Sunday, August 24, 2014

Lời Bàn Về "NHÂN - QUẢ - NGHIỆP" Qua Chuyện Cô Vũ Nữ Cẩm Nhung Bị Tạt Acid Năm 1963 - Diệu Châu



Xét rằng bài này hữu ích cho nhiều gia đình, biết đâu cứu vãn được nhiều gia đình đang "rung rinh" như căn nhà sắp sập...  
Cứ nhìn thấy bà vợ "kè kè" mình thì biết mình "rất có giá", chớ "hó hé" mà đổ họa. Bởi vì "thương càng nhiều...thì hận càng nhiều" khi biết ra bấy lâu bản thân bị lừa dối. Đó là con dao 2 lưỡi, sung sướng bao nhiêu thì khi bị trừng phạt, sẽ lảnh tương đương.

Những nghiệp xấu hay tốt  mình tạo ra, không bao giờ mất, nó đi 1 vòng sẽ trở lại với mình. Cách hay nhất là tu, là chuyển hóa những tính xấu đã gây cho người khác là làm thêm điều thiện lành, phước báu. 
Một nắm muối sẽ làm chén nước rất mặn, nhưng cũng nắm muối này sẽ chẵng làm mặn được một hồ nước. Nắm muối là ác nghiệp, nước là thiện nghiệp, nước không bị mặn, tức nghiệp lành đủ nhiều để hóa giải nghiệp ác.

Lần chót đọc bài này vì cô vũ nữ Cẩm Nhung vừa qua đời, chấm dứt một tấn thảm kịch mà toàn dân miền nam thuở đó ai ai cũng giật mình khi nghe cô vũ nữ trẻ trung, xinh đẹp, nổi tiếng vì nhiều kẻ tung bao nhiêu tiền để được kề cận bên cô, lại phút chốc biến thành một người xấu xí đến đáng sợ, tật nguyền (mù lòa) và kéo dài kiếp sống của một  kẻ ăn xin hơn nửa thế kỷ qua!
Phù du, Vô thường là đó, Nhân Quả cũng ở đó...càng thấy đạo Phật đã nói đúng bấy lâu mà người ta thì như "điếc không sợ súng" cứ tưởng chuyện chỉ xảy ra với ai khác, chứ nào biết đâu rằng ai ai cũng là vai chính trong vở bi hài kịch đời vạn kiếp này.


Chúng sinh vừa "đáng thương" vừa "đáng trách" ở chỗ là VÔ MINH.
Đáng trách là khi vi phạm điều bất thiện, tham lam thì không hề áy náy, cứ làm càng, miễn thấy thỏa lòng ưa thích của mình; khi giận dữ thì làm thật ác để thỏa dạ mà không sợ hậu quả...vậy có chổ nào đáng được cảm thông?
Nhưng đáng thương ở chổ là do Vô Minh nên mọi việc chỉ muốn làm cho mình sướng nhưng rốt ra là làm chi cũng đang làm hại mình mà không hay biết, đến khi vỡ lẽ thì khổ sở đến thật đáng thương.
Nên có câu: "Bồ Tát sợ Nhân, chúng sanh sợ Quả" có nghĩa là từ đầu Bồ Tát đã sợ nên không làm bất cứ Nhân xấu, còn chúng sinh thì làm xả láng, khi Quả thê thảm xẫy ra lúc ấy mới biết sợ, đã quá trễ!

Trong câu chuyện này hay bất cứ câu chuyện nào có dính líu đến 3 người trong 1 cuộc tình đều đem đến đau thương và đổ nát nếu không có ít nhất 1 người biết dừng lại, lui ra cái quỹ đạo cột 3 người này thì chỉ có thể  chấm dứt bằng một sự việc thật đau lòng, không thể cứu vãn.

Đàn ông hầu hết là bay bướm , không cần yêu tha thiết, miễn họ có chút địa vị, có tiền của vun ra là sẽ được thỏa sex, sống yên lành thật là boring với họ, có hồi hộp mới có lý thú với họ thì phải? Cho dù họ là đàn ông không giàu có gì cho lắm, thì có  được bao nhiêu phần trăm đàn ông đàng hoàng tử tế?  Do vậy, có được 1 gia đình đề huề, không lộn xộn...( chưa chắc hạnh phúc hoàn toàn) là xem như là có phước lắm rồi.

Đàn bà bình thường thì chỉ muốn yêu 1 người và hy sinh tất cả để bảo vệ tình ấy cho riêng mình, chuyện này chưa có tội khi chưa đủ duyên, nhưng càng hy sinh thì càng thấy mất tất cả, không thể đứng vững 1 mình nếu có ai đó "rinh" đi mất ông chồng, cơn ghen khi nổi lên khó lòng khống chế nổi và như "ngọn lửa cháy thiêu cánh rừng công đức" trong phút chốc, hình phạt có tính hình sự mà họ tự cho là có quyền đổ lên tình địch thì quá sức tàn nhẫn mới vừa với "cái nư" của họ. Làm thế cũng không thể giữ được ông chồng vì chính ông ta cũng không biết có thể giữ được mạng của ông ta khi ở cận kề một "sư tử Hà Đông"Nên nói khi hết thương dễ biến thành thù hận. 

Trên thực tế còn có nhiều bà khi ghen còn thêm suy nghĩ rằng, chính "của quý" của ông chồng mới là thủ phạm chánh, nó làm cho ông ta thỏa dục vọng thì "thiến" quách nó đi là từ nay dứt hậu hoạn, bà "không hưởng thì đừng hòng ai được hưởng"! cho đó  là 1 cách trừng trị đích đáng cho các ông có máu phản bội.
Lúc giận, đặc biệt lúc ghen tuông, người ta luôn cảm thấy bị đau lắm, khổ sở vô cùng, khổ đến nỗi phải làm bất cứ cái gì đó để hủy diệt, tàn phá đổ nát, thương đau càng nhiều càng tốt cho người gây họ khổ thì mới xoa được cái đau đó. Nhưng mà, câu chuyện  như vậy có bao giờ chấm dứt êm xuôi, càng trả đủa trả thù, càng chất chồng oan oan tương báo,  càng tạo ác nghiệp thì cứ đi trong luân hồi mà trả mãi mãi.

Bản thân người vợ này cũng không muốn hậu quả khôn lường đến thế, nhưng "giận quá mất khôn" ắt xẫy ra khi mà tự biết mình không thể nào có bản lảnh giữ chân được người chồng. Mà rồi cũng mất tất cả, còn lại là cái nghiệp tàn ác này sẽ theo bà ta mãi mãi. 
Bà ta biết tu là còn chút phước để tìm về chánh đạo, dù sao thì cũng phải trả quả rất nhiều.

Còn cô tình nhân thì sao? lý ra nếu cuộc đời không có bất hạnh thì cô cũng như bao nhiêu người đàn bà khác.
Nếu cô không có nhan sắc, chắc là cô cũng sẽ trở thành những người nghèo khổ tìm sinh kế bằng các nghề lao động, nhưng đằng này, có nhan sắc, người ta cũng sẽ kéo níu, lèo lái đưa cô vào các nghề mua vui cho đàn ông. Tệ thì làm gái ăn sương, khá hơn 1 chút, biết nhảy thì làm vũ nữ....Với tuổi trẻ, sung thời thì đàn ông đến dập dìu, khi cao giá thì cứ làm cao, nên tiền vào như nước...thì xài cũng như nước, không hề nhớ nghĩ rằng khi hết thời, đói rách đang chờ...
"Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí" là thế, cái vô minh ban đầu của cô không hề biết lôi cuốn, rút rỉa tiền bạc của những đàn ông có vợ là biến thành tình địch không đội trời chung của nhiều "sư tử Hà Đông", cái nhan sắc ấy là bửu bối của cô thì họ sẽ hủy hoại nó là xong, vô minh kế là nếu cái nhan sắc thu hút ấy đã mất, ngay cả không còn có thể hành nghề vũ nữ kiếm ăn bình thường, nói chi tiền vô do đàn ông ái mộ chạy theo...mà lại hận đời, tự hại  đời bằng cách tự buông thả rơi vào nghiện ngập cho quên hiện tại.


Không có gì hại mình bằng chính mình còn tiếp tay kẻ khác hại mình, nghiện ngập tiền hết mau mà còn vướng vào nó như 1 thứ nô lệ. Đó là một chuổi Nhân Quả nối đuôi nhau.
Ở đây, ai đã lâm vào hoàn cảnh đau khổ này thật sự cũng không bảo đảm là còn có thể sáng suốt!
Trong đời,  có khi sự việc chưa từng xảy ra tệ như thế, cứ tưởng là tận cùng bằng số rồi, nhưng mà lúc đó không care thì càng tệ hại hơn, coi như chết là hết, nhưng khổ 1 nỗi là có khi muốn chết cũng không thể, bởi vì lúc đó mới phát giác ra mình rất "sợ chết", không đủ can đảm kết liểu đời mình, lắm khi lấy hết sức bình sanh làm 1 "nhát" cho xong, nào ngờ chết không được vì có khi có người cứu! thế là cái cảnh khốn cùng, đau khổ dây dưa đeo đẳng cho đến lúc "hết dầu, đèn mới tắt"!

VÔ MINH của con người là chấp cái ngã, từ cái ngã đó nó sinh ra nhiều thứ tham lam.
Đàn ông tham danh vọng, tiền tài, sắc đẹp...
Đàn bà tham tình, có nghĩa là tình yêu quan trọng bậc nhất với họ, họ sống cũng chỉ tìm tình, vun bồi nó gần như trọn đời...khao khát lúc nào cũng muốn mình được thương yêu nhất (hạng nhì không thể vui được!), muốn được yêu mãi mãi...ngay cả thề non hẹn biển đến kiếp sau càng "ưa" hơn...họ nào có biết nếu cái tình gọi là "True love" này ( mà ai cũng hằng khao khát và ca tụng) qua đến kiếp sau thì biết bao ngang trái đang chờ: 
* Tuổi tác vô cùng so le ( chồng già cúp bình thiếc, vợ trẻ như cháu nội/ngoại thấy rất thường; vợ như bà, chồng như cháu sau này cũng xảy ra không hiếm) .
* Thân phận nghề nghiệp trong xã hội so le đến độ bị mọi người cản trở, không thể chấp nhận được.
* Liên hệ máu mủ, ruột rà ai ai cũng chống đối.
* Thân phận liên hệ đến tôn giáo, tăng, ni, hay "cha" không thể có gia đình. 

Hãy nhìn trong xã hội sẽ thấy được mấy người tu vượt khỏi chuyện luyến ái, dục tình, nhất là sư giả thì càng kinh khủng hơn người thường, khi biết ra.
Còn biết bao thứ ngang trái, oái oăm đã xảy ra và làm nên biết bao 
đau khổ trong đời.
Chưa kể do có nhiều kiếp sống, một người hiền lành, chung thủy chỉ 1 vợ 1 chồng; nhưng sống qua vô lượng kiếp thì mỗi người sẽ có vô lượng người ( trừ đi 1 số cuộc tình lấy lệ, không sâu đậm) mà họ từng yêu thương hết lòng! Đó mới là nghiệp chướng, vì đang yên vui với người hiện tại, do duyên, bỗng lại hội ngộ với 1 người vợ/chồng mà kiếp nào đó mình yêu vô cùng, hợp rơ vô cùng và dính nhau bằng cái nợ mật thiết đã khiến lòng họ luôn vấn vương, không thể quên được hình bóng của họ, không thể escape được mà phải gắn liền lại để trả những nghiệp thiện hay bất thiện đã  gieo cho nhau. Thế là đau khổ xẫy ra, bên nghĩa của vợ/chồng hiện tại, bên tình sâu đậm của người vợ/chồng kiếp nào...bên nào nặng hơn?

Ở đây lý trí luôn thua tình cảm, vì tình hoạt động rất mạnh, chính tình làm người ta vui-buồn-khổ-sướng...nên rồi ra, cái khổ nó như 1 bóng ma luôn đeo đẳng con người, chả biết khi nào nó mang họa đến cho mình!
Cho nên tình cảm chớ ràng buộc vô cùng sâu đậm vào, chỉ vợ chồng con cái và quên vun bồi lòng nhân đạo nói riêng, lòng thương chúng sinh nói chung; sẽ dễ tạo xu hướng trong kiếp tới là cái ngã sẽ "rà" tìm lại những người mình từng yêu thương. 

Đặc tính này hiển lộ khi mình vừa thấy 1 người là có 1 cảm giác vô cùng thân thuộc với người này từ kiếp nào, thấy tánh tình, sở thích của mình và họ rất hạp nhau, và tự trong đáy sâu của con tim chỉ thấy đây là người duy nhất mình yêu thương, sẵn sàng cống hiến, tặng cho tất cả, không chút tính toán lợi hại (mà dưới mắt kẻ ngoại cuộc chỉ thấy đó là ngu si, khờ khạo, chứ họ không biết mãnh lực của nghiệp lực vô hình này ngoại trừ khi nào họ là người trong cuộc!)  miễn họ vui là mình được vui, miễn họ an lành là mình an lành, và chỉ với họ mới cảm thấy hạnh phúc (đó là hiện tượng Tiếng Sét Ái Tình). Đó là "cố nhân" của kiếp đã qua.
Hội ngộ lại cố nhân rất là hạnh phúc khi đó là thuận duyên, trai- tài gái- sắc, xứng- đôi vừa- lứa…nhưng nếu gặp các nghịch cảnh kể trên thì quả là nghiệp chướng, oan khiên.
   
Cho nên chỉ có 1 cách vượt ra khỏi oan trái, nghiệp chướng là TU, tu là tự mình giải thoát đi cái gọng kiềm của chấp ngã (nếu  tu xa hơn có thể giải thoát  ra khỏi vòng luân hồi). 
Chấp Ngã là tự yêu thương mình rất nhiều = tự ái, cần được yêu thương rất nhiều, tự cao, tự đại, tham lam, không thỏa lòng tham sanh ra sân hận, có nhiều tà kiến= ngã kiến nên rất chủ quan, không thể khách quan khi đụng đến ngã và ngã sở (cái thuộc về ngã, như vợ/chồng/con cái/nhà cửa/xe cộ/tôn giáo/quốc gia... nghĩ là của mình thì mình sẽ sống chết với ai khác khi kẻ khác dám đụng đến cái thuộc về của mình, thật ra không người nào là của người nào vĩnh viễn, họ chỉ thuộc về nhau khi còn duyên hợp, khi duyên tan thì hết)...mà phải mở rộng tình thương hạn cuộc ràng rịt với cái ta này thành 1 tình thương vô điều kiện bao la cho tha nhân thì sẽ giảm đi không biết bao nhiêu đau khổ trên cõi đời này.

Tu là chuyển sửa nghiệp xấu thành nghiệp tốt; làm điều tốt cho tha nhân và cũng không quên hồi hướng công đức cho tất cả thân quyến nhiều đời, hay những người mà ta đã nhận ơn, chưa dịp trả  để họ có thêm  phước báu tìm thấy chánh đạo hầu xóa bỏ nghiệp lực tìm đến nhau để trả vay, vay trả  nữa.

Tu là tự mình nhìn lại cái tâm (đó là cái tâm vọng mà bấy lâu mình cứ chạy theo tâm hư dối này), nhờ Phập pháp để quán xét, điều chỉnh, bỏ bớt tất cả những thứ rườm rà, dư thừa, tai hại...và phát huy cái nhìn khách quan, vô tư với một tấm lòng thương yêu vị tha, Từ Bi, Hỉ Xả....thì tâm sẽ trong sạch, trong sáng...như ly nước lóng cặn, sẽ sáng trong ra và trí huệ của chân tâm sẽ hiển lộ nếu kiên trì tu, và tu đúng chánh pháp.
  
Thân ái
 (Diệu Châu = Thanh Hương)

TB: Do không khỏe cho lắm để check lại nhiều lần, nếu có sai sót, xin các bạn miễn chấp nhé.

Diệu Châu

No comments:

Post a Comment