông, nhưng Hoàng không hề oán giận hay
ghét bỏ ông. Hoàng chỉ không ưa cái phách lối phân biệt giai cấp, nghề nghiệp,
giàu nghèo. Các con ông đều là bạn của Hoàng. Thằng Quý, con trai đầu của ông
là bạn học thời thơ ấu, Hồng là người yêu của Hoàng, các em Hồng là Đạo, Huy,
Bê Chị, Bê Út. Ngày đó, ông cấm con ông giao thiệp, chơi đùa với trẻ con trong
xóm, vì sợ lây nhiễm cái bần của con cái gia đình nghèo. Nhưng rồi mười mấy năm
sau, đám con cái nhà nghèo nầy, có đứa thành giáo sư trung học, đại học, bác
sĩ, luật sư, kỹ sư, sĩ quan, hoặc giữ các chức vụ hành chánh trong xã hội. Các
con ông, chỉ có Hồng lết lên đến đại học, làm giáo sư. Nhớ các con ông, Hoàng tần
ngần hỏi:
“Quý bây giờ làm
chi? Ở mô hở bác? Có còn làm thơ viết văn không?”
Ông nói với giọng
buồn: “Hắn tự tử chết rồi. Ngày xưa hắn chống chiến
tranh, trốn quân dịch, bị bắt đi làm lao công chiến trường, rồi bị thương tật.
Sau 1975, vì không lao động được, chỉ ăn bám vợ. Thấy vợ vất vả, hộc tốc ngày
đêm tối mắt tắt mày chạy kiếm gạo, mà cả nhà cha con đều đói. Hắn tự tử chết
cho bớt gánh nặng đè trên vai con vợ khốn khổ. Hắn có viết mấy bài thơ cảm động
lắm, ai đọc cũng chảy nước mắt dầm dề.”
Mắt ông cụ đỏ ngầu
và ướt. Hoàng thở dài, thầm nghĩ, nếu trong hoàn cảnh của Quý, thì Hoàng cũng
chọn cái chết, cất bớt gánh nặng cho gia đình. Hoàng hỏi tiếp:
“Còn Đạo và Huy chừ
mần chi? Hình như Đạo có thời đi vô bưng theo ‘mặt trận’ phải không?”
Ông cụ thở một tiếng
rất dài: “Đúng, thằng Đạo có thời vô bưng. Sáng con mắt ra. Vỡ mộng, rồi trốn về
thành, theo chương trình chiêu hồi. Hắn bặt tăm từ tháng 3 năm 1975, có lẽ mai
danh ẩn tích ở một nơi mô đó. Hoặc không chừng đã bị thanh toán gọn rồi. Còn thằng
Huy thì bị bắt đi ‘nghĩa vụ quân sự’, đã gởi xác bên Kampuchia.”
Im lặng một lúc
cho bớt xúc động. Hoàng hỏi tiếp: “Còn Bê Chị, Bê Út chừ ở mô? Đã có chồng con
chi chưa?”
Ông cụ nhìn ra xa,
và nói như trong mơ: “Bê Chị bây chừ lang thang, theo đoàn văn công đi lưu diễn
đây đó. Có lẽ cũng vất vả, khổ cực, nhưng cũng đỡ đói khát. Hai năm trước, vào
dịp Tết, có người gặp nó ở trại Tống Lê Chân, giữa rừng già gần biên giới Miên
Việt, trình diễn văn nghệ giúp vui cho bộ đội. Còn con Bê Út thì đi vượt biển
không có tin về. Có lẽ cũng xong một đời rồi.”
Hoàng bụm hai tay
vuốt mặt. Ông cụ nhìn kỹ Hoàng, rồi chộp vai anh mà lắc, hỏi: “Hoàng! Anh là
Hoàng phải không? Trời ơi, thay đổi như ri, thì ai mà nhìn cho ra?”
Hoàng nói nho nhỏ:
“Phải, cháu là Hoàng đây. Hàng xóm của bác, và là bạn của Hồng ngày xưa. Cuộc đời
đổi thay nhiều quá, không biết mô mà lường!”
Ông cụ thở dài,
nói như phân bua: “Anh có tin vợ chồng là duyên số không? Không duyên nợ, thì
có vùng vẫy mấy cũng không thành. Nầy, mà con Thu vợ anh, là một người đàn bà đảm
lược và gan lì có hạng, cả xóm ai cũng phục hắn. Bị đuổi đi kinh tế mới, nhất định
cố thủ, không đi. Bị cắt sổ hộ khẩu, cũng không sợ. Hắn còn dọa, la toáng lên
cho bà con biết, sẽ đốt nhà tự thiêu cùng ba đứa con, nếu bị ép quá. Có lẽ
chính quyền cũng sợ nó làm ẩu, mang tiếng.”
Về đến nhà, Hoàng
móc tiền ra trả, ông cụ không lấy. Hoàng dúi vào túi ông rồi đẩy đi. Ông quay lại:
“Coi như tui nợ anh số tiền ni.”
Cuộc đoàn viên của
Hoàng với gia đình sau bốn năm tù tội xa cách đầy cả niềm vui và nước mắt.
Xóm cũ, bây giờ
cán bộ miền Bắc vào, tịch thu nhà, ở xen kẽ đó đây. Họ lạnh lùng, ánh mắt nhìn
xoi mói như muốn dò xét, kiểm soát xóm giềng. Thu, vợ của Hoàng trước đây cũng
đi dạy học, bị sa thải, vì có chồng đi tù cải tạo, nàng nói với Hoàng:
“Không
cho dạy học nữa, cũng không tiếc. Nhờ vậy nên mình mới có thì giờ kiếm được
chút cơm cháo, nuôi con sống qua ngày. Mấy đứa còn đi dạy, suốt ngày bận rộn,
nào là ‘giáo trình’, nào là ‘đứng lớp’, liên miên học tập chính trị, đêm về còn
họp hành đến khuya khoắt. Lại đi làm chiến dịch xoá nạn mù chữ, xuống tận các
thuyền đò trên sông, lên tận các miền núi non. Học viên thì bị bắt buộc, cả
ngày đã lao động quá mệt, đêm về uể oải, buồn ngủ không muốn học, không muốn
nghe. Mình “mất dạy” nên có thì giờ, chạy đến nhà quen, vét mua áo quần cũ bán
ra miền Bắc. Mua một, lời hai ba. Người ta nhát gan, không dám ra chợ trời bán,
sợ bị bắt, mình đến tận nhà, dù chúng nó biết là mua bán, cũng không tịch thu
hoặc kết tội được. Cái xứ gì mà mua bán là “mất đạo đức cách mạng”. Đi ăn
cướp, thì là có đạo đức cách mạng chắc?”
Hoàng lo lắng: “Em
ăn nói nên giữ lời một chút, kẻo mang hoạ vô thân.”
Thu đáp: “Em biết
chứ, bà Long ở cạnh nhà mình đó, bị tịch thu nhà, và bắt đi tù cải tạo, chỉ vì
nói câu: “Đói rách vĩ đại”. Chúng nó kiêng, cho rằng chữ ‘vĩ đại’ chỉ để dùng
riêng cho ông Bác của chúng thôi. Hai năm trước người ta đồn rằng, có thằng học
sinh 15 tuổi, bị bắn chết, vì hắn dám kêu là ‘lão Hồ’. Chúng nó là một lũ điên,
mù quáng, thờ phượng quỷ sứ.”
Hoàng can: “Thôi
thôi em ơi. Nói cho đã miệng, rồi mang họa vào thân, khổ lắm.”
Mắt Thu long lên: “Nếu tất cả mọi người đều đủ can đảm nói lên đúng sự thật,
không nói dối, và biết xấu hổ khi nói lời hoang tưởng về xã hội chủ nghĩa, lại
không nghĩ một đường, nói một nẻo, thì bọn chúng hết đất sống. Anh xem, xưa nay
trong lịch sử Việt Nam, từ thời bị Tàu cai trị, bị Tây đô hộ, có bao giờ dân
tình bị khốn khổ, áp bức, hăm dọa, khủng bố, kềm kẹp như bây giờ không?”
Nghe vợ nói, mà
Hoàng sợ lạnh cả xương sống. Anh biết mình hèn nhát. Đã không dám làm, mà cũng
không dám nói. Anh thầm phục vợ. Đúng, nếu tất cả mọi người đều không sợ, thì
chúng nó hố to
Cái xóm cũ ngày
xưa vui vẻ sống động, bây giờ tiêu điều buồn bã. Bọn con trai ngày trước, chỉ
còn lác đác vài mạng. Gặp nhau cũng không dám chuyện trò nhiều, chào nhau lạt lẽo,
không dám tin, và e dè nhau. Phần bọn con gái thì vẫn còn khá đông, đứa nào
cũng xất bất xang bang, đói vàng mắt, chạy gạo nuôi con, nuôi chồng trong tù.
Con Hiền thì ôm
con từ cao nguyên về, chồng đi tù, che tấm ni-lông trước hiên nhà bố mẹ chồng,
mấy mẹ con chui rúc trong đó. Những đêm đông mưa dầm gió tạt, rét mướt, mấy mẹ
con ngồi ôm nhau cho đến sáng. Cả đám rách rưới như tổ đỉa. Mùa đông, lâu lâu
thấy Hiền mặc quần ướt, vì chỉ còn một cái, giặt ban đêm phơi chưa khô. Ba đứa
con còn nhỏ, Hiền ngược xuôi tất tả, nó như con chim tha mồi về cho đàn con
đói. Hiền kể rằng, nhiều đêm chưa kiếm gì được cho con ăn, nó về rất khuya, con
nằm đói lả, nó cũng chưa có chút gì vào miệng, bụng cũng đói meo, nằm ôm con mà
nước mắt dầm dề. Hiền có hiềm khích với gia đình chồng, và tự ái, không muốn
van xin. Ông bà nhạc gia giận hắn hỗn láo, và có lẽ ông bà cũng đang đói, không
giúp đỡ được gì cho lũ cháu nội. Có khi đói quá, nửa đêm, nó gào lớn, kêu tên
ông bà nhạc gia ra mà bêu rếu: “Ông bà Trang ơi, cháu nội ông bà đang chết đói
đây. Ông bà ăn lấy một mình, lòng dạ nào mà nhìn lũ cháu nội chết đói đây!” Bên
trong, ông Trang ghé miệng qua song cửa “Suỵt! suỵt! Mi có câm cái miệng lại
không? Tau ra đánh cho chết cả đám bây chừ!” Nó thách đố ông, gào to thêm giữa
đêm khuya vắng. Ông bà xấu hổ với xóm làng, im lặng chịu thua.
Anh Phú ngày xưa
ghét và chống Mỹ, chạy vô bưng. Bây giờ về lại Huế, miệng thì vẫn ca ngợi cách
mạng, hoan hô Bác Đảng, nhưng mặt thì buồn tênh, tái mét. Anh cũng đói. ‘Cách mạng’
cũng chỉ cho phong cho anh cái chức vụ quèn, chạy cờ, vô thưởng vô phạt. Họ còn
nghi ngờ anh được Mỹ Ngụy gài vào bưng nữa.
Một buổi sáng
Hoàng gặp Lê là bạn cũ, Lê cho biết mấy năm nay không cho lũ con đến trường nữa,
vì không muốn chúng học những điều gian dối, láo khoét, học căm thù, học nhỏ
nhen ti tiện. Không đi học, thì chúng khỏi tiêm nhiễm những hư hỏng, xấu xa của
bọn người rừng thượng cổ đó. Phần Lê, thì giả vờ nửa tỉnh nửa điên, ngày ngày đứng
trước cửa nhà chửi đổng, kêu ‘chú’ ông Trời ra mà thoá mạ, cũng còn kiêng kỵ,
chưa dám kêu ‘bác’ ông trời, sợ chúng quy chụp phạm húy.
Hoàng hỏi
thăm anh Thiên, người anh lớn của Lê, trước đây là thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến,
mới biết anh đã cùng đồng đội ngồi quanh, rút chốt lựu đạn tự sát tập thể trong
cuộc lui quân hỗn loạn vì lệnh lạc bất nhất ngày đó.
Thằng Tiến, bạn
cùng lớp với Hoàng ngày xưa, nó hiền như con gái, có ông bố vợ đi tập kết ra Bắc
từ 1954 trở về. Ông nắm giữ một chức vụ quan trọng gì đó trong ‘thành ủy’ Bình
Trị Thiên. Ông đã nhờ đồng chí ngụy tạo cho anh con rể một giấy chứng nhận, là
‘cơ sở’ tức ‘cách mạng’ nằm vùng. Tiến được cất nhắc lên làm giám đốc một công
ty sản xuất. Nhờ đó, mà Tiến ôm hết tiền bạc của công ty nhà nước, mua thuyền
vượt biên cùng với gia đình hai cô em vợ. Ông bố vợ bị kiểm điểm, mất chức,
nhưng ông không buồn. Khi nào người ta cũng thấy ông cười cười như đang có chuyện
gì vui. Thiên hạ xì xào ông đã ‘hy sinh đời bố, củng cố đời con’
Một hôm, vợ Hoàng
thầm thì: “Không lẽ mình chịu sống mãi cuộc đời áp bức đen tối không thấy ánh
tương lai nầy sao? Phải làm cái gì chứ! Anh biết không, chị Hương có gặp anh
Phong trên xe lửa. Anh ấy bảo là đang cùng bạn bè chiến đấu ‘phục quốc’ ở rừng
Tây nguyên. Anh đang đi chiêu mộ bạn bè đồng chí hướng. Trước đây, bằng lòng
buông súng đầu hàng, vì nghĩ mấy mươi năm chiến tranh, dân chúng đã khổ lắm rồi,
hy vọng thanh bình, dù cho chế độ nào, nhân dân cũng sẽ đỡ khổ hơn. Nhưng không
ngờ, hết chiến tranh, còn đói khổ hơn gấp nhiều lần. Chúng cai trị hà khắc, xía
vào từng đời sống riêng tư, muốn kiểm soát chặt chẽ cả tư tưởng, ý nghĩ, sinh
hoạt thường ngày. Chính họ đã bắt buộc chúng ta cầm súng đứng dậy, để cởi ách
nô lệ nầy. Anh có muốn tham gia không, em bằng lòng để anh đi.”
Nghe mà Hoàng sợ lạnh
cả người, và thấy xấu hổ với vợ. Hoàng ấp úng: “Anh sợ quá! Trước đây, chúng ta
có cả triệu tinh binh, mà chỉ vì Mỹ thôi viện trợ, hết đạn dược, nên đành chịu
thua. Bọn chúng, có cả mấy chục nước trong khối cộng sản tiếp tế, viện trợ
không ngưng nghỉ. Chúng ta lấy gì mà chống lại?”
Thu nghiêm mặt: “Lấy gì để chống lại? Chúng ta lấy lòng dân để giành lại
đời sống tự do. Trước đây, nhân dân cả hai miền Nam Bắc đều bị chúng lừa bịp
ngon ơ. Dân Nam thì chưa hiểu rõ cộng sản là cái quái gì, dân Bắc thì bị nhồi
nhét tuyên truyền dối trá. Nay mọi người đều hiểu biết, biết rõ. Lòng dân là ý
trời. Nếu có kẻ anh hùng dựng cờ lên tiếng, thì muôn người sẽ về theo như sóng
dậy. Lịch sử đã chứng minh từ xưa đến nay, khắp Âu, Á, khi bị bạo quyền cai trị,
thì ban đầu, cũng chỉ năm ba người dựng cờ khởi nghĩa, mà đi đến thành công.”
Buổi nói chuyện với
vợ hôm đó, làm Hoàng vừa lo nghĩ, vừa sợ hãi, vừa phấn khởi, vừa xấu hổ cho bản
thân, những tình cảm đối nghịch nầy làm anh phát bệnh, sụm luôn mấy ngày.
Thu biết chồng
không có đủ can đảm và dũng khí để làm đại sự. Cô thúc dục Hoàng: “Nếu không
làm được gì cho đất nước, thì phải làm cho riêng mình, cho gia đình. Sống trong
chế độ nầy, con người trở thành hèn nhát, nhỏ nhen, ti tiện, dối trá. Phải tìm
đường thoát. Không còn lối nào khác.”
Sáu tháng sau,
Hoàng xin giấy phép của công an, đưa vợ con về vùng kinh tế mới Cà Mau. Rồi leo
lên thuyền ra khơi đi tìm tự do. Khi thuyền bị chết máy, lênh đênh trên biển
nhiều ngày. Đói, khát, hết hy vọng sống sót, nhưng Thu vẫn cương quyết nói:
“Thà chết trên đường đi tìm tự do, còn hơn là sống với bọn gian ác khốn cùng
đó.”
Khi được định cư
trên quê người, trong hai mươi mấy năm liên tiếp, Thu đã chắt chiu từng đồng,
mua quà gởi về, chia xẻ cho các bạn bè cũ trong xóm, mua gạo cho con cái họ đỡ
đói trong thời buổi điên khùng đó.
Tháng 5 năm 2015,
kỷ niệm bốn mươi năm đau buồn ‘mất nước’, các cô bạn ngày xưa trong xóm cũ nội
thành, nay đều đã thành ‘mệ’, họp nhau tại quận Cam để chung vui hàn huyên. Các
bà nầy đa số đi theo chồng qua Mỹ theo chương trình tù nhân chiến tranh, một số
khác đã vượt biển, một số nhỏ, được gia đình bảo lãnh. Bà nào cũng con cháu đầy
đàn. Nhắc lại thời xưa, mà bà nào cũng nước mắt còn rưng rưng. /.
Tràm Cà Mau
Saturday, February 1, 2025
Nhắn Gửi Bạn Già - Khuyết Danh
Hỡi các bạn già của tôi
ơi!
Đừng có tủi thân,
hoặc trách đời
Thời gian, năm, tháng,
qua nhanh lắm
Hãy sống từng giây phút
tuyệt vời.
Bao năm lăn lóc, cũng đủ
rồi
Bôn ba thời vận, sống nổi
trôi
Nhục vinh, sướng khổ, đều
có cả
Giờ chỉ mình ta, với đất
trời.
Cuộc đời là thế đó bạn ơi
Có trách, có than, cũng
đã rồi
Chỉ gây mâu thuẫn, thêm
buồn khổ
Chẳng ích lợi chi, lúc
cuối đời.
Buông bỏ hết đi, cất làm
gì
Để hồn thư thả, lúc ra đi
Tiền bạc, lo âu, giờ vô
nghĩa
Hận thù, xung đột, chẳng
ích chi.
Thời gian còn lại, có là bao
Hãy cố vui lên, chớ u sầu
Thực hiện những gì mình
mơ ước
Để đừng hối tiếc, lúc lìa
nhau.
Sức khoẻ, là niềm
vui lúc tuổi già
Là liều thuốc bổ, chẳng
gì qua
Tình thương, tha thứ là
sức mạnh
Hạnh phúc, bình an, đến mọi nhà!
Khuyết Danh
Lan Man Phở Ngày Tết, Từ Quê Nhà Tới Bolsa - Vũ Đình Trọng
Phở bây giờ khác xưa nhiều lắm, kể cả cách bài trí. Một tô phở Flavor ở Garden Grove (California) với cách bài trí mới. (Hình: Vũ Đình Trọng)
Những ngày Tết Nguyên Đán, ít ai nhắc đến phở.
Ngay cả trên mâm cúng mời ông bà về ăn Tết, người ta cũng không cúng phở, mà
cúng miến lòng gà, bún măng khô giò heo, hay canh bóng (da heo) nấu với su hào…
Tại sao thế nhỉ?
Nhắc đến phở lại nhớ cụ Vũ Bằng. Trong cuốn
“Miếng ngon Hà Nội,” cụ Bằng tả mùi phở “thơm điếc mũi” như thế này:
“… phở với một hạng người, không còn là một
món ăn nữa, mà là một thứ nghiện, như nghiện thuốc lào, thuốc lá, trà tươi, thuốc
phiện. Ngay từ ở đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như
mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để
vào trong chùa rồi lại ra chùa ngoài. Ta tiến lại gần một cửa hàng bán phở: Thật
là cả một bài trí nên thơ.
Qua lần cửa kính ta đã thấy gì? Một bó hành
hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi
và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có… Người bán hàng đứng
thái bánh, thái thịt luôn tay, thỉnh thoảng lại mở nắp một cái thùng sắt ra để
lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những
người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh
Tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu.”
Hấp dẫn thế, nhưng vẫn không dễ mời khách
vào. Theo cụ Vũ Bằng, hồi xưa người sành ăn phở khó tính lắm, chẳng khi nào họ
vào một quán phở mà không điều tra trước cho rõ ngọn ngành. Ý cụ như thế này:
“Bởi vì những người sành ăn đó, thường không
tin gì cho lắm ở những hàng phở mở cửa hàng. Người ta bảo rằng phần nhiều những
hàng phở mở hiệu như thế, nước dùng không được ngọt, hoặc có ngọt là cái ngọt của
mì chính, chứ không phải là cái ngọt của xương bò, ấy là chưa nói rằng lại còn
cửa hiệu phở quá vụng về muốn có nước dùng ngọt lại cho đường vào nữa. Ăn phải
một bát phở như thế, không những tiếc tiền, mà lại còn thấy phí phạm cả cái
công ăn, đến sinh ra lợm giọng, bực mình là khác.
Vì thế, người ăn phở muốn cho thật đúng cung
cách, phải thăm dò, phải điều tra, phải thí nghiệm kỹ càng rồi mới ăn, mà một
khi đã chịu giọng rồi, ta có thể tin chắc rằng người đó sẽ là một người khách
trung thành,…”
Ăn phở Hà thành phải… tê tê đầu lưỡi
Thời của cụ Vũ Bằng đã qua lâu lắm rồi. Nhớ lại
chỉ thấy tiếc cho một thời phong lưu, lịch sự. Giờ thì cũng có nhiều người Hà
thành “sành ăn phở” lắm, nhưng sành theo kiểu thời đại.
Có thể do người sành ăn phở kiểu mới ngày
càng nhiều, nên quán phở ở Hà Nội mọc ra như nấm. Có tiệm trưng hẳn cái bảng hiệu
to đùng “phở gia truyền ba đời” để lôi kéo thực khách. Nếu không tìm được “bí
kíp gia truyền” thì họ trưng ra cái bảng “phở đệ nhất Hà thành.” Bên trong
quán, ở chỗ dễ nhìn nhất, họ treo tấm bảng chứng nhận màu vàng chóe rõ to của một
cái hội ất ơ nào đó, như một lời khẳng định thương hiệu “đệ nhất.”
Nghe nói tấm bảng kiểu ấy bán đầy ở phố Hàng
Mã, giá chừng triệu bạc ông Hồ.
Cho dù là “phở gia truyền ba đời” hay “phở đệ
nhất Hà thành” thì những quán này có một đặc điểm chung là trên bàn lúc nào
cũng có một lọ, hay một bát mì chính (bột ngọt) đầy. Như một thói quen, trước
khi bưng phở ra cho khách, người hầu bàn múc vội hai thìa mì chính cho vào bát;
khách nhận phở, tiếp tục múc thêm vài thìa mì chính nữa dù chưa đụng đũa, đụng
thìa xem nước dùng hôm ấy mặn nhạt ra sao.
Cho mì chính vào bát phở có thể hiểu như một
“nghi lễ bắt buộc” của “tín đồ” phở ở Hà Nội ngày nay, cho dù họ ăn ở tiệm sang
cả, hay ngồi bệt ở hàng quán bình dân.
Ăn phở phải tê tê đầu lưỡi mới đúng điệu!
Họ ăn như thể mì chính là thứ tạo ra hương vị
phở Bắc, chứ không phải những thứ bỏ vào nồi nước dùng. Tôi cam đoan rằng, một
bát nước dùng nấu với cốt phở bò công nghiệp, và một bát nước dùng nấu với
xương bò ninh nửa ngày, đều có vị như nhau khi bỏ vào mỗi bát hai, ba thìa mì chính.
Bát nào cũng tạo ra cảm giác tê tê đầu lưỡi, thế thì ninh xương bò làm gì cho mệt!
Cũng có thể đó là lý do khiến Hà thành có nhiều
tiệm phở đến thế. Chủ quán phở chỉ cần mì chính là tạo nên một nồi phở “gia
truyền”!
Ăn phở Sài Gòn phải trút đầy tương vào tô
mới hợp khẩu vị
Cách ăn phở ở Hà Nội như thế xem ra cũng buồn,
nhìn vào miền Nam, cách ăn phở… buồn không kém.
Ở hải ngoại, những người “bảy tám bó” (70-80
tuổi) khi về Sài Gòn, họ muốn thưởng thức lại hương vị tô phở miền Nam trước
năm 1975 lắm. Năm mươi năm xa xứ rồi, hương vị tô phở Tàu Bay, phở Dậu, phở
Hòa, phở Quyền,… thỉnh thoảng cứ quay về trong nỗi nhớ quê.
Giờ nói cho vuông là các cụ chẳng bao giờ tìm
lại được đâu. Chẳng phải vì người nấu phở ngày xưa đã mất, không truyền lại được
cho con cháu, mà vì khẩu vị của người trong nước đã khác. Những quán phở ngày xưa
nếu còn mở cửa cũng phải thay đổi cách nấu cho phù hợp, nói chi đến những quán
phở mở sau này, cái sự nêm nếm của họ cũng lạ lắm.
Mà ngay cách ăn cũng lạ.
Lần về Sài Gòn mới đây, tôi được một lão bạn
chở đi ăn phở. Đó là một quán hai tầng khá sang trọng, đèn điện sáng choang.
Lão bạn nói phở ở đây “chuẩn vị Bắc” làm tôi ngạc nhiên về trình độ sành ăn của
lão bạn người Nam này.
Người phục vụ bưng ra hai tô phở đặc biệt, nước
dùng sóng sánh “liếm nhẹ” hai ngón cái của anh ta, khiến tôi rùng mình, no
ngang.
Lão bạn nhìn thấy nhưng cũng tỉnh bơ nói:
“Chuyện thường thôi, khi nào hắn nhúng cả bàn tay vào hẵng nói!”
Đến phần chuẩn bị thêm rau giá, gia vị vào tô
phở mới kinh hoàng. Lão bạn húp một chút nước dùng như thử độ mặn nhạt ra sao,
rồi tấm tắc khen: “Nước dùng ngọt lắm. Ăn đi bạn!”, xong lão cho rau thơm, giá
trụng vào, rồi trút gần như nửa lọ tương đen, tương đỏ vào tô phở, trộn đều cho
đến khi nước dùng biến thành một thứ nước màu nâu nâu, đỏ đỏ, mới ăn.
Điều bình thường là trong quán, không ít người
ăn theo kiểu đó.
Sau này tôi hỏi lão, lão trả lời tỉnh rụi:
“Tao quen ăn như thế rồi. Mày nhớ hồi thời bao cấp, nhà nước bán phở theo tem
phiếu không? Tô phở ngày ấy mà không cho tương đen, tương đỏ vào thì chẳng bao
giờ ăn được, vì nó có vị gì đâu. Ăn riết rồi quen, giờ không cho hai thứ tương
này vào phở, tao không ăn được.”
Câu trả lời của lão bạn già phần nào cho tôi
hiểu ở miền Bắc cũng bị bát phở mậu dịch ám ảnh từ năm 1954 tới giờ, nếu không
nêm thêm mì chính vào, bát phở sẽ chẳng có vị gì cả.
Những người sành ăn phở năm cũ, giờ chỉ biết
khóc ròng!
Hai tô phở tại Sài Gòn. Tô bên trái giá 100,000 VNĐ ở một tiệm sang trọng trên đường Pasteur, tô bên phải giá 40,000 VNĐ ở một tiệm bình dân quận Phú Nhuận. Nếu trút tương đỏ, tương đen vào hai tô, thì “chất lượng” như nhau. Còn nếu múc vào hai tô đó vài thìa mì chính thì chẳng biết tô nào “ngọt” hơn! (Hình: Vũ Đình Trọng)
Bolsa cũng mất dần hương vị xưa
Có thể nói ông Nguyễn Văn Cảnh (người Thái
Bình, di cư vào Nam năm 1954), là một trong những người mở tiệm phở sớm nhất ở
Bolsa (sau này được gọi là khu Little Saigon, Westminster, California).
Trước khi mở tiệm phở Nguyễn Huệ, ông Cảnh có
một trang trại nuôi gà vịt và một tiệm bán gà vịt sống, nên bạn bè thường gọi
ông là Cảnh Vịt. Tiệm phở Nguyễn Huệ được mở vào khoảng năm 1977, mau chóng trở
thành nơi hội tụ của những người bạn lưu vong, họ đến đó ăn tô phở hương vị Bắc,
uống ly cà phê phin, rồi bàn chuyện… hồi xưa.
Ngoài phở bò, phở gà, ông Cảnh còn có nhiều
món bắc trứ danh khác, như giả cầy, bún ốc giả ba ba, bún dọc mùng, cơm phần
gia đình với món thịt luộc chấm mắm tôm, trứng chiên thịt bằm,… Trong đó món giả
cầy và ốc giả ba ba, theo tôi là “vô địch thiên hạ,” vì “chuẩn vị Bắc”!
Rồi Bolsa có thêm phở Hòa, phở Tàu Bay – Lý
Thái Tổ, phở Quang Trung, phở Đa Kao… Có cả một số tiệm phở số như phở 54 (chắc
chủ nhân là dân Bắc di cư), phở 79 (mở tiệm năm 1979), phở 86 (mở tiệm năm
1986),… Sau này nhạc sĩ Tuấn Khanh dùng tên ca khúc “Hoa soan bên thềm cũ” của
ông mở tiệm phở ở thành phố Garden Grove. Đây có thể nói là tên tiệm phở dài nhất
từ trước cho tới nay. Tên tiệm lại có mùi hoa soan chứ không có mùi bò.
Một lão huynh, tuổi cũng hơn tám bó, nói hồi
đó ổng thường ghé phở Nguyễn Huệ vì đó là nơi gặp gỡ của những người lính lưu
vong, và cả giới văn nghệ sĩ, truyền thông miền Nam năm xưa.
Ở phở Nguyễn Huệ, người ta có thể bắt gặp nhà
văn Mai Thảo, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, nhà thơ Du Tử Lê, nhà báo Ngọc Hoài
Phương, nhà văn Nhật Tiến,… Đó là những người sành ăn. Họ lui tới thường xuyên
một quán nào đó có nghĩa là đồ ăn ở đó phải ngon, hợp khẩu vị.
Tiệm phở Nguyễn Huệ hồi còn mở cửa. (Hình: Vũ Đình Trọng)
“Bạn bè là một chuyện, nhưng thức ăn không
ngon, chắc chẳng ai đến lần thứ hai,” lão huynh râu bạc nói. “Hồi đó tiệm phở đếm
trên đầu ngón tay, mỗi tiệm đều có khách ruột của mình. Điều này chứng tỏ họ có
bí quyết nấu nước dùng, và cách làm bò riêng, không giống ai.”
Trong những tiệm phở hồi đó, có một tiệm
cũng… không giống ai chút nào, là tiệm phở Tàu Bay – Lý Thái Tổ. Đây là tiệm phở
duy nhất nước dùng không có mùi hồi, một thứ gia vị không thể thiếu trong nồi
phở.
Lạ một điều là khách đến ủng hộ lại khá đông.
Lạ hơn nữa là rất nhiều người đến phở Tàu Bay nhưng không ăn phở, mà lại gọi
món bánh cuốn tráng tay. Ngày nay, tiệm vẫn mở cửa, và người ta thường rủ nhau
đi phở Tàu Bay để ăn bánh cuốn, là chuyện thường!
Tiệm phở Nguyễn Huệ thì không may mắn như tiệm
phở Tàu Bay. Sau hơn 40 năm lăn lộn trong nghề nấu phở, ông Cảnh buộc phải đóng
cửa tiệm vì giá thuê mặt bằng ngày càng cao, và nhất là, nhưng người thích ăn
phở ông nấu, cứ khuất bóng dần.
Mới đây nhà hàng Song Long, một trong số ít
nơi hội tụ giới văn nghệ sĩ miền Nam thích món ăn nấu theo kiểu Pháp, cũng đóng
cửa. Một số nhà hàng khác mang phong cách ẩm thực cũ âm thầm đóng cửa, cho thấy
hương vị miền Nam xưa không còn được lớp thực khách mới ưa chuộng.
Quan niệm “sành ăn” của giới trẻ khác xa thế
hệ đầu tiên đặt chân đến vùng đất này, chưa kể lớp người định cư mới vì lý do
kinh tế ngày càng đông. Chính lớp người này sẽ quyết định phở phải nấu như thế
nào cho phù hợp với đám đông? Ăn phở như thế nào mới đúng “kiểu”?…
Nói Bolsa đang mất dần hương vị xưa, nghe thì
đau lòng, nhưng thực tế là vậy!
Trong khi Bolsa mất dần hương vị xưa thì phở ở
Little Saigon vẫn mọc lên như nấm. Không những thế, ngay cả khu sinh hoạt, mua
bán của cộng đồng người Mễ, người Hàn, và cả khu buôn bán của người bản xứ cũng
xuất hiện những tiệm phở sang trọng.
Một lão bạn sau khi ăn thử cả chục tiệm phở nấu
theo kiểu Mễ, kiểu Hàn và kiểu Mỹ, nói với tôi mùi vị chúng cứ na ná nhau, “bỏ
bánh phở vào thì gọi là phở, bỏ mì vào gọi là mì cũng được.” Lão lại còn cho rằng,
“tớ nghi là có tiệm phở dùng cốt bò, cốt gà nấu nước dùng chứ không ninh xương.
Tiệm phở gì mà sáng sớm gọi một tô xí quách, chủ tiệm trả lời ‘hết rồi’ thì đủ
hiểu họ nấu bằng gì.”
Món phở Bắc vượt vĩ tuyến 17 vào Nam năm
1954, sau đó “vượt biên” qua Mỹ năm 1975, giờ đây tiếp tục vươn tầm ra thế giới,
rồi lại “vượt biên giới” ra khỏi cộng đồng người Việt chinh phục cộng đồng Mễ,
Mỹ, Hàn,… Thế thì đòi hỏi nó phải có hương vị xưa là điều không thể.
Chỉ tội cho mấy lão già lưu vong giờ chỉ biết
ngồi bó gối mơ về nơi xa xăm, rồi kể chuyện “hồi đó…”
Góc cà phê buổi sáng tại phở Nguyễn Huệ, điểm hẹn của
những người còn nặng lòng với quê hương đã mất. Người bên phải là ông chủ tiệm
Nguyễn Văn Cảnh. (Hình: Vũ Đình Trọng)
Phở thì dính gì đến Tết?
Ngày Tết ít ai nhắc đến phở, vì nó không phải
đồ để cúng mời ông bà ông vải về ăn Tết. Nếu để ý bạn sẽ thấy trên mâm cúng
ngày Tết xưa nay, chẳng ai cúng phở bò, phở gà gì cả. Trong khi đó một số món
nước như miến lòng gà, canh bóng (da heo), măng khô hầm giò heo,… giỗ Tết nào cũng
có.
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng, tại sao lúc
sinh tiền, ông nội, ông ngoại, ông cố thích món phở Bắc lắm mà sao ngày giỗ,
ngày Tết chẳng ai cúng phở cho mấy ông về ăn?
Tôi đoán rằng câu trả lời nằm ở chỗ mấy bà. Hồi
xưa cỗ bàn giỗ Tết do mấy bà nấu cả, các ông có đời nào đụng đến. Có lần lão bạn
tôi nói với bà vợ già có hơn 50 năm nấu cỗ giỗ tết nhà ông, rằng: “Bao giờ tôi
chết, thỉnh thoảng bà nhớ cúng cho tôi món phở tái nạm gầu gân nhé. Chắc ở dưới
đó tôi thèm lắm!”
Lão kể, bà vợ vừa nghe xong, liếc mắt một
phát bén ngót, rồi trả lời làm lão tắt luôn đốm lửa lòng đang chực cháy: “Xuống
dưới rồi mà ông vẫn còn ‘thèm phở’ hả? Có thèm thì báo mộng cho con gà nào đó
cúng cho mà ăn!”
Có thể đó là lý do chính mấy bà không bao giờ
cúng phở. Thế nên lão bạn khuyên ông nào có thèm phở thì cứ cố ăn cho nhiều,
cho đã thèm, chứ mai mốt xuống âm tào địa phủ thì mùi phở cũng không có mà ngửi.
Nghĩ lại, phở có tội tình gì đâu! Tội là của
mấy lão chán cơm đấy chứ, làm cho mấy âm hồn “tín đồ phở” thứ thiệt ở dưới âm
ty, không được hưởng chút hương hoa của phở, ngay cả trong ba ngày Tết.
Vũ Đình Trọng