Monday, January 13, 2025

Lê Thị Thanh Lâm - Tưởng Năng Tiến

 

Trong lúc ông Tô Lâm đang ồn ào “giống trống lệnh” (phòng chống lãng phí) thì nhà báo & nhà văn Lưu Trọng Văn nhỏ nhẹ tâm sự: “Nhà lý luận Nhị Lê nói với gã … cái mà chúng ta đang lãng phí gây ra tổn thất lớn nhất chính là lãng phí niềm tin.”

Bộ thiệt vậy sao?

Sao các nhà (nhà báo, nhà lý luận, nhà văn .. ) lại cứ cố nói vớt vát (và nói lấy được) như vậy cà? Có còn ai tin tưởng tí gì vào cái chế độ hiện hành đâu mà lại đặt vấn đề lãng nhách và lãng xẹt, vậy Trời?

Quý vị có thể quên, chứ quần chúng thì không! Sự việc vẫn còn sờ sờ ra đó, và đã hết chuyện hồi nào đâu mà sao họ lại nhanh quên đến thế:

Giữa thế kỷ trước, đã có bao nhiêu người dân Việt hốt hoảng bỏ hết ruộng vườn, làng mạc, mồ mả tổ tiên tất tả đi di cư từ Bắc vào Nam lánh nạn. Đến cuối thế kỷ, có thêm bao nhiêu triệu người khác nữa, hớt ha/hớt hải đâm xầm ra biển để tìm tự do? Bao nhiêu kẻ đã chết đói, chết khát (chết chìm, chết đắm, chết đuối, chết trôi…) thi thể nổi lều bều trên Biển Đông suốt mấy thập niên liền? 

Bẩy mươi năm sau, nếu tính từ 1954, vào hôm 5 tháng 7 năm 2024, thông tín viên Cao Nguyên (RFA) lại vừa tường thuật:

“Hiện tại có gần 6,000 người Việt đã luồn lách qua những cánh rừng, những hoang mạc đầy bất trắc gần biên giới đường bộ Mexico để leo rào vào Mỹ một cách bất hợp pháp. Họ đánh cược tài sản, tuổi thanh xuân và cả tính mạng của mình với hy vọng mơ hồ rằng sẽ định cư tại xứ cờ hoa.”

Nói chi đến xứ “cờ hoa,” biết bao thanh niên thiếu nữ Việt Nam đã “đánh cược tài sản lẫn tuổi thanh xuân” trong những chiếc xe tải bít bùng mà chắc chắn là không kẻ nào biết là mình sẽ phiêu lưu đến đâu, nếu còn sống sót. Đâu cũng được miễn là không phải trở lại quê hương đất nước khốn khổ của mình thôi. Liệu có còn chút lòng tin nào nơi mà ngay cả những cái cột đèn cũng sẽ bỏ đi (nếu chúng có chân) mà quý vị lo chuyện “lãng phí?”

Lắm vị thức giả rất hay quên (hay nhất định không chịu nhớ) chớ đám thường dân thì không. Ngoài việc ghi nhận mọi nỗi cùng cực/đắng cay của những đám nạn nhân tập thể (như vừa kể) chúng tôi cũng không quên vô số những mảnh đời nhỏ nhoi và mọi điều bất hạnh, bất công, bất chính đang xẩy ra cho họ.

Nhân vật chính trong câu chuyện hôm nay có tên là Lê Thị Thanh Lâm (L.T.T.L)  phu nhân của nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng Bùi Tuấn Lâm, người đã bị bắt giam vì đã giễu nhại cảnh “ăn bò dát vàng” của Bộ Trưởng Công An – Tô Lâm.

Ngày 25 tháng 5 năm 2023, ông bị kết án 5 năm 6 tháng tù giam và bốn năm quản chế trong khi vợ con và thân nhân bị hành hung thô bạo, ngay trước cổng tòa án. Cũng hôm đó, L.T.T.L còn bị “bắt cóc” về đồn công an, và nhân viên an ninh thành phố Đà Nẵng chỉ tay vào mặt bà, và nói: “Tao sẽ không để cho mẹ con mày được yên.”

Tất cả các cơ quan “chức năng” đã giữ đúng lời. Họ chưa bao giờ “để mẹ con được yên” từ đó đến nay.

Ngày 13 tháng 10 năm 2023, L.T.T.L cho biết:

Trại Giam Đà Nẵng ngăn cản không cho mẹ con tôi thăm gặp Bùi Tuấn Lâm?

Đã 2 tháng trôi qua, gia đình tôi vẫn chưa được thăm gặp ba của bọn trẻ.

-Trong tháng 9, không có cuộc gặp nào vì họ nói chồng tôi bị kỷ luật.

-Tháng 10, họ đồng ý cho thăm gặp lại nên đã nhận đơn từ ngày 2/10. Nhưng đến nay không giải quyết. Cán bộ trại giam nhận đơn của tôi đến hôm nay đã chặn luôn số điện thoại của tôi. Phó giám thị thì nói không nhận được đơn trình báo. Tất cả các phòng ban và cán bộ đều đùn đẩy qua lại cuộc thăm gặp này…

(Hình: tác giả cung cấp)

Mấy tháng sau, hôm 18 tháng 2 năm 2024, nhà báo Tuấn Khanh còn cho biết thêm:

Kể từ khi ông Bùi Tuấn Lâm đi tù, quán bún bò Ba Cô Gái nổi tiếng của gia đình cũng bị đóng cửa theo, chấm dứt phương thức sinh sống cuối cùng của gia đình. Bà Lâm chỉ còn cách buôn bán hàng online để tìm chút tiền lời nuôi con và đi thăm nuôi chồng. Phía công an hiểu rõ khó khăn của gia đình, và dựng một kế hoạch để đánh triệt đường sinh sống của người mẹ có ba đứa con nhỏ…

Mới đây, vào đầu Tháng Hai, bà Lâm nhận được một đơn mua hàng online của một người nói là sẽ đến tận nhà để nhận chứ không cần phải gửi. Bà đồng ý và đợi người đến lấy hàng, nhưng không hề biết đó là một cái bẫy của công an nhằm để kết tội bà mua bán trái phép.

Đúng hẹn, người gài bẫy của công an đến nhận hàng, thì lập tức cả chục người của chính quyền ập đến kiểm tra, lập biên bản và thu giữ “tang vật vi phạm,” mà tất cả chỉ là những hũ rong biển, mít sấy, vài chai xì dầu và ít lon sữa đặc. Họ bao vây bắt bà Lâm nhận tội bàn hàng gian gần bốn tiếng đồng hồ, ép ký vào biên bản.

Kẻ mua hàng chạy mất, cũng như khoá số điện thoại. Câu chuyện được kể lại, khiến ai cũng hiểu đây là một cái bẫy quá ấu trĩ.

Câu chuyện kế tiếp thì hoàn toàn không “ấu trĩ” tí nào và nghiêm trọng hơn nhiều, theo lời kể của chính nạn nhân, vào hôm 04 tháng 12 năm 2024:

“Cách đây tầm hơn 2 tháng, an ninh PA88 của thành phố Đà Nẵng đã vào tận trại Xuân Lộc Đồng Nai để gặp chồng tôi. Mặc dù chồng tôi đang thụ án và chẳng có gì cần phải làm việc với an ninh Đà Nẵng nữa. Chồng tôi có thể từ chối cuộc gặp, nhưng anh muốn nghe xem là họ sẽ nói gì với mình.

Cuộc gặp diễn ra giữa ba bên, 2 an ninh Đà Nẵng, cán bộ trại giam Xuân Lộc và chồng tôi. Tất cả cũng phải trên dưới 10 người, một con số chứng kiến khá đông… hai anh an ninh Đà Nẵng đặc biệt quan tâm tới công việc buôn bán của tôi, thậm chí tôi còn không biết họ ‘quan tâm’ hay đang hăm dọa khi nói rằng tôi đi giao nhận hàng coi chừng xui xui bị xe đụng…”

Khi ông Tô Lâm còn làm bộ trưởng công an thì L.T.T.L bị đe dọa (“không để cho mẹ con mày được yên”) đến khi ông ấy lên ngôi tổng bí thư thì lời đe dọa này có nguy cơ sẽ biến thành hiện thực: “đi giao hàng coi chừng xe đụng”!

Lịch sử cổ kim, có lẽ, chưa bao giờ có một chính thể nào mà hèn hạ, ác độc, ti tiểu và ti tiện đến như thế cả. Đó là một chế độ bất nhân và đó cũng chính là điểm nghẽn (của điểm nghẽn) mà cái nhà nước vô nhân tính hiện hành vô phương tháo gỡ!


Tưởng năng Tiến

Sunday, January 12, 2025

Hà Nội Mười Hai Mùa Hoa Nở - Nguyễn Duy Phước

Không Cho Phép Mình Quên - Nguyễn Khánh Vũ

Một bài viết đáng để các bậc cha mẹ nên chia sẻ lại để cho con cháu sinh ra sau 75, nhất là những bé sinh ra trên đất Mỹ.

(Đây là lời của một chị thành viên muốn giấu tên, nhờ ban quản trị đăng bài này)

KHÔNG CHO PHÉP MÌNH QUÊN

nguyễn Khánh Vũ.

Tôi tên Nguyễn Khánh Vũ, kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona. Đã tham gia với bài "Nước Mỹ và tôi" vào năm đầu tiên, và mới nhất là bài "Nước Mỹ và vợ tôi".. . .

Nhiều người cho rằng chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm rồi, vả lại Việt cộng cũng thay đổi rồi, sao lại chống? Với tôi, những bài học, những kinh nghiệm thương đau mà thế hệ Cha Anh đã có với Việt cộng nhắc tôi phải cảnh giác luôn luôn.

Bài học số 1: Việt cộng giết người Quốc gia ngay trong thời kỳ phôi thai kháng Pháp, đánh Nhật, vì Việt cộng muốn cướp quyền lãnh đạo đất nước, để có thể toàn quyền làm tay sai cho cộng sản quốc tế trước kia, và nay cho quan thầy Trung cộng.

Bài học số 2: Trong những kỳ cải cách ruộng đất, Việt cộng đã giết biết bao người dân vô tội, giết ngay cảnhững người mà có lẽ chẳng bao lâu trước đó đã hào phóng bỏ ra vàng, tiền của đóng góp trong các cuộc quyên góp cho Việt cộng.

Bài học số 3: Ký kết ngưng bắn với Việt cộng chưa ráo mực thì Hồ Chí Minh xua ngay quân giết hàng ngàn đồng bào miền Nam vô tội trong Tết Mậu Thân.

Bài học số 4: Việt cộng xé ngay bản hòa đàm Paris mà chúng chỉ vừa ký.

Bài học số 5: Trường học Cai Lậy, nơi bao trẻ thơ đang ê a bên trang sách, sao lại là mục tiêu pháo kích của Việt cộng? Sao Việt cộng lại nhẫn tâm bắn vào hàng ngàn đồng bào vô tội đang trốn chạy "giải phóng quân" trên đại lộ kinh hoàng?

Bài học số 6: "Nhà nước thông báo để nhân dân đừng tin vào các tin đồn thất thiệt. Nhà nước sẽ không đổi tiền". Và việc đổi tiền, thực chất là một cuộc ăn cướp tài sản của người dân miền Nam, được tiến hành chỉ một ngày sau đó. Đây là một nhóm thổ phỉ cai trị, chứ không phải là một nhà nước pháp trị. 500 đồng tiền Việt Namcộng hòa đổi lấy 1 đồng tiền Hồ. Việt cộng có cái gì để mà đổi?

Bài học số 7:

- "Ngày mai em sẽ chở các con đến đây thăm anh", Mẹ tôi bịn rịn chia tay Ba tôi sau khi chở Ba tôi đến địa điểm tập trung "cải tạo".

- "Em về ráng lo cho Thầy Mẹ và các con. Đêm nay chắc chắn anh sẽ bị đem đi nơi khác. Và em cũng đừng mong anh sẽ về sau 10 ngày", Ba tôi căn dặn.

- "Nhưng… cách mạng thông báo tập trung 10 ngày mà", Mẹ tôi trả lời.

Ôi thương thay cho người dân hiền lành, thật thà đất nước tôi. Và chắc đâu đó ở Hà nội, đã có một nhóm người ngồi cười khoái trá.

Trên đây là một ít trong số những bài học "cơ bản" mà tôi luôn tự nhắc mình và "không bao giờ cho phép mình quên."

Có nhiều người cho rằng Việt cộng đã thay đổi rồi. Với tôi, Việt cộng chỉ là một loài tắc kè dỏm và hạ cấp. Nó thay đổi màu để tồn tại, để tiếp tục lừa bịp, che đậy cái bản chất bất biến của chúng là tàn ác và đê hèn. Với những người cùng một dòng máu Việt thì chúng chẳng chừa một hành vi bẩn thỉu nào, nhưng với kẻ thù phương Bắc, kẻ thù mà ngàn năm trước cha ông ta đã chỉ mặt đặt tên, thì chúng lại quì gối. Khi đọc bản tin Giang Trạch Dân vào tắm ở Đà nẵng, rồi vào Saigon gặp mặt hoa kiều Chợ Lớn, sau đó mới bay ra Hà nội đểgặp bọn đàn em ở Ba Đình, lòng tôi sôi sục căm hờn, tủi nhục. Với cái thằng Tàu phù này, Việt Nam xem chừng chỉ là cái ao làng của nó. Khi đọc bản tin thấy đám du khách Trung cộng phất cờ, đón đuốc thế vận trên đường phố Saigon trong khi những người dân Việt bị cô lập, bị đẩy ra xa, tôi biết rằng tôi vẫn còn sáng suốt. Tôi vẫn thấy rõ cái tồi tệ, xấu xí của Việt cộng dù đang được che đậy dưới một cái áo màu mè bên ngoài của một con tắc kè. Việt cộng đã thay đổi?


Tôi may mắn có một người cha sáng suốt với những phân tích sắc bén, thuyết phục. Ông luôn là người đầu tiên tôi tìm đến để tham khảo và hỏi ý kiến khi nghe hoặc đọc thấy những biến động nào trong xã hội. Là một cựu quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ở tuổi ngoài 70, ông vẫn canh cánh trong lòng chuyện vận mạng đất nước. "Muốn chống cộng mình phải hoặc là có tiền hoặc là có quyền", Ba tôi nói. Và trong tình thếkhông có cả hai, ông vẫn chống cộng theo cách riêng. Ông hun đúc tinh thần yêu nước cho con cháu trong gia đình qua các câu chuyện kể, qua những nhận định tình hình, nhắc nhở con cháu tỉnh táo trước những mưu chước của Việt cộng. Ông nhắc con cháu dành chút thời gian thắp một nén nhang, đặt một ít hoa, nơi đài chiếnsĩ Việt-Mỹ nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong. Ông cố gắng đến với các cuộc biểu tình nghiêm túc trong cộng đồng. "Mình đến dù không làm được gì nhưng mình phải đến để thể hiện chính kiến của mình, đồng thời động viên anh em", Ông thường nói như vậy. Ông đến với các buổi ra mắt sách có liên quan đến lịch sử, đến quân đội và luôn ủng hộ mua sách từ những đồng tiền ít ỏi Ông nhận được hàng tháng. Tôi được nghe rất nhiều lần từnhững người bạn của Ông, từ sơ giao đến thân tình, "Mỗi lần gặp anh, tôi hiểu ra nhiều vấn đề quá".


Tôi luôn cố gắng theo Ba tôi tham gia các cuộc biểu tình nghiêm túc trong cộng đồng. Tôi phụ giúp giảng dạy Việt ngữ cho các em nhỏ với hy vọng góp một bàn tay phá vỡ cái nghị quyết 36 mà Việt cộng đã và đang cốgắng thực hiện tại hải ngoại qua sách báo, qua các chương trình ca nhạc của chúng. Tôi tranh thủ giờ ăn trưatrong công ty, để viết bài và tham gia tranh luận trên các diễn đàn với cố gắng "giành dân, lấn đất" với Việt cộng trên mạng điện toán. Tôi luôn mua băng gốc các chương trình ca nhạc, các tài liệu lịch sử để ủng hộ các trung tâm, các cơ sở có đường hướng chống Cộng rõ ràng. Tôi cố gắng giải thích cho các con tôi khi chúng thắc mắc về lá cờ máu chúng thấy trong sách báo.

Bạn bè tôi, có người cho tôi chống cộng cực đoan. Là người Việt nên tôi vẫn nhớ Ông Bà ngày xưa có dạy "một câu nhịn, chín câu lành". Tôi cũng cho mình là một người Công giáo kiên định và vâng phục. Chúa tôi có dạy rằng "Nếu có kẻ tát con má bên phải, con hãy đưa má bên trái cho kẻ đó tát".

Kính thưa Ông Bà,

Việt cộng ngày xưa đày Ba con nơi rừng sâu, chỉ thả về khi Ba con khập khễng trên đôi nạng gỗ với một bệnh án sống thêm được vài tháng là hết. Mấy chị em con bị xếp vào hàng cuối cùng trong xã hội vì "trúng" đủ mọi "tiêu chuẩn" của Việt cộng, dân Bắc di cư-đạo Công giáo-con Ngụy quân Ngụy quyền. Ngày xưa Việt cộng gọi chúng con là đĩ điếm bám chân đế quốc thì nay là "khúc ruột ngàn dặm", một khúc ruột mà hàng năm có thểgửi về trong nước gần 10 tỉ tiền đế quốc. Bao nhiêu đồng bào nghèo lê lết sống bên Cambodia hay còn kẹt lạiở Philippines, bao nhiêu công nhân làm tôi mọi khắp nơi, bao nhiêu cô gái bán thân khắp vùng Đông Nam Á, thìsao không là "khúc ruột"?

Trước, Việt cộng giết dân miền Bắc trong "cải cách ruộng đất", chôn sống dân miền Trung trong Mậu Thân, đày đọa, thủ tiêu quân cán chính miền Nam sau ngày "giải phóng", nay Việt cộng lại tiếp tục cướp đất của bao người dân thấp cổ, bé miệng, tiếp tục tàn phá quê hương, phá bỏ đạo đức làm người. Người dân đã chẳng những "một nhịn", mà trăm ngàn "nhịn", mà "lành" vẫn không thấy.

Ông Bà kính,

làm sao có "lành" với quỷ?

Lạy Chúa,

Việt cộng đánh đồng bào con thê thảm trong "cải cách ruộng đất". Việt cộng chôn sống đồng bào con trong Tết Mậu Thân. Việt cộng đánh gia đình con và biết bao gia đình miền Nam tan nát sau "ngày giải phóng". Việt cộng đẩy đồng bào con ra biển Đông và hàng ngàn người đã bỏ mình, đã ô nhục, nhơ nhớp dưới tay hải tặc. NayViệt cộng tiếp tục đánh phá các cộng đồng hải ngoại, nơi chúng con đang xây dựng lại cuộc sống mới cho thếhệ mai sau.

Lạy Chúa,

chẳng những cả hai má chúng con đã để cho Việt cộng tát, mà toàn thân, lục phủ ngũ tạng cũng tang thương. Thì nay xin Chúa cho con theo câu "có lúc con phải hiền như con trừu, có khi con phải khôn ngoan như con rắn". Tôi có cực đoan không khi tôi chống Cộng hay Việt cộng đã thay đổi chăng?

Tôi sẽ còn chống cộng ngay cả khi Việt cộng không còn trên quê hương tôi. Ngày quê hương thanh bình, tôi sẽ về lại vùng quê Mỹ Tho hiền hòa, mở một ngôi trường dạy học cho các em nhỏ. Và lồng trong những bài học Việt văn, toán học, tôi chắc chắn sẽ kể cho các em nghe những tội ác của Việt cộng, nhắc cho các em những kinh nghiệm thương đau của cha ông, với một hy vọng các em sẽ không bao giờ để cái chủ nghĩa quái thai này xuất hiện một lần nữa trên đất nước thân yêu dưới bất kỳ hình thức nào.

Tôi viết bài này trong niềm tưởng nhớ người Chú, người Cậu, những sĩ quan anh dũng của quân lực Việt Nam cộng hòa hy sinh trong cuộc chiến, những đứa em và bà con xa gần chết trên biển Đông, vì lý tưởng tự do.


NGUYỄN KHÁNH VŨ

Saturday, January 11, 2025

Quên Âu Lo Và Vui Đón Mừng Xuân Mới Cùng Ca Khúc “ĐÓN XUÂN” Cùa Nhạc Sĩ Phạm Đình Chương - Youtube Phan Ngọc Thuận

Lầm To

 

Trên xa lộ liên bang 10 , một xe police hú còi và chặn lại một chiếc xe Chevrolet đen . Anh tài xế quay kiếng xe xuống, từ tốn hỏi : 

- Có chuyện gì hở ông cảnh sát .

Ông police mỉm cười và nói : 

- Không có gì amigos ! Từ nãy tôi đã quan sát cách thức ông chạy xe, rất là cẩn thận. Đầu năm mới sở cảnh sát có treo giải thưởng 5000 đô cho ai chạy xe cẩn thận nhất. Và tôi nghĩ rằng ông được trúng giải . Nhân tiện tôi hỏi ông định làm gì với số tiền này ?

Anh tài xế có làn da ngăm ngăm , hớn hở cười tươi :

- Dạ , em định qua bên Los Angeles rồi thi lấy bằng lái xe . 

Một bà ngồi kế bên , có lẽ là vợ hắn , nói xen vào :

- Thầy đừng nghe lời nó nói , nó say xỉn nói bậy bạ . 

Bên băng ghế đằng sau có tiếng nói vọng lên :

- Đã nói mấy cha rồi . Đừng có dùng xe bị ăn cắp mà lái mà .


Ông police chưa kịp bấm máy walky- talky, nghe vài tiếng dọng cốp đằng sau xe đùng đùng :

- Ê tụi bay ! Qua biên giới tới El Paso chưa ? 


From: Kim Duncan

Ôn Ơi! - Đoàn Xuân Thu

Bún Nước Lèo Sóc Trăng (Hình internet)

Nằm ở cửa Nam sông Hậu, vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam, Sóc Trăng giáp với Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang và Bạc Liêu. Sóc Trăng có bờ biển dài khoảng 72 km giáp với Biển Đông. Có Cửa Ba Động nơi tui xuống thuyền vượt biên ngày cũ.

Tên Sóc Trăng, thời VNCH là tỉnh Ba Xuyên, xuất phát từ tiếng Khmer ‘Srok Khleang’, có nghĩa là ‘vùng đất của kho bạc’ hoặc ‘nơi chứa bạc’. Tôi nghĩ Sóc Trăng là cái sóc trù phú nhờ đất giồng ven biển do phù sa sông Hậu tràn bờ bồi đắp cả ngàn năm. Miệt Sóc Trăng dân cuốc khoai nhiều lắm. Trên đất giồng, mình trồng khoai lang.

Dân Sóc Trăng có người Việt, người Miên và người Tiều. Người Miên, còn gọi là người Khmer, là sắc dân thiểu số, ít người khi so với người Việt. Người Miên sống tập trung trong nhiều phum sóc ở Sóc Trăng. “Phum” trong tiếng Khmer có nghĩa là ‘vườn’, tương đương với xóm, thôn, ấp của người Việt, gồm một số gia đình có bà con với nhau. Mỗi phum thường có hàng rào tre xanh bao quanh và có cổng phum. Sóc thì nhiều phum, tương đương với làng hoặc xã của người Việt. Mỗi sóc thường có một hoặc nhiều ngôi chùa Miên. Các ngôi chùa Khmer (wat) đẹp và cổ kính như chùa Dơi, chùa Đất Sét và chùa Phật Nằm, theo hệ phái Phật giáo Nam tông.

Người Miên ở Sóc Trăng nói tiếng Khmer. Tiếng Khmer có nguồn gốc từ chữ Pallava của Ấn Độ, là ngôn ngữ đa âm và tượng thanh, nghĩa là mỗi ký tự đại diện cho một âm thanh cụ thể. Tiếng Khmer có một lượng lớn từ vay mượn từ tiếng Phạn và tiếng Pali, do ảnh hưởng của Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ngoài ra, tiếng Khmer cũng có nhiều từ vay mượn từ tiếng Pháp do thời kỳ thuộc địa. Tiếng Khmer có nhiều phương ngữ khác nhau, như phương ngữ Phnom Penh, thủ đô của Campuchia; phương ngữ Battambang, vùng tây bắc Campuchia; và phương ngữ Khmer Krom. Từ “Krom” có nghĩa là ‘dưới’, thường chỉ những người Khmer sống ở phía nam của Campuchia, tức là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Đua ghe trong Lễ hội Ok Om Bok 


Về Kế Sách, Sóc Trăng, tôi biết người Miên có Lễ hội Ok Om Bok (Lễ cúng trăng), Lễ hội Chol Chnam Thmay (Tết Khmer) và Lễ hội Đôn-ta (Lễ cúng ông bà).

Người Miên thích cờ bạc, chơi bầu cua cá cọp; tin dị đoan, xin số đề mà huyện đề là một ông người Tiều lủm hết.

Người Khmer đi ‘tu phước’ là đi chùa đọc kinh, lạy Phật, cúng dường cho các sư sãi, ôm bình bát, không đi khất thực, bố thí cho những người nghèo.

Người Miên không địa táng hoặc thổ táng (thổ là đất), đem chôn dưới đất như người Việt. Người Miên theo phong tục hỏa táng (hỏa là lửa) nên bị chọc quê là “dân chết đốt”. Nghe vậy họ giận mình lắm nhe!

Tui biết tiếng Việt chịu ảnh hưởng tiếng Miên như: Con nít khỉ khọn bị kêu là thằng cốt đột, thằng khỉ. “Bon ơi! Tâu na? Tâu tâm tức, tâu xa, tâu phất xạ, tâu phất cà phê ôn ơi” (Anh ơi! Hôm nay đi đâu? Đi tắm xong thì đi chợ nhậu, đi uống cà phê, em ơi.)

Vàm nơi một con rạch đổ vào một con sông. Bưng vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. “Trắng da vì bởi má cưng. Đen da vì bởi lội bưng vớt bèo.” Biền bãi lầy ở ven sông rạch, nước thì ngập.

Xoài đông ken giữa mùa, nhiều trái. Củ co mọc hoang vùng đồng nước, có lá và cọng giống như bông súng nhưng nhỏ hơn. Củ co nhỏ, thường chỉ bằng ngón chân cái người lớn, với vỏ ngoài màu đen và xù xì. Khi nấu chín, củ co có vị bùi và dẻo, vị hơi đắng tương tự như khoai môn, khoai cao. Người dân thường móc củ co để ăn độn với cơm hoặc nấu cháo. Ca dao có câu: “Củ co, bông súng, rau tràng. Chờ đôi năm nữa cho nàng lớn khôn. Em muốn về Mỹ Hội mà bà nội không cho. Bắt vào Đồng Tháp, ăn bông súng với củ co thấu trời. Đói lòng đi móc củ co. Thấy em hết gạo anh cho một nồi. Rồi hỏi anh có nhớ Bảy Ngàn. Củ co ăn với củ bàng thế cơm?”

Múa Rom Vong, của người Khmer ở Kế Sách, Sóc Trăng

Tui ăn dưa điên điển làm bằng bông điên điển, màu vàng, mọc nhiều ở vùng đất bưng, chấm thịt kho, cá kho…

Sau tháng Tư năm 1975 định mệnh, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh từ Sài Gòn phải phiêu dạt về Cần Thơ kiếm sống. Ông có viết bài hát “Chiếc Áo Bà Ba” nổi tiếng: “Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm, thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh. Nón lá đội nghiêng, tóc dài con nước đổ. Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời. Nhớ chiếc xuồng xưa năm nào trên bến cũ. Thương lắm câu hò kêu gọi khách sang sông. Áo trắng xuồng đưa mắt cười em khẽ gọi. Người thương ơi em vẫn đợi chờ…”

“Đẹp quá quê hương hôm nay đẹp vô ngần. Về Sóc Trăng một ngày, nghe ca điệu lâm thôn. Đàn én chao nghiêng, xôn xao mùa lúa chín. Về bến Ninh Kiều, thấy nàng đợi người yêu…”

(Mấy câu này, ông Nhật Trường hô khẩu hiệu của VC. Hô xong, ông tìm cách vọt qua Mỹ mất tiêu luôn. Tôi bèn bắt chước nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, một đi không trở lại.)

Bài “Chiếc áo bà ba” của ông làm tôi nhớ điệu lâm thôn, còn được gọi là múa Rom Vong, của người Khmer ở Kế Sách, Sóc Trăng. Người con gái Khmer tôi yêu, mặc “sarong,” một mảnh vải dài, thường có hoa văn và màu sắc sặc sỡ, được quấn quanh cơ thể từ eo xuống chân. Em dắt tôi đi theo vòng tròn. Những động tác của em uyển chuyển và nhịp nhàng, trong khi hai tay tôi cứng ngắc như hai khúc củi. Tôi quơ quơ đuổi muỗi, làm em cười khanh khách.

Rồi VC, Cái Văn Quạ, tức Năm Quạ, từ bưng biền lội ra; Hai Tịch từ xã Kế An đi cẳng không, vì nhỏ lớn chưa hề mang giày hay dép lội vào chợ Kế Sách. Sự ngu dốt của chúng biến tình tôi thành tình mộng. Vì thời cuộc, tôi xa em từ độ ấy.

Quê người, tôi vẫn nhớ quê mình. Tôi nhớ Sóc Trăng, nhớ Kế Sách, nhớ em yêu còn kẹt lại bên kia biển, bên kia trời lận đận. Em ơi, anh yêu em lắm: (oun aoy, bong srolanh oun nas). Em ơi, anh nhớ em lắm: (oun aoy, bong neuk oun nas). Quê người nghĩ xót thân lưu lạc! “Mè ơi!” Má ơi! Hu hu!


Đoàn Xuân Thu

Nụ Cười Đầu Năm Mới - Sương Lam


Bắt đầu năm mới 2025 người viết thích viết về nụ cười để cho vui vẻ cả năm, Bạn nhé.

Người viết được bạn bè cõi ảo và cõi thật thương mến tặng cho “nick name” là  “Sương Lam Smile” vì tính ưa cười và tính thích viết chữ Smile trên các email (điện thư) hay trong  bài viết của tôi. 

Úi chào!  Với cái tính ưa cười của tôi, nếu cụ Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) còn sống thế nào người viết cũng bị cụ rầy cho một trận vì cụ rất nghiêm khắc khi nói về “Xét Tật Mình” trong bài viết “Gì Cũng Cười” của cụ như sau:

Gì cũng cười

An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười.  Người takhen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, quấy cũng hì.  Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang.

Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền.  Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò phường chèo hết thảy, không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phảinhăn mày nghĩ ngợi

(Nguồn: trích trong Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển-Gì cũng cười của Nguyễn Văn Vĩnh)

Nhưng … những năm sau này thiên hạ thường khuyếnkhích “Hãy cho nhau nụ cười” vì những ích lợi về sức khỏe, tình cảm, tâm linh.

Bây giờ chúng ta bắt đầu tìm hiểu những cái hay lạ của nụ cười cho vui.

1- Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ

(Dân trí) - Hãy xem nụ cười mang lại cho chủ nhân của nó điều gì, dưới lăng kính của các nhà khoa học?

Theo quan điểm của các nhà tâm lý học, cười là một kiểu thư giãn, nó giúp cho tinh thần sảng khoái. Cười là một phương thuốc chống lại các bệnh tâm lý nhưstress, buồn phiền… Hài hước và nụ cười là những vũ khí đánh tan nhưng đau khổtinh thần và giúp chúng ta tự bảo vệ. Cười là một quá trình tự bảo vệ: một kiểuchạy trốn khỏi những buồn phiền, lo âu

Trên thực tế, nụ cười không chỉ mang lại hiệu quả về tâm lý mà còn mang lại nhiềuhiệu quả về sinh lý. Khi chúng ta cười, cơ hoành chịu những tác động cơ và giãn liên tục. Hoạt động này giúp cho toàn cơ thể phải tăng tốc, giống như tập thể dục:phổi, vùng bụng dưới và hệ thống tim mạch.

Tập thể dục hay còn gọi là mát xa bên trong cơ thể giúp cho chúng ta cảm thấythoải mái và thư giãn sau khi cười. Nói một cách tổng thể, cười giúp chúng ta giảm tải cho cơ bắp và loại bỏ những căng thẳng, bực tức. Nghiên cứu mới nhất củatrường ĐH Maryland - Baltimore (Mỹ) đã chỉ ra rằng cười có tác dụng phòng tránhcác bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh nhồi máu cơ tim.

Tuy nhiên, những tác dụng mà nụ cười mang lại cho chúng ta còn đang gây ra nhiềutranh cãi, nhưng không thể phủ nhận rằng nụ cười tốt cho tâm lý cũng như sứckhỏe. Ngoài ra, cười giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm đẹp, con người gầngũi nhau hơn.

Đừng tiếc rẻ nụ cười của mình, hãy tặng nó cho tất cả người thân, bạn bè, đồngnghiệp của bạn và cả những người bạn mới gặp lần đầu.

QuỳnhAnh

Theo Santé

(nguồn:dantri.com.vn)


2-Yếu Tố Của Nụ Cười

Trong tiếng Anh “Smile” có nghĩa là nụ cười; bạn có biết nụ cười được tạo nên từ nhữngyếu tố nào?

Sweet:ngọt ngào.

Marvellous:tuyệt diệu.

- Immenselylikeable: khả ái.

- Loving:đáng yêu

- Extraspecial: ngoại biệt 

Nụ cười tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại làmón quà vô giá mà tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho loài người. Chúng ta sẽ sốngthế nào khi không biết cười? Chúng ta sẽ biểu lộ sự vui mừng bằng cách nào nếukhông có nụ cười?

Nụ cười có thể xua tan mọi đau buồn, hàn gắn mọi vếtthương, làm dịu đi nỗi cô đơn và quan trọng hơn hết là mang mọi người đến gầnnhau hơn... Nụ cười là thứ tài sản quý giá mà không phải ai cũng dễ dàng có đượcnếu chẳng chịu mở rộng lòng mình để đón nhận nó... Hãy tạo cho mình nụ cười bằngnhững việc làm có ý nghĩa, bạn sẽ thấy cuộc đời này tuyệt diệu biết chừng nào!

Bạn có thể làm cho bản thân mình trở thành một con người mới: Buổi sáng thức dậy mỉm cười, mỉm cười bước ra khỏi nhà, mỉm cười khi gặp gỡ người khác, khi làm việc mỉm cười, khi nghỉ ngơi cũng mỉm cười - tất cả điều này là một thói quen tốt.


3-10 lý do để mỉm cười:


- Mỉm cười đẹp hơn cái nhíu mày của chúng ta.

- Mỉm cười làm chúng ta vui vẻ thêm.

- Mỉm cười khiến ngày tháng chúng ta đã và sắp điqua trở nên có ý nghĩa.

- Mỉm cười giúp ích đối với việc kết bạn.

- Mỉm cười biểu thị sự thân thiện, dễ gần.

- Mỉm cười tạo nên một ấn tượng tốt cho người khác.

- Mỉm cười với người khác, người khác cũng sẽ mỉm cườivới bạn.

- Nếu bạn mỉm cười thì bạn càng trở nên tự tin vàthu hút hơn.

- Nụ cười của bạn sẽ làm giảm bớt sự lo lắng của ngườikhác.

- Một nụ cười có thể giúp bạn có tình yêu đích thực.

 (nguồn: Sưu Tầm trên internet)

Vậy thì chúng ta cũng nên hãy cho nhau nụ cười để  cùng sống vui sống khỏe bạn nhé mà không sợ cụ Nguyễn văn Vĩnh rầy nữa vì bác sĩ và nhiều người khuyên nên cười mà lị.  Mừng quá!Smile!

Đầu năm mới 2025, chúng ta sẽ thấy nụ cười vui mừng của những người thực hiện xe hoa ‘Hành trình Mơ ước’ của người gốc Việt cho Diễn hành Hoa Hồng ở Cali.

Xin mời  xem những hình ảnh đẹp của quý bạn tham gia trong việc thực hiện xe hoa này qua các link dưới đây:

1-Trang trí xe hoa ‘Hành trình Mơ ước’ của người gốc Việt cho Diễn hành Hoa hồng


(22) Trang trí xe hoa ‘Hành trình Mơ ước’ của người gốc Việt cho Diễn hành Hoa hồng 2025 |VOA Tiếng Việt - YouTube

VOATiếng Việt 

https://www.youtube.com/watch?v=39dATX7W5H0&list=PL0Xd6_vQV82LgozythzW2IB_t7ZZQGd-V&index=5

  2-Cà Phê Sáng P1 (01-02-2025) Xehoa Việt Nam đoạt giải Grand Marshal Award trong Rose Parade 2025

Little Saigon TV Official

 https://www.youtube.com/watch?v=tnznHUqr3gY


( Nguồn: sưu tầm trên internet)

Chúc quý bạn có nhiều sức khỏe,thân tâm an lạc, sống vui từng ngày trong hiện tại với duyên nghiệp của mìnhnhé. 

 Người giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn

SươngLam

 

(Tài liệu vàhình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN 744- ORTB1775-1-8-2025


Sương Lam

Website: www.suonglamportland.wordpress.com

http://www.youtube.com/user/suonglam

https://www.pinterest.com/suonglamt/

Đêm Trăng Thanh Tịnh - Minh Lương

Teacher And Soldier (Thầy Giáo Và Lính Chiến) - Người Phương Nam

 

Bài đăng lại. Mời quý vị nào chưa đọc thì xin mời đọc.


******

Hồi mới qua Úc đi học ESL (English for Second Language), trong một buổi thực tập đàm thọai, cô giáo đặt ra một câu hỏi cho các học viên gồm dân tị nạn và một số người di dân từ những quốc gia khác:

- Quốc gia của anh chị có những nghề gì thông dụng? 

Ai cũng tự hào kể ra vài ngành nghề riêng của xứ họ. Riêng tới nhóm tị nạn Việt Nam, một anh trong nhóm chua xót đáp rằng :
        - Xứ sở của chúng tôi chỉ có hai nghề tiêu biểu là teacher  and soldier. Không dạy học thì đi lính. Bởi vì đất nước chúng tôi là một đất nước bất hạnh, giặc giã triền miên từ đời này qua đời nọ, thanh niên trai tráng đều phải đi đánh giặc, không có cơ hội để phát triển nước nhà. Là con dân, chúng tôi được sinh ra và lớn lên với trách nhiệm chiến đấu bảo vệ non sông, đem an vui no ấm cho dân lành. Những người làm nghề giáo là những người có bổn phận dạy cho chúng tôi biết về lịch sử nước nhà, lòng ái quốc, tình dân tộc, nghĩa đồng bào anh em. Vậy mà trớ trêu thay, chúng tôi lại phải đánh nhau với đồng bào của chúng tôi vì bất đồng chính kiến, hai chủ nghĩa không đội trời chung. Tuổi trẻ của chúng tôi hàng hàng lớp lớp phải chịu hy sinh oan uổng cho một cuộc chiến phi lý, vô ích để rồi cuối cùng bị cưỡng bức quy hàng một cách tức tưởi oan khiên.
  
Từ ngàn xưa, ông cha chúng tôi đã phải trường kỳ chiến đấu đánh đuổi ngọai xâm giặc tàu phương bắc và thực dân phương tây. Nhưng dù giặc tàu hay giặc tây, chúng tôi vẫn trung thành với tổ quốc, một lòng trấn thủ, sống chết cũng ở lại với quê hương. Nhưng tới bây giờ thì chúng tôi đành chấp nhận bỏ cuộc, miền nam của chúng tôi đã thất thủ vì bị đồng minh phản bội, chúng tôi không còn cách nào hơn là bỏ nước ra đi. Không có giặc nào ghê gớm đáng sợ cho bằng giặc cộng sản, một thứ quỷ đội lốt người với chính sách độc tài đảng trị, phi nhân quyền và vô luật lệ. Chúng tôi không thể sống dưới một chế độ mà người dân không có chủ quyền, luôn bị đàn áp, tương lai đen tối mịt mù. Con cháu chúng tôi rồi sẽ ra sao trong một xã hội bất lương, lọc lừa xảo trá, vô liêm sỉ, vô nhân tính. Vì vậy, chúng tôi phải tìm đủ mọi cách để vượt thoát khỏi địa ngục trần gian với hy vọng có thể làm lại cuộc đời ở một xứ sở có tự do có nhân quyền. Và cũng từ đó, thuyền nhân tị nạn Việt Nam đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới.  

Rồi quay qua ông bạn ngồi kế bên, anh nói tiếp :
        - Ông bạn tôi đây là cựu giáo chức. Ông cũng đã từng đi lính đánh giặc một thời gian rồi được biệt phái trở về nghề nghiệp cũ. Còn tôi là cựu chiến binh đã cầm súng tới giờ phút cuối cùng. Hai chúng tôi là hai chứng nhân lịch sử hùng hồn, hai thành phần nòng cốt cụ thể đại diện cho mảnh quê hương rách nát khốn cùng của chúng tôi.

Tuy anh chưa nói rành tiếng Anh nhưng có hề gì! Đây là lớp học Anh ngữ, nói trật thì đã có cô giáo sửa cho. Cứ nói đi, nói được chữ nào hay chữ nấy, nói lên cho cả thế giới biết chân tướng của cộng sản là thế nào mà  ai nghe tới cũng tìm đường cao bay xa chạy,  cho tới cái cột đèn nếu biết đi cũng sẽ hàng hàng lớp lớp theo chân người bỏ nước ra đi! 

"Thượng đế hởi! Có thấu cho Việt Nam này?!
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài.
Từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn.
Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền.
Vì đất nước đang còn ưu phiền.
Còn tiếng khóc đi vào đêm trường triền miên"

(trích trong bản nhạc Đêm Nguyện Cầu của Lê Minh Bằng)

   Người Phương Nam

#336 - Lợi Ích Và Tác Hại Nghiêm Trọng Khi Thiếu Vitamin B12 Mọi Người Cần Biết - BS. Phạm Hiếu Liêm

Friday, January 10, 2025

Cuộc Sống Là Tiếng Vọng, Bạn Đem Lương Thiện Trao Người Khác, Cuối Cùng Sẽ Nhận Được Thiện Chí Từ Mọi Người

Cuộc sống là tiếng vọng, bạn đem lương thiện trao người khác, cuối cùng sẽ nhận được thiện chí từ mọi người


Lương thiện là bản tính của sinh mệnh con người, chúng ta làm người lương thiện, thì chính là đang quay trở về với chính mình. Vậy mới nói, hành thiện tích đức không bao giờ là thua thiệt…

Giúp người kỳ thực là giúp mình

Tuần trước, trợ lý của tôi ở trước của khu cư xá đã nhặt được số tiền 13 triệu đồng, sau nhiều công sức, đã tìm ra được chủ sở hữu của số tiền đó. Đương nhiên, điều tôi muốn nói hôm nay, không chỉ là chuyện này.

Một tuần sau, trợ lý của tôi nhận được thông báo đã vượt qua kỳ khảo thí, số điểm còn vượt quá 30 điểm. Tôi rất vui mừng cho cô ấy, cô gái xinh đẹp này, vài ngày trước nhặt được số tiền lớn như thế, lại đem trả lại cho người đánh mất, sáng nay, lại vui mừng báo tin cho tôi rằng đã vượt qua được kỳ khảo thí, đúng thật là người hiền đều có trời giúp, người lương thiện thì không sợ thiệt thòi.

Thế nhưng, cũng có người đặt ra nghi ngờ khi nghe tôi nói về chuyện này: “Chị Tô Tâm à, chị nói người tốt thì sẽ được phúc báo sao? Em không nghĩ như vậy đâu, nếu là như vậy thật, tại sao có rất nhiều người lương thiện, lại không được phúc báo nào, chị giải thích được không?”

Chuyện này, dùng vài câu đơn giản mà nói, khó có thể nói cho rõ ràng được. Bạn cho đi lương thiện, có lẽ sẽ không lập tức nhận được báo đáp, nhưng nhất định tại phương diện nào đó mà có thể được đền bù.

Mấy năm trước, tôi có phỏng vấn một doanh nhân địa phương, ông ấy đã dẫn tôi đi thăm công ty của mình. Đằng sau ký túc xá dành cho nhân viên, tôi phát hiện nơi đây có nuôi mấy con gà, trồng mấy luống rau, bên cạnh còn có một cặp vợ chồng già, đang ngồi khoan thai dưới bóng cây hóng mát.

Tôi cảm thấy khó hiểu, bèn hỏi vị doanh nhân: “Trong công ty của ông, sao lại có công nhân lớn tuổi như vậy?”.

Vị doanh nhân cười cười: “Đó là 2 vị trưởng bối của tôi, bọn họ không có con cái, nên ở tại nhà tôi dưỡng lão ấy mà”.

Tôi “À” một tiếng, lúc ấy cũng không có suy nghĩ nhiều. Về sau, có cơ hội gặp lại vị doanh nhân này, mới nghe được câu chuyện trước đây của ông ấy.

Nhiều năm trước, cha của chủ doanh nghiệp này, bởi vì làm ăn không tốt, mất việc trở về nhà. Ngoại trừ mấy gian phòng cũ, còn lại chẳng có thứ gì. Mỗi ngày, họ chỉ biết ăn uống cầm chừng, ăn bữa nay lo bữa mai. Cuối cùng, dù người mẹ của doanh nhân này đi khắp nơi vay mượn, cũng không mượn được dù chỉ một hạt gạo.

Buổi tối hôm đó, khi cả nhà đang u sầu, nghĩ đến ngày mai không biết đi đâu về đâu thì có một người hàng xóm tới gõ cửa, lưng vác theo một túi gạo, vội vàng đặt trước cửa rồi rời đi.

Cha mẹ của vị doanh nhân, nhìn theo bóng dáng của vị hàng xóm, cảm kích mà nói với các con: “Sau này các con có tiền đồ, nhất định phải báo đáp người ta, ân nhỏ còn không dám quên, huống chi đây là ân cứu mạng”.

Rất nhiều năm sau, đứa con của gia đình nọ đã trở thành một doanh nhân thành đạt, tài sản hàng trăm tỷ đồng. Ông trở về cố hương, nghe ngóng tin tức của người hàng xóm năm nào để báo đáp ân tình.

Gia đình hàng xóm kia giờ đã già, hai vợ chồng lại không có con cái, cuộc sống rất khó khăn. Vị doanh nhân liền bố trí một căn phòng tại khu nhà cho nhân viên, rồi đưa 2 vợ chồng già kia về đó phụng dưỡng.

Cuộc sống chính là một tiếng vọng lớn, bạn đem lương thiện trao cho người khác, cuối cùng sẽ nhận được thiện chí từ mọi người. Bất luận bạn tốt với ai, sau này bạn sẽ hiểu, đó thực ra là đối tốt với chính mình.

Hết thảy phúc điền, đều không ly khai khỏi cái tâm. Nội tâm nuôi dưỡng hạt giống thiện lương, thì một ngày nào đó sẽ đơm hoa kết quả.

Câu chuyện về đoàn khảo cổ học dưới đây sẽ cho bạn thêm góc nhìn về lương thiện.

Chuyện kể rằng sa mạc Sahara được mệnh danh là vùng đất chết, những người dấn thân vào hoang mạc đều không thoát được kiếp một đi không trở lại. Nhưng vào năm 1814, một đoàn khảo cổ đã xóa tan “lời nguyền” đó.

Thời đó, bất cứ nơi nào trên sa mạc cũng đều thấy xương người. Trưởng đoàn nhìn thấy thế không đành lòng thương cảm với những người đã bỏ mạng nơi đây. Ông đề nghị mọi người dừng lại, chọn những nơi đất cao để đào hố, sau đó đưa xương người xuống đó chôn và dùng thân cây hoặc đá để làm tạm một bia mộ đơn giản.

Tuy nhiên, xương người trong sa mạc quá nhiều nên việc chôn cất đã chiếm một khoảng thời gian lớn. Các thành viên trong đoàn oán trách “Chúng ta đến đây làm công tác nghiên cứu khảo cổ, đâu có phải đến đây để thu dọn xương người.”

Vị đội trưởng nói “Mỗi đống xương trắng đều từng là đồng nghiệp của chúng tachúng ta sao có thể nhẫn tâm nhìn họ phơi xương nơi hoang dã  này chứ?”

Một tuần sau đó, đoàn khảo cổ phát hiện được rất nhiều di chỉ của người cổ đại và những văn vật; những thứ này có thể gây chấn động trên toàn thế giới. Họ thu gom rồi chuẩn bị rời đi. Bão cát bỗng nổi lên, liên tục trong vài ngày liền không một ai có thể nhìn thấy mặt trời.

Tiếp theo la bàn cũng hỏng khiến đoàn khảo cổ hoàn toàn mất phương hướng, nước uống và lương thực cạn dần, họ đã hiểu ra vì sao các đồng nghiệp của họ không thể trở về.

Trong lúc nguy nan, vị trưởng đoàn đột nhiên nói “Đừng vội tuyệt vọng, khi đến đây, chúng ta đã đánh dấu đường rồi!”. Đó là những bia mộ họ dựng nên trong dọc đường đến đây. Và thế là họ men theo những bia mộ đó mà tìm được đường ra khỏi sa mạc.

Sau này, khi trả lời phỏng vấn của báo chí, các thành viên của đoàn khảo cổ đều cảm động nói rằng “Lương thiện đã giúp chúng tôi thoát khỏi sa mạc khi đó!”

Trong sa mạc mênh mông, sự lương thiện đã thôi thúc họ làm một việc vô cùng cao quý. Công việc đó vô tình là mở ra lối thoát duy nhất cho cả đoàn tìm được đường về.

Ai cũng mong bản thân được thuận buồm xuôi gió, bình an vui vẻ. Nhưng không phải ai cũng hiểu rằng số phận và vận may được tạo ra bởi sự tu dưỡng và phẩm hạnh của chính họ. Điều bạn nhận được bây giờ, chính là do cái tâm trước đây từng tạo; tương lai của bạn, đều là do tư tưởng của bạn ngay tại giây phút này. Những người hay làm việc thiện; cho dù có gặp phải khó khăn vất vả; cũng sẽ luôn được Thần Phật giúp đỡ và che chở.

 

Đăng Dũng

21/10/2024

Cuộc sống là tiếng vọng, bạn đem lương thiện trao người khác, cuối cùng sẽ nhận được thiện chí từ mọi người - Vạn Điều Hay